9. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ QL, giáo viên và học sinh về mục tiêu
Để khảo sát nhận thức của cán bộ QL, giáo viên và học sinh về mục tiêu dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1,2) thu được kết quả như sau:
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, các mục tiêu thực hiện tốt gồm:
Để khảo sát thực trạng nội dung dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) khảo sát đánh giá của HS thu được kết quả như sau:
Cung cấp thêm một số kiến thức và kĩ năng toán học đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu, CBQL, GV đánh giá 2.74 điểm; HS đánh giá 2.62 điểm.
Tạo cơ hội cho học sinh nhận biết năng khiếu, sở thích, phát triển hứng thú và niềm tin trong học Toán, CBQL, GV đánh giá 2.56 điểm; HS đánh giá 2.46 điểm.
Giúp học sinh hiểu sâu thêm vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, CBQL, GV đánh giá 2.59 điểm; HS đánh giá 2.52 điểm.
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của môn Toán trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, mục tiêu Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp CBQL đánh giá quan trọng nhất (2.64 điểm); HS đánh giá 2.48 điểm). Mục tiêu Hình thành và phát triển năng lực toán học
CBQL, GV đánh giá 2.63 điểm, HS đánh giá 2.51 điểm. Mục tiêu Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về số và đại số, hình học và đo lường thống kê và xác suất CBQL, GV đánh giá 2.51 điểm, HS đánh giá 2.43 điểm.
Bảng 2.4. Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, họ ̣c sinh về mục tiêu của môn Toán theo chương trình phổ thông mới
Tốt = 3 điểm; Trung bình =2 điểm; Yếu = 1 điểm
Mục tiêu của môn Toán Đánh giá
Mức độ thực hiện X Tốt Trung bình Yếu SL SL SL 1. Hình thành và phát triển năng lực toán học CBQL, GV HS 51 58 12 35 7 7 2.63 2.51 2. Có những kiến thức và kĩ
năng toán học cơ bản về số và đại số, hình học và đo lường thống kê và xác suất
CBQL, GV 48 10 12 2.51
HS 56 31 13 2.43
3. Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp
CBQL, GV 53 9 8 2.64
HS 63 22 15 2.48
5. Giúp cung cấp thêm một số kiến thức và kĩ năng toán học đáp ứng yêu cầu phân hoá sâu
CBQL, GV 57 8 5 2.74
HS 66 30 4 2.62
6. Giúp học sinh vận dụng toán học giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho giáo dục STEM
CBQL, GV 31 12 27 2.06
HS 46 33 24 2.21
7. Giúp học sinh hiểu sâu thêm vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn
CBQL, GV 50 11 9 2.59
HS 59 34 7 2.52
8. Giúp HS có những hiểu biết về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông
CBQL, GV 41 5 24 2.24
HS 45 26 29 2.16
9. Phát triển năng lực toán học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời
CBQL, GV 40 4 26 2.20
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, các trường THCS ở huyện Đại Từ đã tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, xây dựng chuyên đề dạy học, biên soạn câu hỏi/bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh, tổ chức dạy học và dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm bài học; các cụm chuyên môn và tổ chuyên môn các trường đã triển khai thực hiện nội dung này tương đối thường xuyên; các cụm chuyên môn đã có những hình thức sinh hoạt phong phú, có hiệu quả và thu hút được giáo viên và học sinh tham gia.
Các trường THCS đã áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác. Nhiều tiết dạy, chủ đề dạy học thử nghiệm từ những năm học trước đã được triển khai trong các tiết học trong chương trình dạy học, tiếp tục xây dựng các chủ đề, các tiết học thực hiện theo kế hoạch nhà trường.
Tuy nhiên, các mục tiêu sau đánh giá ở mức trung bình gồm:
Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng toán học giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn, góp phần hình thành cơ sở khoa học cho giáo dục STEM, CBQL, GV đánh giá 2.06 điểm; HS đánh giá 2.21 điểm.
Có những hiểu biết về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông, CBQL, GV đánh giá 2.24 điểm; HS đánh giá 2.16 điểm.
Phát triển năng lực toán học và năng lực tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời, CBQL, GV đánh giá 2.20 điểm; HS đánh giá 2.23 điểm.
Theo GV Toán trường THCS Phú Xuyên Chương trình môn Toán trong chương trình phổ thông mới đã nhấn mạnh dạy học môn Toán cần gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...), tuy nhiên, khi lên lớp nhiều GV chưa chú trọng đến nội dung này.
Theo GV Toán trường THCS La Bằng, hiện nay đa số GV các trường chưa thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học. CBQL trường THCS La Bằng cho biết: Khó khăn về kinh phí, phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động trải nghiệm trong giáo dục toán học, vì vậy các trường hiện nay chưa chú trọng tổ chức thực hiện tích hợp nội môn và liên môn thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học.