1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 17

6 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

- Chuẩn bị: Bài làm của HS, đáp án. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Bài mới: HĐ1: - Ghi lại đề bài: Kể về một lần em trót xem nhật ký của bạn. - Đáp án: a) Mở bài: (1đ) + Giới thiệu hoàn cảnh sự việc trót xem nhật ký của bạn. + Cảm xúc chung của em trước việc làm đó. b) Thân bài: (8đ) + Sự việc bắt đầu từ đâu, diễn ra lúc nào, ở đâu? + Sự việc diễn biến ra sao? + Đã đọc được những gì, cảm nhận, suy nghĩ, tâm trạng của em khi đó? + Bạn có bắt gặp không, thái độ, hành động của bạn & của em? + Em & bạn đã giải quyết sự việc như thế nào? + Suy nghĩ của em về sự việc đáng tiếc trên. + Nhận định chung về tình bain đèp đẽ, lâu bền phải thế nào? c) Kết bài: (1đ) Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. HĐ2: Nhận xét chung: - Ưu điểm: + Đa số làm bài đúng phương pháp tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm & nghị luận. + Trình bày 3 phần rõ ràng, mạch lạc, kết cấu bài chặt chẽ. + Sự việc diễn biến theo trình tự hợp lý, có sáng tạo tình huống bất ngờ, sinh động. + Miêu tả nội tâm sâu sắc. - Hạn chế: + Một số em diễn đạt vụng về. + Sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết kém, khó đọc. 1 TUẦN 17 TUẦN 17 MTCĐ: - Qua giờ trả bài TLV số 3, củng cố kiến thức & kỹ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. - Qua giờ trả bài kiểm tra Tiếng Việt, củng cố cho HS kỹ năng sử dụng tốt các nội dung đã học vào làm văn và phân tích văn bản có hiệu quả. - Qua giờ trả bài kiểm tra văn, củng cố cho HS kiến thức về văn, thơ hiện đại cũng như kỹ năng vận dụng các nội dung đã học vào thực tế cuộc sống. - Nắm được các nội dung chính của phần TLV đã học trong HKI, thấy được tính chất tích hợp của chúng với các văn bản đã học, thấy được tính kế thừa & phát triển của các nội dung TLV học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 TIẾT 79 + Còn sa vào kể việc, thiếu sáng tạo, khô khan. + Thiếu yếu tố miêu tả nội tâm sâu sắc, yếu tố nghị luận còn mờ nhạt. + Nhiều em chưa tách đoạn rõ ràng cho phần thân bài. HĐ3: Chữa lỗi cụ thể - Lỗi chính tả: + kỹ niệm (kỷ niệm) + đắng đo (đắn đo) + kinh nghiệp (kinh nghiệm) + thau thức (thao thức) + sâu xắc (sâu sắc) - Lỗi dùng từ & diễn đạt: + Mặt tôi đỏ ửng lên. (Mặt tôi nóng bừng lên) + Tôi bâng khuâng mãi vì việc này. (Tôi hối hận mãi vì việc đáng tiếc này) + Có ai mà không có lỗi lầm. (Ai mà không có lần mắc lỗi) - Lỗi ngữ pháp: + Rồi một hôm. Tôi đọc được nhật ký của bạn. (Rồi một hôm, tôi đọc được nhật ký của bạn) + Tại sao bạn lại làm thế. (Tại sao bạn lại làm thế?) + Ôi, bạn của tôi thật tuyệt vời. (Ôi, bạn của tôi thật tuyệt vời!) HĐ4: - Đọc bài khá nhất. - Ghi điểm. Điểm 8 - 10 Điển 6,5 - > 8 Điểm 5 - > 6,5 Điểm 3,5 - > 5 Điểm 0 - > 3,5 Trên TB - Dặn dò: + Đọc lại bài làm để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau. + Chuẩn bị: Ôn tập TLV (Phần 1: từ câu hỏi 1 – 7 (SGK/206) 2 - Chuẩn bị: Bài làm của HS, đáp án. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Bài mới: HĐ1: Phần kiểm tra Tiếng Việt: - Trả bài làm cho HS. - Nêu đáp án: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2 điểm, mỗi câu đúng được 0,25đ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN C B A C B B D A II. PHẦN TỰ LUẬN : (8 điểm) 1. Từ vựng phát triển theo 2 cách: - Phát triển về nghĩa trên cơ sở của nghĩa gốc với 2 phương thức: ẩn dụ, hoán dụ (nêu VD). - Phát triển về số lượng: tạo từ mới & mượn từ của tiếng nước ngoài: Châu Âu, Hán (nêu VD). (3đ) 2. (3đ) Tùy theo cách viết của HS, nhưng bảo đảm đạt yêu cầu về dùng từ, cách dẫn mà câu hỏi đã nêu. 3. (2đ) Tùy theo cách viết của HS, phải đạt yêu cầu có sử dụng thành ngữ. - Ghi điểm: Điểm 8 - 10 Điển 6,5 - > 8 Điểm 5 - > 6,5 Điểm 3,5 - > 5 Điểm 0 - > 3,5 Trên TB HĐ2: Phần kiểm tra Văn: - Trả bài làm cho HS. - Nêu đáp án: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2đ, mỗi câu đúng được 0,25đ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN A D A C D B C D II. PHẦN TỰ LUẬN: (8đ) Câu 1: (3đ) - Yêu cầu: HS xây dựng được một đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh bếp lửa sau khi học bài thơ “Bếp lửa” của bằng Việt. - Có thể đó là sự liên tưởng đến hình ảnh bếp lửa của gia đình mình hoặc của người thân khác trong họ hàng,… - Tránh lặp lại nội dung bài thơ một cách máy móc (học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK). - Đoạn văn phải mạch lạc, có kết cấu đoạn chặt chẽ, ý tưởng sáng tạo hợp lý. Câu 2: (5đ) 3 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT & BÀI KIỂM TRA VĂN, THƠ HIỆN ĐẠI TIẾT 80 - Yêu cầu: HS viết một bài văn ngắn (có thể khoảng 10 dòng) trong đó nêu rõ quan niệm sống của nhân vật anh thanh niên: sống có lý tưởng cao đẹp, biết cống hiến công sức & tài năng để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc một cách âm thầm, tự nguyện. - Nêu lý tưởng sống của thanh niên ngày nay trong đó có bản thân mình. (tùy theo suy nghĩ của từng cá nhân HS miễn sao suy nghĩ đó thể hiện một quan niệm sống có ích phù hợp với tư tưởng, đạo đức của xã hội hiện nay). - Ghi điểm: Điểm 8 - 10 Điển 6,5 - > 8 Điểm 5 - > 6,5 Điểm 3,5 - > 5 Điểm 0 - > 3,5 Trên TB - Dặn dò: + Xem lại các nội dung đã kiểm tra để chuẩn bị kiểm tra HKI. + Chuẩn bị: Ôn tập TLV. 4 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN TIẾT 81-82 - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Hãy kể lại những kiểu bài làm văn đã học ở lớp 9. ? Trong văn thuyết minh có yêu cầu kết hợp với những yếu tố nào. ? Trong văn tự sự có những nội dung mới nào so với lớp dưới. - Bài mới: HĐ1: Các nhóm làm luyện tập theo câu hỏi trong SGK. HĐ2: Các nhóm trình bày phần trả lời câu hỏi. 1. Những nội dung lớn trong TLV-9 & nội dung trọng tâm : a) Văn thuyết minh: kết hợp với các biện pháp tu từ & yếu tố miêu tả b) Văn tự sự: + Kết hợp với yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận. + Một số nội dung mới: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện & vai trò người kể trong văn tự sự. 2. Trong văn thuyết minh, nhiều khi phải kết hợp miêu tả và các biện pháp nghệ thuật để bài viết sinh động, hấp dẫn. Ví dụ: Khi thuyết minh một ngôi chùa cần liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa (như ngôi chùa tự kể chuyện về mình) để gợi sự cảm thụ về đối tượng cần thuyết minh. Yếu tố tả để hình dung dáng vẻ ngôi chùa với màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật,… 3. Miêu tả Thuyết minh + Đối tượng là sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể. + Đối tượng thường là các loại sự vật, đồ vật. + Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết trung thành với sự vật. + Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật. + Dùng nhiều so sánh, liên tưởng. + Ít dùng tưởng tượng, so sánh . + Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết. + Bảo đảm tính khách quan khoa học. + Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết. + Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết. + Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật. + Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học. + Ít tính khuôn mẫu. + Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu). + Đa nghĩa. + Đơn nghĩa. 5 4. Văn tự sự là trọng tâm của Ngữ Văn 9 (HKI), yêu cầu việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại,… là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. o Đoạn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm: “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được … dài và hẹp.” (Lý Lan - Cổng trường mở ra). o Đoạn tự sự có yếu tố nghị luận: “Vua Quang Trung cưỡi voi … đừng trách là ta không nói trước.” (Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14, Ngô Gia Văn Phái). o Đoạn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm & nghị luận: “Lão không hiểu tôi … cuộc đời thêm đáng buồn.” (Lão Hạc - Nam Cao). 5. Nêu khái niệm, vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, tìm ví dụ. (HS xem SGK/178, phần ghi nhớ) 6. + Người kể ở ngôi thứ I : “Cố hương” (Lỗ Tấn). + Người kể ở ngôi thứ III : “Lặng lẽ SaPa” (Nguyễn Thành Long). 7. Nội dung các văn bản tự sự đã học ở lớp 9 – HKI trình bày các nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao: o Yêu cầu nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong VBTS. o Yêu cầu về kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản. o Thấy được vai trò, vị trí, tác dụng của yêú tố miêu tả nọi tâm, lập luận; vai trò, tác dụng của đối thoại, độc thoại; của việc thay đổi các hình thức người kể chuyện trong một VBTS như thế nào. - Dặn dò: + Xem lại các nội dung đã ôn tập. + Chuẩn bị: Ôn tập TLV phần tiếp theo. + Xem trước & làm bài tập theo nhóm các câu hỏi trong SGK/220, từ câu hỏi 7-12. 6 . các văn bản đã học, thấy được tính kế thừa & phát triển của các nội dung TLV học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 TIẾT 79 +. hợp lý, có sáng tạo tình huống bất ngờ, sinh động. + Miêu tả nội tâm sâu sắc. - Hạn chế: + Một số em diễn đạt vụng về. + Sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết kém, khó đọc. 1 TUẦN 17 TUẦN 17 MTCĐ: -. nghĩa. 5 4. Văn tự sự là trọng tâm của Ngữ Văn 9 (HKI), yêu cầu việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại,… là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:01

Xem thêm: GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w