1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu lễ hội truyền thống Việt Nam

21 4,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng. Trong kho tàng văn hoá Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hoá đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt trên mọi miền đất nước. Theo thống kê của Cục văn hoá thông tin cơ sở thì ở nước ta hiện nay có 8902 lễ hội các loại, trong đó có 7005 lễ hội cổ truyền.

Trang 1

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 2

A TỔNG QUAN LỄ HỘI VIỆT NAM 2

I Nguồn gốc hình thành 2

II Cách tổ chức 3

III Một số dặc điểm chung của lễ hội 4

IV Mục đích của lễ hội 6

B CƠ CẤU LỄ HỘI VIỆT NAM 7

I Lễ 7

II Hội 8

C ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ LỄ HỘI CÁC VÙNG MIỀN 8

D GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN 17

E HẠN CHẾ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 18

F MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 19

I TỔNG QUAN LỄ HỘI VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng Trong kho tàng văn hoá Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hoá đặc

Trang 2

trưng Lễ hội là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt trên mọi miền đất nước Theo thống kê của Cục văn hoá thông tin cơ sở thì ở nước ta hiện nay có 8902 lễ hội các loại, trong đó có 7005 lễ hội cổ truyền

1 Nguồn gốc hình thành:

1.1 Môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất:

Đất nướcViệt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động, biến đổi tự nhiên, địa lí, địa chất diễn ra cách đây hàng triệu năm Cùng với địa hình thấp, nhiều đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằng chịt với lượng phù sa lớn được bồi đắp hằng năm , khí hậu nhiệt đới gió mùa là những điều kiện phù hợp với gieo trồng lúa nước

Chính vì vậy, trước hết, lễ hội truyền thống của người Việt là Hội mùa, lễhội nông nghiệp của những người nông dân Bên cạnh những hoạt động

kỹ thuật do lao động cơ bắp của người nông dân như cày đất, gieo cấy, làm cỏ, tát nước, chăm bón, thu hoạch trong nông nghiệp, những mốc đánh dấu các thời đoạn sản xuất chính là những lễ thức, nghi lễ, hội hè diễn ra khi xuống đồng gieo cấy, khi lúa ngậm đòng trỗ bông, lúc mùa màng thu hoạch… Đó là những hoạt động tâm linh của con người với mong muốn thỉnh cầu và tạ ơn các lực lượng siêu nhiên trợ giúp mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà và đã trở thành các hoạt động không thể thiếu tạo nên chỉnh thể của đời sống nông nghiệp

1.2 Môi trường xã hội:

Hoạt động sản xuất nông nghiệp từ lâu đã quy định hình thức quần cư của dân tộc thành các làng Làng từ là điểm quần cư dần đã trỏ thành không gian cư trú, không gian xã hội và không gian văn hoá Nơi đây đã trở thành nơi nhập thân và trao truyền các hoạt động văn hoá Chính vì vậy, lễ hội của người Việt là hội làng ngày hội cố kết cộng đồng, biểu dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hoá của cộng đồng

1.3 Môi trường lịch sử - văn hoá:

Là một đất nước với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, cùng với tiến trình lịch sử ấy dân tộc ta đã ít nhiều chịu ảnh hưởng và tiếp thu những văn hoá đánh dấu bước phát triển của mỗi thời đại, trong đó có những ảnh hưởng tôn giáo

Trang 3

Nếu không kể tới những ảnh hưởng khá sớm, nhưng có phần mờ nhạt của

Bà la môn giáo, Phật giáo từ Ấn Độ thì Phật giáo đại thừa qua con đườngTrung Quốc thâm nhập vào nước ta hoà quyện với các tín ngưỡng dân gian tạo nên một thứ tôn giáo – tín ngưỡng độc đáo, đó là Phật giáo dân gian

Đạo giáo nảy sinh vào cuối thế kỉ II trong phong trào khởi nghĩa ở Trung Quốc Khi vào nước ta, Đạo giáo hoà nhập với các tín ngưỡng dân gian như đạo Sa man, tín ngưỡng nông nghiệp, thờ tổ tiên…cũng góp phần tạonên sắc thái đa dạng của lễ hội dân gian ở nước ta

Nho giáo du nhập mạnh mẽ vào nước ta từ thời nhà Hán thông qua hệ thống giáo dục và thi cử, để lại những dấu ấn rõ rệt trong việc thờ cúng THành hoàng, các sinh hoạt cộng đồng, nhất là hội he, cúng lễ

2 Cách tổ chức:

2.1 Thời gian tổ chức lễ hội:

Là cư dân một vùng nông nghiệp lúa nước nên từ lâu đã hình thành ở nhân dân một quan niệm thời gian theo chu kỳ khép kín của nông lịch:Tháng chạp là tiết trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư gieo mạ thuận hoà mọi nơi…

Khoảng tháng tư, nhân dân gieo mạ Tháng 6, khi những trận mưa đầu mùa trút xuống, nhân dân nhổ mạ đem ra ruộng cấy và chăm bón, thu hoạch vào tháng 10, 11 Chính vì vậy mùa xuân, thu là khoảng thời gian nhàn rỗi Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội

Đặc biệt với mảnh đất hàng ngàn năm lịch sử này, mùa xuân cũng là mùachiến đấu, chiến thắng – các đại thắng mùa xuân: mùa xuân năm 40, Hai

Bà Trưng phất cờ đánh quân Tô Định nhà Hán, mùa xuân năm 248, TriệuThị Trinh đấy binh ở núi Na (Thanh Hoá) “đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn”, mùa xuân năm 542 Lý Bí khởi nghĩa lập nước Vạn Xuân…Thế mới biết lễ hội VN từ bao đời nay đã tắm mình trong dòng sông lịch

sử cuồn cuộn chảy qua các mốc chiến tranh lẫy lừng Nó bị lịch sử hoá để

từ những nghi lễ nông nghiệp khuôn theo nhịp điệu thời gian nông

nghiệp, cất mình vươn tới những ngày hội lịch sử, toả rộng cả quốc gia

Trang 4

2.2 Không gian tổ chức lễ hội

Đình làng là nơi thờ cúng Thành Hoàng và nơi sinh hoạt cộng đồng, đền

là nơi thờ cúng các vị thánh, thần có công với làng, nước Lễ hội diễn ra

ở các ngôi đình, ngôi đền là nhằm tưởng nhớ, suy tôn các vị thần linh ấy

2.3 Người tổ chức và người đi lễ:

Văn hoá nói chung, trong đó có sáng tạo lễ hội là sáng tạo của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt cộng đồng , hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh Đặc điểm này làm cho lễ hội bao giờ cũngthấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc

Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia ở khắp nơi từ mọi miền đất nước và khách nước ngoài Giữa tiết trời ấm áp của mùa lễ hội, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, cúng bái, thamquan, du lịch… Chính vì vậy sự phong phú của lễ hội Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa của dân tộc vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấpdẫn du khách trong và ngoài nước

3 Một số dặc điểm chung của lễ hội:

3.1 Tính “thiêng”:

Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần được suy tôn là nhân thần hay nhiên thần Đó là những lễ hội gắn vớinhững anh hùng lịch sử dân tộc, những người có công với làng với nước (có người chữa bệnh, có người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú) Song, những người đó bao giờ cũng được “thiêng hoá” và trở thành “thần thánh” trong tâm trí người dân

Những nghi lễ và hội trò trong lễ hội cũng có mối quan hệ mật thiết với những tín ngưỡng dân gian Chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực rất phổ biến trong lễ nghi và phong tục các dân tộc nông nghiệp, xuất phát từ quan niệm giao hoà âm – dương, đực – cái ảnh hưởng quyết định tới sinhtrưởng của cây lua, mùa màng Do vậy, trong các ngày hội mùa Xuân, hội vào Mùa thường trình diễn các lễ nghi, trò diễn mang tính phồn thực

Đó là trò cướp kén (kén làm theo hình dương vật và âm hộ cắm vào nhau) hay trò hí tùng dí vừa rước bó lúa, nằm xôi vừa làm động tác múa

dí dương vật – âm vật vào nhau theo nhịp trống “tùng”

Trang 5

Nghi lễ và lễ hội truyền thống bao giờ cũng chứa đựng tính biểu trưng, biểu tượng cao Nói cách khác, ngôn ngữ của nghi lễ, lễ hội là ngôn ngữ biểu trưng, biểu tượng Thí dụ, để nói sức mạnh của Ông Gióng trước quân xâm lược, các cụ ngày xưa tạo ra diễn xướng ba trận đánh bằng cách ông Hiệu cờ của Ông Gióng (chứ không phải là Ông Gióng, và làm sao để thần linh xuất hiện dưới dạng phàm trần) vừa phất cờ vừa ba lần nhảy lên đá tung ba chiếc bát (tượng trưng cho núi đồi), úp trên ba cái chiếu (tượng trưng cho ba cánh đồng) Hay để nói tục tôn thờ mặt trời, các cụ bày ra tục đánh phết, vật cù, mà quả phết, quả cù được sơn đỏ, biểu trưng cho mặt trời, sự vận động của quả cù từ lỗ phía đông sang lỗ phía tây ở hai đầu sân là tượng trưng cho đường vận hành của vầng thái dương

3.2 Tính cộng đồng:

Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó cóthể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội đền Hùng) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ…Mỗi cộng đồng là nơi hình thành và tồn tại những sinh hoạt văn hoá dân gian trong đó có lễ hội

3.3 Tính địa phương:

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một con người và vùng đất nhất định Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang đậm sắc thái vùng đó Cùng mang những đặc điểm chung của một nền văn hoá dân tộc nhưng ở mỗi vùng văn hoá khác nhau với những điều kiện tự nhiên và xã hôi không đồng nhất đã tạo nên những lễ hội đặc trưng riêng của ba miền Bắc – Trung – Nam không thể nhầm lẫn (sẽ được làm rõ ở phần sau)

3.4 Tính cung đình:

Đa phần các nhân vật được suy tôn trong các lễ hội của người Việt là những người đã giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương đến rước kiệu… đều

mô phỏng sinh hoạt cung đình Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục động tác đi lại… Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng, lộng lẫy hơn Mặt khác, lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khát khao, nguyện vọng của người dân

Trang 6

3.5 Tính đương đại:

Tuy mang nặng sác thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần tiếp thu những yếu tố đương đại Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phương tiện kĩ thuật mới… đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu mới

Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc, không thể là một sự lắp ghép tuỳ tiện, vô lý

3.6 Tính diễn xướng:

Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành động, lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay mộtnhóm người với một nhóm người khác

Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hoá dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng Do đó, trong lễ hội cổ truyền, tính diễn xướng thể hiện một cách khá rõ nét và tiêu biểu Thông qua trình diễn bằng hành động và lời nói của tập thể những con người trong cộng đồng, người ta muốn tái hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái hiện cội nguồn tự nhiên của tự nhiên và con người

II CƠ CẤU LỄ HỘI VIỆT NAM

1 Lễ:

Trang 7

Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người Lễ bao gồm hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các vị thần linh và lực lượng siêu nhiên mà dân làng đang thờ phụng đồng thời phản ánh ước vọng của dân làng.Một số hoạt động chính của phần lễ :

- Lễ tế thường vào ngày chính hội với nghi thức rất trang trọng, kéo dài, phân thành các tuần tế khác nhau như tuần dâng hương , tuần dâng hoa, tuần dâng rượu, tuần dâng trà… Nay rút gọn nhất cũng qua 3 tuần tế: hương, hoa, rượu Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh với ngôn ngữ, ăn mặc và điệu bộ mô phỏng phong cách cung đình Huế Tế biểu đạt sự tôn vinh của cộng đồng với thần linh và ước vọng được thần linh che chở, độ trì

- Rước cũng là một nghi lễ thiêng ở các lễ hội, nhất là vào dịp chính hội, thể hiện sự nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh cộng đồng THườngthì rước là màng trình diễn rất ngoạn mục vừa mang tính trang nghiêm lạivừa rất sôi động, thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng với các nghitrượng tiêu biểu như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng,trống và dàn nhạc bát âm Tuỳ theo các di tích thờ cúng là đền, đình hay chùa , đặc tính của các vị thần linh mà đám rước mang các sắc thái khác nhau

Một số lễ

Lễ rước nước: là rước nước từ những nơi có nguồn nước trong sạch, thiêng

liêng như đầu nguồn núi cao hoặc giữa sông

Lễ mở cửa đình: Đình làng hàng ngày vẫn đóng cửa giữa, chỉ mở cửa hai

bên để cho dân làng và du khách Vào dịp giỗ làng, đình được quét dọn sạch

sẽ, lau chùi cẩn thận để rồi mở cửa giữa trong ngày lễ hội Lễ này bắt đầu ngày hội làng

Lễ mộc đục: Đó là lễ tắm rửa tượng các thần linh Những pho tượng này

được để thờ trong hậu cung Nhân tới ngày thần kỵ, dân làng cử người chay tịnh mở khám để làm lễ mộc đục

Tế lễ: là nghi thức tế thần linh,các anh hùng,nó như một lời mời thần linh về

dự buổi lễ

Lễ đại tế:phần quan trọng nhất của buổi lễ,diễn ra các nghi thức như thắp

hương,quỳ lạy,tế lễ vật của người dân hoặc người trong tộc thờ

Trang 8

Lễ túc trực:những lễ hội lớn không chỉ diễn ra trong 1 ngày mà trong nhiều

ngày,chính vì vậy có lễ túc trực,những người cai quản đền,chùa tại nơi diễn

ra buổi lễ sẽ trực đêm giữa những ngày lễ,coi quản đền,chùa

Lễ hèm : Diễn lại thần tích trong ngày này cũng là một hoạt động đặc sắc và

đa dạng nhằm cùng nhau tưởng niệm tới thần linh để tỏ lòng kính

trọng.Thường diễn lại 1 đặc điểm đăc trưng hay cá tính của vị thần,anh hùngđược thờ cúng

2 Hội:

Phần lớn các lễ hội Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường manh nhiều tính mạnh mẽ của những trò chơi

thượng võ như:thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa), đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định)

Những trò chơi thi tài nhằm thể hiện ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tháo vát (thổi cơm, vừa gánh vừa thổi cơm, thi luộc gà, dọn cỗ, thi bắt lợn, dệt vải, đua cà kheo…)

Hội làng cổ truyền của người Việt là lễ hội nông nghiệp Vì vậy những trò chơi trong lễ hội cũng là những trò chơi nghề nghiệp phản ánh những ước vọng cầu mong mưa thuận gió hoà Chẳng hạn để thể hiện ứơc vọng cầu mưa dân làng đã sáng tạo ra những trò chơi được tạo ra từ tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm như đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất… hay ước vọng cầu cạn, mong gió lên nắng lên để nước lụt rút mau xuống được thể hiện trong những cuộc thi thả diều vào các hội mùa hè

Lễ hội bao giờ cũng gắn liền với những phong tục tín ngưỡng của dân tộc và

đó là cơ sở phát sinh và tồn tại những trò chơi tín ngưỡng Chẳng hạn gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, lễ hội đã có những trò diễn xoay quanh quan niệm giao hoà âm dương, đực cái như trò cướp cầuthả lỗ, bắt chạch trong chum…

Ngoài ra trong lễ hội còn có những trò chơi giải trí góp vui nhằm tăng thêm không khí nhộn nhịp cho lễ hội

Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối Bởi lẽ về bản chất mọi hiện tượng văn hoá dân gian trong đó có lễ hội đều ít nhiều mang tính tổng thể Tính tổng thể của lễ hội không phải là tổng thể “chia đôi” mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền

Trang 9

thoại…) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá để tạo nên một tổng thể lễ hội Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh, tích hợp Hội chịu sự quy định của lễ, không có lễ thi không có hội.

III ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ LỄ HỘI CÁC VÙNG MIỀN

Sự thống nhất do cùng cội nguồn dân tộc đã tạo ra bản sắc chung của văn hoá Việt Nam còn tính đa dạng của các tộc người cùng với những phong tuc tập quán khác nhau đã làm nên những đặc trưng mang bản sắc riêng của từng vùng văn hoá Chính vì vậy một trong những đặc điểm nổi bật của lễ hội Việt Nam đó là tính phân bố theo không gian

1.1 Vùng Tây Bắc :

Là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng kéo dài tới bắc Thanh Nghệ Ở đây có trên 20 tộc người sinh sống, trong đó văn hoá Thái, Mường mang tính đại diện hơn cả

 Các dân tộc sống nhờ vào trồng trọt, làm nương rẫy theo phương pháp thô sơ trên một địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt

Lễ hội cầu mưa: là lễ hôi giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng cho

mọi người trong bản.Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản,rồi rước đuốc vòng quanh bản

Lễ hội cầu mùa của người Thái bày tỏ long thành kính của mình đối với

những thế lực siêu nhiên thần linh, ma quỷ theo quan niệm của đồng bào Thái

 Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống các dân tộc, đặc biệt

là rừng ban-một biểu tượng văn hóa của vùng Tây Bắc

Lễ hội hoa ban: Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người Thái

Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sựtích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt

 Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng "mọi vật có linh hồn".Conngười được đặt vào mối liên hệ với thiên nhiên và tổ tiên đã khuất

Trang 10

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang: Mang ý nghĩa mừng

cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho

an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật

Lễ hội Gầu tào của đồng bào dân tộc Mông: Nhằm cầu phúc hoặc cầu

mệnh Mong có con hay mong sức khỏe

1.2 Vùng Việt Bắc:

Là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng

Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng

 Lễ hội của cư dân Tày- Nùng rất phong phú

Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội

của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốttươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no

 Sinh hoạt hội chợ ở không chỉ là nơi để trao đổi hàng hóa mà còn là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình

Chợ tình Khâu Vai - Hà Giang và chợ tình Mộc Châu- Sơn La: Là

nơi người dân được tự do yêu đương, hẹn hò, tình tự mà không bị ghen tuông, ràng buộc, thậm chí còn nhận được sự ủng hộ của thần linh, đất trời

1.3 Vùng châu thổ Bắc Bộ

Có một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành làng xã Mật độ hội hè ở Bắc Bộ khá dày đặc theo vòng quay thiên nhiên

và mùa vụ chẳng hạn như lễ thức thờ Mẹ lúa, cầu mưa, thờ thần Mặt Trời, các trò diễn mang tính phồn thực

- Là cái nôi của những câu chuyện cổ, những huyền thoại và sự tích văn hoá

Lễ hội đền Gióng: Để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh

hùng truyền thuyết Thánh Gióng

- Là trung tâm văn hóa nơi có rất nhiều những tài nhân, nghệ sĩ cũng nhưcác tác phẩm thơ ca tinh tế do đó các hoạt động văn hóa như hát xoan, hát quan họ phát triển mạnh mẽ, đặc sắc

Ngày đăng: 27/08/2014, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w