Các bệnh thường gặp trên gà thịt

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà ác giai đoạn 1 10 tuần tuổi nuôi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27 - 30)

Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau:

Bệnh Bạch lỵ

- Nguyên nhân:

Do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarumSalmonella pullorum

gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất.

- Triệu chứng:

+ Ở gà con: gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 – 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 – 3 ngày sau khi phát bệnh.

+ Ở gà lớn: gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mạn tính). Gà biểu hiện gầy yếu, ủrũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt…

- Bệnh tích: ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử.

- Phòng bệnh:

+ Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹđảm bảo nguồn gốc. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà.

+ Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh.

+ Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.

+ Dùng dung dịch formol 2-5% để sát trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

- Điều trị:

+ Dùng nofacolipha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B – complex: 1g/1 lit nước, vitamin C: 1g/1 lít nước. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.

+ Hoặc dùng thuốc Colistin: liều 1g/2lít nước cho gà uống liên tục trong 4 – 5 ngày.

Bệnh CRD

- Nguyên nhân:

Do Mycoplasma gallisepticum gây ra.

Gà 2 – 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độẩm không khí cao.

- Triệu chứng:

+ Thời gian ủ bệnh từ 6 – 21 ngày.

+ Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.

+ Gà thịt: xảy ra giữa 3 – 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E.coli). Vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli-CRD (C - CRD) với các triệu chứng: âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc.

- Phòng bệnh: thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, nhiệt độ thích hợp, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh.

- Điều trị:

+ CRD-Stop: liều 1 g/lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Tiamulin: liều 1 g/4 lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Gia cầm và thủy cầm: liều 1g/ 2 –4 lít nước uống.

Bệnh Cầu trùng

- Nguyên nhân:

Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm.

- Triệu chứng:

+ Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạp, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn.

+ Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi, gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết.

- Bệnh tích:

+ Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu.

+ Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng.

- Điều trị:

+ Dùng Coxymax: liều 1g/1 lít nước hoặc 100g/500 kg P, dùng liên tục trong 3 ngày, nghỉ2 ngày sau đó dùng liệu trình mới nếu gà chưa khỏi.

+ Dùng Colistin: liều 1g/2lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày. Kết hợp tiêm bắp Vitamin chống mất máu và cho uống Vitamin C đểtăng sức đề kháng cho gà.

Bệnh do E.coli (Colibacillosis)

- Nguyên nhân:

Em thấy gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết 20 - 60 %, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết. Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò ấp, ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở của rốn.

- Triệu chứng:

+ Đầu ổ dịch gà bệnh thường chỉkém ăn, sức lớn cảđàn chậm lại, sau đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con.

+ Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt, sổ mũi và khó thở. Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu, trắng, xanh, đôi khi lẫn máu rồi chết hàng loạt. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp.

- Bệnh tích:

+ Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột sưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kỳ đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.

- Điều trị:

+ Ampi-Coli: liều 1g/lít nước cho uống liên tục 5-7 ngày. + Bio-Norfloxacin: liều 2g/lít nước, uống liên tục 5 - 7 ngày.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà ác giai đoạn 1 10 tuần tuổi nuôi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)