1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Bài thu hoạch Lịch sử kinh tế pptx

21 2,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI DO MÁC THỰC HIỆN TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VỚI VIỆC NHẬN THỨC VẤN ĐỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY Phạm Nguyễn Ngọc Anh – Học việ

Trang 1

SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI DO MÁC THỰC HIỆN TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VỚI VIỆC NHẬN THỨC VẤN ĐỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY Phạm Nguyễn Ngọc Anh – Học viện chính trị

MỞ ĐẦU

Xã hội không thể ngừng tiêu dùng, nên không thể ngừng sản xuất Do vậy,bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừngcủa nó, chứ không phải xét theo hình thái từng lúc, thì đồng thời đều là quá trìnhtái sản xuất Trong lịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại đã có nhiều nhà kinh tế

đề cập đến tái sản xuất xã hội Tiêu biểu phải kể đến đó là nhà kinh tế ngườiPháp F.Quesnay với “biểu kinh tế F.Quesnay” nổi tiếng; Adam.Smith cũng đểlại trong lịch sử tư tưởng kinh tế những đóng góp nhất định về tái sản xuất;DavidRicardo với “lý thuyết thực hiện”; đại biểu kinh tế cổ điển cuối cùng của PhápJ.Sismondi người đã đưa ra những lời cảnh báo về sản xuất thừa và khủng hoảngkinh tế…Tuy nhiên người đã tạo nên bước ngoặt cách mạng, khoa học trongkinh tế chính trị nói chung và trong lý luận về tái sản xuất nói riêng không aikhác đó chính là Các Mác Nhà lý luận kiệt xuất của nhân loại đã có những phátkiến và dự báo thiên tài với những lập luận sắc bén, khoa học, Người đã chứngminh quá trình khủng hoảng kinh tế dưới Chủ nghĩa tư bản là một tất yếu kháchquan, từ đó vạch ra bản chất và sự tất yếu diệt vong của Chủ nghĩa tư bản – điều

mà các nhà lý luận nói chung và các nhà kinh tế chính trị nói riêng trước đókhông làm được, hoặc không thoát ra được gánh nặng giai cấp của mình

Vào ngày 5-11-2008, trong lúc viếng thăm trường Kinh tế Luân Đôn(London School of Economics) nổi tiếng, nữ hoàng Anh Elizabeth II hỏi các nhàkinh tế hiện diện: “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng

Trang 2

hiện nay?” Thật ra câu hỏi của nữ hoàng Anh cũng là câu hỏi của hầu hết cácnền kinh tế trên thế giới Nhân loại vừa mới trải qua những ngày đen tối có tínhchu kỳ.

Một lần nữa nghiên cứu lý luận tái sản xuất trong lịch sử tư tưởng kinh tế

để có cái nhìn khách quan, toàn diện với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay Với

chút ít tham vọng đó tác giả chọn chủ đề : “Sự phát triển lý luận tái sản xuất xã

hội do Mác thực hiện trong lịch sử các học thuyết kinh tế với việc nhận thức vấn

đề khủng hoảng kinh tế hiện nay” làm nội dung thu hoạch môn học của mình.

đã phân tích quá trình tái sản xuất tư bản xã hội trong một sơ đồ khái quát, giảnđơn nhưng có sức tổng hợp cao, vô số những hành vi lưu thông cá biệt được tổng

Trang 3

hợp lại thành một sự vận động phổ biến (quy luật) có tính chất xã hội Các Mácđánh giá rất cao “Biểu kinh tế”, coi đó là tư tưởng thiên tài

Để nghiên cứu tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội F.Quesnay đã áp dụngkhá thành công phương pháp trừu tượng hóa khoa học “Biểu kinh tế” đượcnghiên cứu trên những giả định sau:

- Chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, bởi như Mác phân tích sau nàynghiên cứu tái sản xuất giản đơn là nghiên cứu yếu tố hiện thực của tích lũy, củatái sản xật mở rộng

- Lấy tư bản hàng hóa làm điểm xuất phát, sau này Các Mác cũng đã làmnhư vậy

- Không tính đến biến động về giá cả ( giá cả bằng giá trị)

- Không tính đến ngoại thương, đây là giả định cần thiết mà sau nàyJ.Sismondi và phái dân túy Nga đã không hiểu khi phân tích lý luận tái sản xuất

- Tái sản xuất là quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội cả về hiện vật

và giá trị Quá trình lưu thông sản phẩm gắn với lưu thông tiền tệ, tiền tệ trở vềđiểm xuất phát ban đầu khi hết một chu kỳ tái sản xuất

- Trao đổi tổng sản phẩm xã hội là sự trao đổi giữa ba giai cấp: Giai cấp sởhữu, giai cấp sản xuất, giai cấp không sản xuất

- Giá trị tổng sản phẩm xã hội gồm 7 tỷ Frăng, trong đó 5 tỷ là sản phẩmnông nghiệp, 2 tỷ là sản phẩm của giai cấp không sản xuất Trong 5 tỷ sản phẩmnông nghiệp có :( 1 tỷ để bù đắp tư bản ứng trước đầu tiên, 2 tỷ để bù đắp khoảnứng ra hằng năm, 2 tỷ sản phẩm thuần túy nộp cho giai cấp sở hữu )

- Trong 2 tỷ sản phẩm công nghiệp có ( 1 tỷ bù đắp hao phí nguyên vậtliệu, 1 tỷ bù đắp tư liệu tiêu dùng)

Trang 4

- Để lưu thông 7 tỷ sản phẩm trên, giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền mặt với tưcách là tiền tô để trả cho giai cấp sở hữu

“ Biểu kinh tế” của F.Quesnay phân tích quá trình vận động của tổng sảnphẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn được thể hiện thông qua 5 hành vi:

+ Hành vi 1: Giai cấp sở hữu dùng một tỷ tiền tô để mua nông phẩm củagiai cấp sản xuất, vậy là một tỷ nông phẩm ra khỏi lưu thông và đi vào tiêu dùngcủa giai cấp sở hữu

+ Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng một tỷ tiền tô còn lại để mua một tỷhàng công nghệ của giai cấp sản xuất, vậy là một tỷ trong hai tỷ sản phẩm côngnghiệp đi vào tiêu dùng của giai cấp sở hữu

+ Hành vi 3: Sau khi nhận một tỷ tiền của giai cấp sở hữu, giai cấp khôngsản xuất đem tiến đó mua tư liệu sinh hoạt ( nông phẩm) của giai cấp sản xuất.Như vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện được 2/5 số sản phẩm của mình

+ Hành vi 4: Giai cấp sản xuất dùng một tỷ tiền vừa thu được để muaTLSX của giai cấp không sản xuất, vậy là giai cấp không sản xuất đã thực hiệnxong hai tỷ công nghệ phẩm

+ Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền vừa nhận được đểmua nguyên liệu của giai cấp sản xuất

Kết quả 5 hành vi trên là giai cấp sản xuất đã bán được 3 tỷ nông phẩm, 2

tỷ còn lại dùng để bù đắp chi phí hằng năm( tư bản lưu động) và thu về được 2 tỷtiền mặt để trả cho giai cấp sở hữu với tư cách tiền tô Và như vậy quá trình táisản xuất năm sau đã đầy đủ các yếu tố để diễn ra một cách trôi chảy…

“Biểu kinh tế” được đánh giá là một trong những cống hiến to lớn đối vớilịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại khi nhận xét về “Biểu kinh tế” C.Mác đãkhẳng định những công lao to lớn của F.Quesnay đó là:

Trang 5

- Đã sử dụng khá thành thạo phương pháp trừu tượng hóa khoa học Đãđưa ra những giả định cơ bản là đúng vì chỉ trên cơ sở những giả định đó mớinghiên cứu quá trình tái sản xuất tư bản xã hội

- Đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội trên cả hai mặt giátrị và hiện vật, nghiên cứu sự vận động của sản phẩm kết hợp với sự vận độngngược chiều của tiền tệ

- Phân tích sự lưu thông tiền tệ phải theo quy luật tiền bỏ vào lưu thôngphải quay về điểm xuất phát ban đầu, vì nếu tiền không quay về điểm xuất phátban đầu thì quá trình tái sản xuất sẽ không diễn ra

Mặc dù có những đóng góp to lớn cho sư phát triển của khoa học kinh tếsong “Biểu kinh tế” của F.Quesnay cũng còn bộc lộ một số hạn chế :

- Gán cho giai cấp sở hữu một chức năng kinh tế là tạo ra cú huých đầutiên để quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội được tiến hành( dùng tiền tô đểmua hàng của giai cấp không sản xuất và sản xuất)

- Phân chia xã hội thành ba giai cấp trên cơ sở lý luận của sản phẩm thuầntúy là không đúng Ông cho rằng chỉ có lĩnh vực nông nghiêp là lĩnh vực sảnxuất còn các lĩnh vực khác là lĩnh vực không sản xuất Khái niệm giai cấp khôngsản xuất của ông rất tầm thường và không khoa học Ông cũng cho rằng toàn bộsản phẩm thuần túy tiêu dùng hết nên không thể tái sản xuất mở rộng được Điềunày gián tiếp F.Quesnay cho rằng dưới CNTB không có khủng hoảng kinh tế, vànhư thế CNTB tồn tại vĩnh viễn như là xã hội cuối cùng trong lịch sử Một cáinhìn thiển cận, bảo thủ trì trệ của chủ nghĩa trong nông nói chung và củaF.Quesnay nói riêng

Trang 6

- Không thấy được sự trao đổi trong nội bộ ngành công nghiệp, côngnghiệp không tiêu dùng sản phẩm của mình cũng như không bù đắp chi phí tưliệu sản xuất của mình Do vậy, họ không thể tái sản xuất.

Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế song “ Biểu kinh tế” được coi làkhởi thủy của học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội mà sau này C.Mác tiếp tụcnghiên cứu phát triển Cũng trên cơ sở học thuyết tái sản xuất của mình chủnghĩa Mác - Lê nin đã khẳng định rõ những mâu thuẫn của nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa chỉ ra sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản

Một nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển khác cung khá nổi tiếng với lýthuyết về bàn tay vô hình đó chính là Adam Smith (1723-1790) Ông cũng đã dềcập đến lý luận về tái sản xuất Adam Smith một nhà kinh tế chính trị tư sản cổđiển Anh Các.Mác đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của AdamSmith đó là phương pháp hai mặt: Một mặt, Adam Smith đi sâu tìm hiểu bảnchất bên trong của các hiện tượng, quá trình kinh tế, vạch rõ mối liên hệ bêntrong của chế độ tư bản, tìm hiểu những quy luật vận động của nền sản xuất tưbản chủ nghĩa; mặt khác, ông vẫn thường dùng phương pháp mô tả , liệt kê, thuấtlại bằng khái niệm có tính chất công thức những biểu hiện bề ngoài của đời sốngkinh tế và do đó cũng thường dẫn đến những kết luận phi lý tầm thường Haiphương pháp này của Adam Smith luôn sống bên nhau, quyện chặt vào nhau vàthường xuyên mâu thuẫn với nhau Vì vậy mà lý luận của ông thường có mâuthuẫn, thiếu nhất quán Phương pháp luận có tính hai mặt vừa khoa học, vừa tầmthường của Adam Smith có ảnh hưởng tới kinh tế học tư sản sau này

Vế lý luận tái sản xuất, Adam Smith dựa trên cơ sở lý luận về giá trị laođộng để xây dựng lý luận tái sản xuất, song cho rằng giá trị của hàng hóa baogồm các thu nhập: tiền lương, lợi nhuận địa tô Theo ông tiền lương, lợi nhuận,

Trang 7

địa tô là ba cái nguồn ban đầu của bất cứ thu nhập nào tổng giá trị trao đổi haygiá cả của sản phẩm hàng năm, nhất thiết phải chia thành ba bộ phận đó” Nhưvậy tổng giá trị của hàng hóa chỉ có V+m, chỉ bằng giá trị mới sáng tạo ra, còn

bộ phận giá trị cũ tham gia vào quá trình sản xuất đã bị Adam Smith loại ra khỏigiá trị của hàng hóa Ông coi giá trị của TLSX nằm trong tiền lương, lợi nhuận

và địa tô Sai lầm của Adam Smith là ông đã lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản phẩmvới giá trị mới sáng tạo ra; ông không thấy được tính hai mặt của lao động sảnxuất hàng hóa, không thấy được sự dịch chuyển giá trị cũ và sự sáng tạo ra giá trịmới Adam Smith đã đã vấp phải vấn đề cần phải phân biệt trong lý luận, đó làhai hình thức lao động, một thứ cung cấp vật phẩm tiêu dùng, còn một thứ cungcấp những sản phẩm không phải để tiêu dùng (máy móc, công cụ) Lê nin chorằng, chỉ cần tiến một bước nữa là thừa nhận hai hình thức tiêu dùng Tiêu dùngcho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất Như vậy Adam Smith đã cò một bướctiến dài so với những người trước ông Ở ông đã có mầm móng thiên tài về sựphân chia nền sản xuất thành hai khu vực Chính C.Mác đã bắt gặp “gợi ý” củaAdam Smith và đã phát triển lên thành một lý luận đặc sắc về sự thực hiện sảnphẩm xã hội trong xã hội tư bản chủ nghĩa Về tái sản xuất mở rộng Các Mácđánh giá cao Adam Smith đã phân biệt được tích lũy và cất trữ, tích lũy thì phảidành một phần giá trị thặng dư để thuê thêm công nhân Luận điểm này củaAdam Smith nói rõ nguồn gốc của tích lũy tư bản là lao động nhưng ông đãphạm sai lầm cho rằng việc tích lũy tư bản chỉ là việc biến giá trị thặng dư thành

tư bản khả biến phụ thêm, không có tư bản bất biến phụ thêm

Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith đã đề cập đến sản phẩm – chialàm hai nhóm TLSX và TLTD, giá trị sản phẩm gốc gồm có C+V+m phân chianền sản xuất xã hội hai khu vực nhưng lí giải đầy đủ, đúng đắn những vấn đề này

Trang 8

phải chờ đến Mác mới giải quyết được Có thể nói công lao to lớn nhất củaAdam Smith là đaã đưa khoa học kinh tế chính trị thành một hệ thống.

David Ricardo là một đại biểu kiệt xuất của khoa kinh tế chính trị tư sản.Các Mác coi ông là người đã hoàn thành lý luận của trường phái kinh tế chính trị

tư sản cổ điển Ông là nhà tiền bối lớn nhất của Mác

David Ricardo sống trong thời kỳ hoàn thành cách mạng công nghiệp ởAnh Đó chính là điều kiện khách quan làm cho việc nghiên cứu của ông vượtqua được giới hạn mà AdamSmith dừng lại Thế giới quan của ông có tính duyvật, tuy nhiên chủ nghĩa duy vật của ông là chủ nghĩa duy vật máy móc Là tưtưởng gia của giai cấp tư sản công nghiệp, David Ricardo coi khát vọng tăng thunhập của giai cấp tư sản là một tiêu chuẩn kinh tế (ông xuất thân từ một ngườibuôn chứng khoán), ông ít quan tâm đến lợi ích và vận mệnh của giai cấp vô sản

và cho rằng phương thức sản xuất phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làphương thức có ợi nhát để tạo ra của cải Ông đã có những giả định đúng, xemtiêu dùng là do sản xuất quyết định, muốn tái sản xuất mở rộng thì phải làm chosản xuất vượt quá tiêu dùng Sản xuất phát triển sẽ tạo ra thị trường

Theo ông phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có hai mâu thuẫn chiphối đó là: tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm trong quá trình tích lũy tư bản vàmâu thuẫn về kinh tế giữa các giai cấp trong xã hội Ông không nhận thấy nhữngmâu thuẫn khác bắt nguồn từ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa DavidRicardo phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản, ông khẳng địnhnền sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng phổbiến, vì lượng cầu thường là những lượng cầu có khả năng thanh toán Lượngcầu đó được củng cố thêm bằng lượng cung hàng hóa và “ sản phẩm bao giờcũng được mua bằng sản phẩm hay bằng những sự phục vụ, tiền chỉ làm thước

Trang 9

đo khi thực hiện sự trao đổi đó” Ông chỉ thừa nhận khủng hoảng sản xuất thừa

cá biệt loại sản phẩm này hay loại sản phẩm kia, nhưng chủ nghĩa tư bản có thểđiều chỉnh được mất cân đối chỉ là tạm thời

Lý luận về thực hiện tổng sản phẩm xã hội của David Ricardo là điểm yếunhất trong học thuyết kinh tế của ông Ông chưa tiến lên một bước nào so vớicác nhà kinh tế trước đó Ông mất năm 1823 nên không được chứng kiến cuộckhủng hoảng sản xuất thừa đầu tiên của chủ nghĩa tư bản diễn ra năm 1825 Mácviết “lịch sử có thể tha thứ cho ông”

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp diễn ramạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi đáng kể về kinh tế xã hội ở các nước tư bản Tây

Âu Giai cấp tư sản và vô sản trở thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản.Sản xuất bằng máy móc ra đời, làm cho sự phụ thuộc của công nhân vào nhà tưbản từ hình thức trở thành thực tế Cạnh tranh vô chính phủ, phân hóa giai cấp,

sự bần cùng hóa và thất nghiệp của giai cấp vô sản ngày càng tăng Học thuyếtkinh tế tiểu tư sản xuất hiện mà đại biểu tiêu biểu phải kể đến đó là S.Sismondi.Mác coi J.Sismondi là đại biểu kinh tế cổ điển cuối cùng của Pháp

J.Sismondi cho rằng mục đích của sản xuất là tiêu dùng: sản xuất phảiphù hợp với thu nhập và thu nhập phải phù hợp với tiêu dùng chính vì vậy sảnxuất phải phù hợp với tiêu dùng; nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng (tiêu dùngkhông đầy đủ) thì một bộ phận hàng hóa sẽ không thực hiện được giá trị nên dẫnđến khủng hoảng kinh tế Khác với quan điểm của Ricardo ông cho rằng khủnghoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là tất yếu khách quan chứ không phải cục bộngẫu nhiên Chính vì vậy J.Sismondi đã đi tìm nguyên nhân của khủng hoảngkinh tế Ông đưa ra tiền đề lý luận, tiêu dùng đóng vai trò quyết định sản xuất,nhu cầu quyết định sản xuất, sản xuất tư bản chủ nghĩa tách rời nhu cầu vì sản

Trang 10

xuất phụ thuộc động cơ thu lợi nhuận tối đa, vì sự phát triển của công nghiệp cơkhí Từ đó ông khẳng định, nguyên nhân là do chủ nghĩa tư bản càng phát triển ,sản xuất càng mở rộng, mặt khác tiêu dùng ngày càng giảm sút (tiêu dùng khôngđầy đủ), nguyên nhân tiêu dùng không đầy đủ ( lạc hậu so với sản xuất ), là do sựphát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến phá sản những người sản xuất nhỏ.

Do vậy làm cho thu nhập giảm, tiêu dùng giảm, kéo theo tình cảnh điêu đứngcủa những người vô sản thất nghiệp, tiền lương thấp làm giảm nhu cầu tiêu dùngmặt khác trong giai cấp tư sản cũng có khuynh hướng hạn chế tiêu dùng, tăngtích lũy Từ đó S.Sismondi kết luận rằng, chủ nghĩa tư bản càng phát triển sảnxuất càng mở rộng, mặt khác tiêu dùng ngày càng giảm bớt, đó là nguyên nhâncủa khủng hoảng

J.Sismondi cũng đã đưa ra những con đường, biện pháp để tránh khủnghoảng kinh tế.Theo ông, khủng hoảng không nổ ra thường xuyên là nhờ có ngoạithương, nhưng đó là lối thoát tạm thời, lối thoát thứ yếu là các nhà tư bản tiêudùng nhiều hơn, lối thoát cơ bản là phát triển sản xuất nhỏ Vì sản xuất nhỏ làsản xuất vừa phải, dẫn đến thu nhập sản xuất nhỏ tăng, do đó sản xuất ăn khớpnhu cầu tiêu dùng Như vậy nghiên cứu lý luận khủng hoảng kinh tế củaJ.Sismondi có thể nhận thấy các vấm đề sau:

- Điều hợp lý ở S.Sismondi là ông đã khẳng định khủng hoảng kinh tế làtất yếu, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ có sản xuất thừa đó là kết quả của mâuthuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng

- Do đồng nhất sản xuất với thu nhập nên ông không phân biệt được sựkhác nhau giữa tư bản và thu nhập quốc dân, không phân biệt được tiêu dùng sảnxuất và tiêu dùng cá nhân và do đó không thấy được vai trò tích lũy sản xuất

Ngày đăng: 25/01/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w