Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, cần phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Tránh tình trạng con giống chết lẻ tẻ nhất là chết ở giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng làm thiệt hại về kinh tế. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào.
Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp nuôi 1 đàn gà. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi 300 con em đã thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1- 10 tuần tuổi Tuần Tuổi Số con còn sống (con) Trong tuần (%) Cộng dồn (%) 1 300 100 100 2 299 99,67 99,67 3 298 99,67 99,33 4 296 99,33 98,67 5 296 100,00 98,67 6 295 99,66 98,33 7 295 100,00 98,33 8 292 98,98 97,33 9 292 100 97,33 10 292 100 97,33
Kết qua bảng 4.2 cho thấy: Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của đàn gà đạt là 97,33 %.
Qua thực tế chăn nuôi chúng em thấy tỷ lệ chết ở giai đoạn đầu cao hơn so với giai đoạn sau. Tỷ lệ gà chết trong giai đoạn sơ sinh đến 3 tuần tuổi là rất cao, một số nguyên nhân chính là do khâu chọn lọc giống không triệt để những con gà yếu ở giai đoạn đầu. Những con gà yếu không bị loại này có thể là nguồn mang trùng hoặc dễ mắc bệnh lây cho cả đàn, chúng sử dụng thức ăn làm tăng FCR nhưng giảm hiệu quả kinh tế.
Từ kết quả trên, quá trình chọn lọc loại gà yếu cần được thực hiện từ giai đoạn đầu, để hạn chế sự hao hụt thức ăn và giảm các nguồn lây bệnh trong chuồng nuôi.