Tại A,B có đặt hai hòn bi trên rãnh mà khối lượng lần lượt là m1 = 200g và m2 Đặt thước cùng hai hòn bi ở A,B trên mặt bàn nằm ngang, vuông góc với mép bàn sao cho phần OA nằm trên mặt b
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Khóa ngày 6 tháng 7 năm 2005
MÔN THI : VẬT LÝ (hệ số 2 )
Thời gian: 150 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Bài 1 (2 điểm): Một thanh thẳng AB đồng chất, tiết diện đều có rãnh dọc, khối lượng thanh
m = 200g, dài l = 90cm Tại A,B có đặt hai hòn bi trên rãnh mà khối lượng lần lượt là m1 = 200g và m2 Đặt thước (cùng hai hòn bi ở A,B) trên mặt bàn nằm ngang, vuông góc với
mép bàn sao cho phần OA nằm trên mặt bàn có chiều dài l1=30cm, phần
OB ở ngoài mép bàn Khi đó người ta thấy thước cân bằng nằm ngang
(thanh chỉ tựa lên điểm O của mép bàn)
a Tính khối lượng m2
b Cùng một lúc, đẩy nhẹ hòn bi m1 cho chuyển động đều trên rãnh với vận tốc v1=1cm/s về phía O và đẩy nhẹ hòn bi m2 chuyển động thẳng đều với vận tốc v2 dọc trên rãnh về phía O Tìm v2 để cho thước vẫn cân bằng nằm ngang như trên
Bài 2 (1 điểm): Một ống nghiệm A hình trụ đựng nước đá đến độ cao h1 = 40cm Một ống nghiệm B hình trụ khác ( B có cùng tiết diện với A ) đựng nước ở nhiệt độ t1 = 4oC đến độ cao h2 =10cm Người ta rót nhanh hết nước của ống nghiệm B sang ống nghiệm A Khi có cân bằng nhiệt, mực nước trong ống A dâng cao thêm ∆h1 = 0,2cm so với lúc vừa rót xong
a Giải thích tại sao có sự dâng cao của mực nước trong ống A? Suy ra nhiệt độ khi cân bằng nhiệt?
b Tìm nhiệt độ ban đầu của nước đá trong ống nghiệm A?
Cho biết khối lượng riêng của nước, nước đá lần lượt là: D1=1000kg/m3, D2=900kg/m3; nhiệt dung riêng của nước, nước đá lần lượt là:c1 = 4200J/kg.độ, c2 = 2000 J/kg.độ; nhiệt nóng chảy của nước đá là λ=3,4.105 J/kg
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài và các ống nghiệm
Bài 3 (2,5 điểm): Có 3 đèn Đ1 , Đ2 và Đ3
mắc vào nguồn hiệu điện thế U=30V
không đổi qua điện trở r như hai sơ đồ
bên Biết hai đèn Đ1 và Đ2 giống nhau,
trong cả hai sơ đồ ba đèn đều sáng bình
thường
a So sánh cường độ định mức và hiệu
điện thế định mức giữa các
đèn? Chọn cách mắc ứng với sơ đồ nào lợi hơn, tại sao?
b Tìm hiệu điện thế định mức đối với mỗi đèn?
c Với sơ đồ 1, công suất nguồn cung cấp là P = 60W Xác định công suất định mức của mỗi đèn?
Bài 4 (2 điểm): Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính (A ở trên trục chính), cách thấu
kính một đoạn x, cho ảnh A’B’nhỏ hơn vật 3 lần Biết ảnh cách vật một đoạn 80cm
a Cho biết loại của thấu kính? Vẽ hình minh họa
b Tìm x và tính tiêu cự của thấu kính
Bài 5 (2,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có hiệu
điện thế không đổi UMN = 36V
Các điện trở có giá trị : r = 1,5Ω , R1 = 6Ω , R2 = 1,5Ω, điện trở
toàn phần của biến trở AB là RAB = 10Ω
a Xác định vị trí của con chạy C trên biến trở để công suất tiêu thụ
của R1 là 6W
b Xác định vị trí của con chạy C trên biến trở để công suất tiêu thụ
của R2 nhỏ nhất Tính công suất của R2 lúc này?
×
×
U
×
Đ1
Đ2
Đ3
r
U
×
Đ1 Đ
2
Đ3
r
(Sơ đồ 1) (Sơ đồ 2)
m 1
A
O m2
B A
M N r
R2 A B
R1 C
Trang 2- Hết