Quản lý hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn toán theo chương trình phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy

1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán

Xây dựng kế hoạch dạy học: Đảm bảo dạy đủ số tiết môn học, hoạt động bắt buộc và đủ thời lượng tối thiểu nêu trong kế hoạch dạy học.

Chủ động lựa chọn, cập nhật nội dung dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học: Hướng dẫn, giám sát, khuyến khích GV xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung từng tiết giảng, từng bài, từng chương của môn Toán.

Tổ chức hoạt động đánh giá và tự đánh giá (định kỳ, không định kỳ, bất thường) trong đội ngũ GV về kết quả thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch theo chương trình môn Toán.

Chỉđạo nhóm, Tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp theo định hướng phát triển năng lực toán học. Cố gắng phát huy tối đa tinh thần sáng tạo, tìm kiếm những cái mới trong việc soạn bài theo định hướng phát triển năng lực toán học. Chỉ đạo chi tiết, thống nhất về nội dung, tránh tình trạng dập khuôn, máy móc. Tích cực kiểm tra việc soạn bài, sổ thông báo, sổ báo bài của GV. Thông qua báo cáo thường kỳ của tổ, nhóm chuyên môn, thông qua ý kiến của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, phụ huynh HS và phỏng vấn HS, kiểm tra vở ghi của HS để tìm hiểu đánh giá việc thực hiện chương trình, duy trì nề nếp hoạt động dạy học. Cung cấp đầy đủ sách hướng dẫn, sách tham khảo, sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực toán học. Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trên cơ sở đó có sự vận dụng một cách linh hoạt giữa các bộ môn.

1.4.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp là biết kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại, bằng nhiều cách khác nhau, CBQL chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học làm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực toán học cho HS. Hoạt động dạy học không chỉ tập trung vào nội dung mà còn tập trung vào hình thành phương pháp học tập, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức. GV và HS đều là chủ thể của hoạt động dạy học. Không nên nhồi nhét, áp đặt, truyền thụ kiến thức một chiều.

1.4.2.3. Quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Hoạt động dạy học có thành công hay không phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị bài lên lớp của GV, vì vậy, GV chuẩn bị bài lên lớp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

GV chuẩn bị bài dạy theo kế hoạch và theo chương trình sách giáo khoa, GV sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học môn Toán, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Toán.

Giáo án thể hiện chi tiết với từng bài dạy, tiết dạy thể hiện qua việc soạn bài: Soạn bài trên cơ sở bám sát sách giáo khoa, sách hướng dẫn, với những điều kiện, phương tiện dạy học xây dựng bài soạn, bài soạn nêu rõ: Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

GV xử lý tốt các tình huống sư phạm.

Để QL tốt việc chuẩn bị bài lên lớp, giờ lên lớp của GV, Hiệu trưởng cần tiến hành các công việc sau:

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ Toán thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp cho GV trong Tổ bám sát theo chương trình phổ thông mới, bài soạn phải phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù trong học tập môn Toán.

Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV sáng tạo, tiếp cận cái mới trong chương trình môn Toán để soạn bài nhằm phát huy năng lực toán học cho HS.

Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV thống nhất về nội dung, tránh tình trạng máy móc, dập khuôn.

Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài, báo bài, sổ thông báo của GV.

Thông qua báo cáo thường kỳ của tổ, nhóm chuyên môn, thông qua ý kiến của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, phụ huynh HS và phỏng vấn HS, kiểm tra vở ghi của HS để tìm hiểu đánh giá việc thực hiện chương trình, duy trì nề nếp hoạt động DH.

Cung cấp đầy đủ sách hướng dẫn, sách tham khảo, sách giáo khoa, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán.

Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ GDĐT trên cơ sở đó có sự vận dụng một cách linh hoạt giữa các bộ môn.

Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm. Dự giờ, thăm lớp là cách kiểm tra việc soạn bài và lên lớp tốt nhất của Hiệu trưởng trường THCS.

Qua việc dự giờ, Hiệu trưởng cơ sở để phân tích sư phạm của bài dạy, xác định được trình độ, năng lực sư phạm của GV, cách thức tổ chức, điều khiển lớp của GV từ đó giúp GV tìm ra mặt mạnh, mặt yếu để GV phấn đấu.

1.4.2.4. Quản lý việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Thực hiện bồi dưỡng nội dung chương trình môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tổ chức và chỉ đạo tổ Toán sinh hoạt có chất lượng, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, học tập lẫn nhau trong đồng nghiệp.

Tổ chức sinh hoạt, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm.

Cử GV có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm; đề cao tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp, giúp GV có ý thức tự học hỏi, khiêm tốn, cố gắng vươn lên.

Tạo điều kiện để GV được dự các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên về dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cử đi học dài hạn, ngắn hạn… đối với GV môn Toán.

1.4.2.5. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên

Kiểm tra, đánh giá trong QL nhà trường là công việc không thể thiếu. Hoạt động này nhằm thu thập thông tin, tiếp nhận các dữ kiện, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, đối chiếu với mục tiêu để có những quyết định tiếp theo trong quá trình điều hành hoạt động dạy học.

Khi kiểm tra, đánh giá GV sẽ có những thông tin giúp Hiệu trưởng nắm bắt đầy đủ hơn về hoạt động của GV. Để thực hiện tốt hoạt động này, Hiệu trưởng thực hiện các công việc sau:

Triển khai các văn bản quy định, yêu cầu về việc kiểm tra, đánh giá GV; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV trong nhà trường;

Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV: định kỳ, đột xuất,...;

Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá GV; Điều chỉnh và xử lý kịp thời những nội dung và thông tin sau kiểm tra, đánh giá.

1.4.2.6. Quản lý thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Xây dựng nề nếp quy định hồ sơ chuyên môn của GV, các quy định về từng loại hồ sơ.

Hồ sơ chuyên môn yêu cầu: Kế hoạch giảng dạy; Kế hoạch cá nhân; Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng; Giáo án bộ môn; Tài liệu giảng dạy; Tài liệu tham khảo; Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV nhằm điều chỉnh những sai sót.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn toán theo chương trình phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)