9. Cấu trúc của luận văn
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động dạy họcmôn
Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Để khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở, chúng tôi sử dụng câu hỏi 14 (phụ lục 1) khảo sát đánh giá của CBQL, GV thu được kết quả như sau:
Kết quả bảng 2.19 cho thấy, yếu tố Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của nhà quản lý; Trình độ chuyên môn của nhà QL; Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV toán là những yếu tố ảnh hưởng nhất đến QL hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới, CBQL, GV đánh giá từ 2.69 đến 2.73 điểm.
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động dạy học môn Toán
Ảnh hưởng = 3 điểm; Ít ảnh hưởng =2 điểm; Không ảnh hưởng = 1 điểm
Các yếu tố ảnh hưởng Đánh giá của CBQL, GV X Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1. Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của nhà quản lý 54 13 3 2.73
2. Trình độ chuyên môn của nhà QL 53 13 4 2.70 3. Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của
lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường 52 13 5 2.67 4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ
GV toán 56 6 8 2.69
5. Chất lượng tuyển sinh đầu vào 44 16 10 2.49 6. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy
học môn Toán 51 11 8 2.61
Các yếu tố sau có mức độ ảnh hưởng ít hơn gồm: Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường (2.67 điểm); Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học môn Toán (2.61 điểm); Chất lượng tuyển sinh đầu vào (2.49 điểm).
Như vậy, trong công tác tổ chức thực tiễn Hiệu trưởng để QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa đảm bảo tính linh hoạt, mạnh dạn và sáng tạo trong đổi mới. Hiệu trưởng phải nắm vững phương pháp giảng dạy, phải có kĩ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của GV. Bởi vậy, Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL phải tham gia đầy đủ các chuyên đề dành cho GV, để nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu giảng dạy môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Công tác phát triển chuyên môn
cho GV môn Toán rất cần thiết để giúp họ phát triển năng lực nghề nghiệp của mình trong lĩnh vực dạy học… thì phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ góp phần vào việc nâng cao trình độ, năng lực cho GV.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Kết quảđạt được
Đa số CBQL, GV nhận thấy, môn Toán có Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày; Cung cấp kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
HS hiểu được vai trò và ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp.
CBQL, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của môn Toán trường trung học cơ sởtheo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, mục tiêu Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp và hình thành và phát triển năng lực toán học.
Các trường THCS ở huyện Đại Từ đã tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, xây dựng chuyên đề dạy học, biên soạn câu hỏi/bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh, tổ chức dạy học và dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm bài học; các cụm chuyên môn và tổ chuyên môn các trường đã triển khai thực hiện nội dung này tương đối thường xuyên; các cụm chuyên môn đã có những hình thức sinh hoạt phong phú, có hiệu quả và thu hút được giáo viên và học sinh tham gia.
Các trường THCS đã áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác. Nhiều tiết dạy, chủđề dạy học thử nghiệm
từ những năm học trước đã được triển khai trong các tiết học trong chương trình dạy học, tiếp tục xây dựng các chủ đề, các tiết học thực hiện theo kế hoạch nhà trường.
Thực tế các trường đã triển khai xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục theo nội dung phân phối chương trình theo hướng dẫn của Bộ GDĐT... chính vì vậy, các trường cơ bản thực hiện tốt chương trình giảng dạy, kết thúc chương trình năm học đúng thời gian quy định.
2.6.2. Tồn tại, hạn chế
GV chưa chú ý nhấn mạnh dạy học môn Tóan cần gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...). CBQL, GV chưa quan tâm đến vai trò hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn.
Các trường THCS chưa tổ chức thường xuyên các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học như dự án học tập về Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến HS đánh giá thấp một số vai trò của môn Toán ở trường THCS.
Khó khăn về kinh phí, phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động trải nghiệm trong giáo dục toán học, vì vậy các trường hiện nay chưa chú trọng tổ chức thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học.
Hạn chế về năng lực của GV, nhất là đội ngũ GV trẻ nên một số GV chưa lấy người học làm trung tâm” để phát huy được tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề.
Một bộ phần HS ý thức tự học, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp ở mức trung bình, một số em chưa có hứng thú và niềm tin trong học toán. HS chưa có khả năng thích ứng trước những thay đổi và khả năng đối mặt với những thử thách khó khăn; biết giải quyết những vấn đề xuất hiện trong thực tiễn; tham gia tích cực và thành công vào xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo.
Các năng lực như: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học của HS được đánh giá ở mức trung bình.
Một số trường THCS vẫn dập khuôn máy móc theo Chương trình và phân phối chương trình của BộGDĐT ban hành nên việc thực hiện xây dựng kế hoạch để triển khai những nội dung dạy học môn Toán chưa cụ thể, chưa bám sát với thực tế đơn vị mình. Việc đưa vào chương trình nhà trường các chủ đề dạy học còn ít, chủ yếu đưa vào các chuyên đề thử nghiệm.
Thực tế vẫn còn một số giáo viên khi lên lớp giảng dạy không thực hiện theo đúng kế hoạch dạy học đã chuẩn bị. Việc soạn giảng của nhiều giáo viên vẫn còn mang tính hình thức, giữa nội dung bài soạn và nội dung giảng dạy chưa đồng bộ, việc xây dựng Kế hoạch dạy học chưa thể hiện rõ mục tiêu, kiến thức trọng tâm bài học.
Nguyên nhân
Một số GV môn Toán chưa chưa cập nhật được những điểm mới trong hình thành và phát triển năng lực cho HS theo chương trình phổ thông mới, GV chưa linh hoạt tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học...để giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích luỹ từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Vì vậy, cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng cho GV để đáp ứng yêu cầu dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hoạt động cụm chuyên môn ở một số cụm còn chậm, việc tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chưa có hiệu quả thiết thực, hồsơ lưu chưa đầy đủ. Họp tổ, sinh hoạt chuyên môn hiệu quả chưa cao. Dự giờ thăm lớp còn mang tính hình thức, góp ý còn nể nang, chưa kịp thời, đánh giá giờ dạy chưa thực sự sát với thực tế, chưa thực hiện thường xuyên tổ chức hoạt động đánh giá và tựđánh giá định kỳ, không định kỳ…
GV chưa thực sự nắm bắt được nội dung đổi mới dẫn đến giáo viên giảng dạy theo phương pháp cũ, hiểu sự đổi mới một cách đơn giản. Nhiều giáo viên đã thực hiện theo phương pháp mới nhưng vẫn chưa thể hiện sự thành thạo. Đặc biệt vẫn chủ yếu nặng về kiến thức hàn lâm, chưa chú trọng nội dung thực hành.
Việc quản lý và sử dụng trang thiết bị dạy học chưa phát huy được hết hiệu quả, việc sử dụng còn hạn chế, sắp xếp đồ dùng chưa khoa học dẫn đến giáo viên ngại tìm khi cần thiết. Nhiều giáo viên chưa tạo được thói quen trong công tác chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp. Việc nhận thức của đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là chưa đồng đều. Quá trình dạy học gắn liền với việc sử dụng thường xuyên các phương tiện và thiết bị dạy học ở một số trường THCS còn ít được quan tâm
Các trường chưa phát triển đội ngũ GV Toán cốt cán có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm; Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian cho công tác tự học, áp dụng các nội dung bồi dưỡng vào thực tế chưa hiệu quả, thể hiện kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đạt yêu cầu. Chất lượng mũi nhọn ở một sốtrường còn hạn chế.
Kết luận chương 2
Thực trạng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho thấy CBQL, GV, HS đã nhận thức vai trò của môn Toán làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tạo cơ hội cho học sinh nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán. Tuy nhiên, một số CBQL, GV và HS chưa quan tâm đến nội dung về vận dụng toán học giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho giáo dục STEM.
GV đã hình thành cho HS thế giới quan khoa học, hiểu được nguồn gốc thực tiễn và khả năng ứng dụng rộng rãi của Toán học, nhận biết giá trị văn hóa của toán học, nhưng còn một bộ phận HS chưa hình thành ý thức tự học, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, chưa có hứng thú và niềm tin trong học toán, còn yếu về năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực tư duy và lập luận toán, năng lực mô hình hoá toán học, CBQL.
Thực trạng QL dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy hoạt động dạy học môn Toán phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ nội dung chương trình theo chương trình giáo dục môn Toán của Bộ GDĐT. CBQL đã QL hoạt động việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán, QL đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông mới, quản lý chuẩ̉n bị bài lên lớp của GV dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông mới… Tuy nhiên, CBQL một số trường THCS còn xem nhẹ công tác QL ở một số nội dung như đánh giá mặt mạnh, yếu của GV; yêu cầu GV tiếp cận cái mới trong chương trình môn Toán…Vì vậy, cần phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả QL bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên…
Các yếu tố như phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của nhà quản lý; Trình độ chuyên môn của nhà QL; Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV toán là những yếu tố ảnh hưởng nhất đến QL hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Những kết quả nghiên cứu thực trạng nêu trên là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính khoa học
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các QL dạy học môn Toán phải đảm bảo thực hiện theo các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nghiên cứu QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải đảm bảo tính khoa học, bởi cơ sở lý luận chỉ được chứng minh là khoa học khi nó phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, đề xuất biện pháp QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ khi dựa trên cơ sở lý luận đúng đắn và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Nguyên tắc này yêu cầu việc việc đề xuất biện pháp QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS phải dựa trên cơ sở lý luận (đã trình bày tại Chương 1); đồng thời phải dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới và quản lý QL dạ̣y học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ (đã trình bày tại Chương 2).
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo đồng bộ và hệ thống
Sự đồng bộ trong sự vận hành của một tổ chức lúc nào cũng gắn với tính hệ thống của một tổ chức. Điều đó thể hiện ở chỗ đối với một hoạt động nào đó trong tổ chức không có sự mất cân đối về nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) được huy động từ các phần tử của hệ thống; nhằm vừa tạo nên mối quan hệ mang tính liên hoàn, vừa có được sự hỗ trợ tích cực của các bộ phận với nhau trong các hoạt động. Tính hệ thống còn thể hiện ở sự vận động hợp quy luật của các phần tử trong hệ thống để biến các yếu tố đầu vào thành các kết quả hoạt động (đầu ra) của hệ thống.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp thực hiện phải nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD trong nhà trường. Trong các biện pháp đòi hỏi Hiệu trưởng phải tìm ra các biện pháp QL nhằm giúp họ triển khai có hiệu quả trong thực tiễn QL của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp phải phù hợp với điều kiện, nguồn lực và hoàn cảnh của các trường THCS ở huyện Đại Từ, và thực hiện theo đúng