GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 34

6 596 2
GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Chuẩn bị: Chân dung Jack London. Tranh minh họa. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ : Bố của Xi-mông. ? Xi-mông gặp nỗi bất hạnh gì, bạn bè của em đã đối xử với em thế nào. ? Truyện nói về lòng khoan dung và về tình bạn, em hiểu thế nào về ý kiến đó. - Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài. + HS đọc chú thích SGK. + Tóm tắt tác phẩm. HĐ2: Đọc-hiểu văn bản. + GV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc : chú ý đọc giọng kể, nhấn giọng ở những câu nói biểu cảm, chú ý đọc diễn cảm những đoạn miêu tả cảm xúc của Bấc. + HS tóm tắt đoạn trích. + Nêu bố cục & nội dung từng phần. ? Em nhận xét gì về độ dài, độ ngắn của từng phần. Tại sao tác giả lại chia như thế. ( Nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ của nó.) CỦNG CỐ TIẾT 151: ? Xác định nhân vật chính trong truyện, vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính. VÀO TIẾT 152: HĐ3: Phân tích nhân vật Thóoc-tơn. ? Ở phần mở đầu, tác giả muốn nói với người đọc điều gì. ( Tình cảm của Thóoc-tơn đối với Bấc → một ông chủ lý tưởng). ? Cách cư xử của Thóoc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt & biểu hiện ở những chi tiết nào. ? Em đánh giá thế nào về tình cảm của Thóoc-tơn đối với Bấc. ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thóoc-tơn. ( Có lòng thương yêu loài vật như đối với con người.) ? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, tác giả I. TÌM HIỂU CHUNG: + Tác giả: Giắc Lân-đơn (1.876- 1.916) là nhà văn Mỹ nổi tiếng. + Tác phẩm: trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”. + Thể loại: tiểu thuyết. + Giải từ: ( SGK). II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1) Bố cục: 3 phần + Mở đầu. + Tình cảm của Thóoc-tơn đối với Bấc. + Tình cảm của Bấc đối với chủ. 2) Tình cảm của T. đối với Bấc : + Chăm sóc như con cái. + Chào hỏi, trò truyện thân mật, vui vẻ. + Hành động trìu mến( túm đầu, rủa yêu ). + Kêu lên trân trọng : …đằng ấy → yêu thương Bấc như đối với con người. KQCĐ: + Cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế & tình cảm thương yêu của Lân-đơn khi viết về con chó Bấc. + Thực hiện tốt bài kiểm tra phần Tiếng Việt HK2. + Viết được các hợp đồng có nội dung đơn giản trong cuộc sống. + Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản trên cơ sở hệ thống lại những văn bản văn học nước ngoài đã được học từ lớp 6 đến 9. TUẦN 34 TUẦN 34 VĂN BẢN: CON CHÓ BẤC (BUCK) – JACK LONDON (Trích: TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ) TIẾT 156,157 lại dành một đoạn nói về tình cảm của Thóoc-tơn đối với Bấc. ( Tác giả đề cao Thóoc-tơn: có lòng nhân từ & làm sáng tỏ tình cảm của Bấc đối với riêng Thóoc-tơn, không phải với các ông chủ khác.). HĐ4: Phân tích tình cảm của Bấc. ? Tình cảm của Bác đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào. Tìm chi tiết trong văn bản để chứng minh. ? Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả. ( Tác giả quan sát tinh tế, chính xác & trí tưởng tượng phong phú, rất đúng với loài chó.). ? Điều gì khiến cho tác giả nhận xét tinh tế, đi sâu vào “tâm hồn” thế giới loài vật như thế. ( Tình thương yêu loài vật của tác giả.). ? Đánh giá về tình cảm của Bác đối với chủ & nêu cảm nhận của em về nhân vật chó Bấc. ( Yêu quý, không muốn rời xa ông chủ.). ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua đoạn trích & nêu tác dụng. ( Nghệ thuật so sánh: tình cảm của Thóoc-tơn đối với Bấc khác với các ông chủ trước kia → làm nổi bật lòng nhân từ của Thóoc-tơn & nguyên nhân vì sao Bấc yêu mến chủ.). HĐ5: Tổng kết. ? Nêu tóm tắt nội dung, nghệ thuật chính của văn bản. ? Bài học rút ra qua văn bản là gì? ( + Nghệ thuật: nhận xét tinh tế về loài chó, trí tưởng tượng phong phú. + Nội dung: yêu thương loài vật của Thóoc-tơn.). → HS đọc ghi nhớ / SGK. 3) Tình cảm của Bấc đối với chủ : + Cắn vờ, nằm phục hàng giờ dưới chân chủ, mắt háo hức, quan tâm theo dõi chủ. + Bám sát gót chủ. + Cảm nhận tình thương yêu của chủ. Sung sướng khi chủ ôm ghì, rủa thầm. + Lo sợ bị bỏ rơi. → sự tôn thờ, kính phục chủ tuyệt đối.  GHI NHỚ : SGK / 154. HĐ6: Luyện tập: ? So sánh sự khắc họa loài vật của Lân-đơn với La Phông-ten. ( Lân-đơn có những nhận xét tinh tế & tỉ mỉ hơn nhiều.). III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: + Học thuộc bài & ghi nhớ. + Chuẩn bị: Tổng kết văn học nước ngoài. + Xem & chuẩn bị các yêu cầu tổng kết trong SGK. - Chuẩn bị: Câu hỏi kiểm tra. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ : kiểm tra khâu soạn bài của HS. - Bài mới : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT TIẾT 158 I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) HS khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất. 1. “Thanh phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu” là thành phần gì ? A. Tình thái. B. Gọi đáp. C. Cảm thán. D. Phụ chú. 2. Từ gạch dưới trong câu văn sau đây là thành phần gì : “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ !” (Làng-Kim Lân) A. Tình thái. B. Gọi đáp. C. Cảm thán. D. Phụ chú. 3. Tìm thành phần phụ chú trong hai dòng thơ sau: “Cô bé nhà bên có ai ngờ Cũng vào du kích.” (Quê hương-Giang Nam) A. Có ai ngờ. B. Cô bé. C. Cô bé nhà bên. D. Cũng vào du kích. 4. Thành phần gọi đáp dùng với mục đích gì ? A. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. B. Dùng để bộc lộ tâm lý của người nói. C. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói. D. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. 5. Khởi ngữ có đặc điểm gì ? A. Bổ sung cho nội dung câu. B. Đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu. C. Bổ sung cho nòng cốt câu. D. Đứng trước chủ ngữ để xác định thời gian, nơi chốn,… 6. Đoạn văn sau đây dùng phép liên kết nào: “Nguyễn Du đã đau xót với thân phận nhân vật Thúy Kiều. Giọng thơ của ông như khóc than cho số phận người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng chịu nhiều bất hạnh này.” ? A. Phép thế, dùng cụm từ đồng nghĩa. B. Phép lặp, phép nối. C. Phép liên tưởng. D. Phép thế, dùng cặp từ trái nghĩa. 7. Tìm hàm ý trong câu văn sau: “Mới 11 giờ thôi mà !” ? A. Thời gian đã trễ. B. Đã đến giờ rồi. C. Thời gian còn sớm. D. Đừng hỏi giờ nữa. 8. Điều kiện để sử dụng được hàm ý là gì ? A. Người nói, viết có ý thức đưa hàm ý vào câu. B. Người nghe, đọc có năng lực giải đoán hàm ý. C. Cả A,B đúng. D. Cả A,B sai. II. TỰ LUẬN: (8 điểm) 1. Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy. (4đ) “Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.” 2. Viết một đoạn văn với đề tài về bảo vệ môi trường sạch, đẹp ở lớp em, trong đó có sử dụng hàm ý. (4đ) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Xem lại tất cả các bài đã học về Tiếng Việt để chuẩn bị kiểm tra HK2. - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Luyện tập viết hợp đồng. \ - Chuẩn bị: Bảng phụ, hợp đồng mẫu. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ : ? Thế nào là hợp đồng. ? Mục đích & tác dụng của hợp đồng. - Bài mới : HĐ1: Ôn lý thuyết. HS trả lời câu hỏi theo SGK. GV nhận xét, kết luận. HĐ2: + HS làm bài tập 1. Lớp nhận xét. GV sửa. +HS đọc thông tin bài tập 2. ? Các thông tin ấy đã đầy đủ chưa. Cách sắp xếp các mục thế nào. ? Hãy thêm những thông tin cần thiết cho đầy đủ & sắp xếp theo bố cục hợp đồng. + HS làm theo nhóm. + Nhóm cử đại diện trình bày. + Lớp nhận xét. + GV tổng kết, cho điểm. + Cho HS quan sát bản hợp đồng mẫu. I. ÔN LÝ THUYẾT: 1) Mục đích, tác dụng của hợp đồng. ( ghi nhớ). 2) Loại văn bản có tính pháp lý : biên bản, hợp đồng. 3) Các mục của hợp đồng (ghi nhớ). 4) Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng. (ghi nhớ). II. LUYỆN TẬP: 1) Chọn cách diễn đạt : a) Cách 1. b) Cách 2. c) Cách 2. d) Cách 2. 2) Lập hợp đồng thuê xe : CỘNG HÒA-XÃ HỘI-CHỦ NGHĨA-VIỆT NAM. Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc. HỢP ĐỒNG THUÊ XE. + Căn cứ vào nhu cầu của người có xe & người thuê xe. + Hôm nay, ngày… tháng… năm……… + Tại địa điểm: Số nhà:…,phố… phường thành phố…… + Chúng tôi gồm: - Người có xe cho thuê:………………… - Địa chỉ:……………………………… - Đối tượng thuê: xe ……………………. - Thời gian thuê : ……………………… - Giá cả: 10.000$ / 01 ngày-đêm. - Người thuê xe:…………………………. - Địa chỉ:………………………………… - Số CMND:…………………………… + Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau: - Điều 1:…………………………………… - Điều 2:…………………………………… Đại diện người cho thuê. Người thuê xe. (ký,ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: + Làm hoàn chỉnh bài tập trong SGK. + Làm bài tập 3,4/SGK/158. + Chuẩn bị : Tổng kết văn học nước ngoài. + Xem lại các văn bản VHNN đã học từ lớp 6-9. LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG TIẾT 159 - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ : kiểm tra khâu chuẩn bị của HS. - Bài mơí : HĐ1: I. THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI ĐÃ HỌC Ở THCS : Stt Tên bài Thể loại Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật. 1 Xa ngắm thác núi Lư. Tứ tuyệt Lý Bạch (Tr.Quốc) Vẻ đẹp núi Lư & tình yêu thiên nhiên, tính cách phóng khoáng của tác giả. Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo. 2 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Tứ tuyệt Lý Bạch Tình cảm nhớ quê trong đêm trăng yên tĩnh. Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cảm xúc chân thành. 3 Hồi hương ngẫu thư. Tứ tuyệt Hạ Tri Chương (Tr.Quốc) Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê. Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh,kết hợp tự sự. 4 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Thơ cổ phong Đỗ Phủ (Tr.Quốc) Nỗi khổ ngèo túng & ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho những người nghèo. Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận. 5 Mây và Sóng Thơ Ta-gor (Ấn Độ) Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, kết hợp biểu cảm với tự sự. 6 Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục. Kịch Mô-li-e (Pháp) Phê phán tính cách lố lănh của tên trưởng gỉa học làm sang. Tình huống gây cười, ý châm biếm sâu sắc. 7 Buổi học cuối cùng. Truyện Đô-đê (Pháp) Yêu nước là yêu cả tiếng nói của dân tộc. Xay dựng nhân vật thành công. 8 Cô bé bán diêm. Truyện An-đéc- xen.(Đan mạch) Nỗi bất hạnh, cái chết đau khổ & niềm tin yêu cuộc sống của cô bé nghèo. Kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực & mộng tưởng. 9 Đánh nhau với cối xay gío. Tiểu thuyết Xéc Van- téc.(Tây Ban Nha) Sự tương phản giữa hai nhân vật chính, ngợi ca cái tốt, phê phán cái xấu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật & gây cười. 10 Chiếc lá cuối cùng. Truyện O. Hen-ri (Mỹ) Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. 11 Hai cây phong. Truyện Ai-ma- tốp.(Cư- rơ-gư- xtan) Tình yêu quê hương & câu chuyện về người thầy vun trồng mơ ước, hy vọng cho học sinh. Kể chuyện hấp dẫn, miêu tả theo phong cách hội họa gây ấn tượng. 12 Cố hương. Truyện Lỗ tấn. (Tr.Quốc) Sự đổi thay của làng quê,con người, phê phán xã hội phong kiến, đặt vấn đề về đường đi cho nông dân, cho xã hội. Tường thuật hấp dẫn, két hợp kể & bình, ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. 13 Những đứa trẻ. Tiểu thuyết Gô-rơ-ki (Nga) Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương bát chấp cản trở của xã hội. Lối kể giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với cổ tích. TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TIẾT 160 14 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Tiểu thuyết Đi-phô (Anh) Cuộc sống khó khăn & tính lạc quan của nhân vật Rô-bin-xơn giữa hoang đảo. Lối kể hấp dẫn, tự họa kết hợp miêu tả. 15 Bố của Xi-mông. Truyện ngắn G.D.Mô- pa-xăng (Pháp) Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông, tình thương con của người mẹ & sự bao dung của chú Phi-líp. Miêu tả diễn biến tâm trạng kết hợp tự sự, nghị luận. 16 Con chó Bấc. Tiểu thuyết Lân-đơn (Mỹ) Tình cảm yêu thương của tác giả đối với loài vật. Trí tưởng tượng phong phú, tinh tế. 17 Lòng yêu nước. Nghị luận Ê-ren-bua (Nga) Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu làng xóm như suối ra sông, sông ra bể. Cảm xúc chân thành mãnh liệt, phép so sánh hợp lý. 18 Đi bộ ngao du. Nghị luận Ru-xô (Pháp) Ca ngợi sự giản dị, tự do, yêu thiên nhiên.Muốn ngao du cần đi bộ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động có sức thuyết phục. 19 Chó sói & cừu trong thơ ngụ ngôn L.F. Nghị luận H.P. Ten (Pháp) Nêu đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. Phép so sánh, lập luận của bài nghị luận văn học hấp dẫn. HĐ2: II. KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU : o Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc. o Thiên nhiên & tình yêu thiên nhiên. o Thương cảm với số phận người nghèo khổ, khát vọng giải phóng người nghèo. o Hướng tới cái thiện, ghét cái ác, cái xấu. o Tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước. HĐ3: III. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT: 1) Thơ: thơ Đường ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép tu từ . Thơ tự do liên tưởng & tuởng tượng phong phú. 2) Truyện: cốt truyện chặt chẽ, xây dựng nhân vật điển hình, yếu tố hư cấu hấp dẫn, sinh động, kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 3) Nghị luận: lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng, sinh động, kết hợp yếu tố tả, biểu cảm, tự sự & thuyết minh. 4) Kịch: Tạo mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ & hành động kịch cụ thể. HĐ4: LUYỆN TẬP : ? So sánh thơ, truyện Việt Nam với nước ngoài về nội dung & nghệ thuật. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: + Xem kỹ hệ thống văn học nước ngoài đã tổng kết. + Soạn bài: Kịch“Bắc Sơn”. + Tìm hiểu tình huống kịch & chủ đề chính. . tập một số kiến thức cơ bản trên cơ sở hệ thống lại những văn bản văn học nước ngoài đã được học từ lớp 6 đến 9. TUẦN 34 TUẦN 34 VĂN BẢN: CON CHÓ BẤC (BUCK) – JACK LONDON (Trích: TIẾNG. Làm bài tập 3,4/SGK/158. + Chuẩn bị : Tổng kết văn học nước ngoài. + Xem lại các văn bản VHNN đã học từ lớp 6 -9. LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG TIẾT 1 59 - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình. luận H.P. Ten (Pháp) Nêu đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. Phép so sánh, lập luận của bài nghị luận văn học hấp dẫn. HĐ2: II. KHÁI QUÁT

Ngày đăng: 12/07/2014, 17:00