Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà ác giai đoạn 1 10 tuần tuổi nuôi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

Theo hãng Arbor Acres (1993) [14] khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 – 42 ngày tuổi, từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường độ chiếu sáng 20 lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5 lux, với gà broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23 – 24 là 18 giờ và ngày 25 đến kết thúc là 24 giờ.

Kojima A và cs. (1997) [16] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vắcxin sống tạo từ phôi gà với độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác..

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung, (2002) [6] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắcxin nhược độc và vắcxin chết nhằm khống chế lây truyền MG qua trứng.

Theo tài liệu của Chambers (1990) [15], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

Winkler và Weinberg (2002) [17] cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E.coli khác nhau. Trong mỗi một nhóm có 1 hay nhiều serotype. E.coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E.coli O157H7 mới xác định chắc chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng tiến hành

- Nghiên cứu trên đàn gà Ác nuôi thịt trong chuồng hở.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Trại chăn nuôi gia cầm, Trường Đại học Nông Lâm Thời gian: Từ 18/05/2018 đến 18/11/2018

3.3. Nội dung tiến hành

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn gà tại trại. - Thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho gà tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh của gà.

3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn cho ăn, phát hiện những con mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị.

- Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà, tính các chỉ tiêu tiêu thụ thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn.

3.4.2. Các chtheo dõi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu

3.4.2.1. Chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống

Tính tỷ lệ nuôi sống sau mỗi tuần tuổi và tỷ lệ nuôi sống cộng dồn.

Tỷ lệ nuôi sống (%) = [Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con) / Tổng số gà đầu kỳ (con)]× 100 * Tỷ lệ mắc bệnh (%) được xác định bằng công thức: ΣSố gà mắc bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = × 100 ΣSố gà theo dõi

* Tỷ lệ khỏi bệnh (%) được xác định bằng công thức:

Σ Số gà khỏi bệnh

Tỷ lệkhỏi (%) = × 100 ΣSố con theo dõi

3.4.2.2. Chỉtiêu đánh giá vềsinh trưởng của gà thí nghiệm

- Sinh trưởng tích lũy (kg/con): Cân gà thí nghiệm vào các giai đoạn: Bắt đầu thí nghiệm, sau mỗi tuần thí nghiệm 1 lần từ tuần tuổi thứ 6 đến tuần tuổi thứ 10. Cân vào buổi sáng trước khi cho gà ăn, đảm bảo cân cùng 1 chiếc cân và cố định người cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là khối lượng và kích thước cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức

sau:

Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W1 là khối lượng lợn tại thời điểm t1 W2là khối lượng lợn tại thời điểm t2 t1, t2làthời điểm cân ban đầu và kết thúc.

- Sinh trưởng tương đối (%): Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kì cuối so với thời kì đầu cân đo và được tính theo công thức sau:

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)

W1 là khối lượng lợn tại thời điểm cân đầu kỳ (kg) W2 là khối lượng lợn tại thời điểm cân cuối kỳ (kg)

3.4.2.3. Chỉ tiêu về khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thịt

-Lượng thức ăn tiêu thụ(kg/con/ngày): Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của từng nghiệm thức thí nghiệm và tính trung bình:Lượng thức ăn tiêu

thụ (kg/con/ngày) = Tổng lượng thức ăn của từng nghiệm thức thí nghiệm (kg) /(Số con x số ngày nuôi).

- Tiêu tốn thức ăn (kg) trên kg tăng khối lượng: Hàng ngày theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn dùng cho gà thí nghiệm, trên cơ sở đó tính tổng lượng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn được tính theo công thức sau:

Tiêu tốn thức ăn (kg) /kg tăng khối lượng = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ thí nghiệm (kg) / Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ thí nghiệm (kg).

Tiêu tốn thức ăn(kg) /kg tăng khối lượng cộng dồn= Tổng thức ăn tiêu thụ cộng dồn trong kỳ thí nghiệm (kg) / Tổng khối lượng gà tăng toàn kỳ thí nghiệm (kg).

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

Nghiên cứu quy trình, thực hiện theo hướng dẫn của trại và thường xuyên theo dõi đàn gà để phát hiện những bất thường, bất hợp lý trong quy trình, trên cơ sở đó có kiến nghị, đề xuất với trại.

* Phương pháp tực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh

Nghiên cứu quy trình, thực hiện quy trình theo hướng dẫn của trại, thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh, dịch trên đàn gà để kiến nghị và đề xuất với trại các biện pháp xử lý.

* Phương pháp phát hiện, xác định tình hình cảm nhiễm bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh

Tiến hành điều trị bệnh. Trên cơ sở phát hiện và chẩn đoán bệnhchúng tôi tiến hành điều trị bệnh theo phác đồ của trại và xác định tỷ lệ gà khỏi bệnh.

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsof Exel Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002)[10], trên phần mềm Microsof Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại trại

Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại trại được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại trại

STT Công việc Số lượng

(số lần/tuần)

Thực hiện được (số lần/tuần)

Tỷ lệ (%)

1 Cho gà ăn hàng ngày 14 14 100

2 Quét dọn máng ăn 7 7 100

3 Vệ sinh máng nước uống 7 7 100

4 Đảo trấu 7 7 100

5 Cân trọng lượng gà 1 1 100

6 Kiểm tra đàn gà 7 7 100

7 Vệ sinh sát trùng hàng ngày 7 7 100

8 Quét và rắc vôi đường đi 1 1 100

Từ số liệu Bảng 4.1 cho thấy: thực hiện theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà và vệ sinh sát trùng là một việc vô cùng quan trọng để phòng bệnh và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Nhận thức được điều này trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt. Tổng cộng trong một tuần em thực hiện được 14 lần cho ăn đạt tỷ lệ 100%. Vệ sinh máng ăn, máng nước hàng ngày 7 lần/tuần, đạt tỷ lệ 100%. Cân trọng lượng gà hàng tuần thực hiện được 1 lần/tuần đạt 100%. Kiểm tra đàn gà 7 lần/tuần đạt tỷ lệ 100%.

Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm hàng đầu 7 lần/tuần, đạt tỷ lệ 100% và 1 lần/tuần quét và rắc vôi bột đường đi, đạt tỷ lệ 100 %. Qua đó, em biết cách thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh sát

trùng trong chăn nuôi nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao năng suất chăn nuôi.

4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, cần phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Tránh tình trạng con giống chết lẻ tẻ nhất là chết ở giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng làm thiệt hại về kinh tế. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào.

Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp nuôi 1 đàn gà. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi 300 con em đã thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1- 10 tuần tuổi Tuần Tuổi Số con còn sống (con) Trong tuần (%) Cộng dồn (%) 1 300 100 100 2 299 99,67 99,67 3 298 99,67 99,33 4 296 99,33 98,67 5 296 100,00 98,67 6 295 99,66 98,33 7 295 100,00 98,33 8 292 98,98 97,33 9 292 100 97,33 10 292 100 97,33

Kết qua bảng 4.2 cho thấy: Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà đạt là 97,33 %.

Qua thực tế chăn nuôi chúng em thấy tỷ lệ chết ở giai đoạn đầu cao hơn so với giai đoạn sau. Tỷ lệ gà chết trong giai đoạn sơ sinh đến 3 tuần tuổi là rất cao, một số nguyên nhân chính là do khâu chọn lọc giống không triệt để những con gà yếu ở giai đoạn đầu. Những con gà yếu không bị loại này có thể là nguồn mang trùng hoặc dễ mắc bệnh lây cho cả đàn, chúng sử dụng thức ăn làm tăng FCR nhưng giảm hiệu quả kinh tế.

Từ kết quả trên, quá trình chọn lọc loại gà yếu cần được thực hiện từ giai đoạn đầu, để hạn chế sự hao hụt thức ăn và giảm các nguồn lây bệnh trong chuồng nuôi.

4.3. Khảnăng sinh trưởng của gà thí nghiệm

4.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghim

Khối lượng cơ thể gia cầm nuôi thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một dòng, một giống.

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường.

Để theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, mỗi tuần chúng tôi cân gà vào ngày cuối của tuần. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà nuôi tại cơ sở (n = 30 con) Tuần tuổi Khối lượng trung bình

(g/con) mx Cv (%) 1 26,93 0,73 14,95 2 59,65 1,20 11,02 3 127,42 5,73 24,64 4 183,20 8,50 25,40 5 247,40 8,31 18,39 6 347,74 11,70 18,43 7 437,93 13,40 16,76 8 503,11 13,76 14,98 9 610,33 20,76 18,63 10 757,07 25,13 18,18

Kết qủa bảng 4.3 cho thấy giai đoạn từ 1 đến 10 tuần tuổi tính chung khối lượng cơ thể của gà tương đối đồng đều, đạt 757,07g/con.

Việc khối lượng gà đạt ở các tuần tuổi là do quy trình chăm sóc tốt, hạn chế những tác động xấu nhất từ ngoại cảnh, giống đảm bảo tiêu chuẩn, thức ăn đảm bảo chất lượng và việc điều trị sớm đạt kết quả tốt đã giúp cho đàn gà sinh trưởng đều và khỏe mạnh.

4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó được thể hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Tuần tuổi Cv (%) 1-2 4,67 0,22 25,33 2-3 9,68 0,83 47,09 3-4 7,97 1,05 72,44 4-5 9,17 0,92 54,74 5-6 14,33 1,64 62,69 6-7 12,89 1,62 68,95 7-8 9,31 0,95 56,10 8-9 15,32 2,20 78,74 9-10 20,96 3,44 90,00

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần theo độ tuổi và đạt cao nhất ở tuần 9-10: 20,96 g/con/ngày. ở tuần thứ 3-4 và tuần 7-8 sinh trưởng tuyết đối của gà giảm vì ở thời điểm này gà mắc bệnh do đó sinh trưởng tuyệt đối giảm.

4.3.3. Sinh trưởng tương đối ca gà thí nghim

Sinh trưởng tương đối được tính bằng % chênh lệch giữa thời gian cân khối lượng gà sau so với thời gian cân khối lượng trước. Nó biểu thị một cách tương đối tốc độ sinh trưởng của đàn gà sau một thời gian nuôi dưỡng nhất định. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và vào thời điểm nào là phù hợp nhất để có được sự tăng khối lượng cao nhất với lượng thức ăn ít nhất. Kết quả theo dõi khả năng tăng khối lượng của gà thí nghiệm thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần tuổi Cv (%) 1-2 75,43 3,16 22,93 2-3 69,10 4,42 35,00 3-4 35,40 4,41 68,22 4-5 30,93 3,40 60,20 5-6 33,38 3,37 55,22 6-7 22,95 2,73 65,12 7-8 14,21 1,53 59,14 8-9 18,60 2,40 70,59 9-10 21,16 3,45 89,39

Kết quả bảng 4.5 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm có xu hướng giảm dần qua các tuần tuổi. Trong đó sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 1-2 là 75,43%. Sau đó sinh trưởng tương đối giảm dần. Kết quả trên cho thấy sinh trưởng tương đối của gà trong nghiêm cứu của chúng tôi hoàn toàn tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia, đó là gia cầm non sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu và sau đó giảm dần theo sự tăng lên của lứa tuổi.

Qua kết quả theo dõi về chỉ số sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm cho thấy thời gian nuôi càng kéo dài thì sinh trưởng tương đối càng giảm, dẫn tới hiệu quả chăn nuôi giảm.Vì vậy, việc cân đối khẩu phần đáp ứng đủ theo yêu cầu cần thiết.

4.4. Khảnăng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70% - 80% giá thành sản phẩm, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất. Như ta đã biết gia súc, gia cầm sử dụng thức ăn để duy trì sự sống tạo ra sản phẩm, khả năng sử dụng và

chuyển hóa thức ăn của gia cầm phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện môi trường, phương pháp nuôi dưỡng và chất lượng thức ăn.

4.4.1. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các giai đoạn

Lượng thức ăn hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất con giống.

Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan đến mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và khảnăng cho thịt của gia cầm. Ngoài ra, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tốnhư: Nhiệt độmôi trường, tình trạng sức khỏe, tính chất

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà ác giai đoạn 1 10 tuần tuổi nuôi tại trại gia cầm khoa chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)