Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
228 KB
Nội dung
Lời nói đầu Chất lượng sản phẩm vốn là một điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế KHHTT trước đây vấn đề chất lượng được đề cao và được coi là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế những kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động cụ thể của thời gian cũ. Trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội chất lượng đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa. Người tiêu dùng họ là những người lựa chọn những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượng không những thế xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu người tiêu dùng mà bằng sự nhìn nhận và bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đến cho người tiêu dùng. Sự thoả mãn người tiêu dùng đồng nghĩa với doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng cao. Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa của VN ra thế giới làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướng đến sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu sức ép của bên hàng hoá nhập khẩu như sức ép chất lượng, giá cả, dịch vụ… chính vì vậy các nhà quản lý coi trọng vấn đề chất lượng như là gắn với sự tồn tại sự thành công của doanh nghiệp đó cũng chính là tạo nên sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Từ sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn tôi đã thấy tầm quan trọng của vấn đề quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam từ đó trong tôi nảy sinh đề tài "Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DN Việt Nam". Nội dung chính của đề tài: Chương I: Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL. Chương II: Quan điểm nhận thức và thực trạng công tác QTCL trong các DNVN. Chương III: Một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNVN. Chương I Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL I. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng 1.1. Những quan điểm về chất lượng Trong kinh tế học thì có nhiều vấn đề rất trừu tượng. Có nhiều vấn đề mà trong đó mỗi vấn đề được nhìn nhận từ góc độ khác nhau chính vì vậy những quan điểm đưa ra tuy không đồng nhất nhưng nó bao gồm một mặt nào đó của một vấn đề cho người học hiểu rằng vấn đề mà được nhận xét có một cái lý nào đó. Ta đã biết được cách nhìn nhận của nhà kinh tế học đưa ra định nghĩa Marketing họ nhìn marketing từ nhiều góc độ không những thế còn quản trị học cũng thế và bây giờ thì vấn đề chất lượng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm mang tính trừu tượng triết học thì nói đến chất lượng là nói đến sự hoàn hảo là gì tốt đẹp nhất. Nhưng càng sau này thì ta càng thấy rõ hơn chất lượng sẽ như thế nào, xuất phát từ quan điểm nhà quản lý: "Chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp là đặc tính sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó". Quan điểm này thấy có sự phát triển hơn bởi lẽ nhà quản lý tìm thuộc tính của sản phẩm người quản lý so sánh nhìn nhận sản phẩm thông qua thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng có thể chọn cho mình sp tốt nhất. Còn quan điểm của nhà sản xuất. Họ nhìn nhận vấn đề chất lượng như thế nào, nhà sản xuất họ lại cho rằng: "Chất lượng là sự tuân thủ những yêu cầu kinh tế, yêu cầu kỹ thuật và bảng thiết kế lập ra". Như vậy nhà sản xuất cho rằng khi họ thiết kế sản phẩm nếu sản phẩm làm theo bảng thiết kế thì sản phẩm của họ đạt chất lượng. Quan điểm này có lẽ cũng có mặt trái của nó bởi lẽ nếu doanh nghiệp cứ đưa ra sản phẩm làm đúng theo bảng thiết kế thì lúc đó có thể là phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng có thể sản phẩm đó không phù hợp với nhu cầu của khách hàng . Quan điểm người tiêu dùng: "Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng". Quan điểm này có lẽ có ưu thế của nó. Bởi lẽ doanh nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào nhu cầu người tiêu dùng ưu thế ở đây là doanh nghiệp có thể bán hàng phù hợp trên từng thị trường khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng quan điểm này ta thấy được sản phẩm có chất lượng cao giá cả cao thì sẽ tiêu thụ trên những thị trường mà khách hàng có nhu cầu và có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ. Chính vì vậy quan điểm này nhà sản xuất cần phải nắm bắt một cách cần thiết và thiết yếu. Một chứng minh cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đã thành công trong chiến lược này. Thông qua thực tế thì hàng hoá Trung Quốc trên thị trường khác nhau thì chất lượng khác nhau. Nhưng nhược điểm của quan điểm này là ở chỗ như thế doanh nghiệp hay lệ thuộc vào người tiêu dùng nếu nói một phía nào đó thì ta cho rằng doanh nghiệp luôn luôn theo sau người tiêu dùng. Ta thấy quan điểm nhìn nhận từ hiều góc độ khác nhau, mỗi quan điểm có mặt ưu điểm và nhược điểm của nó nếu tận dụng mặt ưu điểm thì có khả năng đem lại một phần thành công cho doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung quan điểm đưa ra ngày càng tạo nên tính hoàn thiện để nhìn nhận chất lượng. Một trong những định nghĩa được đánh giá cao là định nghĩa theo tiêu chuẩn hoá quốc tế đưa ra "Chất lượng là tập hợp những tính chất và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu và nhu cầu tiềm ẩn’’. Như vậy biết là từ lý luận đến thực tiễn là cả một vấn đề nan giải nhưng tất cả là phải cố gắng nhất là tại thời điểm hiện này nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng,các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì tất cả đều phải cố gắng sao cho đưa lý luận và thực tiễn xích lại gần nhau tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Đối với nước ta, việc xem xét các khái niệm về chất lượng là cần thiết vì nhận thức như thế nào cho đúng về chất lượng rất quan trọng, việc không ngừng phát triển chất lượng trong phạm vi mỗi doanh nghiệp nói riêng và chất lượng hàng hoá và dịch vụ của cả nước nói chung. 1.2. Các loại chất lượng sản phẩm Trước hết ta xem xét đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm. - Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội - công nghệ tổng hợp. ở đây chất lượng sản phẩm được quy định bởi 3 yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật chúng ta không được coi chất lượng chỉ đơn thuần là kỹ thuật hay kinh tế mà phải quan tâm tới cả 3 yếu tố. + Chất lượng là khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể. Trừu tượng vì chất lượng thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng. Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua các đặc tính chất lượng cụ thể có thể đo được, đếm được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì được thiết kế và sản xuất trong giai đoạn sản xuất. Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua các loại chất lượng sau. - Chất lượng thiết kế: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được phác hoạ thông qua văn bản trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đặc điểm sản xuất và tiêu dùng. - Chất lượng chuẩn: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng ở cấp có thẩm quyền, phê chuẩn. Chất lượng chuẩn dựa trên cơ sở chất lượng nghiên cứu thiết kế của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để được điều chỉnh và xét duyệt. - Chất lượng thực: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị nhân viên và phương pháp quản lý… chi phối. - Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm giữa chất lượng thực và chất lượng chuẩn. - Chất lượng tối ưu: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế nhất định. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hoá đạt chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng có khả năng cạnh tranh trên thị trường sức tiêu thụ nhanh và đạt hiệu quả cao. Vì thế phấn đấu đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý nền kinh tế nói chung. 1.3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm gồm 2 hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế. Mục đích: Nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, kéo dài thời gian cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống gồm có: + Chỉ tiêu công dụng: Đặc trưng, các thuộc tính sử dụng của sản phẩm hàng hoá như giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm,… + Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm cho chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí thấp, hạ giá thành. + Chỉ tiêu độ an toàn: Đảm bảo thao tác an toàn đối với công cụ sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt gia đình. + Chỉ tiêu kích thước: gọn nhẹ thuận tiện trong sử dụng trong vận chuyển. + Chỉ tiêu sinh thái: Mức gây ô nhiễm môi trường. + Chỉ tiêu lao động: Là mối quan hệ giữa người sử dụng với sản phẩm. Ví dụ: Công cụ dụng cụ phải được thiết kế phù hợp với người sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và cơ thể. + Chỉ tiêu thẩm mỹ: Tính chân thật, hiện đại hoặc dân tộc, sáng tạo phù hợp với quan điểm mỹ học chân chính. + Chỉ tiêu sáng chế phát minh: chấp hành nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế phát minh. Mục đích: Tôn trọng khả năng trí tuệ khuyến khích hoạt động sáng tạo áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật đối với nước ngoài. - Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu này dựa trên các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành hoặc các điều khoản trong hợp đồng kinh tế: bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau: + Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm mà người tiêu dùng quan tâm nhất và thường dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu công dụng có những chỉ tiêu: 1) Thời gian sử dụng, tuổi thọ. 2) Mức độ an toàn trong sử dụng 3) Khả năng thay thế sửa chữa 4) Hiệu quả sử dụng (tính tiện lợi) Cơ quan nghiên cứu thiết kế sản xuất kinh doanh dùng nhóm chỉ tiêu này để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm. + Nhóm chỉ tiêu công nghệ: 1) Kích thước 2) Cơ lý 3) Thành phần hoá học Kích thước tối ưu thường được sử dụng trong bảng chuẩn mà thường được dùng để đánh giá sự hợp lý về kích thước của sản phẩm hàng hoá. Cơ lý: Là chỉ tiêu chất lượng quan hệ của hầu hết các loại sản phẩm gồm các thông số, các yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác, an toàn, mức tin cậy vì sự thay đổi tỷ lệ các chất hoá học trong sản phẩm tất yếu dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng thay đổi. Đặc điểm là đối với mặt hàng thực phẩm thuốc trừ sâu, hoá chất thì chỉ tiêu này là yêu cầu chất lượng trực tiếp. + Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ: 1) Hình dáng 2) Tiêu chuẩn đường nét 3) Sự phối hợp trang trí màu sắc 4) Tính thời trang (hiện đại hoặc dân tộc) 5) Tính văn hoá Đánh giá nhóm chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ thẩm mỹ, hiểu biết của người làm công tác kiểm nghiệm. Phương pháp thực hiện chủ yếu bằng cảm quan ngoài ra với một số chi tiết có thể sánh được với mẫu chuẩn bằng phương pháp thí nghiệm. + Nhóm tiêu chuẩn về bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. Mục đích của nhóm chỉ tiêu này: 1) Nhằm giới thiệu sản phẩm cho người sử dụng 2) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất 3) Cho phép truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thông qua nhãn mác. + Nhóm các chỉ tiêu về nguyên tắc thủ tục: quy định những nguyên tắc thủ tục, những yêu cầu cần thiết nhằm bảo quản cho quá trình hoạt động thống nhất, hợp lý và có hiệu quả. Nhóm này gồm có: 1) Những định mức và điều kiện kỹ thuật sử dụng sản phẩm. 2) Quy định trình tự thực hiện các thao tác + Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm có: 1) Chi phí sản xuất 2) Giá cả 3) Chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó liên quan đến quyết định sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, hiệu quả của doanh nghiệp và cả quyết định mua sản phẩm của khách hàng. 1.4. Một số khái niệm liên quan đến quản trị chất lượng. Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng thì quản trị chất lượng là tổng thể những biện pháp kỹ thuật, kinh tế hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức, để đạt được mục đích của tổ chức với chi phí xã hội thấp nhất. Tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận khác nhau của các chuyên giá, các nhà nghiên cứu tuỳ thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế mà người ta đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chất lượng. Nhưng một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về quản trị chất lượng được đa số các nước thống nhất và chấp nhận là định nghĩa nêu ra trong ISO8409: 1994. Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: lập kế hoạch chất lượng điều khiển chất lượng đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng. Như vậy về thực chất, quản trị chất lượng chính là chất lượng của hoạt động quản lý chứ không đơn thuần là chất lượng của hoạt động kỹ thuật. Mục tiêu của quản trị chất lượng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượng trên cơ sở chi phí tối ưu. Đối tượng của quản trị chất lượng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượng trên cơ sở chi phí tối ưu và các hoạt động sản phẩm, dịch vụ. Phạm vi của quản trị chất lượng: Mọi khâu từ nghiên cứu thiết kế sản phẩm đến tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đến sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng. Nhiệm vụ của quản trị chất lượng: 1) Xác định được mức chất lượng cần đạt được. 2) Tạo sản phẩm và dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đề ra. 3) Cải tiến để nâng cao mức phù hợp với nhu cầu Chức năng cơ bản của quản trị chất lượng (theo vòng tròn PDCA). - Lập kế hoạch chất lượng - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát chất lượng: - Điều chỉnh và cải tiến chất lượng Một số định nghĩa khác có liên quan đến quản trị chất lượng. - Điều khiển chất lượng hoặc kiểm soát chất lượng: Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp được sử dụng nhằm thực hiện các yêu cầu về chất lượng. - Đảm bảo chất lượng: Là tập hợp các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được thực hiện trong hệ thống chất lượng và được chứng minh đủ ở mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng đối tượng để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng đối tượng sẽ hoàn thành đầy đủ các yêu cầu chất lượng. - Cải tiến chất lượng: Là những hoạt động được thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng. - Lập kế hoạch chất lượng: Là các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu về thực hiện các yếu tố của hệ chất lượng. * Mối quan hệ giữa quản trị chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng được mô tả qua hình vẽ sau: - QTCL: Quản trị chất lượng - DBCL: Đảm bảo chất lượng - KSCL: Kiểm soát chất lượng - CLCL: Cải tiến chất lượng. * Phạm vi và mối quan hệ giữa khái niệm cơ bản trong lĩnh vực chất lượng có thể được khái quát trong sơ đồ sau: CC: Chính sách chất lượng ĐKCL: Điều khiển chất lượng ĐBCL: Đảm bảo chất lượng ĐBCL I : Đảm bảo chất lượng nội bộ tổ chức ĐBCL N : Đảm bảo chất lượng với bên trong. CTCT: Cải tiến chất lượng HCL: Hệ chất lượng KHCL: Kế hoạch chất lượng QLCLTH: Quản lý chất lượng tổng hợp. Trong đó chính sách chất lượng là hạt nhân nằm ở vị trí trung tâm, chi phối toàn bộ hoạt động quản lý chất lượng, từ việc xây dựng hệ chất lượng lập kế hoạch chất lượng đến việc điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. BCLĐ KSCL CTCL QTCL QTCL TH HCL KHCL CTCL KCLĐ BCLĐ BCLĐ CC Q LĐ Quản trị chất lượng tổng hợp là hoạt động bao trùm rộng rãi nhất. Những quan điểm quản trị chất lượng của một số chuyên gia đầu ngành về chất lượng. Những tư tưởng lớn về điều khiển chất lượng quản lý chất lượng đã được khơi nguồn từ Mỹ trong nửa đầu thế kỷ XX và dần được phát triển sang nước khác thông qua các chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lưoựng như: Shewart; Deming, Juran; Feigen baun; Iskikawa, Groshy. Theo cách tiếp cận khác nhau mà các chuyên gia nghiên cứu đưa ra những quan điểm của mình về quản trị chất lượng. * Philip B. Grosby với quan niệm "chất lượng là thứ cho không" đã nhấn mạnh: Thực hiện chất lượng không những không tốn kém mà còn là những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận chung của Grosby về quản lý chất lượng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa cùng quan điêmr "Sản phẩm không khuyết tật" và "làm đúng ngay từ đầu". Chính ông là người đặt ra từ "Vacxin chất lượng" mà các công ty nên dùng để ngăn ngừa. Nó gồm 3 phần: - Quyết tâm - Giáo dục - Thực thi Ông đưa ra 14 bước cải tiến chất lượng như hướng dẫn thực hành về cải tiến chất lượng cho các nhà quản lý ông cũng nhắc nhở những người có trách nhiệm quản lý chất lượng cần quan tâm đến chất lượng như họ quan tâm đến lợi nhuận. * Ishikawa: Là chuyên gia nổi tiếng về chất lượng của Nhật Bản và thế giới. Với quan điểm "Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và cũng kết thúc bằng đào tạo". Ông luôn chú trọng đến giáo dục đào tạo khi tiến hành quản lý chất lượng. Ông đã đưa ra sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá) dùng trong quản lý chất lượng nó đã trở thành 1 trong 7 công cụ thống kê truyền thống. Đồng thời với quan điểm để tăng cường cải tiến chất lượng, phải hoạt động theo tổ đội và tuân thủ các nguyên tắc tự nguyện tự phát triển mọi người đều tham gia công việc của nhóm có quan hệ hỗ trợ giúp đỡ nhau tiến bộ trong bầu không khí cởi mở và tiềm năng sáng [...]... sự tồn tại và phát tri n của doanh nghiệp - Khách hàng là yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp quan tâm và doanh nghiệp quan tâm đó chính là nhu cầu của họ chính là chất lượng của sản phẩm mà họ bỏ tiền ra để mua như vậy là chất lượng thì doanh nghiệp phải quan tâm chất lượng đối với sản phẩm mà mình làm ra… - Chất lượng mà phù hợp thì đó chính là sự thành công trong việc quản lý của doanh nghiệp: quản... trong doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tăng cường quản lý chất lượng thông qua áp dụng mô hình quản lý chất lượng mà còn đi xa hơn là biến hoạt động chất lượng thành phương châm và tri t lý kinh doanh của doanh nghiệp + Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đa phần được thông qua việc chú trọng đến đổi mới công nghệ + Bên cạnh những doanh nghiệp lớn quan. .. giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế so vơí sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác - Tổ chức tri n khai áp dụng tiêu chuẩn doanh nghiệp và tiêu chuẩn cấp nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá - Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp nhằm soát xét tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của khách hàng - Đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị đo thử nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. .. các doanh nghiệp Việt Nam trong hệ thống chất lượng chưa đồng bộ Trong đó: + Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh trong sự hiểu biết khá sâu sắc về hệ thống TQM, HACCP, ISO, GMP… và phần lớn các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO hiện nay đều thuộc loại này + Các doanh nghiệp nhà nước có sự hiểu biết nhất định về các HTCL Nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu đạt ISO 9000 hoặc tri n... đấu đạt ISO 9000 hoặc tri n khai TQM Tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này do đang có lợi thế độc quyền về sản xuất kinh doanh + Các doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ở địa phương xa còn rất hạn chế trong sự hiểu biết và áp dụng các hệ thống chất lượng Một số doanh nghiệp chỉ coi trọng vấn đề được cấp chứng chỉ chất... nền kinh tế Họ đã tìm cách tổ chức việc quản lý chất lượng theo đúng hướng thông qua những việc cụ thể + Tìm hiểu thị trường - tìm hiểu nhu cầu thay đổi nhận thức về khách hàng và người cung ứng Các kế hoạch và người cung ứng cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Hoạt động quản trị chất lượng hiện nay đã có sự quan tâm thật sự của các cấp lãnh đạo của doanh. .. phát tri n kinh doanh cũng như chất lượng của doanh nghiệp Vì vậy một mặt tăng cường đổi mới mặt khác là phải am hiểu về công nghệ mình được chuyển giao Như vậy nắm bắt được vấn đề trên thì doanh nghiệp sẽ có sự ăn khớp giữa các quá trình để tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn Nhưng trước hết là việc áp dụng HTQTCL sẽ hiệu quả hơn 4 Lựa chọn mô hình QTCL phù hợp Điều quan trọng đối với doanh. .. mô hình QTCL phù hợp Bởi sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả mô hình quản lý, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đạt được chính sách và nhiệm vụ kinh doanh đã đề ra Để áp dụng một cách có hiệu quả HTQTCL thì các doanh nghiệp phải dựa vào tiêu chuẩn để lựa chọn - Dựa vào quy mô, loại hình, tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Theo dự đoán thì phải bảo đảm hiệu quả... lý đo lường) + Quan hệ với khách hàng + Đánh giá chất lượng + Quan hệ với người cung cấp NVL + Xác định yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm + Thanh tra chất lượng + Vấn đề kinh tế trong QLCL Trên đây là một số mô hình đảm bảo chất lượng mà các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nên quan tâm và áp dụng II Giải pháp ở tầm vĩ mô Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường... hợp đồng kinh tế vì thế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở ra thị trường mới Mối quan hệ thương mại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn - Vì thực hiện ngay nguyên tắc "làm đúng ngay từ đầu" nên tăng khả năng tránh lãng phí, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí do sai hỏng, bồi thường khách hàng chi phí cho sửa chữa sản phẩm hỏng… vì thế giảm giá thành tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Khi một doanh nghiệp . phát tri n kinh tế xã hội của đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật đối với nước ngoài. - Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh. Hệ. tiên để doanh nghiệp quan tâm và doanh nghiệp quan tâm đó chính là nhu cầu của họ chính là chất lượng của sản phẩm mà họ bỏ tiền ra để mua như vậy là chất lượng thì doanh nghiệp phải quan tâm. ta trong nền kinh tế KHHTT trước đây vấn đề chất lượng được đề cao và được coi là mục tiêu quan trọng để phát tri n kinh tế những kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan liêu