Hồ sơ dân sự số 01 (LS.LĐ 01/2,DA) Vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Nguyên đơn: Phạm Mạnh Hà. Địa chỉ: SN 1 ngõ 2 phố Nguyễn Văn Tố, P.Quang Trung, Tp.Hải Dương. Bị đơn: Công ty vật tư chất đốt Hải Dương. Địa chỉ: số 3 đường Thống Nhất, Tp.Hải Dương. I. Tóm tắt nội dung chính của vụ án: Anh Phạm Mạnh Hà và Công ty vật tư chất đốt Hải Dương ký kết hợp đồng lao động thử việc ngày 15/3/2005 thời gian thử việc là 02 tháng với công việc là Mậu dịch viên. Địa điểm làm việc tại đơn vị XN kinh doanh than nhiên liệu trực thuộc Công ty. Ngày 01/11/2005 anh Hà được ký hợp đồng lao động chính thức, không xác định thời hạn với công việc và địa điểm làm việc như trên. Ngày 09/11/2005 anh Hà có quyết định điều động về nhận công tác tại Xí nghiệp kinh doanh vật tư xăng dầu kể từ ngày 15/11/2005 với nhiệm vụ là bảo vệ Xí nghiệp. Ngày 01/4/2007 Công ty vật tư chất đốt Hải Dương có quyết định số 58/QĐ-TCHC về việc chấm dứt hợp đồng lao động với anh Phạm Mạnh Hà. Lý do mà Công ty đưa ra là: -Anh Hà đã vi phạm liên tiếp kỷ luật lao động, cụ thể như sau: + Ngày 27/6/2005 khi còn hợp đồng thử việc đã đánh nhau với ông Tiến ở cửa hàng xăng dầu. + Ngày 01/5/2006 lại cãi nhau với khách hàng. + Vào dịp tết nguyên đán đã xô xát với một người bán đào. + Đêm ngày 01/01/2007 anh Hà lại đánh nhau với bà Vân nhân viên bán hàng cùng Xí nghiệp. - Vi phạm điểm 1 Điều 3 và điểm 2 Điều 5 của hợp đồng lao động, điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động. Do không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trên nên ngày 18/6/2007 anh Hà đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương với các yêu cầu sau: - Tòa án tuyên Công ty đã phân công anh làm bảo vệ là trái với các thỏa thuận trong hợp đồng lao động. - Tòa án tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty là trái pháp luật. - Công ty phải bồi thường toàn bộ những tổn thất cho anh vì bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Tòa án nhân dân Tp.Hải Dương thụ lý, sau khi nghiên cứu hồ sơ đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 1/9/2007. II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TÒA 1. Hỏi nguyên đơn Phạm Mạnh Hà Mục đích hỏi: Chứng minh rằng anh Hà không vi phạm các điều khỏan trong Hợp đồng lao động, không phải thường xuyên không hoàn thành công việc. • Trong Hợp đồng lao động thì chức vụ, công việc của anh là gì? • Khi làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản của xí nghiệp, hành lang kinh doanh, giữ gì trật tự trong xí nghiệp thì anh có được đào tạo nghiệp vụ về những công việc đó không? • Xí nghiệp có nội quy bảo vệ không? • Trong vụ việc đánh nhau với anh Tiến, thì lỗi là của ai? • Vì lý do gì anh lại xô xát với những người bán đào trong dịp Tết Nguyên Đán? • Anh đã lập biên bản hay bị nhắc nhở bằng văn bản chưa? • Trong những lần bị nhắc nhở, có khi nào anh bị nhắc nhở bằng văn bản trong vòng một tháng chưa? 2. Hỏi bị đơn Công ty chất đốt Hải Dương Mục đích hỏi: Chứng minh việc với những vụ việc và văn bản mà Công ty nêu ra để cho rằng anh Hà thường xuyên không hoàn thành công việc là không đúng, do đó căn cứ để áp dụng ra quyết định số 58 chấm dứt hợp đồng lao động với anh Hà là trái pháp luật. • Hợp đồng lao động ký với anh Hà, ghi là anh Hà làm việc với chức vụ Mậu dịch viên, tại sao Công ty lại giao nhiệm vụ bảo vệ cho anh Hà? • Công ty có nội quy về việc bảo vệ hay không? • Khi giao nhiệm vụ bảo vệ tài sản xí nghiệp, hàng lang kinh doanh của xí nghiệp, xí nghiệp có hướng dẫn hay đào tạo nghiệp vụ gì đối với những công việc này cho anh Hà không? • Công ty đã lập những biên bản gì đối với anh Hà, cụ thể ngày tháng của những biên bản đó? III. DỰ KIẾN LUẬN CỨ BẢO VỆ NGUYÊN ĐƠN PHẠM MẠNH HÀ Kính thưa Hội đồng xét xử ! Tôi là Phạm Phùng Trọng Nghĩa, thuộc văn phòng luật sư Chính Nghĩa, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng, tại phiên tòa hôm nay, tôi tham gia với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là anh Phạm Mạnh Hà trong vụ tranh chấp “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, bị đơn là Công ty vật tư chất đốt Hải Dương Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đã cung cấp, khai báo và các tài liệu xác minh, quan điểm của tôi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn như sau: Trước hết, tranh chấp giữa Công ty vật tư chất đốt Hải Dương với anh Phạm Mạnh Hà là tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động. Về thời hiệu khởi kiện, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 167 Bộ Luật lao động thì vụ việc đang còn thời hiệu khởi kiện vì tranh chấp chỉ mới xảy ra từ tháng 4/2007 và đến ngày 16/8/2007 anh Hà đã có đơn khởi kiện. Về thẩm quyền giải quyết vụ án áp dụng điểm a khoản 1 Điều 31 và điểm c khoản 1 Điều 33 thì Tòa án nhân dân Tp. Hải Dương nơi bị đơn có trụ sở là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án phát sinh do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty vật tư chất đốt Hải Dương đối với anh Phạm Mạnh Hà. Kính thưa HĐXX, về nội dung vụ việc phía nguyên đơn có quan điểm như sau: Chúng tôi khẳng định rằng quyết định số 58/QĐ-TCHC của Giám đốc Công ty vật tư chất đốt Hải Dương về việc chấm dứt hợp đồng lao động với anh Phạm Mạnh Hà là trái pháp luật. Bởi lẽ: Về căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng: Các căn cứ mà Công ty vật tư chất đốt Hải Dương nêu ra trong quyết định số 58/QĐ-TCHC về việc chấm dứt hợp đồng lao động với anh Phạm Mạnh Hà là không khách quan, không đúng với quy định của pháp luật. Thứ nhất Công ty cho rằng anh Hà đã vi phạm liên tiếp kỷ luật lao động, cụ thể như sau: + Ngày 27/6/2005 khi còn hợp đồng thử việc đã đánh nhau với ông Tiến ở cửa hàng xăng dầu. + Ngày 01/5/2006 lại cãi nhau với khách hàng. + Vào dịp tết nguyên đán đã xô xát với một người bán đào. + Đêm ngày 01/01/2007 anh Hà lại đánh nhau với bà Vân nhân viên bán hàng cùng Xí nghiệp. Từ đó, công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh hà vì anh Hà đã vi phạm mục a điểm 1 Điều 38 Bộ luật lao động: “Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.” Tuy nhiên, với căn cứ đó, công ty đã chấm dứt hợp động lao động với anh Hà là không đúng quy định của pháp luật. Bởi lẽ, “trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng” theo quy định của Điều 38 được giải thích tại Nghị định Số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động như sau: người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục” Mà theo đó, qua nghiên cứu hồ sơ và lời trình bày của các bên cho thấy không hề có việc anh Hà thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng theo cách giải thích tại Điều 12 NĐ 44. Cụ thể: Thứ nhất, Công ty cho rằng anh Hà đã không hoàn thành công việc, vi phạm liên tiếp kỷ luật lao động thể hiện qua các vụ việc trên là không khách quan và thiếu căn cứ, vì: Tại biên bản cuộc họp của cửa hàng cầu Ghẽ ngày 29/6/2005, Biên bản cuộc họp Lãnh đạo xí nghiệp than nguyên liệu ngày 30/6/2005, Biên bản họp hội đồng kỷ luật công ty ngày 9/7/2005 và quyết định của Giám đốc công ty chất đốt Hải Dương số 32-VT-QĐTC ngày 10/7/2005 (BL17-21) đều kết luận vụ việc xô xát giữa ông Phạm Đức Tiến và Phạm Mạnh Hà ngày 27/6/2005 nguyên nhân là do ông Hà gây ra và công ty đã kỷ luật đối với ông Tiến. Do vậy trong trường hợp này ông Hà không có lỗi . Vụ việc ngày 01/5/2006 anh Hà đang làm nhiệm vụ bảo vệ đã yêu cầu 4 người bán hàng gà, vịt đang bốc dỡ hàng, mua bán trong phạm vi của xí nghiệp phải ra ngoài chính là để bảo vệ hành lang kinh doanh của xí nghiệp, đây là hành vi thực hiện các công việc trong hợp đồng, không thể nói đó là việc anh Hà gây gỗ xô xát với người khác làm ảnh hưởng đến uy tín của xí nghiệp. Việc xử lý tình huống không khéo léo là do anh Hà không được đào tạo, không có chuyên môn nghiệp vụ lỗi này một phần là do phía công ty đã sắp xếp công việc cho anh Hà không đúng chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, việc kết luận anh Hà thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, đã vi phạm điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ là không có căn cứ vì, trong Hợp đồng lao động không xác định thời hạn giữa anh Hà và công ty ngày 01/11/2005 (BL 5-7) có ghi chức vụ cụ thể của anh Hà là Mậu dịch viên chứ không phải là bảo vệ. Do vậy Công ty kết luận anh Hà thường xuyên không hoàn thành công việc của một người bảo vệ là không hợp lý. Thứ hai, Công ty không có căn cứ chứng minh rằng việc không hoàn thành là thường xuyên. Bằng chứng là Công ty không đưa ra được chứng cứ về việc công ty lập biên bản nhắc nhở hai lần trong một tháng đối với hành vi vi phạm của anh Hà. Hồ sơ vụ án không hề có được những biên bản kỷ luật hay nhắc nhở đối với anh Hà trong cùng một tháng. Sỡ dĩ như vậy, là vì nếu anh Hà có vi phạm, thì cũng không phải vi phạm nhiều lần trong một tháng để bị lập biên bản ít nhất hai lần trong một tháng. Điều này được chứng minh một cách rõ ràng khi Công ty nêu ra những vụ việc vi phạm của anh Hà, đó là vào các thời gian là ngày 27/6/2005, ngày 1/5/2006, 1/1/2007 (các bl 17,29,43) Những kết luận này hoàn toàn phù hợp với lời khai của nguyên đơn và bị đơn được thẩm tra tại phiên tòa hôm nay cũng như phù hợp với các chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Như vậy, từ những phân tích trên chúng tôi cho rằng có đủ căn cứ để khẳng định một lần nữa rằng: quyết định chấm dứt hợp đồng của Giám đốc Công ty Chất đốt Hải Dương với lý do nêu ra là không có căn cứ xác đáng, và điều đó cũng chính là cơ sở pháp lý để chấp nhận yêu cầu của anh Hà. Và vì quyết định chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật nên theo quy định tại Điêu 41 Bộ luật lao động, Công ty vật tư chất đốt Hải Dương phải thanh toán cho anh Hà số tiền lương trong những tháng anh Hà không được làm việc và nhận anh Hà trở lại làm việc, nếu Công ty không nhận anh Hà trở lại làm việc. thì phải trả tiền trợ cấp thôi việc theo Điều 42 Bộ Luật lao động Thưa Hội đồng xét xử, Qua những luận điểm đã được phân tích trong nội dung luận cứ như trên, thì việc khởi kiện của thân chủ tôi anh Phạm Mạnh Hà là có cơ sở để chấp nhận, và do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tôi, trên cơ sở của việc thẩm tra chứng cứ và tranh luận công khai tại phiên tòa hôm nay, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm a khoản 1 Điều 138, khoản 1 Điều 12 Nghị định Số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003, Điều 41 BLLĐ, tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của thân chủ tôi và ra quyết định: - Hủy quyết định dứt Hợp đồng lao động số 58/QĐ-TCHC ngày 01/4/2007 của Giám đốc Công ty chất đốt Hải Dương. - Buộc Công ty chất đốt Hải Dương phải thanh toán cho anh Hà: + Tiền lương trong thời gian anh Hà không được làm việc: từ 1/4/2007 đến tháng 1/9/2007 cộng thêm hai tháng tiền lương, phụ cấp. + Trợ cấp thôi việc (nếu công ty không nhận trở lại làm việc): từ 01/11/2005 đến 01/09/2007. Chúng tôi tin tưởng vào một phán quyết công minh, đúng pháp luật của Hội đồng xét xử nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động đã được pháp luật quy định. Tôi xin chân thành cám ơn Hội đồng xét xử. Luật sư . của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động như sau: người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao. phương chấm dứt hợp đồng lao động do đó thu c phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động. Về thời hiệu khởi kiện, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 167 Bộ Luật lao động thì vụ việc đang còn thời hiệu. anh làm bảo vệ là trái với các thỏa thu n trong hợp đồng lao động. - Tòa án tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty là trái pháp luật. - Công ty phải bồi thường toàn bộ những