1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TỔNG HỢP 16 ĐỀ

18 740 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 281,5 KB

Nội dung

Người ta rót nước từ phích vào cốc, sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong cốc là t1 = 70,2oC.. Đổ hết nước đó đi và rót nước ở phích vào cốc lần thứ hai, cùng khối lượng như lầ

Trang 1

Bài 1: Thanh đồng chất tiết diện đều,

khối lượng tổng cộng 8kg được gập tại

B như hình vẽ H.1a AB = 60cm, BC =

20cm Đầu A gắn vào tường bằng bản

lề AB được giữ nằm ngang nhờ dây

treo nhẹ không giãn CD, α = 30o

a. Tính lực căng dây CD

b. Uốn đoạn dây BC sao cho góc ABC bằng 30o và điểm treo D của dây được chỉnh thẳng hàng với BC như hình H.1.b Tính lực căng dây lúc này

Bài 2: Nhiệt dung riêng của hơi nước trong khoảng từ 0oC đến 200oC có thể coi là không đổi bằng 1260J/kg.K Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt hoá hơi của nước ở 100oC là 2,3.106J/kg Hãy tính nhiệt hoá hơi của nước ở 25oC

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ H.2 UAB = 270V;

RMN = 30kΩ; Các vôn kế V1 và V2 có điện trở lần lượt là

R1 = 5kΩ; R2 = 4kΩ

a. Tìm số chỉ các vôn kế khi K mở

b. K đóng Tìm vị trí của C để hai vôn kế có số chỉ

bằng nhau Tính cường độ dòng điện Ik qua khoá lúc này

c. Muốn số chỉ của các vôn kế không thay đổi khi K

mở cũng như khi K đóng thì C phải ở vị trí nào ?

d. Khi K đóng di chuyển C từ M đến N số chỉ các vôn kế thay đổi như thế nào ?

Bài 4: Khi mắc vào A-B đèn Đ1 thì đèn sáng bình thường

và công suất tiêu thụ trên toàn mạch là P 1 = 12W Nếu

thay đèn Đ1 bằng đèn Đ2 (có cùng công suất định mức)

thì đèn Đ2 cũng sáng bình thường nhưng công suất

tiêu thụ toàn mạch lúc này là P 2 = 8W

a. Tính tỉ số cường độ dòng điện mạch chính trong hai trường hợp

b. Tính công suất định mức của hai đèn

c. Tính điện trở của mỗi đèn theo r

d. Nếu mắc Đ1 // Đ2 vào A-B thì công suất tiêu thụ toàn mạch là bao nhiêu ?

e. Tính công suất cực đại có thể nhận được trên A-B

Bài 5: Hai điểm sáng S1 và S2 nằm trên trục chính và ở hai bên thấu kính và cách thấu kính lần lượt là 6cm và 12cm Khi đó ảnh của S1 và S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau Vẽ hình, giải thích sự tạo ảnh và tính tiêu cự f của thấu kính

Trang 2

- oo0oo

-Bài 1: Một ca nô qua sông xuất phát từ A mũi hướng tới B

vuông góc với bờ sông Do nước chảy nên ca nô lại bờ kia

ở C, BC = 200m Thời gian ca nô qua sông là 1h40ph

Vận tốc riêng của ca nô là v = 4m/s

a. Tính vận tốc u của dòng nước chảy và bề rộng của con sông

b. Để đến đúng B lần qua sông khác ca nô đã giữ cho mũi chếch với AB một

góc α Tính α và thời gian qua sông

Bài 2: Có hai bình cách nhiệt đựng hai chất lỏng ở nhiệt độ khác nhau Người ta

dùng một nhiệt kế lần lượt nhúng vào bình 1 rồi nhúng vào bình 2, nhúng đi nhúng lại nhiều lần Số chỉ của nhiệt kế lần lượt là 80oC, 16oC, 78oC, 19oC Hỏi:

a. Lần tiếp theo nhiệt kế chỉ bao nhiêu ?

b. Sau một số lần nhúng rất lớn nhiệt kế chỉ bao nhiêu ?

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ H.2 UAB = 30V không

đổi; r = 2Ω, R1 = 6Ω; R2 = 2Ω; RA ≈ 0 MN là một thanh

điện trở đồng chất, tiết diện đều dài 20m, có điện trở tổng

cộng là 10Ω Đèn (15V-37,5W) Con chạy C có thể chạy

từ N đến M Đặt chiều dài NC = x

a. Xác định chỉ số của ampe kế theo x độ sáng của đèn

thay đổi thế nào khi x tăng ?

b. Tìm x để đèn sáng bình thường

Biết rằng khi công suất của đèn vượt quá P đm 20% thì đèn cháy Hỏi C có thể chạy trên cả thanh MN mà đèn vẫn an toàn không ?

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ H.3 Vôn kế chỉ 30V khi

K1, K2, K3 đều mở; chỉ 27V khi chỉ đóng K1; chỉ 24V khi

chỉ đóng K1 và K2; chỉ 18V khi đóng cả ba khoá Hơn nữa

khi đóng cả ba khoá thì công suất toàn mạch là 270W

a. Tính U, r, R1, R2 và RV

b. Muốn công suất trên toàn mạch ngoài giảm thì phải

dịch con chạy C sang trái hay sang phải (đã đóng cả 3 khoá)

Bài 5: Trên hình vẽ H.4 S là nguồn sáng điểm và S1 là ảnh

của nó qua thấu kính hội tụ, F là tiêu điểm vật của thấu kính

Biết SF = l và SS1 = L Xác định vị trí của thấu kính và tiêu

cự f của thấu kính

Trang 3

- oo0oo

-Bài 1: Cho một thanh đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng không đáng kể và một

điểm tựa O để làm một đòn bẩy Hai đầu thanh treo hai quả cầu (một bằng sắt, một bằng nhôm) Đòn bẩy đang cân bằng nằm ngang trong không khí.Người ta nhúng đồng thời cả hai quả cầu vào hai bình nước (không cho chạm đáy bình) Hỏi đòn bẩy có cân bằng nữa không trong các trường hợp sau:

a. Hai quả cầu có cùng khối lượng

b. Hai quả cầu có cùng thể tích

( Nếu không còn cân bằng thì đòn bẩy nghiêng về phái quả cầu nào ? Giải thích.)

Bài 2: Một người thả một khối sắt hình lập phương cạnh 20cm vào chậu thủy ngân,

một phần khối sắt nhô lên trên mặt thủy ngân (đáy khối sắt nằm ngang), người ấy đổ nước vào chậu thủy ngân sao cho mực nước ngập ngang mặt trên của khối nước

a. Tìm chiều cao của lớp nước trong chậu Biết trọng lượng riêng của nước, sắt, thủy ngân lần lượt là 1g/cm3 , 7,8g/cm3,13,6 g/cm3

b. Tính áp suất ở mặt dưới của khối sắt

Bài 3: a Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ (L) vuông góc với trục chính và cách

thấu kính một đoạn d = 2,5f (B thuộc trục chính) cho ảnh A’B’ Cho AB = h, A’B’ = h’, BO = d, OB’ = d’, OF = f Chứng minh : 1/f = 1/d + 1/d’

b Sau thấu kính đặt gương phẳng (G ) vuông góc với trục chính tại tiêu điểm F, mặt

phản xạ hướng vào thấu kính Xác định vẽ và nêu cách vẽ ảnh cuối cùng của vật AB qua hệ quang gồm thấu kính – gương – thấu kính

c Giữ nguyên vị trí của hệ quang và vật AB nhưng cho vật AB nghiêng một góc α so

với trục chính sao cho A cách thấu kính một khoảng bằng 2f Xác định (vẽ và nêu cách vẽ) ảnh cuối cùng của vật AB qua hệ quang

Bài 4: a Có một cái phích nước nóng và một cái cốc Ban đầu cốc ở nhiệt độ to = 25oC Người ta rót nước từ phích vào cốc, sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong cốc là t1 = 70,2oC Đổ hết nước đó đi và rót nước ở phích vào cốc lần thứ hai, cùng khối lượng như lần trước, sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước trong cốc bây giờ là t2 =

75oC Tìm nhiệt độ nước trong phích Giả sử nhiệt độ nước trong phích được giữ không đổi Bỏ qua mọi sự mất nhiệt

c. Giữ nguyên cốc nước rót lần hai Biết khối lượng nước trong cốc là m1 = 400g của cố m2 = 200g Bỏ vào cốc một cục nước đá, sau khi cân bằng nhiệt ta thấy có 80g nước và 100g nước đá Tính nhiệt độ ban đầu của cục nước đá trước khi bỏ vào cốc Nước có c1 = 4200J/kg.K, cốc có c2 = 1000J/kg.K, nước đá có c3 = 2100J/kg.K và λ = 3,4.105J/kg Bỏ qua mọi sự mất nhiệt

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ U = 12V không đổi; RMN =

12Ω, R1 = 12Ω; r = 4Ω Bóng đèn Đ ghi 6V- 3W Bỏ qua điện trở

các ampe kế và dây nối

Trang 4

a. Tìm số chỉ của ampe kế A1 và A2 khi con chạy C ở điểm M và ở điểm N Độ sáng của bóng đèn Đ khi con chạy ở các vị trí đó như thế nào ?

b. Hỏi con chạy C ở vị trí nào trên biến trở MN thì ampe kế A2 chỉ 0,8A.Nhiệt độ không ảnh hưởng đến điện trở đèn Đ

- oo0oo

-Bài 1 Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 20cm có D1 = 0,6g/cm3 Người ta khoét một lỗ hình trụ theo trục đối xứng của khối gỗ, tâm của lỗ trùng với tâm của một mặt, diện tích của đáy lỗ là S2 = 50cm2 chiều sâu x Khi đổ đầy chì vào lỗ xong người ta thả khối gỗ + chì vào trong một bình trụ, diện tích đáy S3 = 500cm2 đang chứa 18l nước,

người ta thấy khối gỗ + chì lơ lửng trong nước

a. Tính x và chiều cao cột nước trong bình S3 Biết chì có D2 = 11,3g/cm3

b. Cục chì bổng rơi ra Mực nước trong bình S3 khi nước yên tĩnh là bao nhiêu

Bài 2 Có hai bình cách nhiệt, bình 1 đựng 4l nước ở 90oC, bình 2 đựng 1l nước ở

10oC Rót từ bình 1 qua bình 2 một lượng nước, đợi có cân bằng nhiệt thì rót từ bình 2

về bình một một lượng nước sao cho hai bình có thể tích nước bằng nhau Sau đó bình

1 cân bằng ở 78oC Tính khối lượng nước rót từ bình 1 qua bình 2 và nhiệt độ cân bằng

ở bình 2

Bài 3 Cho mạch điện như hình vẽ H.1

Sáu điện trở R giống nhau Biết UAB = 10V

Tính UCD

Bài 4 Cho mạch điện như hình vẽ H.2 UAB = 12V; R1 = 5Ω;

R2 = 25Ω, R3 = 20Ω và Rv = ∞ Cực dương của vôn kế mắc

vào điểm C

a. Tìm r biết rằng nếu chuyển 2 điện trở r ghép song song

vào D và B thì số chỉ của vôn kế tăng lên 3 lần

b.Tính số chỉ vôn kế khi nhánh DB chỉ có một điện trở r

c. Vôn kế đang chỉ U1( hai r nối tiếp) Để vôn kế chỉ 0, có hai cách:

− Chuyển chỗ một điện trở Đó là điện trở nào chuyển đi đâu ?

− Hoặc đổi chỗ hai điện trở Đó là các điện trở nào ?

Bài 5 Cho mạch điện như hình vẽ H.3.R1 = R4 = 6Ω; R2

= R3 = 3Ω và R5 là đèn Đ (3V-1,5W) đang sáng bình

thường Tính UAB

Bài 6 A và B là hai điểm trên trục chính của một thấu kính hội tụ, ở ngoài khoảng OF

Lần lượt đặt tại A và B một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính Người ta thấy:

− Vật ở A ảnh bằng 2/3 lần vật

Trang 5

− Vật ở B ảnh bằng 2 lần vật.

a. Hai điểm A và B điểm nào ở gần thấu kính hơn

b. Nếu đặt vật tại trung điểm I của AB thì ảnh bằng mấy lần vật

c. Nếu đặt vật tại điểm M sao cho AM = 3 MB thì ảnh bằng mấy lần vật

- oo0oo

-Bài 1: Có một đường tàu hoả dốc, cứ 100m dài lại cao thêm 1m Để cho đoàn tàu

khối lượng M = 103 tấn chuyển động đều lên dốc với vận tốc v1 = 36km/h thì lực kéo của đầu máy bằng F = 2,94 105N

a. Tính lực cản tác dụng lên đoàn tàu

b.Nếu sau khi hết dốc tàu vẫn giữ nguyên công suất cũ trên đoạn đường ngang tiếp theo thì vận tốc mới của tàu là bao nhiêu ?

Bài 2: Một bè nứa trôi tự do và một ca nô đồng thời cùng rời bến A để xuôi dòng

sông Ca nô xuôi dòng được 96km thì trở về A, cả đi lẫn về mất 14h Trên đường về khi còn cách A 24km thì ca nô gặp bè nứa Tính vận tốc riêng của ca nô và vận tốc dòng nước

Bài 3: Trong bình cách nhiệt đang đựng nước lẫn một

cục nước đá có khối lượng 500g Đổ vào bình 101kg

chì lỏng đang ở nhiệt độ nóng chảy 327oC thì khi cân

bằng nhiệt khối lượng nước còn lại chỉ bằng 2/3 tổng

khối lượng của nước và nước đá ban đầu Hỏi ban đầu

trong bình có bao nhiêu lít nước ?

Nước có c1 = 4200J/kg.K , L = 2300000J/kg

Nước đá có λ1 = 340000J/kg

Chì có c2 = 130J/kg.K, λ2 = 25000J/kg

Bài 4: Cho 3 điện trở R1, R2 và R3 mắc theo kiểu SAO (SĐ.1) hay TAM GIÁC (SĐ.2) giữa các điểm A, B, C như hình vẽ H.1 Người ta đo được điện trở giữa các điểm như sau:

a. Sơ đồ SAO : RAB = 6Ω, RAC = 10Ω, RBC = 8Ω

b. Sơ đồ TAM GIÁC : RAB = 10Ω, RAC = 16Ω, RBC = 18Ω

Tính các giá trị R1, R2 và R3 tương ứng trong mỗi trường hợp

Bài 5: Một xí nghiệp nhận một công suất điện thường xuyênP = 500kW Điện năng được cung cấp từ trạm phát điện cách xí nghiệp l = 120km với yêu cầu công

suất hao phí trên đường dây tải điện chỉ là 3% Dây tải làm bằng đồng

ρ = 1,7.10-8 Ωm và D = 8,8g/cm3 Hãy tính khối lượng của dây tải nếu điện năng được truyền tải với hiệu điện thế:

a U = 220V b U = 110kV.

Trang 6

Bài 6: Cho hình vẽ H.2 AB = 3,6cm là vật phẳng.A’B’ = 8,4

cm là ảnh của vật AB qua một thấu kính

a. Đây là thấu kính gì ? Vì sao ? Vẽ để xác định vị trí

của thấu kính, tiêu điểm và giải thích cách vẽ

b.Tính tiêu cự f của thấu kính biết ảnh A’B’ cách

vật AB 4cm

- oo0oo

-Bài 1: Bình hình trụ đựng một lượng nước và thuỷ ngân có cùng khối lượng, độ cao

tổng cộng của hai chất lỏng là H = 73cm Tính áp suất của các chất lỏng gây trên đáy bình Nước có D1 = 1g/cm3, thuỷ ngân có D2 = 13,6g/cm3

Bài 2: Một thỏi nhôm hình trụ tiết diện S = 0,5cm2, dài a = 1cm được treo vào đầu một thanh đồng chất tiết diện đều có m = 4g Đặt thanh trên thành một chiếc cốc có nước, khi đạt được cân bằng thì thỏi nhôm ngập một nửa trong nước như hình H.1

Hãy xác định xem tỉ số l1 : l2 bằng bao nhiêu?

Nước có Do = 1g/cm3, nhôm có D1 = 2,7g/cm3

Bài 3: Xác định nhiệt dung riêng của dầu hoả bằng các dụng cụ sau:

Cân đĩa (không có quả cân) – Nhiệt kế – Nhiệt lượng kế (có nhiệt dung riêng ck)

– Nước (có nhiệt dung riêng cn) – Dầu hoả – Bếp điện – Hai cốc đun giống nhau

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ H.2, gồm

một bếp điện mắc nối tiếp với điện trở r = 40Ω

Cho UAB = 220V, Rb có thể thay dổi

a. Cho Rb = 80Ω Tính công suất của bếp

b.Muốn bếp có công suất P = 200W thì Rb = ?

c. Xác định Rb để bếp có công suất lớn nhất ?

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ H.3 Hai đèn

Đ1, Đ2 giống nhau C đang ở vị trí xác định Đèn

Đ1 đang sáng bình thường

a. Đèn Đ2 sáng thế nào ? Vì sao ?

b.Có vị trí nào của C để hai đèn cùng sáng bình thường hay không ? Giải thích ?

c. Dịch con chạy C về B thì độ sáng các đèn thay đổi thế nào ?

Trang 7

d.Cho UAB = 220V, hai đèn Đ1, Đ2 cùng loại 100V-100W và RMN = 162Ω Phải mắc thêm điện trở Rx có giá trị bao nhiêu và mắc thế nào để hai đèn đều sáng bình thường

Bài 6: Đặt một vật AB trước thấu kính có quang tâm O, tiêu cự f ta được ảnh nằm

trong khoảng từ vật đến thấu kính Dịch vật vào gần thấu kính thêm 30cm ta thấy ảnh cũng dịch đi 1cm so với vị trí cũ và ảnh mới lớn hơn ảnh cũ 1,2 lần Xác định loại thấu kính và tính tiêu cự f

- oo0oo

-Bài 1: Một vật đặc đồng chất dạng hình hộp chữ nhật

nổi 1/4 trên mặt nước Khi dùng một sợi dây mảnh gắn

vào chính giữa mặt trên của vật và treo vào một đòn bẩy

để vật cân bằng đầu kia treo một quả cân như hình H.1

Quả cân có P = 0,31N với l1 = 8cm và l2 = 4cm, nước có

Do = 1g/cm3 Khi đó khối hình hộp chỉ còn

ngập trong nước 2/3 thể tích Tính chiều cao h của khối

biết diện tích đáy của nó là S = 31cm2

Bỏ qua trọng lượng của đòn bẩy

Bài 2: Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1 đang chứa m2 kg nước nhiệt dung riêng c2, ở cùng nhiệt độ t1 Đổ vào nhiệt lượng kế m3 kg dầu hoả ở nhiệt độ t2 > t1 Hỗn hợp có cân bằng ở nhiệt độ t Xác định nhiệt dung riêng của dầu hoả Áp dụng bằng số m1 = 400g, c1 = 500J/kg.K, m2 = 800g, c2 = 4200J/kg.K, t1 =

30oC, m3 = 400g, t3 = 100oC và t ≈ 45,4oC

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ H.2 Biến

trở Rx có ghi 50Ω - 2A Đèn Đ(6V-3W),

UAB = 9V không đổi, R1 = 24Ω

a.Nêu ý nghĩa của số ghi trên biến trở

b. K mở đặt Rx = 12Ω Tính cường độ dòng điện qua mạch và UCB

c.Đóng K Đèn Đ sáng thế nào ? Tính P Đ của đèn và nhiệt lượng toả ra trên R1

trong thời gian 5 phút

d. Điều chỉnh con chạy C thế nào để đèn sáng dần lên Xác định Rx để đèn

Đ sáng bình thường ?

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ H.3 UAB = 21V không

đổi; RMN = 4,5Ω, R1 = 3Ω; đèn có RĐ = 4,5Ω và RA ≈ 0

a.K đóng, cho C ≡ N thì ampe kế chỉ 4A Tính R2

b. K mở, xác định giá trị RCN = x để đèn tối nhất

Trang 8

c.K mở, dịch chuyển con chạy C từ M đến N

thì độ sáng của đèn thay đổi thế nào ? Giải thích

Bài 5: Cho hệ quang học như hình vẽ H.4

OF = f = 20cm, OB = 60cm

a.Cho OH = 37,5cm, AB = 3cm

Vẽ các ảnh của AB cho bởi quang hệ

Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của các ảnh

b. OH bằng bao nhiêu thì ảnh cuối cùng không phụ thuộc vào OB

c.Đặt gương ở đâu (OB = 60cm) để ảnh cuối cùng A’B’≡ AB

d. Đặt AB ở đâu (OH = 37,5cm) để ảnh cuối cùng A’B’ có cùng vị trí của

AB trên trục chính (B ≡ B’) ?

- oo0oo

-Bài 1: Cho hệ cơ như hình vẽ H1.Thanh OA đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng

m1 = 10kg Vật nặng m2 = 2kg, có V2 = 23/170dm3 ≈ 0,135dm3 Vật m3 hình trụ dài l

= 20cm, tiết diện S = 50cm2, khối lượng riêng D3 = 6g/cm3 O là bản lề

a. Tính OB để hệ cân bằng

b.Nhúng m3 vào một bình chứa nước (Dn = 1g/cm3)

và dầu (Dd = 0,8g/cm3) sao cho phần ngập trong nước

cao 12cm, trong dầu cao 8cm Khi đó để hệ cơ cân bằng ta

phải nhúng ngập m2 vào một chất lỏng khác Tính khối

lượng riêng Dx của chất lỏng này

Bài 2: Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 150oC khi thả vào một bình nước thì làm nhiệt độ của nước tăng từ 20oC lên 60oC Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng m/2 ở 100oC thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu ? Bỏ qua sự mất nhiệt

Bài 3: Một ampe kế được mắc nối tiếp với một vôn kế vào hai điểm có hiệu điện thế

không đổi Nếu mắc song song với ampe kế một điện trở R thì ampe kế chỉ 5mA còn nếu mắc R song song với vôn kế thì ampe kế chỉ 20mA, vôn kế chỉ 4V Tính R

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ H.2 UMN = 36V

không đổi; R1 = 4Ω; R2 là biến trở, R3 =12Ω và RA ≈ 0

1 Đặt con chạy C ở vị trí sao cho RAC = 10Ω, khi đó

ampe kế A2 chỉ 0,9A Tính số chỉ của ampe kế A1 và điện

trở RCB

2 Dịch con chạy đến vị trí mới để ampe kế A2 chỉ 0,5A

a Tìm số chỉ của A1

b Tính công suất tiêu thụ trên toàn biến trở.

Trang 9

3 Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của UAB vào cường độ dòng điện I của mạch khi dịch chuyển con chạy C

Bài 5: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm Điểm sáng A trên trục chính cho

ảnh thật A’ Dời A gần thấu kính thêm 6cm A’ dời đi 2cm vẫn là ảnh thật Định vị trí của ảnh và vật lúc đầu

Bài 6: Vật đặt trên trục chính trước thấu kính, vuông góc với trục chính cho ảnh thật

lớn gấp 3 lần vật Dời vật ra xa thấu kính thêm 3cm thì ảnh dời đi 18cm Tính tiêu

cự f của thấu kính

- oo0oo

-Bài 1: Một ống thuỷ tinh hở hai đầu được dựng vuông góc với mặt thoáng của nước

trong bình Phần ống nhô lên trên mặt nước cao H = 5cm Người ta rót dầu vào ống Tính chiều cao tổng cộng của ống để nó có thể hoàn toàn chứa dầu ? Nước có d1 = 10N/dm3, dầu có d2 = 8N/dm3

Bài 2: Hai địa điểm A và B cách nhau 72km Cùng một lúc ô tô đi từ A và một

người đi xe đạp từ B ngược chiều nhau, gặp nhau sau 1h12ph Ô tô tiếp tục đi về B rồi quay lại với vận tốc cũ, gặp lại người đi xe đạp sau 48ph kể từ lần gặp trước

a. Tính vận tốc của ô tô và xe đạp

b.Nếu ô tô đi đến A rồi quay lại thì sẽ gặp người đi xe đạp sau bao lâu nữa ?

Bài 3: Trộn nước với hai chất lỏng khác (biết chúng không tác dụng hoá học với

nhau) Biết khối lượng của nước là m1 = 1kg có c1 = 4kJ/kg.K và t1 = 6oC Khối lượng của hai chất lỏng lần lượt là m2 = 10kg có c2 = 5kJ/kg.K, nhiệt độ t2 = - 40oC

và m3 = 5kg có c3 = 2kJ/kg.K, nhiệt độ t3 = 60oC

a. Chứng minh rằng nhiệt độ hỗn hợp phải nhỏ hơn 0oC Tìm nhiệt độ đó

Nước đá có λ = 340000J/kg và c4 = 2kJ/kg.K

b.Tìm nhiệt lượng cần cung cấp cho hỗn hợp để đưa hỗn hợp đến 6oC

Bỏ qua sự mất nhiệt, biết nhiệt độ nóng chảy của hai chất lỏng nhỏ hơn - 40oC

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ H.1 Các điện trở

giống nhau và bằng R UAB = 66V Vôn kế mắc vào A và

D chỉ 22V Hỏi số chỉ của vôn kế đó khi mắc vào A và C

Trang 10

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ H.2 UAB = 90V

không đổi R1 = R3 = 45Ω; R2 = 90Ω Đ là bóng

đèn, khoá K có điện trở không đáng kể Khi K mở

hay đóng thì đèn Đ đều sáng bình thường Tính

điện trở và công suất định mức của đèn Đ

Bài 6: Cho hệ quang học như hình vẽ H.3 O1O2 = 40cm,

AO1 = 30cm Thấu kính hội tụ (L1) có tiêu cự f1 = 20cm

và thấu kính (L2) có tiêu cự f2 = 30cm

1 Vẽ hình và xác định vị trí của ảnh A2B2 của AB qua

hệ hai thấu kính khi :

a. (L2) là thấu kính hội tụ

b.(L2) là thấu kính phân kỳ

2 Thay (L2) bằng gương phẳng Vẽ ảnh của AB qua hệ thấu kính – gương

- oo0oo

-Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B Quãng đường gồm một đoạn lên dốc và

một đoạn xuống dốc Đoạn lên dốc với vận tốc v1 = 25km/h, xuống dốc với vận tốc

v2 = 50km/h Từ A đến B đi mất 3h30ph, từ B về A mất 4h Tính :

a. Quãng đường AB

b. Vận tốc trung bình cả quá trình đi và về

c. Độ dài quãng đường lên dốc, xuống dốc

Bài 2: Thanh gỗ hình trụ có Do = 0,9g/cm3, tiết diện S = 25cm2, dài l = 40cm Được

thả thẳng đứng vào nước (D1 = 1g/cm3) rồi người ta đổ dầu (D2 = 0,8g/cm3) vào bể nước sao cho vừa ngập thanh gỗ

a. Tính bề cao của phần thanh gỗ trong dầu

b.Tính công cần thiết để kéo thanh gỗ ra khỏi hai chất lỏng Bỏ qua các lực cản

Bài 3: Trong một bình đồng có khối lượng m1 = 0,4kg (c1 = 380J/kg.K) có chứa m2

= 1kg nước đá (c2 = 1800J/kg.K) ở nhiệt độ t2 = -20oC Người ta cho dẫn vào m3 = 114g hơi nước ở t3 = 100oC Xác định nhiệt độ và khối lượng nước trong bình khi có cân bằng nhiệt

Nước có c3 = 4200J/kg.K , L = 2300000J/kg Nước đá có λ = 340000J/kg

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ H.1 UAB = 90V;

R1 = R3 = 30Ω; R2 = 5Ω, R4 = 15Ω và RA ≈ 0 Xác

định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và số chỉ

của ampe kế

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

M 1  = 10kg. Vật nặng m 2  = 2kg, có V 2  = 23/170dm 3  ≈ 0,135dm 3 . Vật m 3  hình trụ dài l - TỔNG HỢP 16 ĐỀ
1 = 10kg. Vật nặng m 2 = 2kg, có V 2 = 23/170dm 3 ≈ 0,135dm 3 . Vật m 3 hình trụ dài l (Trang 8)
Hình vẽ H.1. - TỔNG HỢP 16 ĐỀ
Hình v ẽ H.1 (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w