II- NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC, MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT ( 1965-1973 ):
b) Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
nghĩa vụ hậu phương.
Trình bày những thành tích trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ lần thứ hai (1972), chú ý trận “Điện Biên Phủ trên không” và nêu vai trò, ý nghĩa của sự kiện đó. Những đóng góp sức người, sức của cho hậu phương miền Bắc cho cách mạng miền Nam:
- Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất:
Ngày 16-4-1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ hai).
Từ ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng.
Quân dân ta ở miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.
- Kết quả:
Trong trận “Điện Biên Phủ trên không” quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ. Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc bắn rơi 735 máy bay Mĩ, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ.
- Ý nghĩa: “Địên Biên Phủ trên không” là trận quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố
ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1-1973).
- Làm nghĩa vụ hậu phương lớn:
Miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam.
Trong 3 năm (1969-1971), hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ, đưa vào chiến trường. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần…
- Quan sát hình 75-SGK để biết thêm về thắng lợi của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.