1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CHIẾN lược PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI đến năm 2020

126 3,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 822,75 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ HOÀNG TÂN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ HOÀNG TÂN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM Đà Nẵng - Năm 2011 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những điều đã trình bày trong luận văn. Tác giả Lê Hoàng Tân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCHCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 4 1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của hoạt động du lịch 4 1.1.2. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 10 1.1.3. Các loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch 11 1.1.4. Các điều kiện phát triển du lịch 13 1.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 20 1.2.1. Phân tích môi trường 20 1.2.2. Xác định quan điểm 21 1.2.3. Thiết lập hệ thống mục tiêu 24 1.2.4. Chiến lược phát triển theo ngành và theo lãnh thổ 25 1.2.5. Xác định các giải pháp thực hiện chiến lược 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN QUA (GIAI ĐOẠN 2006 – 2010) 32 2.1. VỊ TRÍ CỦA DU LỊCH QUẢNG NGÃI 32 2.1.1. Vị trí của du lịch Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia32 2.1.2. Vị trí của du lịch trong quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh 33 2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 33 2.2.1. Tài nguyên du lịch 33 2.2.2. Điều kiện tự nhiên 36 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 38 5 2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NGÃI 39 2.3.1. Khách du lịch 41 2.3.2. Doanh thu du lịch 43 3.3.3. Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành 44 2.3.4. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và khai thác các tuyến du lịch 45 2.3.5. Hoạt động xúc tiến, quảngdu lịch 48 2.3.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 50 2.3.7. Đầu tư cho ngành du lịch 51 2.3.8. Nguồn nhân lực ngành du lịch 57 2.4. NHẬN ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC60 2.4.1. Điểm mạnh 60 2.4.2. Điểm yếu 61 2.4.3. Cơ hội 62 2.4.4. Thách thức 64 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 66 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 66 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 66 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020 67 3.1.3. Đánh giá môi trường 71 3.1.4. Phân tích các nguồn lực phát triển du lịch 74 3.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 82 3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển 82 3.2.2. Mục tiêu cơ bản 85 3.2.3. Thiết kế phương án chiến lược phát triển du lịch 89 3.2.4. Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển du lịch 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNDL Tài nguyên du lịch KDL Khu du lịch GDP Tổng sản phẩm quốc nội UBND Ủy ban nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội QLNN Quản lý nhà nước DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010 38 2.2 Số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010 41 2.3 Doanh thu du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010 43 2.4 Tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu GDP của Quảng Ngãi 44 2.5 Tình hình thu hút đầu tư phát triển giai đoạn 2006 – 2010 52 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010 53 2.7 Tình hình lao động trong ngành du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010 58 3.1 Tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi dự báo đến năm 2020 68 3.2 Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 75 3.3 Dự báo nguồn lao động tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 80 3.4 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 86 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT - XH của đất nước và ngày càng khẳng định vị trí là ngành kinh tế “mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân. Do những đặc trưng của ngành, sự phát triển du lịch còn có những tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực về văn hóa, xã hội, môi trường, hợp tác và đối ngoại Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, ngành du lịch đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có những quyết sách phù hợp trong hoạch định chiến lược. Quảng Ngãitỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng biển, đảo; tham quan di tích lịch sử - văn hóa và thắng cảnh. Năm 2001, tỉnh đã tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010. Đây là cơ sở quan trọng định hướng cho các hoạt động du lịch trong giai đoạn này. Trong những năm gần đây, du lịch Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả bước đầu, thể hiện ở nhận thức về du lịch của các cấp, ngành được nâng lên; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật từng dần được cải thiện; từng bước hình thành các sản phẩm du lịch; lượng khách du lịch tăng qua các năm; doanh thu du lịch tăng đều hàng năm, đóng góp vào GDP của tỉnh ngày càng lớn; thu hút được một số dự án lớn và giải quyết hàng nghìn lao động. Ngành du lịch đã dần khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH của tỉnh. Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh vẫn còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện ở lượng du khách và doanh thu từ du lịch còn thấp; sản phẩm, dịch vụ chưa hấp dẫn; năng lực thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng và sức cạnh tranh còn hạn chế; mức đóng góp vào GDP của tỉnh chưa cao; công tác quản lý nhà nước, môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội và chính sách thực hiện chưa thúc đẩy sự phát triển, chưa khai thác hiệu quả được tiềm năng và chưa theo kịp với tình hình mới. 2 Hiện nay, du lịch đang đứng trước những vận hội mới, được kế thừa những thành tựu nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới, bối cảnh đất nước và những yếu tố nội tại của địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Quảng Ngãi trong thời gian qua để làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh là một yêu cầu thực tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: "Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020" để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về du lịchchiến lược phát triển du lịch. - Đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010. - Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và đề ra giải pháp để thực hiện chiến lược. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích và tổng hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về lý luận: Hệ thống lý luận cơ bản về du lịchchiến lược phát triển du lịch. 3 - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về du lịchchiến lược phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua (giai đoạn 2006 - 2010). Chương 3: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. [...]... trong du lịch là cần thiết và quan trọng khi quy hoạch phát triển du lịch đặt trong quy hoạch phát triển KT - XH ở mỗi vùng, mỗi quốc gia - Chiến lược phải đảm bảo phát triển du lịch bền vững: Quan điểm phát triển bền vững được đề cập đến tất cả các lĩnh vực KT - XH của mỗi vùng, mỗi quốc gia Đối với lĩnh vực du lịch, phát triển bền vững có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì phần lớn sự phát triển du lịch. .. định + Xu hướng phát triển Cung du lịch: Những năm đến, dự đoán các xu hướng phát triển cung du lịch như sau: Danh mục sản phẩm du lịch mở rộng, phong phú, có nhiều sản phẩm độc đáo Hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều hình thức tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng Vai trò của tuyên truyền quảng cáo trong du lich ngày càng nâng cao Ngành du lịch ngày càng được... DU LỊCHCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm và các đặc trưng của hoạt động du lịch 1.1.1.1 Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch có nguồn gốc từ rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế đã công bố du lịch là ngành kinh tế lớn của thế giới, trở thành một đề tài hấp dẫn và mang tính chất toàn cầu Tuy nhiên, khái niệm du lịch ... của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịch nghỉ biển, núi…) - Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng và phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật + Khách du lịch: Theo khoản 2 điều 4 Luật Du lịch (năm 2005) của Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ... khí, phát triển mạng lưới giao thông đường thủy, vừa là điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch Đặc biệt, các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu đối với phát triển du lịch chữa bệnh + Vị trí địa lý: gồm: điểm du lịch trong khu vực phát triển du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đối với các nguồn gửi khách du lịch Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương nhận khách du lịch. .. KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [9] Luận văn tập trung 3 nội dung QLNN về du lịchtỉnh như sau: Định hướng phát triển ngành du lịch: là xác định trước hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của ngành ở địa phương trong khoảng thời gian nhất định (thường là dài từ 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa) Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở địa... hướng phát triển của Cầu Du lịch: Sự phát triển của cầu du lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau: 9 Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch thay đổi Châu Á ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, trong khi lượng khách đến châu Âu, châu Mỹ có xu hướng giảm tương đối Cơ cấu chi tiêu của du. .. Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành liên quan đến vấn đề du lịch + Quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh: Theo quy định tại mục 4 điều 11 của Luật Du lịch (năm 2005): UBND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương: cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp... gồm: Du lịch theo đoàn; Du lịch cá nhân - Theo phương tiện giao thông: gồm: du lịch bằng xe đạp; xe máy; ô tô; máy bay; tàu thủy - Theo phương tiện lưu trú được sử dụng: gồm: Du lịch ở khách sạn – Hotel; khách sạn ven đường – Motel; lều; trại – Camping; làng du lịch - Tourism village) - Theo thời gian đi du lịch: Gồm: Du lịch dài ngày; du lịch ngắn ngày - Theo vị trí địa lý của nơi đến du lịch: gồm: Du. .. cho du khách đến thăm quan Đây là cơ sở quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch - Các điều kiện về kinh tế: Các điều kiện kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: Việc đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch (bởi vì ngành du lịch . về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. - Đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010. - Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. 64 CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 66 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 66 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 66 3.1.2 về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua (giai đoạn 2006 - 2010). Chương 3: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng

Ngày đăng: 08/05/2014, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w