1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Ngộ độc rượu cấp ppsx

28 844 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Ngộ độc rượu cấp

  • MỤC LỤC

    • Cơ chế gây toan ceton trong ngộ độc rượu

    • Sơ đồ: Chuyển hoá khi suy kiệt Sơ đồ: Chuyển hóa khi ngộ độc rưọu

  • Một số đặc điểm gây độc của rượu

    • Ethanol

      • Ngộ độc

    • Viêm dạ dày-khí phế quản C.máu

    • Suy thận, Ca++ ,

    • Methanol

    • Phù đĩa thị

      • III. Lâm sàng

Nội dung

Ngộ độc rượu cấp MỤC LỤC Ng c r u c pộđộ ượ ấ 1 M C L CỤ Ụ 2 C ch gây toan ceton trong ng c r uơ ế ộđộ ượ 12 S : Chuy n hoá khi suy ki t S : Chuy n hóa khi ng c r uơđồ ể ệ ơđồ ể ộđộ ưọ 14 M t s c i m gây c c a r uộ ốđặ để độ ủ ượ 15 Ngộ độc rượu cấp I. Đại cương: 1. Định nghĩa: - Định nghĩa rượu: Rượu hay Alcohol là những hợp chất hữu cơ, có một hay nhiều nhóm chức hydroxyl (OH) liên kết với những nguyên tử cacbon no của gốc hydrocacbon trong nguyên tử. Rượu có rất nhiều loại: Methylic, Ethylic, Ethylenglycol, Isopropanol, Propylenglycol vv Thường hay được sử dụng trong đời sống là rượu Ethylic, tên khoa học là Ethanol. - Định nghĩa ngộ độc rượu: Ngộ độc cấp là tình trạng xảy ra sau khi dùng 1 chất tác động tâm thần gây các rối loạn ý thức, nhận thức, tri giác, cảm xúc, hành vi, hoặc các chức năng và đáp ứng tâm sinh lý khác. Các rối loạn này có liên quan trực tiếp đến các tác dụng dược lý cấp tính của chất này và giảm dần theo thời gian với sự phục hồi hoàn toàn trừ trường hợp có tổn thương mô hoặc biến chứng khác phát sinh. Các biến chứng có thể bao gồm: chấn thương, hít phải chất độc, sảng, hôn mê, co giật và các biến chứng nội khoa khác. - Theo pháp luật: Nồng độ rượu > 100mg% - Rượu thường có trong các dạng sản phẩm thương mại khác nhau: Bia, rượu vang, rượu mùi, rượu mạnh, ngoài ra còn được tìm thấy trong nhiều loại nước hoa, nước súc miệng, cồn xoa bóp, chống đông, chất tẩy rửa, đánh bóng, sơn, quang dầu, trong các gia vị thực phẩm.Ví dụ: Vani 2. Tính chất lý hóa của rượu: - Rượu chứa đến 15 nguyên tử cacbon trong phân tử là một chất lỏng, nhiều hơn 15 nguyên tử là chất rắn, tất cả chúng đều nhẹ hơn nước. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều dài mạch cacbon trong phân tử. - Độ rượu là tỷ lệ phần trăm về thể tích ethanol trong hỗn hợp với nước. Ví dụ: Rượu 40 độ là hỗn hợp của 40 thể tích ethanol nguyên chất và 60 thể tích nước trong 100 thể tích hỗn hợp. Để xác định nồng độ rượu, người ta dùng một dụng cụ đơn giản gọi là alcomet hay là tửu tinh kế. - Các chủng loại rượu trong cuộc sống khá phong phú, nồng độ Ethanol trong mỗi loại rượu cũng rất khác nhau: − Spirite: nồng độ ethanol khoảng 40% - 60% − Brandy 45% − Rhum 40% - 50% − Vodka 40% - 50% − Wisky 40% - 50% − Vang 10% - 20% Tại Việt Nam theo các nhà sản xuất: − Vodka nếp mới: nồng độ ethanol 38% − Vodka lúa mới 45% − Rượu trắng tự nấu 30%- 40% − Vang hoa quả 8% - 12% − Bia 6% - 8% * Rượu Isopropyl: Là1chất lỏng không màu, trong suốt, bay hơi, có vị rất khó chịu, mùi đặc trưng. Có ở các quầy bán tự do dưới dạng “rượu lau chùi, đánh bóng” nồng độ 70%,với ethanol là thành phần chính, các dạng khác là giúp lau chùi trong công nghiệp hoặc gia đình, chống đông cứng, rửa da. Vì giá rất rẻ và có sẵn nên những người nghiện rượu thường dùng loại hỗn hợp dung dịch này để uống thay thế khi không có ethanol. * Rượu Ethylen glycol: Dùng để chống đông, chất tẩy rửa, đánh bóng, sơn, quang dầu. Chất lỏng không màu, không mùi, hơi ngọt, gây cảm giác ấm cho lưỡi và thực quản khi uống. Ngộ độc thường do bệnh nhân tự tử, dùng thay thế khi không có ethanol để uống, vô tình. * Rượu Methanol: Có nhiều trong các chất liệu tẩy rửa, sơn vecni, dung môi, các dung dịch formaldehyde, chống đông, thêm vào xăng dầu, Từ các tính chất trên chúng ta có công thức tính sau: Số gam rượu = Lượng rượu(ml) x nồng độ rượu(%) x 0,8 II. Sinh lý bệnh: 1. Chuyển hóa rượu trong cơ thể: - Rượu được hấp thu nhanh theo đường uống, khoảng 20% số lượng rượu được hấp thu tại dạ dày, phần còn lại được hấp thu tại ruột non. Thức ăn nhiều lipid làm rượu hấp thu chậm, trái lại nước lại làm tăng sự hấp thu của rượu. - Mức độ hấp thu rượu tuỳ thuộc vào loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn đi kèm khi uống, thể trạng người uống, bệnh tiêu hoá đi kèm, tâm trạng khi uống Trong điều kiện lý tưởng 80% - 90% được hấp thu trong vòng 30 – 60 phút. - Sau khi uống vài phút đã có rượu trong máu. Phân phối đều trong cơ thể, qua nhanh hàng rào mạch máu não, qua được rau thai. - 90% ethanol được khử bởi enzym oxy hoá, chỉ 5 – 10% thải qua thận,phổi, mồ hôi ở nguyên dạng. - ở người lớn trung bình, cơ thể chuyển hoá khoảng 7 – 10 gam rượu/giờ hoặc 12 – 15mg/Dl/giờ,trẻ em 30mg/DL/giờ. 18 giờ sau khi uống thì rượu được thải trừ hết. - Sau khi uống cùng một lượng rượu thì nồng độ ethanol trong máu của phụ nữ cao hơn nam, bởi vì cơ thể phụ nữ nhỏ hơn và nhiều mỡ hơn nam làm giảm tổng thể tích nước trong cơ thể nên giảm thể tích phân bố của rượu. - Thải trừ Ethanol qua phổi tuân theo quy luật henry: tỷ lệ giữa nồng độ ethanol trong khí phế nang và trong máu là hằng định (1:2100). Đây là cơ sở kiểm tra nồng độ rượu trong khí thở ra để tính chính xác nồng độ trong máu. Trong y học người ta dùng thử nghiệm Breathalyer phân tích hơi thở để đo lượng rượu trong máu mặc dù rượu đào thải theo đường thở chỉ chiếm 10% lượng rượu uống. * Chuyển hoá của Ethanol:Chủ yếu xảy ra ở gan, quá trình này được chia làm 3 giai đoạn: CH 3 CH 2 OH CH 3 CHO Ethanol MEOS (CYP 2E 1 ) Catalase ADH Acetaldehyd NAD + NADH + H + Giai đoạn 1 chuyển hoá ethanol Giai đoạn 1: Chuyển hoá ethanol thành acetaldehyd, giai đoạn này có 3 con đường chuyển hoá: - Alcohol dehydrogenase: Là con đường chuyển hoá chính trên 80% Ethanol. Tỷ lệ NAD + /NADH thay đổi cho thấy khả năng oxy hoá khử của tế bào. Lượng NADH tăng dẫn tới tỷ lệ NADH/NAD + tăng, ức chế các phản ức phụ thuộc NAD + ví dụ như phản ứng tạo glucose. - Hệ thống oxy hoá ethanol ở microsom gan (MEOS) có ở lưới nguyên sinh chất. Đây là hệ thống enzym phụ thuộc cytochrom P450 có tác dụng oxy hoá rất ít ethanol khi nồng độ thấp nhưng tăng hoạt động chuyển hoá tới trên 10% khi nồng độ cao và ở người nghiện rượu. Một isoenzym quan trọng xúc tác cho quá trình oxy hoá ethanol là CYP2E1. - Hệ thống peroxidase – catalase: Tham gia ít trong chuyển hoá ethanol. Giai đoạn 2,3 quá trình chuyển hoá ethanol Giai đoạn 2: Giai đoạn này chuyển acetaldehyd thành acetat nhờ enzym ALDH (Acetaldehyd dehydrogenase). Enzym này sử dụng NAD + như chất nhận hydro, tạo thành dạng NADH. Vì vậy thay đổi tỷ lệ NAD + /NADH làm ảnh hưởng nhiều Acetaldehyd Acetat CH 3 CHO CH 3 COO - AcetylCoA CO 2 + H 2 O NAD + NADH + H + ALDH Krebs tới chuyển hoá ethanol. Các enzym ADH và ALDH bị ức chế bởi một số thuốc: metronidazol, disulfiram, Do đó khi sử dụng thuốc này sẽ làm chậm chuyển hoá ethanol, làm nặng thêm các ngộ độc rượu. Theo M.A. Schuckit hoạt tính 2 enzym ADH và ALDH còn có tính di truyền. Giai đoạn 3: Là giai đoạn đưa Acetat vào chu trình Krebs chuyển hoá thành CO 2 và H 2 O. Khả năng chuyển acetyl CoA vào chu trình Krebs phụ thuộc bởi lượng thiamin. * Chuyển hóa của Isopropyl: - Sau uống 30 phút bắt đầu hấp thu nhưng có thể chậm hơn khi có thức ăn, thể tích phân bố 0,6-0,7L/kg. Chuyển hoá qua gan, được enzym alcohol dehydrogenase chuyển hoá thành acetone (80% lượng rượu), do đặc điểm cấu trúc nên rượu này không được chuyển hoá tiếp thành axit, toan chuyển hoá không phải là biểu hiện của ngộ độc rượu này. Đào thải rượu isopropyl (20% số lượng hấp thu vào) và acetone chủ yếu qua thận, một ít quá hô hấp, dạ dày, nước bọt. Acetone được tìm thấy trong nước tiểu 3 giờ sau uống. - 150 –240ml dung dịch 100% isopropanol có thể gây tử vong. * Chuyển hóa của Ethylen glycol: - Ngoài tác dụng gây độc tương tự ethanol, ethylen glycol chỉ gây độc thật sự khi được chuyển hoá ở gan thành các chất chuyển hoá có độc tính. ở gan, chất mẹ được chuyển hoá thành glycoaldehyde (nhờ enzym alcohol dehydrogenase) → axit glycolic (nhờ enzym aldehyde dehydrogenase) → axit glyoxylic → axit oxalic, đây là chất chuyển hoá độc nhất. Axit glyoxylic cũng được chuyển hoá theo các con đường khác, một số con đường này có ý nghĩa về điều trị vì làm giảm lượng axit oxalic tạo ra. Chính các chất chuyển hoá trung gian này gây toan chuyển hoá có khoảng trống anion. - Ethylene glycol được hấp thu nhanh chóng sau uống, phân bố nhanh vào cơ thể. Nửa đời sống của ethylene glycol ở khi không áp dụng liệu pháp ethanol là 2,5- 4,5 giờ, suy thận làm kéo dài thêm. - Các tác dụng gây độc trên TKTW, thận, phổi, tim, gan, cơ và võng mạc. Liều gây chết tối thiểu với người đã được thông báo là 1,6g/kg. * Chuyển hóa của Methanol: - Methanol được hấp thu qua đường tiêu hoá, da và đường hô hấp. Thể tích phân bố 0,7L/kg. Phần lớn được chuyển hoá qua gan nhưng chậm hơn so với ethanol và ethylen glycol, giải thích cho hiện tượng nhiễm độc xuất hiện chậm. Phần nhỏ được đào thai qua thận và phổi ở dạng nguyên vẹn. Đào thải theo trình tự thứ nhất khi nồng độ thấp (nửa đời sống 3 giờ) và bệnh nhân được lọc máu (nửa đời sống 2,5 giờ), khi methanol ở nồng độ cao thì được đào thải theo trình tự 0. Liều methanol gây chết rất khác nhau giữa các nguồn thông tin. 2. Độc tính của rượu đối với cơ thể: - Rất nhiều các tác giả đi sâu nghiên cứu và đã đưa ra các cơ chế gây ngộ độc. Trong cơ thể ethanol gây tác động lên rất nhiều cơ quan, chủ yếu theo 2 cơ chế chính: qua hệ thống TK và gây các rối loạn chuyển hoá. - Giống như thuốc mê bay hơi, Ethanol ức chế hệ thần kinh trung ương bằng cách hoà loãng trong màng lipid của tế bào và gây rối loạn chuyển hoá lipid. Tuy nhiên tác động lên màng chỉ thấy với nồng độ ethanol rất cao trên mức tác dụng dược lý và có thể thay đổi bởi nhiệt độ. 2.1.Độc tính đối với thần kinh: Rượu không phải là một chất kích thích mà là một chất làm suy giảm cả 2 quá trình hưng phấn và ức chế của thần kinh trung ương. Rượu gây ức chế TK thông qua ức chế các đường dẫn truyền. − Cơ chế dẫn truyền TK thông qua hệ cholinergic Acetylcholin bao phủ rộng trong hệ thống TK trung ương, tồn tại ở dạng bất hoạt. Có 2 hiệu quả tác động chính của Acetylcholin: + Trong hệ thống phó giao cảm, tim và những tuyến nội tiết: tác động muscarinique: nhịp tim chậm, tăng tiết dịch, co thắt thanh quản, co đồng tử + Trong hệ thống giao cảm và thần kinh cơ: tác động nicotinique: yếu cơ, giật thớ cơ, và rối loạn nhịp tim ở người ngộ độc rượu có sự giảm tổng lượng Acetylcholin − Dẫn truyền TK thông qua hệ GABA Trong hệ thống TK trung ương, luôn tồn tại các chất trung gian dẫn truyền TK có tác dụng dẫn truyền xung động giữa các neuron TK. Những chất đó là: acetylcholin, dopamin, noradrenalin, serotonin và GABA. Bình thường các chất này tồn tại ở trạng thái bất hoạt, khi có các kích thích chúng được giải phóng ở dạng hoạt động,di chuyển qua khe synap tác động đến các receptor đặc hiệu trên màng tế bào TK sau synap, gây thay đổi điện thế màng tế bào, mở các kênh dẫn ion tạo khử cực tế bào và gây tác dụng đặc hiệu. GABA là chất trung gian dẫn truyền thần kinh chính (cũng là chất trung gian của chuyển hoá năng lượng), tác dụng ức chế hệ thống não, có thể thấy mọi nơi trong não. Theo Ashok Jain nó còn là chất dẫn truyền TK cho tất cả các tế bào ức chế của tiểu não. - Dẫn truyền TK thông qua hệ NMDA Có 2 acid amin kích thích trong hệ thống TK trung ương được biết chính là aspartat và glutamat. Chúng giữ vai trò tái tạo synap, quá trình nhớ và phát triển của não. Glutamat giống như một mục tiêu chính của rượu, trong đó một receptor quan trọng là NMDA. Các nghiên cứu gần đây tập trung vào hiệu quả kích thích dẫn truyền TK thông qua hệ NMDA. Các thăm dò sinh học và lý sinh cho thấy ngộ độc cấp ethanol ức chế chức năng receptor NMDA và ngộ độc mạn tính ethanol tái hoạt các receptor này. Khi receptor NMDA gắn với glutamat, chúng trở thành hợp chất trung gian gây ngộ độc TK bằng cách tăng tính thấm với canci, mở các kênh ion của màng tế bào và điều hoà hoạt đông của neuron. 2.2.Các rối loạn chuyển hoá do rượu: Các rối loạn chính gồm: Toan chuyển hoá do lactic hay ceton, hạ đường huyết, hạ kali huyết, hạ magiê huyết, và tăng amylase huyết tương Những rối loạn luôn tồn tại với mức độ khác nhau, mức độ nhẹ thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu và mức độ nặng thường gặp ở những bệnh nhân ngộ độc rượu cấp không nghiện rượu. − Toan chuyển hoá do rượu: Có thể gặp toan lactic, toan ceton hoặc cả hai loại phối hợp. Xuất hiện trên người NĐRC do nôn, mất nước nhiều, dinh dưỡng kém trong thời gian dài. + Toan lactic: Cơ chế: .Giảm tiết insulin và tăng tiết glucagon do đói; .Tăng tỷ lệ NADH/ NAD + ; .Thiếu dịch do nôn, suy dinh dưỡng kéo dài. + Toan ceton: Cơ chế: .Do thiếu năng lượng và tăng tích trữ glycogen làm thúc đẩy giảm tiết Insulin và tăng tiết glucagon; .Tăng chuyển acid béo tự do vào trong tế bào gan do vậy thúc đẩy oxy hoá acid béo tạo Acetyl CoA rồi thành acetoacetat gây toan aceton. + Toan hỗn hợp: Acid lactic có thể cùng tham gia kết hợp với toan ceton do hiện tượng mất dịch. [...]... đọng tinh Formandehyde thể ở ống thận Mù mắt, a.Formic Phù đĩa thị III Lâm sàng 1 Triệu chứng lâm sàng: Ngộ độc rượu cấp là tình trạng nhiễm độc gây ra nhiều rối loạn thực thể và tâm thần Tình trạng ngộ độc cấp thường do uống quá nhiều Liều gây độc thay đổi tuỳ theo người liều này rất cao ở người nghiện rượu • Nếu uống dần có thể thấy các dấu hiệu xuất hiện lần lượt: − Giai đoạn kích thích + Bệnh nhân... trạng suy dinh dưỡng chung của toàn cơ thể 3 Chẩn đoán 3.1.Chẩn đoán xác định Việc chẩn đoán ngộ độc rượu thường dễ, chủ yếu dựa vào: − Tiền sử ăn uống có sử dụng rượu hoặc các chế phẩm có thành phần là rượu − Bối cảnh xẩy ra và tiền sử trước khi ngộ độc đã sử dụng rượu hoặc các chế phẩm có rượu − Mùi đặc trưng của rượu qua hơi thở hoặc mùi thối của acetaldehyd và sản phẩm chuyển hoá khác − Sự xuất hiện... có ứ đọng đờm dãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức Cuối cùng là toan chuyển hoá Viêm tuỵ cấp ở người ăn uống no say • Nếu uống ngay một lúc liều cao với mục đích tự tử, các dấu hiệu hô hấp sẽ xuất hiện sớm hơn phù phổi cấp sẽ xuất hiện đầu tiên • Các mức độ ngộ độc theo nồng độ rượu trong máu Nồng độ rượu trong máu Mức độ ngộ độc (mg/Dl) 50 Giảm khả năng tự kiềm chế, mất phối hợp nhẹ (0,5%) 100 (0,1%) 150... sớm 30 – 45 phút và cho thuốc lợi tiểu để thải trừ nhanh chóng Sử dụng than hoạt nếu nghi ngờ ngộ độc các chất kèm theo cùng rượu - Cung cấp glucose: Vai trò và chuyển hoá glucose ở người ngộ độc rượu đã được trình bày trong điều trị, mục đích là cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, các tác giả đều thống nhất cần cung cấp nhanh chóng và đầy đủ glucose theo đường tĩnh mạch + Glucose sẽ có hai tác dụng chính: Kích... Đường chuyển hoá (+) Tăng mức LACTAT Sơ đồ: Chuyển hoá khi suy kiệt Sơ đồ: Chuyển hóa khi ngộ độc rưọu Một số đặc điểm gây độc của rượu Ethanol Trọng Thời lượng gian đạt ph.tử Loại rượu đỉnh 46 Isopropyl 30-60’ 60 30-60’ Dấu hiệu đặc Nhiễm Nhiễm Ưc trưng Chất C.H toan ceton chế TKTƯ Acetaldehyde a.Acetic Aceton Ngộ độc + Viêm dạ dày-khí phế + + - + ++ ++ - + ++ - + quản Ethylen 62 glycol Methanol 32 4-12h... chuyển dịch nước qua màng tế bào Rượu làm cân bằng nhanh chóng nước hai phía màng tế bào: Cứ 1000mg/l rượu sẽ làm tăng thêm 22 mosm/l Sự tăng độ thẩm thấu máu này thường không gây biểu hiện lam sàng Tuy nhiên ở những bệnh nhân đờ đẫn hoặc hôn mê mà độ thẩm thấu máu tính qua nồng độ Natri, đường, urê lại thấp hơn độ thẩm thấu đo được, cần nghĩ đến ngộ độc rượu Các loại rượu độc như methanol hoặc ethanolglycol... giai đoạn sớm, mà thường sau vài giờ khi rượu chuyển hoá thành acid hữu cơ có độc dẫn tới toan chuyển hoá có khoảng trống anion cao − Toan chuyển hoá làm tăng khoảng trống anion thường do tích luỹ acid lactic hoặc các acid khác Bất kỳ bệnh nhân ngộ độc nào cũng nên kiểm tra khoảng trống anion Tăng khoảng trống anion kết hợp với tăng khoảng trống thẩm thấu gợi ý ngộ độc do methanol hoặc ethyen glycol, mặc... độ rượu trong máu tĩnh mạch tại giường Phương pháp này có độ đặc hiệu thấp nhưng có độ nhạy rất cao + FAEEs (Fatty acid ethyl esters): là một phương pháp có độ nhạy cao, có thể phát hiện được rượu , thậm chí sau khi chúng đã chuyển hoá hoàn toàn − Liều ngộ độc của Ethanol đã được định nghĩa bởi hội nghị National Safety là 100mg/Dl (nồng độ rượu trong máu), (~ 0,125% wt/vol hoặc 21,7 ml/l) Nồng độ rượu. .. t Beta hydroxybutyrat Cơ chế gây toan ceton trong ngộ độc rượu − Hạ glucose huyết Rượu ngăn cản trực tiếp bước đầu tiên trong quá trình tạo glucose bằng cách giảm giải phóng cortisol và giảm bài tiết GH do làm rối loạn chức năng hạ đồi yên Rượu có thể làm tăng bài tiết insulin gây hạ đường huyết Tình trạng dinh dưỡng kém Đặc biệt khi người bệnh uống rượu mà không được ăn uống Chế độ ăn kém Glycogen... tĩnh mạch 6 lần, 4h/lần - Tăng đào thải: Lọc máu (hemodialysis): - Loại bỏ có hiệu quả methanol, ethylenglycol và các chất chuyển hoá có độc tính và nên áp dụng cho hầu hết các ca ngộ độc các rượu này Lọc máu nếu áp dụng sớm có thể tránh được các di chứng do ngộ độc (khi bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng) Chỉ định khi: + Nồng độ methanol hoặc ethylen glycol ≥ 50mg/dL ở một bệnh nhân chưa có triệu . sàng 1. Triệu chứng lâm sàng: Ngộ độc rượu cấp là tình trạng nhiễm độc gây ra nhiều rối loạn thực thể và tâm thần Tình trạng ngộ độc cấp thường do uống quá nhiều Liều gây độc thay đổi tuỳ theo người độ nhẹ thường gặp ở những bệnh nhân nghiện rượu và mức độ nặng thường gặp ở những bệnh nhân ngộ độc rượu cấp không nghiện rượu. − Toan chuyển hoá do rượu: Có thể gặp toan lactic, toan ceton hoặc. thành acetone (80% lượng rượu) , do đặc điểm cấu trúc nên rượu này không được chuyển hoá tiếp thành axit, toan chuyển hoá không phải là biểu hiện của ngộ độc rượu này. Đào thải rượu isopropyl (20%

Ngày đăng: 12/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w