Thêm nhiều ý kiến tranh luận về đề thi Lý khối ADân trí - Sau khi Dân trí đăng tải những ý kiến của thí sinh và giáo viên về đề thi Vật lý khối A có sai sót, đã có nhiều luồng ý kiến xun
Trang 1Thêm nhiều ý kiến tranh luận về đề thi Lý khối A
(Dân trí) - Sau khi Dân trí đăng tải những ý kiến của thí sinh và giáo viên về đề thi Vật lý
khối A có sai sót, đã có nhiều luồng ý kiến xung quanh vấn đề này
Để rộng đường dư luận, Dân trí xin đăng tải bài viết của Thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình, giáo viên khối THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội và giảng viên Chu Văn Biên, Đại học
Hồng Đức, Thanh Hoá
Đề thi vẫn còn những “hạt sạn” - Thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình, Giáo viên khối THPT
Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội
Nhìn chung, cấu trúc và nội dung của đề thi tương đối hợp lý Nội dung kiến thức hầu hết nằm trong chương trình vật lý 12, có một vài câu phải vận dụng kiến thức lớp dưới Tỷ lệ câu hỏi lý thuyết chiếm 60% toàn bộ đề có thể gây một chút bất ngờ cho thí sinh Nhưng điều đó là cần thiết để cho các thí sinh nắm vững kiến thức có thể dành thời gian cho việc giải bài tập
Trong đề thi chưa có các câu hỏi có tính phân hóa phân loại học sinh - một yêu cầu phải
có ở đề thi tuyển sinh
Nếu chỉ dừng lại ở đây thì có thể coi là đề thi này đã đạt được mục đích và yêu cầu cơ bản của một kỳ thi tuyển sinh đại học Tuy nhiên, đáng tiếc là vẫn còn những “hạt sạn” không đáng có cần phải kể ra để rút kinh nghiệm
1 Câu 5 (mã đề 128) cho khối lượng hạt nhân Be là 10,0135 u Trong các tài liệu khoa
học và cả sách giáo khoa vật lý 12 đó là khối lượng của nguyên tử Be Ai cũng biết rằng
để có khối lượng hạt nhân phải lấy khối lượng nguyên tử trừ đi tổng khối lượng các electron có trong nguyên tử Nếu lấy đúng khối lượng hạt nhân thì đáp án không thể như của đề thi đã công bố Nếu học sinh nào làm đúng như kiến thức đã được học (trừ đi khối lượng của các electron) thì kết qủa không như của đáp án đã cho!
Cũng trong câu này, đáp án cho đơn vị của năng lượng liên kết riêng là MeV Việc lẫn lộn đơn vị của hai đại lượng khác nhau này là khó chấp nhận cho một kỳ thi quan trọng như thế này!
2 Câu 26 (mã đề 128) diễn đạt không chuẩn xác Một khung dây có không chỉ một trục
đối xứng Nếu khung quay quanh trục đối xứng vuông góc với mặt phẳng khung, mà đường cảm ứng từ lại vuông góc với trục quay thì khung dây không cắt đường cảm ứng
từ nào cả! Vì đề thi khác với SGK là không có hình vẽ nên việc mô tả phải không gây ra hiểu nhầm Nếu tác giả đề thi nói rõ trục quay là trục đối xứng nằm trong mặt phẳng khung thì không có gì phải bàn cả
3 Câu 22 (mã đề 128): Nếu trình bày như đề thi thì thí sinh có thể chọn hai phương án
trả lời Ngoài đáp án như Bộ đã công bố thí sinh có thể chọn đáp án B vì các em hiểu là trong chân không vận tốc của mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau
Trang 24 Câu 58 (mã đề 128): Phần đề dẫn cũng cần nói rõ là cho thiết bị đo tần số chuyển động
trên một đường thẳng cho trước đi qua nguồn âm (coi là nguồn điểm) Vì nếu không, theo cách diễn đạt của đề thi, ta có thể hiểu thiết bị đo tần số di chuyển theo phương bất kỳ (không đi qua nguồn âm) Tất nhiên ở vị trí nào nguồn âm và thiết bị cũng vẫn cùng nằm trên đường thẳng
Nếu vậy thì hiện tượng xảy ra không đơn giản và kết quả thu được sẽ không giống như các phương án trả lời mà đề thi đã nêu ra
Chúng tôi rất mong muốn các đề thi tuyển sinh ĐH của Bộ Giáo dục là chuẩn xác Vì sự chuẩn xác của đề thi góp phần quan trọng vào thành công của kỳ thi và là định hướng quan trọng cho việc dạy và học trong nhà tường phổ thông
Đề thi lý không sai nhưng có một số "sót" nhỏ! - Giảng viên Chu Văn Biên, Đại học
Hồng Đức, Thanh Hoá
Sau khi Dân trí đăng tải một số ý kiến cho rằng đề thi Lý khối A -2008 có sai sót, tôi xin
phân tích cái đúng và cái chưa đúng trong bài: “Lại thêm sai sót trong đề Lý khối A” như sau:
Thứ nhất câu hỏi số 5, mã đề 128 là không sai
“Câu 5: Hạt nhân Be có khối lượng 10,0135u Khối lượng của nơtrôn (nơtron) mn = 1,0087u, khối lượng của prôtôn (prôton) mp = 1,0073u, 1u = 931 MeV/c2 Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Be là:
A 0,6321 MeV B 63,2152 MeV C 6,3215 MeV D 632,1531 MeV.”
Đề thi đã nói quá rõ “Hạt nhân Be có khối lượng 10,0135u” chứ không phải “nguyên tử
Be có khối lượng 10,0135u” Vậy phải chăng ý của tác giả không thừa nhận hạt nhân Be
có khối lượng 10,0135u?
Còn về đơn vị của năng lượng liên kết riêng ở sách SGK thí điểm MeV/nuclôn, còn ở SGK không phân ban là MeV Tuy nhiên, dù theo SGK nào thì cũng không làm cho học sinh hiểu sai Trong vật lý, đây không phải là trường hợp duy nhất Ví dụ: khi nói về động năng trung bình chuyển động nhiệt ta vẫn dùng đơn vị là J đấy thôi!
Thứ hai, câu 58, mã đề 128, để giải quyết bài toán đó phải dựa vào hiệu ứng Đốp-ple Bài
toán này đã quá kinh điển không sai Cách bắt bẻ “từ ngữ” nhận định của giảng viên trong bài báo nêu là không thuyết phục
Thứ ba, về câu số 22 mã đề 128, đúng là chân không cũng là một môi trường Nhưng
theo thói quen, trong vật lý có sự tách biệt giữa môi trường và chân không, vì vậy sự cố
đó cũng không làm cho học sinh hiểu sai bản chất
Trang 3Trong vật lý đây cũng không phải là trường hợp duy nhất, ví dụ, trong các SGK theo thói quen hay dùng cụm từ “Nhà máy điện nguyên tử” nhưng chính xác phải là “Nhà máy điện hạt nhân”
Qua đây tôi xin đề xuất: Phải có một cuộc hội thảo nghiêm túc, rà soát lại những khái niệm Vật lý, để cùng nhau đi thống nhất
Với hình thức thi trắc nghiệm môn Vật lý đòi hỏi khâu ra đề rất nghiêm ngặt, vì vậy đội ngũ ra đề không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn
Để có một bộ đề thi trắc nghiệm có chất lượng Bộ GD-ĐT có thể mở một cuộc thi “Làm
đề thi” để có thể khai thác tối đa trí tuệ trong nhân dân
Như vẫn có những ý kiến trái chiều về đề thi môn Vật Lý Tuy nhiên, theo quan điểm của giới chuyên gia thì đề thi đã mang tính cấp quốc gia thì dù những sai sót cho dù là nhỏ nhất cũng không thể chấp nhận được
Như Dân trí đã phản ánh, qua hộp thư tuyển sinh có thí sinh phản ánh đáp án câu 51,
mã đề 128 mà Bộ GD-ĐT công bố là sai, tuy nhiên qua tìm hiểu và nhận xét của nhiều
giảng viên, chúng tôi xin trả lời các bạn thí sinh như sau:
Đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra hoàn toàn chính xác Việc thí sinh nhầm lẫn giữa góc
quay và toạ độ góc nên đã dẫn đến đáp số đưa ra không trùng với đáp án của Bộ Khi tính toạ độ góc mà vật quay được thí sinh phải trừ đi toạ độ góc ban đầu của vật.
Nguyễn Hùng (ghi)