1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI GIAI ĐOẠN 2010-2015

49 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 568 KB

Nội dung

được kết nối Internet, chiếm 46,5% tổng số trường tạo điều kiện cho giáoviên, cán bộ quản lý cập nhật kiến thức mới qua mạng.Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN khôngn

Trang 1

Tp Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 6 năm 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON

CHO TRẺ EM NĂM TUỔI GIAI ĐOẠN 2010-2015

PHẦN MỞ ĐẦU

-Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáodục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảmthẩm mỹ của trẻ em Việt Nam Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm,càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo.Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua Chương trình GDMN sẽ lànền tảng cho việc học tập sau này

Những công trình nghiên cứu khoa học về sinh lý, tâm lý học xã hộiđều khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển cótính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệtrong tương lai

Đến 5 tuổi, trẻ em bắt đầu có nhu cầu khám phá, tìm hiểu tiếp thu kiếnthức phổ thông với hoạt động chủ đạo là học tập Đó là hoạt động hoàn toànmới mẻ đối với trẻ, ít giống với hoạt động vui chơi Điều đó đòi hỏi trẻ emnăm tuổi phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về tâm thế để thích nghi vớimột giai đoạn mới

Các nghiên cứu định lượng ở Mỹ và Liên minh Châu Âu cho rằngviệc đầu tư cho giáo dục mẫu giáo vừa có hiệu quả cao nhất (tỷ lệ thu hồicao nhất so với các cấp học khác), vừa giải quyết tốt hơn vấn đề công bằng

xã hội Vì vậy, hiện nay ở phần lớn các nước Châu Âu, giai đoạn giáo dục

Trang 2

bắt buộc đã kéo dài thêm một năm, đó là năm mẫu giáo trước khi vào tiểuhọc.

Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều nhấnmạnh nhiệm vụ “chăm lo phát triển giáo dục mầm non” Thủ tướng Chínhphủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người

2003 - 2015” với mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành một nămgiáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị đi học tiểu học

Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015nêu rõ: Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗtrợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá,tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn

xã hội tham gia phát triển GDMN Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các vùng cóđiều kiện kinh tế xã hội khó khăn; từng bước thực hiện đổi mới nội dung,phương pháp GDMN, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt chotrẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục

Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện các chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước về phát triển GDMN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế,chưa đáp ứng được mục tiêu mong đợi Trẻ em năm tuổi chưa được chuẩn bịđầy đủ về kỹ năng, thể lực, về tâm lý sẵn sàng đi học Đó là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng yếu kém của các cấp học sau

Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII về chủ trương,định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từnăm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, xác định: “Nhà nước tiếptục tăng đầu tư và cơ cấu lại chi ngân sách cho các mục tiêu của giáo dục vàđào tạo Ưu tiên ngân sách cho phổ cập giáo dục tiểu học miễn học phí; phổcập trung học cơ sở và phổ cập GDMN 5 tuổi, trước mắt còn có thu học phí,

Trang 3

vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có kỹ năng, thể chất vàtrí tuệ sẵn sàng vào lớp 1

Phần I : KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GDMN

A Những kết quả đạt được

1 Phát triển mạng lưới trường lớp và quy mô

1.1 Mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân

bố đến hầu hết các địa bàn dân cư, các vùng miền trong cả nước, đáp ứngphần lớn nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non

Năm học 2008-2009 cả nước đã có 12.336 trường mầm non, tăng 297trường so với năm học trước Trong đó có 6.866 trường công lập, chiếm tỷ lệ55,5%; 5.500 trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ 44,5% (gồm 4.140 trườngbán công, 500 trường dân lập và 850 trường tư thục)

1.2 Quy mô GDMN ổn định và phát triển, số trẻ đến nhà trẻ ổn định,trẻ mẫu giáo ra lớp tăng; đặc biệt trẻ em năm tuổi ra lớp tăng nhanh Nămhọc 2008-2009, tổng số trẻ đến trường, lớp là 3.628.114 cháu, tăng 201.534trẻ so với năm học trước, trong đó số trẻ đến nhà trẻ và trường mầm non đạt20%, trẻ mẫu giáo đạt 79%, riêng trẻ em năm tuổi đã từng ra lớp là1.319.000 cháu, đạt 98,6% số trẻ em trong độ tuổi, bao gồm cả số cháu chỉhọc 36 buổi trong hè và lớp ghép dự thính với tiểu học, ước tính khoảng6,9%

Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, số trẻ đến các trường mầm non luôn ởmức cao: trẻ độ tuổi nhà trẻ đến nhóm lớp đạt từ 40,9% - 64,6% , tỷ lệ trẻđến lớp mẫu giáo đạt từ 93-98%, trẻ em năm tuổi ra lớp xấp xỉ 100% Cáctỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long huy động 5,7% trẻ độ tuổi nhà trẻ, 59%trẻ độ tuổi mẫu giáo và từ 93-95% trẻ em năm tuổi ra lớp Các tỉnh vùng núi

và Trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng khác đều có nhiều nỗ lực đưatrẻ đến trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi trẻ của nhân dân

2 Chất lượng chăm sóc GDMN

GDMN đã đẩy mạnh việc triển khai đổi mới hình thức tổ chức chămsóc, giáo dục trẻ và thực hiện các chuyên đề giáo dục lễ giáo, âm nhạc, tạo

Trang 4

hình, phòng chống suy dinh dưỡng, làm quen với chữ cái, nâng cao chấtlượng cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết, làm quen với toán, để nângcao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Chương trình GDMN thí điểm được thực hiện từ năm 2006 tại 48trường mầm non của 20 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cảnước Nhiều địa phương đã mở rộng diện thực hiện thí điểm cho nhiềunhóm, lớp tại các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và các trường trọngđiểm cấp tỉnh, huyện, tạo chuyển biến tốt trong việc nâng cao chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ Cuối năm học 2008-2009 cả nước có 25.800 nhóm,lớp thực hiện chương trình GDMN thí điểm, trong đó có hơn 10.000 lớp với254.000 trẻ, chiếm 25% số lớp và 19,2% số trẻ mầm non năm tuổi Năm học2009-2010, Chương trình GDMN mới đã được triển khai đại trà trên cả nước

ở những nơi có điều kiện

Ở những nơi chưa có điều kiện, bao gồm hầu hết vùng nông thôn vàcác vùng khó khăn, tiếp tục thực hiện các loại chương trình chăm sóc, giáodục trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với điều kiện cụ thểcủa từng địa bàn Năm học 2008-2009 có 21.300 lớp mẫu giáo 5 tuổi với738.000 trẻ, chiếm 53% số lớp và 56% số trẻ thực hiện “Chương trình chămsóc, giáo dục mẫu giáo 3 đến 6 tuổi”

Vùng miền núi và đồng bào dân tộc sử dụng “Chương trình 26 tuầncho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chưa qua lớp 3-4 tuổi” đối với 8001 lớp, với 280.000trẻ, chiếm 19,8% số lớp và 21,2% số trẻ được học Một số vùng khó khăn,

sử dụng “Chương trình 36 buổi” trong dịp hè cho trẻ mầm non năm tuổichưa qua bất cứ lớp mẫu giáo nào (có 771 lớp với 19.300 cháu, chiếm tỷ lệ2% số lớp và 1,5% số trẻ ra lớp) Các lớp có trẻ em đồng bào dân tộc sửdụng thêm tài liệu làm quen tiếng Việt, hiện có 6.722 lớp tăng cường tiếngViệt cho 168.000 trẻ em vùng dân tộc thiểu số (16,8% số lớp)

Đến năm học 2008-2009 có 2.376.813 trẻ được tổ chức ăn bán trú tạitrường, chiếm 65.5%, tăng 21.310 trẻ Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 7,5% ở nhàtrẻ và 6,9% ở mẫu giáo, giảm so với năm học trước 0,8% ở nhà trẻ và 1,2%

ở mẫu giáo

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

và quản lý của các trường mầm non được đẩy mạnh Hiện tại, đã có 9.070trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều phần mềm sángtạo vào công tác tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, 5.700 trường

Trang 5

được kết nối Internet, chiếm 46,5% tổng số trường tạo điều kiện cho giáoviên, cán bộ quản lý cập nhật kiến thức mới qua mạng.

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN khôngngừng được cải thiện Tû lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm nontoàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1% Phần lớn các cháu mẫugiáo 5 tuổi học tại các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường trọngđiểm và những nơi có điều kiện đều được chuẩn bị các kỹ năng, trẻ tự tin,hứng thú khám phá, nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập ở tiểuhọc

3 Phát triển đội ngũ giáo viên

Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ giáo viênđược đẩy mạnh, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng độingũ giáo viên và cán bộ quản lý, tập trung nguồn lực mở rộng nhiều hìnhthức đào tạo mới, liên kết với các trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ đểchuẩn hoá, nâng chuẩn; tổ chức bồi dưỡng về đổi mới phương pháp, cậpnhật kiến thức cho giáo viên phù hợp với điều kiện của địa phương Một sốtỉnh, thành phố có điều kiện đã hỗ trợ và tổ chức tham quan học tập trong vàngoài nước cho cán bộ và giáo viên

Đến nay đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩntrung cấp sư phạm mầm non trở lên, trong đó 28% trên chuẩn và có khoảng60% đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định

Hầu hết giáo viên mầm non có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm,tận tụy, tâm huyết, yêu nghề, yêu trẻ, sáng tạo trong công tác quản lý vàchăm sóc, giáo dục trẻ, luôn có ý thức học tập để hoàn thành nhiệm vụ

Điều kiện học tập và làm việc, các chế độ chính sách về tiền lương,bảo hiểm, khen thưởng và các quyền lợi khác cho đội ngũ giáo viên mầmnon ngoài công lập được các địa phương ngày càng quan tâm, từng bước cảithiện thu nhập, ổn định đội ngũ

4 Ngân sách và cơ sở vật chất trường học

Trang 6

Giai đoạn 2001-2008, ngân sách cho GDMN trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo đã được tăng lên Chi ngân sách nhà nước cho GDMN từ 1.359

tỷ đồng (6,88%) năm 2001 lên 2.550 tỷ đồng (7,31%) năm 2004, 4.096 tỷ đồng (7,47%) năm 2006 và đạt 6.920 tỷ (8,5%) vào năm 2008 () Ngân sách nhà nước đảm bảo phần chủ yếu, cùng các nguồn đóng góp của nhân dân để phát triển quy mô, củng cố và cải thiện cơ sở vật chất trường học và từng bước nâng cao chất lượng GDMN.

Cơ sở vật chất trường, lớp học của GDMN được cải thiện đáng kể Nhiều phòng học được xây dựng mới, số phòng học kiên cố và bán kiên cố không ngừng tăng lên, từng bước xóa dần các phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm và phòng học mượn Năm học 2008-2009, cả nước đã có trên 130.000 phòng học, trong đó có 48.200 phòng học kiên cố (chiếm tỷ lệ 37%), 54.000 phòng bán kiên cố (42%) Năm năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; cải tạo, củng cố và xây dựng 26.500 sân chơi ngoài trời, trang bị các thiết

bị đồ chơi bổ ích cho 16.000 sân chơi trong các trường mầm non Từng bước xây dựng và trang bị khu bếp đạt tiêu chuẩn quy định ở các trường, lớp bán trú; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho GDMN đã được quan tâm đầu tư, hiện có trên 9.000 trường đã trang

bị 25.000 máy vi tính và nối mạng cho gần 6.000 trường, tạo điều kiện cho trẻ em học tập khám phá và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có điều kiện trao đổi, cập nhật kiến thức GDMN qua mạng.

Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được các tỉnh,thành phố quan tâm đầu tư, có bước phát triển nhanh Trong 4 năm qua (từ2006- 2009), bình quân hàng năm tăng 250 trường mầm non đạt chuẩn quốcgia Năm học 2008-2009 toàn quốc có 1.644 trường chuẩn quốc gia, chiếmhơn 13,2% cơ sở GDMN, tạo nên một diện mạo mới cho GDMN So với cảnước, các tỉnh Bắc bộ có tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia caonhất, bình quân chiếm 28% tổng số cơ sở GDMN của vùng, một số tỉnh đạthoặc gần đạt tỷ lệ quy định tại Quyết định số 149/2006/TTg cho năm 2010

là Bắc Ninh 50% số cơ sở GDMN, Vĩnh Phúc 46,5%; tiếp theo là các tỉnhBắc Trung bộ có tỷ lệ bình quân toàn vùng là 20%, trong đó một số tỉnh đạttương đối cao là Hà Tĩnh 30,3%, Nghệ An 23,6%

Công tác xã hội hóa hoạt động GDMN được đẩy mạnh Nhiều tỉnh,thành phố đã nghiên cứu chuyển đổi loại hình trường mầm non phù hợp vớiđiều kiện của địa phương: TP Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội đã chuyểnnhiều trường mầm non bán công trên địa bàn thành phố sang công lập, chophép các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển GDMN Cáctỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lào Cai, , đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tư nhân đầu tư xây dựng các trường mầm non tư thục Đếncuối năm học 2008-2009 đã có 5.999 trường mầm non ngoài công lập, trongtổng số 12.190 trường mầm non cả nước (chiếm 49,2%)

Trang 7

Nhân dân đóng góp xấp xỉ 50% chi phí hoạt động tại các trường mầmnon bán công, dân lập và xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Năm 2008 đã huy động đóng góp từ nguồn ngoài ngân sách hơn 600 tỷ choGDMN, chiếm gần 1/3 kinh phí xây dựng mới, cải tạo sửa chữa và trang bịcho trường, lớp mầm non

Phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phát triển sâu rộng trong các cơ sở GDMN, lôi cuốn sự tham gia của nhân dân, các đoàn thể góp sức cùng đội ngũ giáo viên

đã bổ sung trang bị thiết bị, đồ chơi ngày càng phong phú phục vụ cho hoạt động dạy và học

B Một số hạn chế, yếu kém

1 Mạng lưới trường lớp, quy mô trẻ đến trường

- Mạng lưới trường, lớp, mầm non chưa đủ để huy động trẻ ra lớp đồngđều giữa các vùng, miền, cơ hội đến trường của trẻ em miền núi vùng sâu,vùng xa còn bị hạn chế Năm học 2008-2009, vẫn còn khoảng 15% số xã chỉmới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lậpđặt ở trung tâm xã, vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mởlớp mẫu giáo Ở một số tỉnh, thành phố, việc xây dựng quy hoạch các khudân cư, khu đô thị chưa gắn với quy hoạch đất đai để xây dựng trường, lớpmầm non đã dẫn đến tình trạng, một số trẻ em ở lứa tuổi mầm non ở đâykhông được đến trường

- Tỷ lệ huy động trẻ đến trường chưa đồng đều giữa các vùng, miền.Việc huy động trẻ đến trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bàodân tộc còn gặp nhiều khó khăn và đạt thấp Theo thống kê chưa đầy đủ,năm học 2008- 2009, vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi

5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp, chiếm 63% (141.330/ 221.780),còn 37% trẻ em dân tộc thiểu số độ tuổi 5 tuổi không được đến trường chủyếu là do thiếu trường, lớp học

2 Chất lượng chăm sóc GDMN

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khókhăn còn thấp, phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số chưa đảm bảo được vốntiếng Việt cần thiết để lĩnh hội kiến thức ở bậc học phổ thông Năm học2008-2009 có 19,8% số lớp mẫu giáo (8.001/ 40.297) với 280.000 cháu(21,2%) chỉ học 1 buổi/ ngày với Chương trình 26 tuần cho trẻ mẫu giáo 5tuổi không được học mẫu giáo 3-4 tuổi; vùng khó khăn, vùng dân tộc có 770lớp với gần 20.000 trẻ em (2,0%) chỉ học Chương trình 36 buổi dành cho trẻ

Trang 8

chưa qua bất cứ lớp mầm non, mẫu giáo nào Cả nước có 22,8% số cháumẫu giáo 5 tuổi (trên 300.000 cháu) thuộc 29 tỉnh chỉ thực hiện Chươngtrình 26 tuần và Chương trình 36 buổi, không có điều kiện thực hiện đầy đủChương trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo 3-6 tuổi, làm cho chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi diện đại trà còn thấp Do vậy, việc tách lớp

để thực hiện chương trình mầm non 5 tuổi riêng tại các vùng nông thôn,vùng khó khăn, để trẻ được tham gia đủ một năm giáo dục mầm non là hếtsức cần thiết

Khó khăn về trường, lớp, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đã tạo ra

sự phân cực lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa vùng dân tộcthiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn với thành thị và những nơithuận lợi về kinh tế - xã hội

Chương trình chăm sóc GDMN mới đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

ký ban hành tại thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009,nhằm đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp chăm sóc GDMN Tuynhiên, các điều kiện để triển khai đại trà (như đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị

đồ chơi đồng bộ) đặc biệt đối với nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng

xa còn gặp rất nhiều khó khăn

Chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em miền núi, vùng cao, vùngdân tộc chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh để ban hành chính thức nhằm đápứng yêu cầu tăng cường tiếng Việt của trẻ em tại vùng này

3 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN còn thiếu về số lượng,yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay

Năm học 2008-2009, cả nước có 183.433 giáo viên, trong đó có 15.461 giáo viên chưa đạt chuẩn () chiếm tỷ lệ gần 10% Tuy tỷ lệ giáo viênđạt chuẩn đào tạo khá cao, nhưng phần lớn giáo viên được đào tạo chắp vá,qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo, nên năng lực thực tế chưa tương thíchvới trình độ đào tạo Giáo viên dạy ở các vùng dân tộc miền núi có 11.000người nhưng đa số chưa biết tiếng dân tộc, trong khi số giáo viên người dân

tộc thiểu số chiếm tỷ lệ không đáng kể (5,1%)

Mặt khác, do đời sống khó khăn, nhiều giáo viên bỏ nghề, làm cho độingũ giáo viên mầm non không ổn định và thường xuyên thiếu Cuối năm học2008-2009 còn thiếu là 24.960 giáo viên mầm non, trong đó chủ yếu là vùng

sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Trang 9

Đội ngũ giáo viên mầm non hiện tại, phần lớn thiếu cập nhật thôngtin, chậm đổi mới phương pháp, khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trìnhGDMN mới rất hạn chế

Chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý GDMN cònnhiều bất hợp lý, chưa tạo ra được động lực để giáo viên tự rèn luyện vềphẩm chất, nâng cao năng lực chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở GDMN Đặcbiệt, đối với 56% giáo viên ngoài biên chế (102.730/183.443 giáo viên)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýchậm được đổi mới, chất lượng thấp Các trường sư phạm đào tạo giáo viênmầm non đang phải đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng đào tạo với năng lực còn rất hạn chế Việc mở các khoađào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng, đại học ở một số trường sưphạm khi chưa đủ những điều kiện cần thiết trong những năm qua đã vàđang bộc lộ nhiều bất cập Không ít giảng viên có chuyên môn không phùhợp với GDMN nhưng phải tham gia đào tạo giáo viên mầm non trong nhiềutrường trung cấp, cao đẳng sư phạm, công tác bồi dưỡng giảng viên chưađáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDMN và đòi hỏi nâng cao chấtlượng của thời kỳ hội nhập, do đó chất lượng đào tạo giáo viên mầm nonchưa được cải thiện

Nội dung chương trình đào tạo của các trường sư phạm đào tạo giáoviên mầm non chậm đổi mới, ít gắn với thực tiễn chỉ đạo của các cơ quanquản lý GDMN, các trường sư phạm chưa có chương trình dạy tiếng dân tộccho giáo viên công tác tại vùng dân tộc Một bộ phận sinh viên ra trườngchưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đang đổi mới của GDMN hiện nay

4 Ngân sách và cơ sở vật chất GDMN

Ngân sách nhà nước chi cho GDMN còn thấp, chưa đạt tỷ lệ theo quyđịnh tại Thông tư liên tịch số 05/2003/ TTLT- BGD&ĐT-BNV-BTC (ngânsách chi cho GDMN ít nhất là 10% ngân sách giáo dục thường xuyên) Trêntoàn quốc, cơ cấu ngân sách nhà nước theo cấp học cho mầm non chỉ đạt7,31% vào năm 2004, 7,47% năm 2006 và 8,5% vào năm 2008 Chưa có dự

án, chương trình mục tiêu quốc gia dành để giải quyết nhiệm vụ riêng củaGDMN

So sánh tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho GDMN ở một sốnước, cho thấy tỷ lệ chi cho GDMN Việt Nam là: nhà nước 38,6%, gia đìnhchi trả là 61,4% Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho GDMN Việt Nam thấphơn so với mức bình quân các nước phát triển - OECD (nhà nước chi trả80%, gia đình trả 20%) và nhóm các nước mới phát triển (nhà nước trả65,8%, gia đình chi trả 34,2%) ()

Trang 10

Tỷ lệ phòng học kiên cố của GDMN còn thấp (chỉ đạt 37%) Trong số28.500 phòng học của lớp mầm non 5 tuổi hiện tại chỉ có 13.960 phòng họcđược xây kiên cố Số còn lại có 2.632 phòng học tạm, 789 phòng tranh trenứa lá, 5.761 phòng học nhờ nhà dân và đình chùa Việc phát triển giáo dụcmầm non 5 tuổi trong những năm tới, trên cơ sở số phòng học đã có, cần tiếptục bổ sung xây dựng các phòng mới cho nhu cầu tăng thêm, đồng thời xâydựng các phòng học kiên cố thay thế phòng tranh tre, nứa, lá, phòng học tạm

và phòng học mượn hiện nay, mới có thể đáp ứng nhu cầu đưa trẻ em mầm

non 5 tuổi đến trường trong các năm 2012 - 2015

Sau 7 năm thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg và 3 năm thựchiện Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vẫn có tới

40 tỉnh, thành phố, tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia dưới 10%.Phần lớn các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc, tỷ lệ trường mầm nonđạt chuẩn rất thấp, có 7 tỉnh dưới 2% hoặc xấp xỉ 2% trong tổng số trường

mầm non hiện có ()

C Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

1 Nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền các cấp, của các bậc cha

mẹ, của xã hội về vai trò, vị trí của GDMN, đặc biệt là mầm non năm tuổi,chưa thấy hết ý nghĩa của việc liên thông, đồng bộ phát huy hiệu quả vàcông bằng của GDMN với Giáo dục phổ thông trong giáo dục suốt đời nóichung, dẫn đến chưa quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích của trẻ em Chưa

có chính sách ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển GDMN nói chung

và GDMN cho trẻ em năm tuổi nói riêng

2 Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển GDMN nói chung và phát triểnGDMN cho trẻ em năm tuổi nói riêng trong nhiều năm qua chưa đổi mới vàchưa theo kịp yêu cầu

3 Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về năng lựcchuyên môn nghiệp vụ; chậm đổi mới phương pháp, thiếu cập nhật kiếnthức

4 Tuy quan điểm phát triển GDMN đã được xác định rõ trong nhiềuvăn kiện của Đảng và Nhà nước, nhưng Nhà nước chưa bố trí được nguồnvốn riêng để thực hiện, dẫn đến thiếu cơ sở vật chất là nguyên nhân trực tiếplàm cho chất lượng giáo dục GDMN nhìn chung còn yếu kém Nhiều nơi dokhó khăn về trường, lớp và cơ sở vật chất, nên nhiều trẻ em năm tuổi không

Trang 11

được đến lớp, hoặc đến nhưng chỉ học 1 buổi và với chương trình rút gọn,chương trình 36 buổi, trẻ không được chăm sóc, nuôi dạy một cách chu đáo.

TRẺ EM NĂM TUỔI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

1 Quan điểm chỉ đạo

- Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầmnon, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đầu

tư các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùngsâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lậpkiên cố, đạt chuẩn

- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiênhàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1đối với tất cả các vùng miền trong cả nước

- Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non

là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội Đẩymạnh xã hội hoá với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và giađình để phát triển giáo dục mầm non

- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm nontheo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáodục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục

2 Mục tiêu

2.1 Mục tiêu chung

Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để

thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị

tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi

học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 12

- Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp đảm bảo đến năm 2015, có95% số trẻ em năm tuổi được học 2 buổi/ngày; 70% số trẻ 3-4 tuổi đến lớp

mẫu giáo và 25% số trẻ đến nhà trẻ

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm nonnăm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, phấn đấu đến năm 2015 có 100%trẻ tại các cơ sở GDMN được học Chương trình GDMN mới, chuẩn bị tốttâm thế cho trẻ vào học lớp 1

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm

non, bảo đảm 100% giáo viên dạy trẻ em năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạovào năm 2010, phấn đấu đến 2015 có 50% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng

sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độkhá

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi chocác lớp mầm non năm tuổi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Xây dựng trườngmầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo, làm mô hình mẫu và lànơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ GDMN

- Đưa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi từ 55%

năm 2010 lên 85% năm 2012 và 100% năm 2015

3 Điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi

3.1 Điều kiện phổ cập

- Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn;

- Trường, lớp có bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện Chương trìnhGDMN mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơiứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính để học tập;

- Đủ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trung cấp sư phạm mầmnon trở lên; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thangbảng lương giáo viên mầm non;

- Trẻ em trong các cơ sở GDMN được hưởng các chế độ, chính sáchtheo quy định hiện hành, được chăm sóc giáo dục theo Chương trình GDMNmới, trẻ em dân tộc được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1

Trang 13

3.2 Tiêu chuẩn phổ cập

- Đối với xã, phường, thị trấn: Đảm bảo các điều kiện về giáo viên, cơ

sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường, lớp mầm non nămtuổi;

+ Huy động 95% trở lên số trẻ em tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85%

số trẻ trong độ tuổi được học 2 buổi/ ngày trong một năm học (9 tháng) theochương trình GDMN mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư

số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009; ở vùng đặc biệt khókhăn và vùng dân tộc ít người, trẻ được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1;

+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: Đạt từ 90% trở lên;

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 10%;

- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Bảo đảm90% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em nămtuổi;

- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bảo đảm 100% sốhuyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ emnăm tuổi

Phần III: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương phổ cập GDMN cho trẻ

em năm tuổi trong các cấp, các ngành, trong toàn xã hội và các bậc cha mẹ,làm cho mọi người nhận thức rõ phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi cóchất lượng là thể hiện tính ưu việt của của chế độ ta trong giáo dục và chămsóc trẻ em, là quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng, để nhận được sự hưởngứng, giúp đỡ từ phụ huynh, nhân dân và các ngành, các cấp, các tổ chức kinhtế- xã hội

Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khácnhau như: xuất bản phẩm, băng hình, thông qua báo, đài Trung ương và địaphương, các hội nghị, hội thảo để phổ biến các nội dung của đề án Phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tạo điều kiện cho các tổ chức, tổ

Trang 14

chức xã hội - nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

2 Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp

Hàng năm, huy động hầu hết trẻ em năm tuổi đến lớp mẫu giáo đểthực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ ngày, duy trì và giữ vững số trẻ dưới

năm tuổi đến các cơ sở GDMN dưới nhiều hình thức Đến năm 2015, quy

mô trẻ mầm non năm tuổi đến lớp của cả nước là 1.378.707 Trong đó, cônglập là 1.097.766 chiếm tỷ lệ 79,6%; ngoài công lập là 280.941 chiếm 20,4%(Phụ lục- Biểu 1) Bảo đảm 70% số trẻ 3 đến 4 tuổi đến lớp mẫu giáo và25% số trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ;

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm,

để chỉ đạo thực hiện Hàng năm đưa kết quả việc thực hiện phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức

cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hóa và đơn vị vănhóa Cấp uỷ, chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho các tổ chức,đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các gia đình đưa trẻ em năm tuổiđến trường, lớp học 2 buổi/ ngày

- Hỗ trợ trẻ năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường

trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bịtàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theoquy định của nhà nước 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duytrì bữa ăn trưa tại trường; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại các trườngmầm non tư thục được nhà nước hỗ trợ một phần học phí, nhằm tăng tỷ lệhuy động trẻ đên trường

- Phát huy các sáng kiến của nhân dân, cộng đồng, động viên các bậcphụ huynh đăng ký đưa trẻ đến trường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ em năm tuổi

- Tổ chức các loại hình trường lớp phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ em nămtuổi được đến trường: Các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, hải đảo cáctỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, 100% số trẻ

em năm tuổi được học tại các trường công lập từ năm 2010 Vùng nông thônđồng bằng, phần lớn trẻ em được học tại các trường công lập có thu học phí

Trang 15

Duy trì, giữ vững số trẻ dưới 5 tuổi ra lớp công lập không thấp hơn mức hiện

có, phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện

- Các thành phố, thị xã, thị trấn huy động 100% trẻ em năm tuổi đếnlớp; trong đó đa số trẻ được học tại các trường công lập có thu học phí; một

bộ phận trẻ (khoảng 40% số trẻ) học tại các trường ngoài công lập Giữvững số trẻ dưới năm tuổi công lập ra lớp không thấp hơn mức hiện có

Khuyến khích các tỉnh, thành phố có điều kiện và khả năng thực hiệnphổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trước năm 2012, tập trung nâng caochất lượng, đồng thời từng bước phát triển mầm non dưới năm tuổi nhằmđáp ứng nhu cầu gửi trẻ của của nhân dân

3 Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN

- Triển khai thực hiện đại trà Chương trình GDMN mới đối với39.400 lớp mầm non năm tuổi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáodục trẻ Chấm dứt việc dạy Chương trình 36 buổi hoặc dạy trước Chươngtrình lớp 1 cho trẻ mầm non năm tuổi

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dụcmầm non, phấn đấu đến 2015 có ít nhất 30% số trường mầm non được tiếpcận với tin học, ngoại ngữ

- Xây dựng chương trình, tài liệu chuẩn bị tiếng Việt cho các lớp mầmnon 5 tuổi người dân tộc thiểu số (Phụ lục- biểu 3, năm 2015)

- Ban hành và hướng dẫn sử dụng bộ Chuẩn phát triển trẻ em nămtuổi

4 Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN

4.1 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu Phổ cập và thực tiễn đổi mới GDMN

Đến năm 2015, đảm bảo đủ giáo viên dạy lớp mầm non năm tuổi theođịnh mức quy định là 2 giáo viên/lớp (bình quân 1 lớp 35 trẻ) với tổng sốgiáo viên là 78.780 người, trong đó giáo viên ngoài công lập là 16.050chiếm khoảng 20%; đội ngũ cán bộ quản lý là 9.450 người, trong đó công

Trang 16

lập 7.530 người chiếm 83% (PL- Biểu 2-Dự báo giáo viên và CBQL giaiđoạn 2009-2015 toàn quốc).

- Từ 2010-2015 đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới 22.400 giáo viên,trong đó đào tạo để đạt chuẩn và trên chuẩn cho 11.300 giáo viên, đào tạo đểtuyển mới 11.100 giáo viên để bổ sung dạy lớp mầm non năm tuổi

Tăng tỷ lệ giáo viên người dân tộc, cử tuyển khoảng 2.000 giáo viêncho các vùng khó khăn với nguồn tuyển tại các trường phổ thông dân tộc nộitrú, học sinh đã tốt nghiệp THPT tại các thôn, bản

- Xây dựng và mở rộng mô hình dạy tiếng dân tộc cho giáo viên côngtác tại các vùng có đồng bào dân tộc, có học phần dạy tiếng dân tộc cho giáosinh cử tuyển trong các trường sư phạm

- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán

bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện chươngtrình GDMN mới Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viênngười dân tộc

4.2 Xây dựng chính sách hợp lý và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách cho đội ngũ giáo viên và bộ quản lý

- Nhà nước hỗ trợ ngân sách để thực hiện trả lương cho giáo viên vàcán bộ quản lý ở các các cơ sở GDMN dân lập theo thang bảng lương vànâng lương theo định kỳ Các cơ sở GDMN tư thục bảo đảm chế độ lươngcho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở GDMN công lập, dân lập và thựchiện đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định hiện hành

- Có chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên đến công tác tại các

vùng khó khăn nhằm đảm bảo chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em nămtuổi tại các vùng này

- Khuyến khích các địa phương thực hiện cơ chế học phí mới, tăngnguồn thu hợp pháp ở những nơi thuận lợi, cha mẹ trẻ có khả năng chi trả để

thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non dạy trẻ dưới năm tuổi.

5 Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách cho các lớp mầm non năm tuổi

5.1 Xây dựng đủ phòng học cho mầm non năm tuổi

Trang 17

Xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi ở các xã vùngkhó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, bao gồm các xã thựchiện chương trình giảm nghèo của chính phủ từ ngân sách nhà nước Đảmbảo tất cả các xã khó khăn và vùng dân tộc đều có trường với quy mô ít nhất

3 lớp ở trung tâm và các điểm lớp lẻ có phòng học được xây kiên cố theohướng chuẩn hóa

Thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học; xây dựng nhà công vụ cho

giáo viên vùng khó khăn và các công trình phụ trợ bảo đảm điều kiện chămsóc giáo dục trẻ trong các trường, lớp mầm non năm tuổi Từ 2009 đến 2012

kiên cố hóa 11.000 phòng học, (xây mới và nâng cấp từ nguồn kiên cố hóa);

phòng chức năng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều lệ trường mầmnon, bảo đảm có khoảng 39.400 phòng học vào năm 2015 cho lớp mầm nonnăm tuổi

Xây dựng tại 62 huyện khó khăn trong danh mục tại Nghị quyết số30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và 24 huyện miềnnúi của 6 tỉnh giáp Tây Nguyên: Mỗi huyện có 1 trường mầm non đạt chuẩnquốc gia theo mức độ I, làm mô hình và là nơi tập huấn, trao đổi kinhnghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho GDMN miền núi khó khăn

5.2 Đảm bảo đủ thiết bị và đồ chơi để thực hiện Chương trình GDMN mới, nâng cao chất lượng GDMN cho trẻ em năm tuổi

Xây dựng và cung cấp 1 lần khoảng 39.400 bộ thiết bị tối thiểu chocác lớp mầm non năm tuổi để thực hiện Chương trình GDMN mới và bộ nộithất dùng chung cho các lớp học, cung cấp đủ số thiết bị cho các nhóm/ lớpdưới năm tuổi có đủ điều kiện thực hiện Chương trình GDMN mới

Cung cấp khoảng 8.800 bộ thiết bị phần mềm trò chơi làm quen vớitin học cho các trường, lớp có điều kiện (khoảng 1/3 số trường, lớp có điềukiện ở thành phố, 1/5 số trường ở nông thôn và 1/8 số trường ở miền núi đủđiều kiện tiếp nhận nhưng chưa được trang bị)

Hàng năm bổ sung, thay thế đồ chơi rẻ tiền mau hỏng trong các bộthiết bị đã cấp bằng ngân sách thường xuyên

Trang bị 6.600 bộ đồ chơi ngoài trời để đảm bảo đến năm 2015 cókhoảng 70% số trường có bộ đồ chơi ngoài trời

Trang 18

5.3 Bảo đảm ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động chăm sóc, GDMN năm tuổi

- Nhà nước từng bước nâng định mức chi thường xuyên cho trẻ mẫu

giáo hàng năm từ 2,2 triệu đồng /trẻ/ năm từ năm 2007 lên 7,3 triệu đồng/trẻ/ năm vào năm 2015, bảo đảm khoảng 20% ngân sách GDMN được chicho hoạt động chuyên môn

- Vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa bao gồm trên 800

xã, thị trấn thuộc 62 huyện khó khăn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảmnghèo của Chính phủ, nhà nước tổ chức các trường, lớp mầm non công lập

và đảm bảo 100% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên, bố trí đủ giáoviên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

- Ở hầu hết các vùng nông thôn, Nhà nước tổ chức các trường, lớpmầm non công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động và bảo đảm 75-80%kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên Phần còn lại được huy động sựđóng góp của cha mẹ trẻ

- Đối với khu vực thành phố, thị xã, vùng kinh tế phát triển, Nhà nước

hỗ trợ ngân sách cho chi thường xuyên cho trường công lập tự chủ một phầnvới mức độ khác nhau (từ 50-60%), phần còn lại được huy động từ đóng gópcủa cha mẹ trẻ; đối với các cơ sở ngoài công lập nhà nước có chính sách hỗtrợ

6 Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi

- Lồng ghép các chương trình, dự án khác nhau trên cùng một địa bàn

và nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5tuổi Địa phương chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất theo nhu cầuthực tế, tổ chức hỗ trợ bữa ăn học đường cho trẻ ở nông thôn và các vùngkhó khăn; Kinh phí Trung ương bảo đảm đào tạo và trả lương giáo viên, hỗtrợ xây dựng phòng lớp học, phòng chức năng, nhà công vụ giáo viên, hỗ trợtrẻ em nghèo Cha mẹ trẻ trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

- Khuyến khích, huy động và ban hành cơ chế để các cá nhân, doanhnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghịêp đầu tư phát triển trường,lớp mầm non ngoài công lập phù hợp với Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg

và Nghị định số 69/2008/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ

Trang 19

về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá

công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách Nhà nước để xây dựngtrường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính sách hỗ trợ củaNhà nước để tổ chức ăn bán trú hoặc thực hiện chương trình bữa ăn họcđường tại lớp cho tất cả trẻ em năm tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dạytiếng Việt cho trẻ

- Thực hiện việc chuyển đổi các cơ sở GDMN bán công sang loại hìnhtheo quy định, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm đủtrường, lớp để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

- Hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại

vùng khó khăn và xây dựng trường, lớp, cung cấp trang thiết bị phù hợp chocác lớp mầm non

Phần IV: KINH PHÍ

1 Nhu cầu kinh phí

1.1 Kinh phí xây dựng phòng học, phòng chức năng và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 9.537 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tư xây dựng 11.600 phòng học để đạt tỷ lệ 1 lớp/ 1 phòng họcvới tỷ lệ kiên cố 100% từ năm 2013, mức chi phí đầu tư xây dựng bình quân

đồng

Trang 20

- Đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ khối phòng chức năng

- Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho 86 huyện khó

khăn (62 huyện khó khăn trong danh mục của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP

và 24 huyện khó khăn của các tỉnh liền kề Tây Nguyên), mỗi huyện một

trường với quy mô 7 nhóm, lớp, bình quân 4,2 tỷ /trường; tổng cộng là 361

tỷ đồng, dự kiến chi từ Chương trình mục tiêu (CTMT) giai đoạn

2011-2015, bắt đầu bố trí ngân sách từ năm 2011 trở đi (Biểu 4)

Biểu 4 : Nhu cầu kinh phí xây dựng phòng học, phòng chức năng và trường mầm

non đạt chuẩn

Năm

Xây dựng thêm phòng học mới (*)

Xây dựng khối phòng chức

năng

Xây dựng trường đạt chuẩn Tổng kinh

phí(tỷ đồng)

Số lượng (phòng)

Kinh phí ( tỷ đồng) Số lượng (m2)

Kinh phí ( tỷ đồng)

Số lượng (trường)

Kinh phí ( tỷ đồng)

(*) Không kể số phòng học nguồn kiên cố hoá 11.000 phòng

1.2 Kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ chơi: 2.170 tỷ đồng, bao

gồm:

- Chi mua sắm trang thiết bị: 39.400 bộ thiết bị, đồ chơi tối thiểu cho

các lớp mầm non 5 tuổi, bình quân 14,75 triệu đồng/bộ; tổng số tiền là: 591 tỷ đồng

- Mua thiết bị nội thất dùng chung là 1.064 tỷ đồng, (39.400 bộ, đơn

giá 26,4 triệu/ bộ)

- Mua 6.600 bộ đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non là 330 tỷ

đồng, (49,150 triệu/ bộ)

Trang 21

- Mua 8.835 bộ thiết bị cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ, tin học:

186 tỷ đồng cho 1/3 số phòng học cho địa bàn thành phố, 1/5 số phòng học

cho đồng bằng và 1/8 số phòng cho miền núi Bình quân mỗi bộ là 21 triệu đồng

(Biểu 5)

Biểu 5 : Nhu cầu mua sắm trang thiết bị, đồ chơi

Năm

Thiết bị cho 1 lớp học Thiết bị nội thất dùngchung cho 1 lớp

Đồ chơi ngoài trời cho 01 trường mầm

non

Thiết bị cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ-tin học Tổng kinh

phí (tỷ đồng)

Số lượng

(bộ)

Kinh phí (tỷ đồng)

Số lượng (bộ)

Kinh phí (tỷ đồng)

Số lượng (bộ)

Kinh phí (tỷ đồng)

Số lượng (bộ)

Kinh phí (tỷ đồng)

- Chi bồi dưỡng giáo viên từ sơ cấp lên trung cấp, thời gian đào tạo là

15 tháng cho 11.300 giáo viên với kinh phí đào tạo từ năm 2010 2015 là 130

tỷ đồng (chi phí đào tạo 2010 là 7,0 triệu đồng/năm/sinh viên (10 tháng);

năm 2014 với chi phí đào tạo là 12,8 triệu đồng/năm)

- Chi đào tạo mới giáo viên trình độ cao đẳng thời gian đào tạo là 30

tháng cho 11.100 giáo viên với kinh phí đào tạo từ năm 2010 - 2015 là 230

tỷ đồng (chi phí đào tạo năm 2010: 7,0 triệu đồng/năm (10 tháng) năm 2015

là 14,8 triệu/năm) Tổng số chi đào tạo, bồi dưỡng từ 2010 - 2015 là 360 tỷ

đồng (Biểu 6)

Biểu 6 : Chi đào tạo bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2010-2015

Trang 22

Năm

Bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên Đào tạo mới giáo viên

Tổng kinh phí (tỷ đồng)

Số lượng (giáo viên)

Kinh phí ( tỷ đồng)

Số lượng (giáo viên)

Kinh phí ( tỷ đồng)

- Chi trợ cấp cho trẻ em mầm non 5 tuổi có cha mẹ thường trú tại các

xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn; trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa hoặc bị tàn tật,

khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện nghèo theo quy định

của nhà nước Mức trợ cấp 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng),

bình quân khoảng 392.000 trẻ em /năm được hưởng Tổng số tiền trợ cấp từ

Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em

5 tuổi khu vực miền núi Tổng số trẻ em

đươc hỗ trợ ăn trưa

Tổng kinh phí (tỷ đồng)

Số lượng

(trẻ em)

Kinh phí (tỷ đg)

Số lượng (trẻ em)

Kinh phí ( tỷ đg)

Số lượng (trẻ em)

Kinh phí ( tỷ đg)

Trang 23

2 Cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015

Tổng kinh phí thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi

2.2 Nguồn ngân sách khác : 2.731 tỷ đồng bao gồm:

- Học phí ở các trường công lập năm 2010 là 68 tỷ đồng, năm 2015 là

205 tỷ đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 780 tỷ chiếm khoảng 5,3% trong

tổng nguồn kinh phí chi cho thực hiện Đề án

- Người dân chi học phí tại các trường ngoài công lập năm 2010 là

110 tỷ đồng, năm 2015 là 220 tỷ đồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 1.042 tỷ

chiếm khoảng 7,1% trong tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án

- Tài trợ của cộng đồng năm 2010 là 106 tỷ đồng, năm 2015 là 199 tỷđồng, tổng cộng từ 2010-2015 là 909 tỷ chiếm khoảng 6,2% trong tổngnguồn kinh phí chi cho thực hiện Đề án

2.3 Ngân sách đề nghị nhà nước bổ sung để thực hiện Đề án

Tổng kinh phí đề nghị bổ sung từ năm 2010 - 2015 là 4.647 tỷ đồng,

chiếm khoảng 32 % tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án, bình quân 774

tỷ đồng/ năm

Trong đó:

- Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục là 2.340 tỷ

đồng, chiếm khoảng 16% trong tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án

Trang 24

- Nguồn vốn ODA bổ sung cho Đề án là 2.307 tỷ đồng chiếm khoảng

15,0% trong tổng nguồn kinh phí chi thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho

trẻ em năm tuổi (Biểu 8)

Biểu 8 : Cân đối nguồn tài chính thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em

năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng

Nội dung 2010-2015 2010 2011 2012 2013 2014 2015

I - Nhu cầu kinh phí (1+2+3) 14,661 1,300 3,312 3,210 2,838 2,008 1,993

1 Đầu tư xây dựng CSVC 9,538 661 1,836 1,973 2,253 1,411 1,404

2 Mua sắm thiết bị, đồ chơi 2,173 132 959 714 110 128 130

- Đồ chơi cho 1 lớp học 592 33 309 217 11 11 11

- Thiết bị nội thất dùng chung 1,063 60 556 390 19 19 19

- Đồ chơi ngoài trời 332 28 48 53 55 73 75

- Thiết bị làm quen NN- Tin học 186 11 46 54 25 25 25

- Ngân sách khác dành cho mua 410 43 56 66 72 78 94

Ngày đăng: 12/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w