9. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào: Chất lượng tuyển sinh đầu vào là căn cứ để CBQL, GV phân loại đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu để có kế hoạch dạy học phân hóa các đối tượng HS này ngay từ lớp 6. Nếu chất lượng tuyển sinh đầu vào môn Toán tốt, CBQL, GV sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng HS nhằm cung cấp cho HS thông tin ngược về quá trình học tập của bản thân để HS tự điều chỉnh quá trình học tập, tiến hành phân loại HS giỏi, HS yếu, kém để có biện pháp dạy học đạt hiệu quả cao.
- Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học môn Toán: Nhà trường phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết như: Phòng học, thư viện, tài liệu về môn Toán. Xây dựng phòng học đa năng với hệ thống máy móc, thiết bị phù hợp với môn Toán: máy Projector, máy chiếu đa vật thể, bảng thông minh… phòng tin học với hệ thống máy tính có kết nối Iternet. Trang bị các phần mềm dạy học môn Toán: Geometer’s Sketchpad, Cabri Geometry, Maple,... Các phần mềm này giúp HS có thể thiết kế những hình học động, mô phỏng thực nghiệm ảo, các loại giác kế, cọc tiêu, thước ngắm… đồng thời, giúp HS tự học, tự sáng tạo tìm và phát hiện ra những kiến thức mới, những bài toán hay.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học CSVC, trang TB phục vụ hoạt động DH được coi là điều kiện tiên quyết, điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng DH. Do đó, nó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của một giờ dạy và việc phục vụ mục tiêu GD con người phát triển toàn diện của nhà trường. QL hoạt động DH của GV cần quan tâm chỉ đạo tăng cường CSVC, đảm bảo những điều kiện vật chất tốt nhất cho hoạt động DH trong nhà trường.
Kết luậnchương 1
Hoạt động dạy học môn Toán là hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS tự mình chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng cơ bản của Toán học và hình thành tình cảm, thái độ HS ở HS. Các hoạt động dạy họcmôn Toán được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức toán học hoặc vận dụng nội dung kiến thức đó. QL hoạt động dạy học môn Toán là quá trình Hiệu trưởng QL quá trình truyền thụ tri thức môn Toán của đội ngũ GV và quá trình HS tự mình chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng cơ bản của Toán học và hình thành tình cảm, thái độ HS đúng đắn ở HS, phát triển năng lực toán học của HS và giúp HS vận dụng nội dung kiến thức toán học trong hoạt động thực tiễn.
Dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới phải chú trọng nhấn mạnh vai trò của môn Toán, mục tiêu, nội dung chương trình môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cho HS THCS.
QL dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới phải quan tâm đến QL thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học, QL hoạt động giảng dạy gồm việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán; đổi mới phương pháp dạy học; chuẩn bị bài lên lớp của GV; sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên; thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn của GV và QL nề nếp học tập của HS; đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS cần nhấn mạnh đến các yếu tố như trình độ chuyên môn của nhà QL; Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường; Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV toán; Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học môn Toán.
Khung lý luận đã xây dựng ở chương 1 là cơ sở để tác giả triển khai nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠ̣Y HỌC MÔN TOÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Tình hình các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ trong năm học 2018-2019, 2019-2020 đã kịp thời xây dựng và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học và các hoạt động chuyên môn, thực hiện giảng dạy theo đúng kế hoạch thời gian, chương trình phát triển giáo dục và thời khóa biểu, đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh theo quy định hiện hành. Cụ thể:
- Các đơn vị trường học đã nghiêm túc thực hiện và triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên; các tổ chuyên môn lên kế hoạch kịp thời, cụ thể, rõ ràng, tổ chức học tập các văn bản pháp luật, các văn bản có liên quan; chỉ thị, nhiệm vụ năm học một cách nghiêm túc;
- Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chú trọng việc đánh giá năng lực, định mức các cấp độ đánh giá phù hợp với điều kiện nhận thức học sinh theo vùng miền, đảm bảo nội dung theo ma trận đề đã được xây dựng. Tăng cường đổi mới công tác quản lý: thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục, quản lý các trường trong việc dạy thêm học thêm, quản lý hồ sơ sổ sách và các tài liệu tham khảo trong nhà trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
- Hoạt động cụm chuyên môn có chất lượng hơn so với năm học trước, nhiều cụm tổ chức tương đối đều đặn, với nhiều hình thức phong phú và có hiệu quả.
- Số lượng học sinh tham gia và đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện và cấp tỉnh đều cao hơn nhiều so với năm học trước. Mũi nhọn học sinh giỏi ở một số trường có truyền thống vẫn duy trì tương đối ổn định (Nguyễn Tất Thành, Hùng Sơn, Yên Lãng, Hà Thượng, Ký Phú, ...).
Về quy mô trường lớp các trường THCS huyện Đại Từ như sau:
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường THCS huyện Đại Từ Năm học Tổng số trường chuẩn quốc giaSố trường đạt Số lớp Số học sinh
2017-2018 30 27 272 8581
2018-2019 31 29 280 8879
2019-2020 32 32 295 9479
(Nguồn: Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Đại Từ)
Năm học 2017-2018 có 30 trường, trong đó có 27 trường đạt chuẩn quốc gia, số lớp là 272 lớp với tổng số HS là 8.581 HS. Năm học 2018-2019 có 31 trường, trong đó có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, số lớp là 280 lớp với tổng số HS là 8.879 HS. Năm học 2019-2020 có 32 trường, trong đó có 32 trường đạt chuẩn quốc gia, số lớp là 2795 lớp với tổng số HS là 9.479 HS.
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng học lực các trường THCS huyện Đại Từ Năm học Số học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
sinh SL % SL % SL % SL % SL % 2017-2018 8581 1153 13.4 3506 40.9 3680 42.9 236 2.8 6 0.1 2018-2019 8879 1308 14.7 3628 40.9 3683 41.5 258 2.9 2 0.0 HK 1 9479 1041 10.98 3620 38.19 4032 42.54 781 8.24 5 0.05 2019-2020
(Nguồn: Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Đại Từ)
Về chất lượng học lực cho thấy:
Năm học 2017-2018 có 13.4% HS giỏi, 40.9% HS khá, 42.9% HS trung bình, 2.8% HS yếu, 0.1% HS kém.
Năm học 2018-2019 có 14.7% HS giỏi, 40.9% HS khá, 41.5% HS trung bình, 2.9% HS yếu, 0.0% HS kém.
Học kỳ I năm học 2019-2020 có 10.9% HS giỏi, 38.1% HS khá, 42.5% HS trung bình, 8.24% HS yếu, 0.05% HS kém.
Kết quả học tập nói trên cho thấy, cần phải nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Toán nói riêng, cần thiết phải có biện pháp quản lý nhằm xây dựng nề nếp học tập, nề nếp chuyên môn trong nhà trường.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới và quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó xây dựng các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cáctrường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng quản lý dạ ̣y học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên..
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Trong phạm vi của đề tài, tác giả giới hạn khảo sát với 30 cán bộ QL (gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), 40 giáo viên dạy môn Toán, 100 học sinh THCS của 10 trường THCS.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Điều tra bằng phiếu hỏi.
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn dựa trên số lượng CBQL, GV và HS ở các trường THCS huyện Đại Từ
2.2.5. Xử lý kết quả điều tra
- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.
1 điểm: 0,75 - 1,5 điểm: Quan trọng/Tốt/Thường xuyên/Ảnh hưởng/Cần thiết/Khả thi
2 điểm: 1,5 - 2,25 điểm: Ít quan trọng/Ít thực hiện/Ít cần thiết/Ít khả thi/Trung bình/Ít ảnh hưởng
3 điểm: 2,25 điểm - 3,0 điểm: Không quan trọng/Không thực hiện/Không cần thiết/Không khả thi/Không ảnh hưởng.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ởcác trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông mới ởcác trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ QL, giáo viên và học sinh về vai trò của môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở
Để khảo sát nhận thức của cán bộ QL, giáo viên và học sinh về vai trò của môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1,2) thu được kết quả như sau:
Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Đa số CBQL, GV nhận thấy, môn Toán có Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (2.87 điểm); Cung cấp kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống (2.79 điểm); HS hiểu được vai trò và ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp (2.71 điểm). Tuy nhiên, CBQL, GV chưa quan tâm đến vai trò Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn (2.10 điểm).
Đối với HS, HS quan tâm đến vai trò HS hiểu được vai trò và ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp (2.79 điểm) và Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (2.43 điểm). Một số HS chưa quan tâm đến vai trò
Cung cấp kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống (2.11 điểm); Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn (2.06 điểm).
Bảng 2.3. Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, họ ̣c sinh về vai trò của môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Quan trọng = 3 điểm; Ít quan trọng =2 điểm; Không quan trọng= 1 điểm
Vai trò của môn Toán Đánh giá
Mức độ quan trọng X Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL SL SL 1. Cung cấp kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản sẽ giúp HSs giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống
CBQL, GV 55 15 0 2.79
HS 33 45 22 2.11
2. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn
CBQL, GV 32 13 25 2.10
HS 31 44 25 2.06
3. Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
CBQL, GV 61 9 0 2.87
HS 64 15 21 2.43
4. HS hiểu được vai trò và ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp
CBQL, GV 55 10 5 2.71
Theo GV dạy Toán ở trường THCS Lục Ba và THCS Bình Thuận thì hiện nay tại các trường THCS chưa tổ chức thường xuyên các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học như dự án học tập về Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến HS đánh giá thấp một số vai trò của môn Toán ở trường THCS.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ QL, giáo viên và học sinh về mục tiêu dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông mới ở trường trung học cơ sở dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông mới ở trường trung học cơ sở
Để khảo sát nhận thức của cán bộ QL, giáo viên và học sinh về mục tiêu dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1,2) thu được kết quả như sau:
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, các mục tiêu thực hiện tốt gồm:
Để khảo sát thực trạng nội dung dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) khảo sát đánh giá của HS thu được kết quả như sau:
Cung cấp thêm một số kiến thức và kĩ năng toán học đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu, CBQL, GV đánh giá 2.74 điểm; HS đánh giá 2.62 điểm.
Tạo cơ hội cho học sinh nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán, CBQL, GV đánh giá 2.56 điểm; HS đánh giá 2.46 điểm.
Giúp học sinh hiểu sâu thêm vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, CBQL, GV đánh giá 2.59 điểm; HS đánh giá 2.52 điểm.
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của môn Toán trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, mục tiêu Góp