1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương phát triển du lịch huyện Lộc Hà đế năm 2020

23 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Mặt khác Lộc Hà là vùng phụ cận Thành phố Hà Tĩnh, cách Quốc lộ 1Akhoảng 10km và không xa thành phố Vinh cách 35 km, Khu du lịch Xuân ThànhNghi Xuân, Thiên Cầm Cẩm Xuyên, Khu công nghiệp

Trang 2

-   -

ĐỀ CƯƠNG

Lộc Hà, tháng 3 năm 2010

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỘC HÀ,

TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030.

PHẦN THỨ NHẤT

CĂN CỨ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH

I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH:

1 Giới thiệu chung về cảnh quan Lộc Hà.

Lộc Hà là huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, mới được thành lập 2007 baogồm 13 xã, dân số 7,8 vạn người, diện tích tự nhiên là 11.830,58 ha Địa giới hànhchính huyện Lộc Hà được xác định phía Đông giáp Biển đông; phía Tây giáphuyện Can Lộc; phía Nam giáp huyện Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh; phía Bắcgiáp huyện Nghi Xuân

Lộc Hà là huyện ven biển nhưng có điều kiện tự nhiên mang đầy đủ nhữngnét đặc trưng của địa hình đất nước bao gồm đồi núi, đồng bằng và biển cả Vớinúi Bằng Sơn chạy dọc theo 12km bờ biển phía sau là đồng bằng, phía tây Bắc tiếpnối với dãy núi Hồng Lĩnh tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hữutình Mặt khác Lộc Hà là vùng phụ cận Thành phố Hà Tĩnh, cách Quốc lộ 1Akhoảng 10km và không xa thành phố Vinh (cách 35 km), Khu du lịch Xuân Thành(Nghi Xuân), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Khu công nghiệp khai thác Mỏ sắt ThạchKhê (Thạch Hà)… Với vị trí nói trên Lộc Hà có khả năng sẽ trở thành trung tâmkết nối các trung tâm kinh tế của tỉnh Đây là điều kiện để ngành du lịch có thể thuhút du khách từ các trung tâm kinh tế về với Lộc Hà, đồng thời là cơ hội để các sảnphẩm từ nông nghiệp, từ nguồn đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản của Lộc Hà lưuthông với các trung tâm kinh tế nói trên Trên thực tế hiện nay sản phẩm từ đánhbắt và nuôi trồng ở Lộc Hà đã có mặt ở Cửa Lò, Xuân Thành và chiếm gần 1/3 thịphần toàn tỉnh

Điểm nhấn về tiềm năng du lịch tự nhiên là dãy núi Bằng Sơn chạy dọc theo12km đường biển tạo điều kiện để phát triển đa dạng các hình thái du lịch như: thưgiãn, tắm biển, vui chơi, leo núi, du lịch nghĩ dưỡng, hội nghị, hội thảo, du lịchsinh thái… Hồi thế kỷ XIX thực dân Pháp đã chọn nơi đây để xây dựng khu nghĩdưỡng Phía Tây Bắc tiếp giáp dãy núi Hồng Lĩnh hùng vĩ, có đồi thông bạt ngànluôn vi vu cùng nắng gió Ở đó có Khu Di tích danh thắng quốc gia Chùa Chân

Trang 4

Tiên – đây là điểm đến hàng năm của du khách thập phương về vãn cảnh và lễ hội.Biển Lộc Hà trải dài 12 km với bãi cát trắng và bằng phẳng, sóng nhẹ, nước trong

và còn mang đậm nét hoang sơ nên rất có điều kiện để phát triển du lịch biển

Trong những năm gần đây đã hình thành bãi tắm Xuân Hải ( xã Thạch Bằng

- Lộc Hà) từng bước thu hút khách du lịch về đây tắm biển

Từ khi huyện Lộc Hà ra đời lại nay, hàng năm du khách từ các địa phương

về với bãi tắm biển Lộc Hà ngày càng đông Đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ sở

để khẳng định tiềm năng phát triển ngành du lịch biển

Như đã nói trên, Lộc Hà không chỉ có bãi tắm đẹp mà còn có nhiều nguồnthuỷ hải sản phong phú như tôm, cua, nghẹ, mực, ngao, vẹm xanh, sò, các loạicá…là nguồn thực phẩm biển tươi sống để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạnphục vụ du khách Các sản phấm như: cá, nước mắm, mực Thạch Kim, cua, hến,ngao của Thạch Bằng, Hộ Độ, Mai Phụ… từ lâu đã được thông thương rộng rãitrong và ngoài tỉnh Lộc Hà mảnh đất địa linh nhân kiệt, đây là quê hương vị anhhùng dân tộc Mai Hắc Đế, người đã lãnh đạo Cuộc Khởi nghĩa Hoan Châu chống

lại ách đô hộ của Nhà Đường giành lại nền độc lập dân tộc (năm 713 - 722) (năm

2009 UBND Tỉnh đã đồng ý cho lập dự án đầu tư xây dựng Khu di tích Mai Hắc

Đế tại xã Mai Phụ quê hương ông hướng tới kỷ niệm 1300 năm Khởi nghiã Hoan Châu - 713 – 2013).

Các dòng họ nổi tiếng như họ: Họ Phan Huy ở Thạch Châu, Họ NguyễnĐức Lục Chi ở Ích Hậu…đã làm rạng danh quê hương về nền giáo dục khoa bảng

Là vùng quê còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hoá vật thể và phi vật thể: ChùaThanh Quang ở xã Phù Lưu được Tập đoàn Vincom đầu tư xây dựng với nguồnkinh phí hàng tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ trở thành một trong những ngôi chùađẹp nhất tỉnh, Chùa Hổ Độ - Trung tâm Phật giáo của tỉnh đang được thi công vớinguồn kinh phí hàng tỷ đồng, chùa Chân Tiên, Kim Dung, Kim Quang…sẻ trởthành điểm đến của du khách đạo hữu phật tử trong và ngoài tỉnh Hiện nay trênđịa bàn huyện có hơn 40 di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng, trong đó có 6 ditích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia và 22 di tích được xếphạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh Hàng năm ở nơi đây có các lễ hội truyềnthống mang đậm bản sắc dân tộc và bản sắc cư dân vùng biển như Lễ hội chùaChân Tiên (03/03/Al), Lễ hội chùa Kim Dung (15/3/Al); Lễ hội đền Lê Khôi (từ 01đến 03/5/Al)…đây là điều kiện để khai thác tốt tiềm năng du lịch văn hoá, vãncảnh, tâm linh một hình thái du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây Và

là cơ sở để gắn phát triển du lịch nghĩ dưỡng với du lịch danh thắng, du lịch vănhoá tâm linh

Trang 5

Về kinh tế - xã hội: Ngày nay, cùng với các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh, Lộc

Hà đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều khu kinh tế, khu công nghiệpthu hút lực lượng khắp mọi nơi và có nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí, tái tạo sức laođộng; có trung tâm hành chính huyện gắn với du lịch biển; có lợi thế về lao động;

là vùng hậu cần cho mỏ sắt Thạch Khê khi đi vào khai thác

Ngoài ra Lộc Hà còn có các làng nghề như: nghề muối Hộ Độ, nghề chàiThạch Kim và một số nghề thủ công cổ truyền khác có khả năng khai thác phục vụkhách tham quan, tìm hiểu…

Trong giai đoạn đầu ưu tiên phát triển du lịch - dịch vụ bằng cách khai thácmọi nguồn lực và chính sách đầu tư đúng đắn để xây dựng Lộc Hà thành trung tâm

du lịch biển của tỉnh nhà và khu vực Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế,Lộc Hà đủ điều kiện để đầu tư vào lĩnh vực du lịch theo mô hình các Resot tại 6kmbiển Thịnh Lộc

Mặc dù có những tiềm năng du lịch trên, nhưng chưa tạo được sự đồng bộtrong tất cả các yếu tố trên đối với phát triển du lịch; quy hoạch tổng thể du lịchchưa có Từ những lí do trên, để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch phụ vụphát triển kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà và nhu cầu nghỉ ngơi của các tầng lớpnhân dân, việc lập quy hoạch phát triển du lịch là cần thiết

2 Căn cứ lập quy hoạch:

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

- Luật Du lịch số 14/2005/L – CTN ngày 27/6/2005;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ vềlập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Nghị định04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điềucủa Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chitiết mốt số điều của Luật du lịch;

- Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch tổngthể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

- Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh, chiến lược phát triểnKT-XH huyện Lộc Hà và quy hoạch các ngành có liên quan trên địa bàn;

- Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Lộc Hà khoá I, nhiệm kỳ 2008 – 2013;

- Căn cứ Công văn số 2619/2009-UBND-VX, ngày 07/9/2009 của Uỷ bannhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc đồng ý cho lập quy hoạch du lịch Lộc Hà;

Trang 6

- Một số văn bản và tài liệu khác có liên quan;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và văn bản pháp luật khác có liên quan của cáccấp có thẩm quyền ban hành

3 Tên dự án quy hoạch:

“Quy hoạch phát triển du lịch huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH

1 Mục tiêu quy hoạch:

Quy hoạch phát triển du lịch huyện Lộc Hà là bước cụ thể hoá Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ I; Đề án Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội huyện, quy hoạchtổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh nhằm:

Xây dựng được hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch huyệnLộc Hà một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và môitrường;

Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng giải pháp phát triển du lịch huyệnLộc Hà làm cơ sở lập các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư, quản lý du lịchhuyện với vai trò quan trọng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảotồn và phát huy các giá tri cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn

1.1 Mục tiêu phát triển:

Làm cơ sở quản lý, lập kế hoạch trung hạn và ngắn hạn để kêu gọi đầu tưphát triển du lịch một cách bền vững Điều chỉnh các quy hoạch cụ thể và dự ánphát triển du lịch của huyện phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới

1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu:

Về lượng khách du lịch và ngày lưu trú trung bình: phấn đấu đến năm 2015

lượng khách du lịch quốc tế đạt 2.000 lượt; năm 2020 đạt 9.000 lượt; năm 2025 đạt14.000 lượt và năm 2030 đạt xấp xỉ 20.000 lượt Tương tự như vậy lượng khách duphấn đấu đến năm 2015 lượng khách du lịch nội địa đạt 35 000 lượt, năm 2020 đạt

80 000 lượt và năm 2025 đạt 160 000 lượt Cùng đồng thời các chỉ tiêu về lượngkhách đến năm 2025, ngày lưu trú trung bình đối với khách du lịch quốc tế tươngứng sẽ là: 1,4; 1,6 ngày; đối với khách du lịch nội địa 1,3 và 1,5 ngày vào các năm

2020 và 2025

Về thu nhập và giá trị gia tăng du lịch: phấn đấu đến năm 2020 thu nhập du

lịch đạt 583,0 nghìn USD, năm 2025 đạt 2.550 triệu USD

Trang 7

Về cơ sở lưu trú du lịch: để đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch lưu trú theo

các chỉ tiêu trên, số lượng phòng nghỉ (đạt tiêu chuẩn phục vụ khách lưu trú vàkhách tham quan) của du lịch Lộc Hà sẽ là 500 phòng (2020) và 850 phòng (2025)

Về lực lượng lao động: Để phát triển, Du lịch Lộc Hà tạo ra việc làm (cả lao

động trực tiếp và gián tiếp ngoài xã hội) xấp xỉ 2000 lao động (2020)và xấp xỉ4.000 lao động (năm 2025)

2 Nhiệm vụ quy hoạch:

2.1 Xác định vị trí vai trò của du lịch Lộc Hà trong sự phát triển của huyện,

của tỉnh Hà Tĩnh, của khu vực Bắc Trung Bộ và của cả nước

2.2 Xem xét đánh giá các điều liện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng

2.7 Đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch đến năm 2030.

3 Giới hạn, phạm vi quy hoạch:

3.1 Về không gian: Theo ranh giới hành chính huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

với quy mô diện tich khoảng 118,3 km2

3.2 Về thời gian: Quy hoạch được tính toán, định hướng đến năm 2020, tầm

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1 Điều kiện tự nhiên:

1.1 Vị trí địa lý và địa hình:

Địa giới hành chính huyện Lộc Hà được xác định phía Đông giáp Biểnđông; phía Tây giáp huyện Can Lộc; phía Nam giáp huyện Thạch Hà và Thànhphố Hà Tĩnh; phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân

Trang 8

Lộc Hà là huyện ven biển nhưng có điều kiện tự nhiên mang đầy đủ nhữngnét đặc trưng của địa hình đất nước bao gồm đồi núi, đồng bằng và biển cả Vớinúi Bằng Sơn chạy dọc theo 12km bờ biển phía sau là đồng bằng, phía tây Bắc tiếpnối với dãy núi Hồng Lĩnh tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hữutình Mặt khác Lộc Hà là vùng phụ cận Thành phố Hà Tĩnh, cách Quốc lộ 1Akhoảng 10km và không xa thành phố Vinh (cách 35 km), Khu du lịch Xuân Thành(Nghi Xuân), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Khu công nghiệp khai thác Mỏ sắt ThạchKhê (Thạch Hà)…

1.2 Khí hậu:

Nằm trong khu vực Băc trung Bộ, Lộc Hà có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng

ẩm và mưa nhiều Nền nhiệt trung bình trên địa bàn huyện 250C, tổng lượng mưatrung bình năm đạt khoảng hơn 2000 mm Trung bình hằng năm có từ 3 đến 5 cơnbão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn huyện

1.3 Thuỷ văn:

Sông Cửa Sót, ranh giới tự nhiên giữa Lộc Hà với TP Hà Tĩnh và Thạch Hà,chảy qua đại phận Lộc Hà rồi đổ ra biển, đóng vai trò quan trọng hình thành nêncác bãi bồi ven sông và cửa biển Toàn huyện Lộc Hà có tổng chiều dài là 12 kmđường bờ biển, với chế độ thuỷ triền của vùng biển Bắc Trung Bộ

1.4 Sinh vật:

Nguồn thuỷ sản của Lộc Hà phong phú về chủng loại cả thuỷ hải sản tựnhiên và các loại được nuôi trồng Trên tổng diện tích tự nhiên của Lộc Hà hiệnnay có khoảng… ha rừng, trong đó có ha rừng tự nhiên và…ha rừng trồng

2 Một số tài nguyên tự nhiên quan trọng:

Chùa chân Tiên

Chùa Kim Dung

Chùa Thanh Quang

Chùa Xuân Đài

Đền Lê Khôi,

Đền Cả,

3.2 Các lễ hội:

Lễ hội chùa Chân Tiên (02 - 03/3 âm lịch)

Lễ hội chùa Kim Dung (14 - 15/3 âm lịch)

Trang 9

Lễ hội đền Lê Khôi (01- 03/5 âm lịch)

4.2 Khả năng xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở tài nguyên.

- Có điều kiện thuận lợi để xây dựng một số sản phẩm du lịch thư tham quannghĩ dưỡng, du lịch biển, du lịch leo núi, du lịch tâm linh, vui chơi, giải trí, pícníchcuối tuần, đặc biệt du lịch biển

- Thuận lợi xây dựng các tua du lịch tổng hợp và du lịch chuyên đề

II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒNLỰC KHÁC

1 Kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm

Cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất hiện nay của huyện: Nông nghiệp 369 tỷđồng, chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng và tiểu thủ công nghiệp 460 tỷ đồng,chiếm 43,7%; thương mại, dịch vụ du lịch, 224 tỷ đồng, chiếm 21,3%

Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua tuy đã có những chuyển biếnmạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất và sản lượng,tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của vùng Hiện nay, công trình Ngọthoá sông Nghèn đã hoàn thành và đưa vào khai thác sẻ mở ra cơ hội lớn cho nhândân Lộc Hà trong sản xuất nông nghiệp Công trình Ngọt hoá Sông nghèn sẽ bảođảm cung cấp nước tưới tiêu cho toàn huyện, tạo cơ hội cho nhân dân Lộc Hà tăngdiện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất, sản lượng Mặtkhác Thành phố Hà Tĩnh đang trên đà phát triển nhanh, Lộc Hà có khả năng sẽ trởthành nơi cung cấp nguồn rau, quả và các sản phẩm sạch từ nông nghiệp Đó là cơ

sở để tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ

Cửa Sót, một cửa biển quan trọng của cả tỉnh, có tiềm năng phát triển lớn do

có vùng bãi ngập mặn nước lợ 700 ha cho phép nuôi trồng các loại hải sản nhưtôm, cua, cá … Có thể mở rộng và phát triển từ một cảng cá thành thương cảng

Trang 10

sầm uất, có thể đón tàu 500 tấn Cảng Hộ Độ có khả năng tiếp nhận tàu và sà lan200-500 tấn.

Kinh tế thuỷ sản hiện đang là thế mạnh của Lộc Hà Những năm qua đã cóbước phát triển đáng kể về đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và thương mại; thu nhậpcủa người dân từ thuỷ sản chiếm tỷ trọng khá lớn Năm 2008 toàn huyện có 370tàu thuyền đánh cá với tổng công suất 7524 CV, thu hút trên 2000 lao động; sảnlượng đánh bắt đạt trên 3315 tấn; diện tích nuôi trồng đạt 525 ha, sản lượng đạttrên 1300 tấn, với tổng giá trị đạt trên 75 tỷ đồng Tổng sản lượng các mặt hàngthuỷ sản qua đầu mối buôn bán tại vùng Cửa Sót hàng năm đạt trên 4.000 tấn,chiếm 1/3 thị phần toàn tỉnh và là một trong những trung tâm thương mại thuỷ sảncủa tỉnh

Cơ sở hạ tầng của huyện đã có những cải thiện đáng kể Hệ thống giao thôngnông thôn, thuỷ lợi, mạng lưới điện, cơ sở y tế – giáo dục,…được nâng cấp cơ bảnđáp ứng các yêu cầu hiện tại Toàn huyện hiện có 120 km đường nhựa, 170 kmđường bê tông Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp trên địa bàn và đầumối tập trung về hướng biển, núi Bằng Sơn, điểm xây dựng trung tâm huyện lỵ,như: đường Tỉnh lộ 9 nối Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh lộ 7 nối Quốc lộ 1A, đườngThiên – An, đường 22-12, đường 58… Một số dự án hạ tầng lớn (công trình thuỷlợi Đò Điệm, tuyến đường vành đai từ quốc lộ 1 đến mỏ sắt Thạch Khê, nâng cấptuyến đường nối thành phố Hà Tĩnh với Lộc Hà (Tỉnh lộ 9), đường kè ven sôngCửa Sót kéo dài ven biển, đường Quốc lộ 2A ven biển…) đã và đang được triểnkhai mở ra những triển vọng cho Lộc Hà trên con đường phát triển nói chung vàphát triển ngành du lịch nói riêng

3 Văn hoá – xã hội:

Giáo dục – đào tạo: Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp của huyện

tương đối đồng bộ Toàn huyện có 03 trường THPT, 10 trường THCS, 13 trường

TH, 13 trường mầm non

Y tế: Trên địa bàn huyện đã có một bệnh viện được trang bị hiện đại, hệ

thống y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, đến nay đã có 10/13 trạm y tế đạt chuẩn

Văn hoá – thông tin, Bưu chính viễn thông: Mạng lưới truyền thanh, truyền

hình bước đầu đã được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu cho công táctuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

Thiết chế văn hoá - thể thao ở các xã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhucầu sinh hoạt, luyện tập, hội họp của nhân dân

Toàn huyện có 01 bưu điện trung tâm, 13 điểm bưu điện văn hoá xã, bình

quân 08 máy điện thoại/100 dân

Trang 11

3 Quốc phòng – An ninh:

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự, được tổ chức thựchiện tốt, không để bị động, bất ngờ, không có điểm nóng xảy ra trên địa bàn huyện

III HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, KINH DOANH DU LỊCH

1 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch:

Như đã giới thiệu ở phần trên, những tiềm năng về thiên nhiên, con người vàvăn hoá Lộc Hà vẫn chưa được khai thác và phát huy một cách đầy đủ phục vụ cho

sự nghiệp đổi mới, phát triển thương mại - dịch vụ của huyện

Từ khi huyện Lộc Hà ra đời đến nay, du lịch tắm biển đã hình thành Bãitắm Xuân Hải - Thạch Bằng hằng năm đã đón tiếp hàng ngàn lượt du khách, riêngnăm 2009, đã có hơn 9000 lượt Cùng với sự ra đời của Bãi tắm Xuân Hải, nhiều

hộ dân đã mạnh dạn thuê đất, đầu tư các nhà hàng phục vụ du khách bằng các sảnvật của quê hương như tôm, cua, cá, ghẹ, mực, nghêu, sò… Nguồn thuỷ hải sảnLộc Hà được đánh giá là tươi, ngon, phong phú về chủng loại

Về du lịch văn hoá - tâm linh: Các di tích lịch sử văn hoá như Chùa ChânTiên, Kim Dung, Đền Cả, Đền Chiêu trưng Lê Khôi… hằng năm đã đón hàng ngàn

du khách trong và ngoài tỉnh Đặc biệt các ngày lễ hội với các hoạt động văn hoá,thể thao, các trò chơi dân gian phong phú của cư dân vùng biển như đua thuyền,kéo co, chọi gà, vật cù, đi Kà kheo… đã gây được ấn tượng với du khách

Tiềm năng, lợi thế và bước đầu là vậy, tuy nhiên sự phát triển du lịch ở Lộc

Hà vẫn còn mang tính tự phát, chưa khai thác một cách có hiệu quả những giá trị

từ thiên nhiên và văn hoá quê hương

2 Hiện trang hoạt động kinh doanh du lịch:

2.1 Du khách:

Lượng khách tham qua, du lịch đến Lộc Hà chưa được thống kê một cáchđầy đủ, chính xác Chủ yếu là du khách đi về trong ngày vào các ngày nghỉ, cácngày lễ hội và những ngày nắng nóng (từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch) Theo thống

kê của ngành văn hoá – thông tin huyện, năm 2009 tổng công có khoảng 17.000lượt du khách, chủ yếu là khách nội địa Do chưa có điểm lưu trú nên chưa có cácđoàn khách nghỉ lại qua đêm

2.2 Thu nhập từ du lịch:

Hoạt động dịch vụ vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, kỷ thuật và nghệ thuậtchế biến chưa được quan tâm, nhân viên phục vụ hầu hết chưa qua đào tạo, côngtác quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng… nên chưa làm hài lòng du khách.Mặt khác mức độ chi tiêu của du khách tại Lộc Hà nhìn chung còn thấp, trung bìnhmỗi du khách chỉ chi tiêu khoảng 50.000 đồng (năm 2009 giá trị sản xuất từ du lịch

Ngày đăng: 12/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w