1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đồ dủng dạy học vật lý

4 409 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CHO MỘT SỐ THÍ NGHIỆMPHẦN QUANG HỌC LỚP 9 Phần QUANG HỌC trong VẬT LÝ 9 được phân phối với thời lượng 21 tiết, nội dung chính về sự khúc xạ ánh sáng, thấu kính hộ

Trang 1

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM CHO MỘT SỐ THÍ NGHIỆM

PHẦN QUANG HỌC LỚP 9

Phần QUANG HỌC trong VẬT LÝ 9 được phân phối với thời lượng 21 tiết, nội dung

chính về sự khúc xạ ánh sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ

Bộ thiết bị dạy học (TBDH) đã được trang bị có các dụng cụ thí nghiệm cho các bài học, tuy nhiên các TBDH đã có còn có một số nhược điểm và khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên và thực hành của học sinh, như :

+ Các thí nghiệm khó bố trí, lắp đặt

+ HS không thể khảo sát thực nghiệm trên thiết bị (không thể đo, vẽ theo yêu cầu trong thí nghiệm về thấu kính)

+ Đèn laze dùng trong thí nghiệm là nguy hiểm cho mắt HS, mau hỏng, khó sửa chữa thay thế, giá thành cao

+ Các thiết bị đã trang bị hầu hết đã hỏng hoặc không còn độ chính xác cần thiết

Có thể làm thêm một số dụng cụ giúp HS tiến hành thí nghiệm và học tốt hơn như sau :

- Các khối mi ca trong suốt : thay cho hộp nước, thấu kính.Các khối mica được cắt theo dạng bản song song, tiết diện thẳng các thấu kính (hình vẽ), mài thật nhẵn để ánh sáng đi qua không bị tán xạ

- Nguồn sáng : dùng các đèn phát một hoặc ba chùm sáng hẹp đã được trang bị trong bộ TBDH ( phải làm lại cho khe sáng hẹp hơn và không bị nhiễu do sự phản sáng vì nước sơn bóng từ trong hộp)

- Màn hứng : dùng các loại giấy viết thông thường (tốt nhất là giấy không kẻ ô) MỘT SỐ THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm I : (Hiện tượng khúc xạ ánh sáng)

Thí nghiệm như SGK thì HS phải khảo sát chùm tia sáng qua hai môi trường không khí và nước Thiết bị đặt thẳng đứng khó chỉnh, dễ đổ nước, khó quan sát chùm tia khúc xạ IK

Cải tiến : Khảo sát chùm tia sáng đi từ không khí vào khối mica trong suốt và ngược lại Thiết bị đặt nằm ngang trên mặt bàn, HS dễ quan sát thực hành theo nhóm,

vẽ và đo góc tới, góc khúc xạ.(Các hình minh họa được chụp bằng webcam nên không

rõ lắm)

Trang 2

Thí nghiệm II: (thấu kính hội tụ )

S

I N

Khối mi-ca

Trang 3

Bố trí thí nghiệm như SGK khó chính xác vì phải dùng hai màn hứng để hứng chùm tia tới song song và chùm tia ló hội tụ( hai màn này khó lắp cho đồng phẳng), HS không tiến hành khảo sát được sự hội tụ của các tia ló

Cải tiến : chiếu chùm sáng song song qua khối mica trong suốt có dạng tiết diện thẳng của thấu kính hội tụ đặt trên tờ giấy phẳng đặt trên bàn, HS dùng bút đánh dấu và

vẽ chùm tia tới, chùm tia ló và xác định được tiêu điểm , tiêu cự của thấu kính ngay trên hình

Tương tự cho thí nghiệm đối với thấu kính phân kỳ

Kết quả thí nghiệm của nhóm HS

Trang 4

Thí nghiệm theo sách giáo khoa Thí nghiệm cải tiến

Kết quả thí nghiệm của nhóm HS

Ngày đăng: 12/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w