Hàng hoá vận chuyển: SMGS quy định 4 nhóm Những vật phẩm không được phép chuyên chở: - Vật phẩm bị một trong những nước thành viên cấm chuyên chở - Vật phẩm là độc quyền chuyên chở c
Trang 1CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG SẮT
Trang 2I KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
Trang 3 Nhược điểm:
Chi phí đầu tư và xây dựng khá cao Việc xây dựng
tuyến đường sắt tốn nhiều công sức, thời gian, đi qua nhưng vùng địa hình phức tạp, bất lợi
Tính linh hoạt kém: hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện đường ray sẵn có
Việc mở rộng phạm vi vận chuyển đòi hỏi việc xây
dựng các ga đường sắt , các tuyến đường sắt mới hoặc đường nhánh nối vào mạng đường sắt quốc gia hoặc quốc tế
Trang 4II CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
Tuyến đường chính: tuyến đôi hoặc tuyến đơn)
Tuyến đường phụ: tuyến nhánh
Tuyến trong bãi ga dùng để lập hoặc giải thể tàu
Trang 52 Ga đường sắt:
Là nơi tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật và khai thác vận
chuyển hàng hoá, hành khách
Nằm trên tuyến đường sắt, được trang bị công cụ xếp dỡ
hàng hoá, kho bãi chứa hàng, bến dỡ tàu, đường nhánh…
Có các loại ga như sau:
Ga lập và giải thể tàu (Depo)
Ga hàng hoá và ga hành khách
Ga nội địa và ga liên vận quốc tế, ga biên giới.
Trang 63 Đầu máy tàu:
Đầu máy hơi nước
Đầu máy dầu – diesel
Đầu máy điện.
4 Toa xe:
Toa xe có mui và không có mui
Toa xe chở hàng khô đóng bao và toa xe chở hàng khô rời
Toa xe chở hàng lỏng các loại
Toa xe mặt bằng không vách, không mui
Toa xe chuyện dụng chở container và trailer
5 Các trang thiết bị khác:
Hệ thống thông tin, tín hiệu, liên lạc
Xí nghiệp duy tu, sửa chữa đầu máy, toa xe
Hệ thống hậu cận: nhiên liệu, điện, nước, vận phẩm tiêu
dùng, thực phẩm…
Trang 7III CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG SẮT LIÊN
VẬN QUỐC TẾ
1 Nguồn luật điều chỉnh:
Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt
(Convention International Concernant la Transport de
Marchandises par Chemins de Fer- CIM): ký kết ngày
14/10/1890 tại Bern
Công ước bổ sung công ước quốc tế chuyên chở hàng hoá bằng
đường sắt (COTIF- Convention Relativ aux Transport
Interationaux Feroviaires) ký kết năm 1980 Mở rộng cho các nước Bắc Phi, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Nhật bản…
- Có hiệu lực từ ngày 01/05/1985.
- Áp dụng cho vận tải đi suốt giữa các nước tham gia bằng một
Trang 8 Hiệp định liên vận hàng hoá được sắt quốc tế (International
Convention on Carriage of Goods bay Rail – MGS)
- Ký kết năm 1951 tại Budapest (Hungary) giữa các nước
Đông âu
- Có hiệu lực từ 01/11/1951.
- Năm 1953 đổi tên thành SMGS.
- Năm 1956 mở rộng cho Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ
và Việt Nam tham gia
- Sửa đổi tháng 11 năm 1997.
Trang 92 Tổ chức chuyên chở bằng đường sắt liên vận quốc tế theo
hiệp định SMGS:
2.1 Phạm vi áp dụng:
Liên vận quốc tế đi suốt bằng đường sắt giữa các nước
tham gia công ước
Liên vận quốc tế đi suốt bằng đường sắt từ một nước
tham gia công ước, quá cảnh qua những nước tham gia công ước đến những nước khác và ngược lại
Trang 102.2 Hàng hoá vận chuyển: SMGS quy định 4 nhóm
Những vật phẩm không được phép chuyên chở:
- Vật phẩm bị một trong những nước thành viên cấm
chuyên chở
- Vật phẩm là độc quyền chuyên chở của ngành bưu điện
- Bom, đạn, súng săn, súng thể thao, chất nổ, dễ cháy
- Hàng gửi lẻ có trọng lượng 1 kiện dưới 10 kg, thể thích
nhỏ hơn 0,1m3
- Hàng có trọng lượng 1 kiện trên 1,5 tấn, chở trong toa
xe có mui không mở được, có chuyển tải
- Hàng có trọng lượng một kiện dưới 100 kg chở trên toa
xe không có mui, có chuyển tải.
Trang 11 Hàng hoá chỉ được chuyên chở khi có sự thoả thuận giữa các đường sắt tham gia:
- Hàng hoá nặng trên 60 tấn/kiện Rumani: giới hạn là 30 tấn
- Hàng lỏng chuyên chở trong các toa xitec chuyên dùng
trong liên vận có chuyển tải
- Tất cả hàng ở thể lỏng đựng trong toa xitéc chuyên chở đến Việt Nam
Trang 12 Hàng hoá chuyên chở theo điều kiện đặc biệt:
- Hàng nguy hiểm
- Linh cữu, thi hài
- Hàng hoá có người áp tải
- Hàng hoá mau hỏng
- Hàng vận chuyển bằng container, pallet
- Hàng có giá đỡ
- Toa xe nặng, rỗng, không phải của đường sắt
- Hàng trong các kiện vận tải.
Hàng hoá chuyên chở theo điều kiện bình thường: các loại hàng hoá không thuộc các nhóm đã trên
+
Trang 132.3 Phương pháp gửi hàng:
- Gửi hàng lẻ: Hàng gửi theo 1 giấy gửi hàng, trọng lượng
dưới 5000kg, không phải dùng toa xe riêng
- Gửi hàng nguyên toa: hàng chở bằng cả toa xe theo một
giấy gửi hàng
3.4 Kỳ hạn chuyên chở:
Là khoảng thời gian đường sắt chịu trách nhiệm đối với việc
chuyên chở hàng hoá được xác định trên cơ sở định mức được đường sắt quy định
Kỳ hạn chuyên chở gồm:
- Kỳ hạn gửi hàng: Là thời gian dành cho việc gửi hàng
- Kỳ hạn vận chuyển: Là thời gian dành cho việc vận chuyển
bằng đường sắt
Trang 14CHỞ NHANH CHỞ CHẬM
1 Hàng nguyên toa-Kỳ hạn gửi: 1 ngày
2 Hàng lẻ-Kỳ hạn gửi: 1 ngày
-Kỳ hạn vận chuyển: mỗi 200 km
hoặc chưa đủ 300km tính là 1
ngày
-Kỳ hạn gửi: 1 ngày-Kỳ hạn vận chuyển: mỗi 150
km hoặc chưa đủ 150km tính là
1 ngày
Trang 153.5 Giấy gửi hàng:
Là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt được
phát hành dưới dạng không lưu thông được
- Đối với gửi hàng chậm: chữ đen trên nền trắng
- Đối với gửi hàng nhanh: có đường viền màu đỏ rộng
1cm ở rìa trên và rìa dưới
Trang 16 Lập và phân phối Giấy gửi hàng:
Trách nhiệm lập giấy gửi hàng: Người gửi
1 bộ giấy gửi hàng gồm 5 bản:
Bản gốc số 1 “Giấy gửi hàng”: dành cho người nhận hàng Ga gửi đóng dấu và gửi kèm theo hàng tới ga đến Được giao cho người nhận cùng hàng hoá Là bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển được ký kết
Bản 2 “Giấy theo hàng”: Dành cho ga đến Đi kèm theo hàng hoá và được lưu lại tại ga đến Mỗi đường sắt tham gia (đến và quá cảnh) được cấp 1 bản số 2
Trang 17 Bản số 3- Bản sao giấy gửi hàng: giao lại cho người gửi hàng sau khi hàng đã xếp xong tại ga gửi Là bằng chứng của việc người gửi đã giao hàng cho đường sắt và là bằng chứng cho hợp đồng vận tải đã ký kết.
Bản 4 – “Giấy giao hàng”: đi theo hàng đến ga đến Người nhận khi nhận hàng ký vào và lưu tại ga đến Là bằng chứng của việc hàng đã giao xong cho người nhận
Bản 5 – “Giấy báo tin hàng đến”: đi theo hàng tới ga đến và được gửi cho chủ hàng để báo tin hàng đến
Các bản bổ sung: 2 bản cho đường sắt gửi, 1bản cho mỗi
đường sắt quá cảnh tham gia chuyên chở hàng hoá
Trang 18 Quy trình:
- Người gửi đưa hàng tới ga, điền đầy đủ thông tin và bộ “mẫu
chứng từ” do đường sắt cung cấp
- Giao hàng hoá cùng chứng từ cho người chuyên chở.
- Người chuyên chở kiểm tra, điền thông tin dành cho người
chuyên chở, đóng dấu, ký tên
- Giao lại tờ số 3 cho người gửi hàng Các tờ số 1,2,4,5 được gửi
Trang 19 Nội dung Giấy gửi hàng: Gồm 2 phần:
• Phần dành cho người gửi hàng:
- Tên, địa chỉ của người gửi
- Số hợp đồng
- Tên ga gửi
- Yêu cầu đặc biệt của người gửi hàng đối với việc vận chuyển hàng hoá
- Tên, địa chỉ của người nhận
- Ga, biên giới mà hàng hoá đi qua
- Tên đường sắt, ga đến.
- Tên hàng, ký mã hiệu, số kiện, trọng lượng
- Loại lô hàng: nguyên toa hay hàng lẻ
- Loại bao bì
- Kê khai giá trị hàng hoá
- Các chứng từ kèm theo
Trang 20• Phần dành cho người chuyên chở:
- Số lô hàng của giấy gửi hàng
- Ghi chép về toa xe, niêm phong…
- Ngày tháng nhận hàng, chữ ký, đóng dấu
- Cước phí vận chuyển….
Trang 21 Các giấy tờ kèm theo:
Tùy quy định của hải quan nước gửi, nước quá cảnh và nước
đến, hàng phải được gửi kèm theo một số chứng từ:
- Giấy phép nhập khẩu
- Tờ khai hải quan
- Chứng nhận kiểm dịch
- Giấy chứng nhận phẩm chất
- Bản kê khai chi tiết
Đường sắt chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng giấy tờ, không chịu trách nhiệm đối với nội dung của chúng
Trang 223.6 Cước phí chuyên chở:
Thành phần cước:
- Chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa
- Chi phí cho việc đi tàu của người áp tải
- Tạp phí: phí xếp dỡ, dồn toa, cân hàng, lưu kho bãi,
bảo quản, phạt đọng toa xe, container…
- Các loại phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển
hàng hóa
Trang 23 Loại cước:
- Cước hàng lẻ: Tính theo trọng lượng thực tế Tối
thiểu là 20kg Trên 20 kg thì phần lẻ nhỏ hơn 5kg tính là 5 kg
- Cước hàng nguyên toa: Tính cho cả toa theo trọng tải
kỹ thuật cho phép
- Cước tính theo khoảng cách
- Cước hàng quá khổ, quá nặng
- Cước hàng đặc biệt: thi hài, toa lạnh, hàng trả lại
(không có người nhận)…
Trang 24- Nếu chủ nhận từ chối nhận hàng thì người gửi phải thanh thoán cước và tiền phạt
- Đồng tiền thanh toán tiền của nước mà tại đó việc trả tiền được thực hiện Nếu là đồng tiền khác thì phải quy đổi theo tỷ giá
Trang 253.7 Trách nhiệm của người chuyên chở.
Thời hạn trách nhiệm:
- Người chuyên chở đường sắt chịu trách
nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi nhận tại ga
đi cho đến khi giao xong hàng tại ga đến
- Trong trường hợp hàng hóa được gửi tiếp đến
một nước không tham gia SMGS thì trách nhiệm của đường sắt chấm dứt sau khi làm xong thủ tục giao hàng theo hiệp định khác hoặc theo thể lệ vận chuyển của nước đến
Trang 26- Chậm giao hàng: là hàng được giao sau khi kỳ hạn
chuyên chở kết thúc
- Mất các chứng từ kèm theo giấy gửi hàng
Trang 27• Miễn trách của đường sắt:
- Bất khả kháng
- Do tính chất tự nhiên, đặc biệt, nội tỳ, ẩn tỳ của hàng hóa.
- Lỗi của chủ hàng (không tuân thủ các quy tắc hải quan, quy tắc hành
chính….)
- Do việc sử dụng toa xe không mui để chuyên chở hàng hóa theo quy
định của đường sắt nước gửi
- Do người áp tải của chủ hàng gây ra hoặc không thực hiện đúng
hướng dẫn quy định cho người áp tải.
- Kê khai sai tên hàng hoặc chuyên chở hàng hóa cấm chở
- Bao bì không đầy đủ
- Hao hụt, hao mòn tự nhiên
- Chủ hàng xếp hàng vào xe hoặc container không thích hợp cho việc
chuyên chở
Trang 28 Giới hạn trách nhiệm:
• Đối với hư hỏng và mất mát:
- Có kê khai: bồi thường theo giá trị kê khai
- Không kê khai: bồi thường theo biên lai thanh toán.
- Không có hóa đơn: theo giá trị hàng theo giám định quốc gia
- Đường sắt phải hoàn lại cước phí, lệ phí và các chi phí khác nếu những chi phí, lệ phí này chưa được tính vào giá hàng hóa
Trang 29 Đối với chậm giao hàng:
Thời gian chậm giao Mức bồi thường
Trang 30- Đối với hư hỏng hoặc giảm chất lượng do hàng đến chậm thì
tiền phạt đén chậm được tính vào với tiền bồi thường
- Tổng giới hạn trách nhiệm không vượt quá giá trị hàng hóa.
- Chủ hàng mất quyền phạt chậm hàng nếu không nhận hàng
trong vòng 1 ngày đêm sau khi đường sắt báo tin hàng đến ga và sẵn sàng để giao
Trang 313.8 Khiếu nại, kiện:
Thông báo tổn thất:
- Tổn thất rõ rệt: ngay khi nhận hàng
- Tổn thất không rõ rệt: 3 ngày sau khi hàng được giao
- Mất hàng: ngay khi hàng được thừa nhận là mất
Khởi kiện:
- Tổn thất bộ phận: 9 tháng kể từ ngày giao hàng
- Tổn thất toàn bộ: 9 tháng kể từ ngày thứ 30 sau khi kỳ hạn chuyên chở kết thúc
- Chậm giao hàng: 2 tháng kể từ ngày giao hàng.
- Đòi tiền lạm thu, đòi lại cước phí: 9 tháng kể từ ngày trả tiền lần cuối cùng hoặc ngày giao hàng
Trang 32IV CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
1 Cơ sở pháp lý:
“Thể lệ chuyên chở hàng hóa bằng
đường sắt của Việt Nam” do Bộ giao thông Vận tải ban hành ngày 24/04/1990 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1990
Luật đường sắt có hiệu lực từ ngày
01/01/2006
Trang 332 Các hình thức chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt
Chuyên chở nguyên toa: Là những hàng phải dùng nguyên 1
toa để chở:
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa có mui như
ô tô, máy kéo…
- Hàng rời, xếp đống
- Hàng tươi sống, dễ hỏng.
- Các loại động vật sống
- Hàng có giá trị cao như vàng bạc, đá quý, các tác phẩm mỹ
thuật (tranh, tượng quý…)
- Hàng nguy hiểm (trừ một số hàng cấm chở theo quy định
riêng của Đường sắt)
- Thi hài, linh cữu
- Toa xe và các phương tiện tự chạy móc vào đoàn tàu để kéo
đi
Trang 34 Chuyên chở hàng lẻ:
20 kg ≤ hàng lẻ ≤ 10.000 kg
nhau nhưng được gửi trong cùng toa xe, cùng ga đến
được chở trong cùng một toa xe
3 Kỳ hạn chuyên chở:
phải giao hàng cho người nhận
- Kỳ hạn gửi hàng;
- Kỳ hạn vận chuyển
- Kỳ hạn giao hàng
Trang 35Phương thức gửi Chuyển nhanh Chuyển chậm
Trang 364 Cước phí:
• Trọng lượng tính cước:
Hàng lẻ không dưới 20kg: theo trọng lượng thực tế
Hàng nguyên toa:
- Hàng nặng: theo trọng tải kỹ thuật của toa xe.
- Hàng cồng kềnh trọng lượng <75% trọng tải kỹ thuật của
toa xe: tính 75% trọng tải kỹ thuật
Hàng đặc biệt: theo bảng giá cước đường sắt (linh cữu, hàng
đông lạnh, toa bồn….)
• Khoảng cách tính cước: tối thiểu là 30 km
Trang 37Cước tàu nhanh = 1,1 cước PTNT
Cước hàng quá nặng = 1,5 cước PTNT
Cước hàng quá khổ giới hạn cho phép: Loại 1 = 1,3 cước PTNT, Loại 2 = 1,5 cước PTNT; Loại 3 = 2 lần cước PTNT
Cước hàng kéo theo tàu khách = 1,2 cước PTNT
Trang 38 Cách tính: Cước PTNT được tính trên từng chặng tính cước rồi cộng dồn lại
Tiền cước PTNT trên từng chặng: f = t x l x m
Trong đó: t - trọng lượng tính cước
Trang 395 Trách nhiệm của người chuyên chở:
Thời hạn trách nhiệm: từ khi nhận hàng để chở đến khi giao
Trang 40• Miễn trách:
- Thiên tai, tai nạn bất ngờ
- Do dịch tễ, hỏa hoạn không do đường sắt gây ra
- Bản chất tự nhiên của hàng hóa
- Hao hụt dưới tỷ lệ quy định
- Lỗi từ phía chủ hàng trong việc áp tải, kê khai hàng hóa.
- Bao bì không đầy đủ, không phù hợp với việc chuyên chở bằng đường sắt
- Hàng do chủ hàng xếp và niêm phong kẹp chì và còn nguyên dấu niêm phong tại thời điểm giao hàng
- Chở trên xe không mui vẫn còn nguyên dấu hiệu bảo vệ, dấu niêm phong kẹp chì tại các chỗ quy định
- Đường sắt chứng minh được nguyên nhân tổn thất không
phải do lỗi của đường sắt
Trang 41 Giới hạn trách nhiệm:
– Mất mát, hư hỏng:
- Theo giá trị kê khai.
- Theo hóa đơn mua hàng
- Theo giá thị trường– Chậm giao hàng:
- 1-10 ngày: 1% cước chuyên chở
- hơn 10 ngày: 2% cước chuyên chở.
Tổng số tiền bồi thường không vượt quá giá trị hàng hóa tại nơi đến ghi trong giấy gửi hàng
Trang 426 Khiếu nại:
Mất hàng toàn bộ: 60 ngày kể từ ngày kỳ hạn chuyên chở
kết thúc
Tổn thất bộ phận: 30 ngày kể từ ngày giao hàng.
Chậm giao hàng: 30 ngày kể từ ngày báo tin hàng đến.