1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)

85 1,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 868,61 KB

Nội dung

GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GS.TS TỪ QUANG HIỀN (Chủ biên)

TS VŨ TÙNG HOA-ThS NGUYỄN KHẮC SƠN-ThS TẠ THỊ THANH PHƯƠNG

GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

(sử dụng cho hệ cao học)

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1 Giới thiệu về môn học

Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn dù là của Chính phủ hay của các tổ chức nước ngoài tài trợ đều thực hiện dưới hình thức dự án Nhưng từ trước năm 1995 môn học xây dựng và quản lý dự án chưa đưa vào giảng dạy chính thức trong các trường đại học Điều đó khiến cho các sinh viên sau khi tết nghiệp trở thành cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc với dự án Do vậy, từ sau năm

1995 môn học này được chính thức đưa vào chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Môn học trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng

về xây dựng và quản lý một dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp

2 Mục tiêu của môn học

Sau khi được trang bị kiến thức của môn học, học viên có thể vận dụng trong thực tế công tác để xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý một dự án nông lâm nghiệp

3 Nội dung môn học

Môn học gồm 5 chương

Chương I: Giới thiệu chung về dự án và xây dựng, quản lý dự án

Chương này cung cấp cho người học khái niệm chung về dự án và các bước xây dựng dự án

Chương ": Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dự án

Để xây dựng dự án, trước tiên phải điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng dự án Chương này hướng dẫn cho người học biết cần phải thu thập những thông tin nào để phục vụ cho việc xây dựng dự án

Chương III: Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong điều tra, xây dựng và quản lý dự án

Chương này cung cấp cho người học các phương pháp và kỹ thuật điều tra, xây dựng và quản lý dự án

Chương IV: Xây dựng dự án

Chương này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng xây dựng thột dự án nông lâm nghiệp Sau khi học xong chương IV, người học có thể xây dựng được một

dự án Chương V: Quản lý và thực hiện dự án

Sau khi dự án được phê duyệt thì tiến hành triển khai thực hiện dự án Chương V trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá dự

án

Trang 3

Chương I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ DỰ ÁN

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1 Khái niệm về dự án

• Theo quan điểm tổ chức

Dự án là tập hợp những hoạt động được điều phối chặt chẽ, tập trung để sử dụng những nguồn lực giới hạn nhằm đạt đến những mục tiêu mong đợi trong tương lai

• Theo góc độ đầu tư

Dự án là công cụ biểu hiện hợp lý hoá và cải thiện đầu tư Đó là một chuỗi các

dữ liệu được phân tích và sắp xếp logic, các ưu tiên đầu tư được thiết lập nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định rõ về thời gian, chi phí hoạt động và lợi ích

• Theo quan điểm phát triển

Dự án là các dạng can thiệp khác nhau được thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ thể nào đó trong phạm vi ngân sách và tổ chức nhất định

Dù định nghĩa theo góc độ nào chăng nữa thì dự án luôn gồm:

1.2.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn liền với việc sử dụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lời

Như vậy đầu tư có hai đặc điểm cơ bản:

- Tính sinh lợi là đặc trưng hàng đầu của đấu tư Không thể coi là đầu tư, nếu việc sử dụng tiền vốn không nhằm mục đích sinh lời

- Thời gian kéo dài là đặc trưng thứ hai của đầu tư Thời gian của đầu tư thường kéo dài từ 2 năm trở lên (có thể 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa) Vì thế, những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng 1 năm không được gọi là đầu tư, đó chỉ là hoạt động kinh doanh

Trang 4

1 2.2 Mối quan hệ giữa đầu tư và dự án

Dự án và đấu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mục đích của đầu tư là sinh lợi, khả năng sinh lợi là điều kiện tiên quyết để đầu tư Mà dự án là tập hợp những hoạt động được điều phối chặt chế, tập trung để sử dụng nguồn lực giới hạn nhằm đạt tới mục tiêu mong đợi trong tương lai (đối với dự án đầu tư, đó là sinh lợi) Do vậy, để tránh được những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa khi đã bỏ vốn thì đầu tư phải được tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp đó là phương pháp đầu tư theo dự án Vì thế, dự án được hiểu như một luận chứng đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết Dự án chỉ là công cụ của đầu tư

1.3 Vai trò của dự án trong nền kinh tế xã hội

1 3.1 Vai trò của dự án

Dự án là bộ phận cấu thành trong chiến lược hoạt động, phát triển kinh tế xã hội

Ví dụ: Dự án thuỷ điện Sơn La nằm trong chiến lược phát triển điện năng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

1 3.2 Mối quan hệ giữa kế hoạch, chương trình và dự án

Chương trình phát triển là thể hiện sự ưu tiên của Chính phủ, các ngành hoặc các

ý tưởng chiến lược quốc gia, là cơ sở để định hướng mọi hoạt động ưu tiên các dự án phù hợp với chính sách và kế hoạch của quốc gia, ngành

Ví dụ: Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa, chương trình 135: chương trình nước sạch nông thôn, chương trình kiên cố hoá kênh mương

1.4.1 Phân loại theo thời gian

Quy mô của dự án và tính chất của các hoạt động của dự án quyết định thời gian

Trang 5

Dự án ngắn hạn: là dự án có khoảng thời gian thực hiện dưới 5 năm Nó có quy

mô vừa phải hoặc nhỏ, đầu tư không lớn, thu lợi ích nhanh và trước mắt Ví dụ: dự án làm thủy lợi nhỏ ở xã A Dự án trồng giống đậu tương mới ở xã B

1 4.2 Phân loại dự án theo phạm vi tác động

- Dự án phát triển một sản phẩm cho địa phương hoặc doanh nghiệp

- Dự án phát triển dịch vụ cụ thể: Tưới tiêu, bảo vệ thực vật, tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu cho một vùng, một địa phương

- Dự án cho một đơn vị: là dự án xây dựng hay cải tổ một doanh nghiệp

- Dự án phát triển tổng hợp trên một vùng, một miền hoặc toàn lãnh thổ về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, chuyển giao kỹ thuật do nhiều ngành hợp tác thực hiện trên một địa bàn

1 4.3 Phân loại dự án theo quy mô

Phân biệt dự án theo quy mô là căn cứ vào cấp quản lý để xem xét khía cạnh sử dụng nguồn lực và lợi ích mà dự án đem lại, từ đó phân biệt quy mô dự án Phân loại theo cách này dự án được chia thành:

- Dự án quốc gia: Là dự án có quy mô lớn, do Chính phủ quản lý và điều hành

- Dự án cấp ngành, địa phương hoặc vùng, miền: Là những dự án do ngành hoặc địa phương (tỉnh) quản lý

- Dự án cấp cơ sở: là dự án có phạm vi tác động trên một huyện hoặc một số xã, thôn

1.4.4 Phân loại dự án theo mục đích

Căn cứ vào mục đích của dự án, người ta chia dự án thành các loại sau:

- Dự án mang tính chất vụ lợi: Là dự án đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (trong

phát triển kinh tế thì dự án này là chủ yếu)

- Dự án phi vụ lợi: Là những dự án không lấy hiệu quả hoặc lợi nhuận của vốn

đầu tư làm mục đích, mà lấy những lợi ích khác: Xã hội, môi trường là chủ yếu

- Dự án mang tích chất trung gian: Là dự án đặt cả hai nhiệm vụ kinh tế và xã hội làm mục đích "

Ví dụ: Dự án giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn

1.5 Vòng đời của dự án

Trang 6

Dự án giống các thực thể hữu cơ khác, ở chỗ nó cũng trải qua các giai đoạn từ khởi đầu đến phát triển và kết thúc

Vòng đời của dự án là thời gian tồn tại của dự án

Một số dự án có nhiều vòng đời, mỗi vòng đời gọi chung là chu kỳ của dự án, nhưng ở chu kỳ sau các hoạt động không lặp lại chu kỳ trước mà nó được nâng cao hơn theo kiểu vòng xoáy trôn ốc, sự quay vòng phải thông qua những bước bắt buộc, nhưng luôn di chuyển tới cái mới tạo thành một "pha", mới, một dự án mới

Các giai đoạn trong một vòng đời dự án:

• Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn chuẩn bị gồm có các bước sau:

- Điều tra điều kiện tự nhiên - xã hội và đánh giá nhu cấu của cộng đồng

- Viết dự án

- Đệ trình dự án

- Sửa chữa và đệ trình lại (nếu có)

- Lập kế hoạch và hoạch định các chính sách cho dự án

- Thành lập Ban điều hành dự án

- Xây dựng quy chế hoạt động

• Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn thực hiện gồm có các bước sau:

- Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của dự án trong từng thời kỳ

- Thực hiện các hoạt động của dự án

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động

- Đánh giá kết quả của các hoạt động trong các giai đoạn và kết thúc (đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ)

• Giai đoạn kết thúc

Giai đoạn kết thúc gồm các bước sau:

- Đánh giá toàn diện dự án

- áp dụng kết quả dự án ra diện rộng

- Đề xuất "pha" mới của dự án

2 GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN

Để lập được dự án chúng ta phải dựa vào định hướng của dự án, tiến hành điều tra thu thập thông tin vùng dự án Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được để viết dự án

2.1 Định hướng của dự án

Định hướng của dự án là sự ấn định trước về lĩnh vực hoạt động và mục đích của

dự án do các cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan tài trợ kinh phí đề ra Các dự án muốn

Trang 7

được chấp nhận thì phải xây dựng trên cơ sở định hướng này nếu không sẽ bị loại bỏ

Ví dụ: Ngân hàng quốc tế A chỉ cho vay tiền xây dựng đường giao thông Tổ chức quốc tế B chỉ tài trợ cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo chỉ chấp nhận và cấp kinh phí cho các

dự án xoá đói giảm nghèo

2.2 Điều tra điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội và đánh giá nhu cầu của cộng đồng

Trên cơ sở định hướng, chúng ta tiến hành điều tra điều kiện tự nhiên - kinh tế -

xã hội và đánh giá nhu cầu của cộng đồng

Căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá để đề xuất dự án

Ví dụ: Định hướng là xoá đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn Qua điều tra, đánh giá cho thấy nguyên nhân nghèo đói ở đây là độc canh, thiếu tiếp cận khoa học, kỹ thuật, thiếu vốn và nhu cầu của người dân là đa dạng cây trồng, vật nuôi, được chuyển giao khoa học - kỹ thuật, vay vốn Từ kết quả điều tra này có thể đề xuất dự án là "chuyền đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi và tăng cường dịch vụ cho người dân địa phương"

Kế hoạch (thời gian biểu) cho các hoạt động của dự án

- Tổ chức và nhân sự cho việc thực hiện dự án

- Các chính sách phục vụ cho dự án

- Kết luận và đề nghị

Trong quá trình học môn này, chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng vấn đề nêu trên

Trang 8

Chương II

ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

1 ĐIỀU TRA VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Để chuẩn bị cho việc xây dựng dự án thì người nghiên cứu phải biết được những thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết, độ ẩm, lượng mưa những thông tin này có thể thu thập được thông qua sổ sách ghi chép tại cơ sở

1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Sao in bản đồ hành chính (hoặc bản đồ quy hoạch của xã nếu có) kết hợp với khảo sát thực địa và nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan để thu thập các thông tin về địa lý, địa hình của xã theo thực trạng tại thời điểm nghiên cứu Các thông tin này giúp cho việc xác định xây dựng dự án gì phù hợp với vị trí địa lý, địa hình ở đó

+ Vị trí địa lý, địa hình rừng núi, sông ngòi, kênh rạch cũng như các con đường

giao thông liên thôn (bản), liên xã, liên huyện, tỉnh lộ và quốc lộ

+ Vị trí địa lý, địa hình các công trình thuỷ lợi như các trạm bơm, hệ thống

mương máng tưới, tiêu, dập cũng như các vùng, các lô đất, các cụm dân cư sinh sống v.v Những thông tin trên vừa thể hiện bằng số liệu cụ thể vừa thể hiện bằng tình hình thực tế, vì vậy người thu thập thông tin phải ghi chép đầy đủ, sau đó kiểm nghiệm, thẩm định lại bằng các phương pháp khảo sát thực tế và tìm hiểu thông qua cán bộ địa chính cũng như các trưởng thôn (bản) và cộng đồng những người am hiểu lĩnh vực này

Trong khi đi thực địa để thu thập thông tin về vị trí địa lý, địa hình dết đai của xã, nên hướng dẫn người dân vẽ "sơ đồ" bằng phương pháp PRA

Cách làm: Chọn một nhóm người sống lâu năm tại cộng đồng, đề nghị họ tự vẽ

"sơ đồ" của thôn (xóm, bản) lên nền đất Yêu cầu của lược đồ là phải thể hiện vị trí của cộng đồng (các mặt tiếp giáp theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc), tiếp giáp sông ngòi, rừng núi, biển hay tiếp giáp các địa phương khác; "sơ đồ" cũng thể hiện các nguồn lài nguyên như đất đai, rừng, biển, hồ, sông ngòi, các mỏ quặng (thiếc, chì, sắt, bạc, vàng ); thể hiện các công trình quan trọng như đường xã, hệ thống thuỷ lợi, trường học, bệnh xá đường điện, trạm thu phát truyền thanh, truyền hình, chợ, điểm du lịch (đền chùa, hang động )

Lược đồ thôn Đồng Ao, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trang 9

Lưu ý: Cần giải thích để các thành viên cộng đồng hiểu rằng lược đồ này không

có ý nghĩa về mặt pháp lý Nhóm nghiên cứu phải trợ giúp các thành viên cộng đồng

vẽ và thể hiện các nguồn tài nguyên cũng như ghi phần chú thích của lược đồ vì điều này rất quan trọng

Mục đích của việc vẽ lược đồ do chính người dân thực hiện là để họ tự đánh giá được tiềm năng của chính họ nhằm phát huy tính tự chủ ở người dân

1.2 Đặc điểm về khí hậu, thời tiết và thuỷ văn

Mục tiêu là để nắm được diễn biến của khí hậu, thời tiết qua các tháng và qua các năm

Các chỉ tiêu của nhóm thông tin này được thu thập thông qua sổ theo dõi, báo cáo thống kê và các trạm khí tượng thuỷ văn khu vực Bao gồm:

- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

Trang 10

- Số giờ nắng của các tháng trong năm

- Lượng mưa các tháng trong năm

Ngoài các chỉ tiêu trên cần đi sâu nghiên cứu và thu thập thông tin về tình hình

cụ thể như:

- Ảnh hưởng của các trận mưa lớn, gió lớn (lốc xoáy) trong xã hoặc trong vùng tới đời sống xã hội, đời sống sinh thái Thể hiện những ảnh hưởng đó xảy ra gần đây nhất như thế nào: Thống kê những diện tích ruộng, vườn, rừng, đồi thường xuyên hàng năm bị ngập lụt hoặc hạn hán kéo dài

- Tình trạng nguồn nước từng con sông, suối, hồ, ao; nắm và kiểm tra những thông tin về diện tích tưới tiêu tự nhiên và diện tích tưới tiêu qua hệ thống thuỷ nông của huyên, xã; mức độ khai thác các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh

Ví dụ: Khi thông qua sổ theo dõi hàng tháng của cán bộ xã, kết hợp và đối chiếu với báo cáo thực trạng của trạm khí tượng thuỷ văn của huyện Định Hoá, người đi thu thập thông tin đã có được các số liệu về thực trạng khí hậu, thời tiết, nhiệt độ của xã Quy Kỳ để làm cơ sở nghiên cứu phân tích lập dự án

1 3 Đặc điểm về đất đai tài nguyên

Thông tin này giúp người nghiên cứu biết được tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phương dựa trên cơ sở đó để lựa chọn các dự án phát triển phù hợp

1.3.1 Thông tin về đất đai

Các chỉ tiêu về đất đai cũng như tài nguyên đất được thu thập qua nhiều kênh thông tin:

+ Từ số liệu điều tra hàng năm của Phòng Nông nghiệp huyện và cán bộ địa

chính của xã Số liệu và thông tin từ nguồn này thường mang tính tổng hợp theo từng vùng, từng lô, từng cánh đồng, cánh rừng, nếu có thể ghi chi tiết đến từng hộ

+ Thông tin đầy đủ chi tiết về đất đai phải thu từ nguồn của cán bộ thuế nông

nghiệp hoặc sổ trước bạ (quyền sử dụng đất) của các hộ do cán bộ nông nghiệp xã theo dõi và tổng hợp Nguồn số liệu và thông tin này cung cấp cho ta biết từng loại đất của lừng hộ và từng thôn bản Do vậy với nguồn thông tin này cần kết hợp với phương pháp điều tra hộ vì như vậy sẽ cho ta độ tin cậy thông tin cao hơn

Dựa vào bảng thống kê đất đai để đánh giá tiềm năng đất đai có thể thực hiện dự

án hay không?

Sau khi có được các thông tin chung về đất đai, cần phân tích chi tiết từng chỉ tiêu cụ thể nhằm xác định thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng đất đồng thời thấy được những đặc thù của việc sử dụng đất ở địa phương

Ví dụ: Để thấy rõ điều kiện và đặc điểm của việc sử dụng tài nguyên đất của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, chúng tôi đã tổng hợp các chỉ tiêu về tài nguyên đất của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai (nguồn số liệu do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông

Trang 11

nghiệp cung cấp tại thời điểm tháng l0/2000) được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất của xã Tràng Xá năm 2000

Chỉ tiêu Diện tích (ha) % So sánh

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 6.139 100%

- Rừng tự nhiên vả rừng tái sinh

Đất trồng cây ân quả

Đất trồng cây công nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất thổ cư

2 Đất chưa sử dụng

Đất có khả năng nông nghiệp

Đất có khả năng lâm nghiệp

Núi đá - đồi núi trọc

475 1.195

788

26,1% so với (1) 1.9%

32,5%

9,24% so với (1) 9,24% so với (1) 5% so với (1) 5% so với (1)

40% so với (2)

25% so với (2) 45% so với (2) 30% so với (2) Những ưu thế của tài nguyên đất trên địa bàn cũng phải được điều tra khảo sát để đánh giá phục vụ cho các mục đích phát triển ngành nghề trong xã Như vậy mới tổ chất và thực hiện được ở mức độ, quy mô hợp lý và tính đến việc đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm thu hút lao động nông nhàn để phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Để có căn cứ thực tiễn khi nghiên cứu và khảo sát đặc điểm các điều kiện tự nhiệt trên địa bàn xã, cần tập trung thu thập các thông tin về kết quả sử dụng đất trong nông nghiệp (vì hầu hết những xã nghèo là những xã thuần nông) và những thông tin về diện tích, năng suất của từng loại cây trồng của những năm gần kề với thời điểm khảo sát điều tra

Ví dụ: Thông tin về diện tích và năng suất một số loại cây trồng chủ yếu trong

nông nghiệp của xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá trong 2 năm 1998 và 1999 (nguồn số liệu trích trong báo cáo tổng kết năm 1999 của Hội đồng nhân dân xã)

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chủ yếu

Trang 12

Năm 1998 Năm 1999Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất

1.3.2 Đặc điểm về nông lâm nghiệp

* Diện tích trang trại:

Diện tích của các trang trại và số lượng cũng như sự phân bố các diện tích khác nhau của trang trại ra sao? Ai có trang trại và ai trực tiếp làm việc trên đồng ruộng? Giá đất đai và bản chất của thị trường đất đai? Những cơ cấu cây trồng của mỗi loại trang trại ra sao? Ở đây có những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tới những vùng chưa được canh tác không?

* Cây trồng nông nghiệp:

Các cây trồng nào được gieo trồng tại địa phương? Sự phân bố của chúng ra sao? Những biện pháp kỹ thuật nào được áp dụng cho các cây trồng chính và tại sao? Những loại giống nào được sử dụng và tại sao? Những loại sâu bệnh nào hiện đang tồn tại trên đồng ruộng và được phòng trừ ra sao? Nguồn giống và phương pháp bảo quản giống thế nào? Độ tin cậy của các nguồn giống và chất lượng giống như thế nào? Có

hệ thống tưới tiêu không? Ở đâu? Có nguồn nước không và có được sử dụng không? Tại sao? Ở đây có sử dụng phân bón không? Nếu có thì sử dụng những loại phân bón nào? Khi nào tới mùa, công việc thu hoạch mùa màng ra sao và sự khác nhau về mùa

vụ thu hoạch trong địa bàn đó ra sao? Tại sao ? Nông dân có áp dụng công thức luân canh cây trồng không? Cách thức bảo quản nông sản như thế nào và có vấn đề gì không? Lượng hao hụt trong quá trình bảo quản là bao nhiêu? Đối với các cây trồng truyền thống ở địa phương nông dân đòi hỏi phải có những đặc tính gì? Ví dụ như: về hương vị cảm quan, hoặc cây có cần có lá to để làm thức ăn gia súc hay để gói hàng không? Cây nào là cây công nghiệp ở địa phương, cây nào là cây xuất khẩu? Giá trị kinh tế của các loại cây đang được trồng và khả năng những cây trồng mới có thể phổ biến vào địa phương là những cây gì?

* Vật nuôi:

Trang 13

Những loại và giống gia súc nào được nuôi tại địa phương? Sự phân bố theo vùng của chúng như thế nào? Những người nông dân nghèo nhất nuôi bao nhiêu? Chuồng trại ra sao? vật nuôi được ăn những thứ gì? Hiện tồn tại các loại dịch bệnh và nguồn gây bệnh nào và phương pháp phòng chống chúng ra sao? Có thể phòng chống được không? Tốc độ sinh trưởng và khối lượng xuất chuồng của vật nuôi như thế nào? Những sản phẩm nào được tiêu thụ tại gia đình và loại nào được đem bán? Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên một vật nuôi và trên một héc ta là bao nhiêu? Mức thu nhập thực tế và tiềm năng doanh thu của các loài vật nuôi là bao nhiêu?

* Lâm nghiệp:

Trên thực tế có những xã có rừng, có những xã không có rừng; có xã có khoáng sản và có xã không có khoáng sản Những thông tin cần thu thập đối với vùng có rừng là: Tổng diện tích rừng trong toàn xã (ha) Trong đó:

+ Diện tích rừng trồng

+ Diện tích rừng tái sinh và rừng khai thác

+ Diện tích đất chưa sử dụng (đất trống, đồi núi trọc)

+ Diện tích rừng đã khoanh nuôi bảo vệ

Dựa vào những chỉ tiêu, tiến hành khảo sát điều tra thực tế tại địa bàn để nắm những thông tin chi tiết phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng trong quá trình nghiên cứu để lập dự án

1 3.3 Tài nguyên khoáng sản

Cần thu thập một số thông tin tổng quát trên địa bàn xã như có những mỏ gì? tên tài nguyên khoáng sản đó, trữ lượng, diện tích mỏ là bao nhiêu? hiện tại đã được khai thác chưa? Tổ chức nhà nước hay cá nhân khai thác quản lý, quy mô khai thác ở mức

độ nào? chủ trương của lãnh đạo xã và lãnh đạo các cấp về vấn đề này ra sao? Sở (r cần những thông tin như vậy vì những xã có tài nguyên khoáng sản chính là thế mạnh của địa phương Dựa vào thế mạnh này có thể xây dựng dự án phù hợp

2 ĐIỀU TRA VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Thu thập thông tin về kết cấu cơ sở hạ tầng là dựa trên thực tế cơ sở hạ tầng ở cộng đồng, so sánh với chỉ tiêu phát triển hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư, trước hết là hệ thông đường giao thông, nước sạch, hệ thống diện, quy hoạch các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

và phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình

Muốn có những dự án đạt được các mục tiêu nêu trên, thì trước hết phải nắm chắc đặc điểm thực trạng của những công trình hạ tầng cơ sở tại xã mà ta nghiên cứu

để làm cơ sở cho nghiên cứu lập dự án

Những thông ân cần thu thập là:

2.1 Hệ thống đường giao thông

Trang 14

Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng

Phương pháp thu thập: Cùng cán bộ phụ trách giao thông và xây dựng của xã đi quan sát thực tế các tuyến đường xem có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh

tế - xã hội Với hệ thống đường giao thông đó có thể xây dựng được những dự án mang tính khả thi hay không? Sau khi đi quan sát xong, hai bên sẽ cùng nhau thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi và những khả năng có thể tận dụng khai thác

Ví dụ: qua điều tra, khảo sát hệ thống đường giao thông của xã Tràng Xá (Võ Nhai) cho thấy: Đã có đường ô tô liên xã rộng 5,5m, dài 18km rải nhựa đi qua xã đến tận xã Bình Long Đường đi tới các bản trong xã đều xuất phát từ trục đường nhựa liên

xã nhưng chủ yếu là đường đất Các tuyến đường đều được hình thành từ nhiều năm trước đây do lâm trường khai phá mở rộng để vận chuyển lâm sản nên việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là mùa mưa, đặc biệt là đường vào các bản như Chòi Hồng, Tân Đào, Đông Bo

Thu thập thông tin về giao thông nhằm hiểu biết mối liên hệ giữa vấn đề này với

sự phát triển kinh tế của vùng dự án Qua ví dụ này chúng ta thấy giao thông liên thông các bản còn khó khăn gây ảnh hưởng tới giao lưu hàng hoá, văn hoá và tác động tới đói nghèo

2.2 Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi có nhiều loại công trình như: Đập dâng, hồ chứa, trạm bơm hoặc kênh mương tự chảy Đặc điểm hiện trạng về hệ thống thuỷ lợi có liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng, diện tích và sản lượng lúa hàng năm của dân cư trong xã,

vì vậy cần được khảo sát điều tra đầy đủ Những thông tin cần được thu thập là:

- Số đập dâng, trạm bơm, kênh mương, tình trạng và mức độ sử dụng, trữ lượng nước tưới tiêu diện tích ruộng được tưới là bao nhiêu?

Diện tích trồng trọt sử dụng nước tưới, tiêu tự nhiên (nước tự chảy) mức độ tưới, tiêu đạt được (ha) chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ?

- Công trình và hệ thống kênh mương qua các trạm bơm (bơm điện hay bơm dầu), công suất từng trạm, diện tích tưới (tiêu) bao nhiêu cho một vụ và bao nhiêu diện tích hai vụ, chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ?

- Số diện tích ruộng, vườn, đồi cần tưới mà hiện nay do không có nước phải bỏ hoang hoặc có cấy, trồng nhưng không được thu hoạch hoặc thu hoạch với năng suất thấp là bao nhiêu ha, chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ?

Qua khảo sát thực tế đánh giá tổng quát tác dụng, mức độ khai thác của từng công trình trong hệ thống thuỷ lợi để từ đó giúp cho việc nghiên cứu lập dự án sau này

2.3 Hệ thống lưới điện

Quan sát xem xã đã có điện lưới chưa Nếu chưa có điện lưới thì tìm hiểu xem

Trang 15

nguyên nhân do đâu chưa có điện lưới? Nếu có điện lưới rồi thì thu thập sâu các thông tin sau đây:

- Chiều dài tuyến trục chính lưới điện bao nhiêu tim?

- Có trạm biến thế không? Nếu có thì có mấy trạm?

- Chiều dài các tuyến phụ về các thôn bản là bao nhiêu? (ghi cụ thể từng bản, thôn)

- Chất lượng đường dây thế nào?

- Có bao nhiêu hộ ở mỗi bản đã được dùng điện? chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số hộ, trong đó có bao nhiêu hộ nghèo đã được dùng điện, chiếm bao nhiêu phần trăm?

- Có bao nhiêu hộ chưa được dùng điện, trong đó có bao nhiêu hộ nghèo? Xác định nguyên nhân của những hộ chưa có điện

- Có bao nhiêu hộ dùng điện cho sản xuất kinh doanh ? Chủ yếu kinh doanh loại hình sản xuất nào? (xay sát, chế biến nông, lâm sản, bơm nước )

2.4 Chợ xã và nước sạch

2.4.1 Chợ xã

Am hiểu về số lượng, quy mô chợ, số lượng người thường xuyên đến chợ, chợ họp thường xuyên, hàng ngày hay theo phiên, hiện tại có xã có chợ họp chưa Cũng như lìm hiểu xem các dịch vụ, các sản phẩm hàng hoá mua bán chủ yếu là gì

2.4.2 Về nước sạch (nước sinh hoạt)

Thu thập các thông tin về chương trình nước sạch nông thôn để phục vụ cho việc lập dự án cần tập trung ở những chỉ tiêu cơ bản sau:

Số hộ dùng nước tự nhiên như sông, suối, ao hồ chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ?

Số hộ gia đình dùng giếng đào hoặc giếng khoan, chiếm bao nhiêu phân trăm so với toàn bộ?

Số hộ gia đình dùng nước sinh hoạt ở bể nước tập trung của thôn bản do chương trình nhà nước đầu tư - chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ?

Số hộ hiện tại xa nguồn nước sinh hoạt từ 1 khi trở lên mà hàng ngày vẫn đi gánh, gùi và vận chuyển nước về dùng - chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Đánh giá môi trường nước hiện đang sử dụng ở cộng đồng thông qua các chỉ tiêu tổng hợp để biết được có bao nhiêu hộ được dùng nước đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại bao nhiêu hộ dùng nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh

3 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN HOÁ - CHÍNH TRỊ

3.1 Văn hoá chính trị - xã hội

Sự hiểu biết về tình hình văn hoá, chính trị, phong lục tập quán xã hội của địa phương sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp cụ thể phù hợp nhằm giảm bớt ảnh

Trang 16

hưởng xấu đến kết quả thực hiện dự án Những thông tin cần thu thập:

3.1.1 Dân số

- Số lượng dân cư: Tìm hiểu tổng số dân trong cộng đồng (bao nhiêu khẩu và bao nhiêu hộ?) Thông tin này cho chúng ta biết dự án sẽ liên quan tới bao nhiêu người (ví dụ: nếu là dụ án xây dựng đường giao thông thì tất cả người dân trong cộng đồng đều

có cơ hội hưởng lợi như nhau và số người hưởng lợi sẽ là tổng số dân cư ở cộng đồng)

- Mật độ dân: Số người trên 1km vuông là bao nhiêu? Thông tin này dựa trên sự tính toán tổng số dân cư trên tổng diện tích của xã (cộng đồng) và nó cho chúng ta biết một cách khái quát đây là cộng đồng đông dân hay thưa dân; do vậy diện tích đất canh tác trung bình trên đầu người nhiều hay ít

Ví dụ: Mật độ dân cư ở xã Đồng Liên là: 461 người/ km2, điều này chứng tỏ mật

độ dân cư ở đây là đông Tổng diện tích đất của toàn xã ít nên bình quân diện tích đất trồng trọt/ đầu người thấp

- Sự phân bố dân cư: Đó là thông tin về tổng số hộ và tổng số khẩu trong mỗi một thôn Thông tin này cho chúng ta biết sự phân bố dân cư đều hay không đều trong một vùng Điều đó cho phép chúng la tìm hiểu tiếp nguyên nhân và hậu quả của sự phân bố không đều giữa các thôn, nếu có (vì sao thôn này đông dân cư, thôn kia thưa dân cư? Thôn đông dân thì sẽ có hậu quả gì về kinh tế cũng như xã hội) và do vậy có thể đưa ra các giải pháp ưu tiên và tìm cách khắc phục

Thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá là thôn đông dân, mật độ dân cư cao so với nhiều thôn khác, trong khi ruộng cấy ở thôn này ít và chỉ cấy được một vụ vì thiếu nước, đây

là một trong những thôn nghèo nhất xã và thường được chính quyền xã quan tâm trong các đợt hỗ trợ gạo cứu đói

- Tỷ lệ tăng dân số: Thông tin này dựa trên sự tính toán tổng số nhân khẩu trong

xã cộng với số trẻ em mới sinh trong năm và số người chuyển hộ khẩu đến xã trong năm trừ đi số người chết trong năm và số người chuyển hộ khẩu khỏi xã trong năm rồi chia ra tổng số nhân khẩu trong xã

Ví dụ: So sánh số liệu thống kê 3 năm 1997, 1998, 1999, chúng ta thấy chỉ số tăng dân số ở xã Đồng Liên năm 1997 là 1,005%, năm 1998 là 1,003%, năm 1999 là 0,99% (Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên - 1999)

Kết luận: Công tác kế hoạch hoá gia đình ở xã Đồng Liên đạt kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số ở xã Đồng Liên có xu hướng giảm

- Tỷ lệ nam nữ: Tìm hiểu tổng số nhân khẩu là nam, tổng số nhân khẩu là nữ, tổng số lao động nam, tổng số lao động nữ, tỷ lệ này như thế nào? cân đối hay mất cân đối? Khi tìm hiểu về dân số, có thể chỉ cần sử dụng tài liệu có sẵn (thông tin thứ cấp)

do cán bộ lãnh đạo địa phương cung cấp Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân khi chúng ta muốn biết chi tiết hơn về một vấn đề

cụ thể nào đó

Trang 17

Ví dụ: Khi muốn biết tại sao thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá lại đông dân hơn những thôn khác, người thu thập thông tin đã hỏi trực tiếp bà con ở thôn và được biết đó là do thôn này có nhiều bà con miền xuôi lên khai hoang và sinh sống tập trung ở thôn này

3.1 2 Dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán

Hiểu được tôn giáo và phong tục tập quán của một cộng đồng là vô cùng quan trọng để thiết kế một dự án khả thi Khi khảo sát để làm dự án, chúng ta phải tìm hiểu phong tục tập quán của họ Phương pháp tích cực nhất để thu thập thông tin loại này là thâm nhập vào cộng đồng: Cùng ăn, ở, làm việc và giao tiếp với bà con Qua quan sát, hỏi chuyện, chúng ta có thể biết thói quen của bà con trong mọi mặt sinh hoạt đời thường cũng như trong sản xuất; biết được thái độ ứng xử và những phản ứng của người dân trong cộng đồng

Cần đặc biệt lưu ý tới những định kiến, những hủ tục (nếu có) có thể làm cản trở việc thực hiện dự án, chính sách

- Dân tộc và tôn giáo: Vấn đề này tuỳ thuộc vào từng cộng đồng Có những cộng đồng không có ai theo tôn giáo nào và có những cộng đồng không có ai là dân tộc thiểu số Nhưng nếu cộng đồng ở địa bàn dự án có dân tộc thiểu số và có người theo tôn giáo thì chúng ta cần tìm hiểu nhưng nội dung liên quan đến loại thông tia này Một số thông tin cần quan tâm như sau:

+ Có bao nhiêu dân tộc ở cộng đồng? Là những dân tộc gì? (ví dụ ở xã Đồng

Liên có 6 dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Sán dìu, Dao Nhưng người Kinh chiếm đại

đa số, 848 hộ với 3.920 nhân khẩu; người Hoa có 42 hộ với 158 nhân khẩu; người Tày

có 2 hộ với 10 nhân khẩu; người Nàng có 4 hộ với 17 nhân khẩu; người Sán Dìu có 2

hộ với 6 nhân khẩu)

+ Cơ cấu thành phần các dân tộc như thế nào? (các dân tộc chiếm tỷ lệ bao nhiêu

trong tổng số, mức độ và tầm quan trọng của từng dân tộc ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Ví dụ: Người Mông ở thôn Chòi Hồng, xã Tràng Xá chiếm 90% số dân trong thôn và hầu hết không nói được tiếng phổ thông Điều này gây trở ngại cho sự giao tiếp giữa bà con với người làm dự án, nhất là cán bộ làm công tác kế hoạch hoá gia đình

+ Tỷ lệ giới trong các dân tộc (tỷ lệ giới có thể không giống nhau ở các dân tộc

khác nhau), ví dụ ở xã Đồng Liên, người dân tộc Tày ở đây chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu là nữ, họ là ngươi ở địa phương khác đến đây làm dâu

+ Có những phong tục, tập quán đặc trưng nào của từng dần tộc (ví dụ: người

Mông không làm nhà ở sát cạnh nhau thành chòm xóm như người Tày, người Thái, họ sống khép kín, ít bộc lộ quan điểm và rất ghét bị nói dối)

+ Người dân ở cộng đồng thuộc tôn giáo nào? Có bao nhiêu người thuộc mỗi tôn

giáo? (ví dụ: có 20% người theo Thiên chúa giáo, 50% theo Phật giáo )

+ Có nhà thờ, đền, chùa ở cộng đồng không? Quy mô của nhà thờ, đền, chùa

(những nơi có nhà thờ, đền, chùa to đẹp có thể còn là tiềm năng kinh tế, đem lại thu

Trang 18

nhập về du lịch cho cộng đồng)

+ Có những quan niệm nào của tôn giáo cần lưu ý khi thực hiện dự án Ví dụ:

Thiên chúa giáo ngăn cấm việc nạo thai, do đó là việc làm tội lỗi Do đó khi thực hiện những dự án về tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình có thể gặp trở ngại

3.1.3 Chính trị - xã hội

Những thông tin cần thu thập:

a) Cơ quan Nhà nước cấp Trung ương

Các chính sách của Nhà nước và những ưu tiên của nhà nước Các chính sách trong nông nghiệp, các dự án và mục tiêu nông nghiệp? Chính sách của Nhà nước đối với các dự án tư nhân và nông nghiệp như thế nào? Ai đóng vai trò đại diện của địa phương trong các dự án đó? Họ sống ở đâu? Trách nhiệm và cơ sở quyền lực của họ ra sao? Nông dân nghĩ gì về những người đó? Tại sao? Họ đang làm việc với những người nào và họ đang làm những công việc gì?

b) Chính quyền địa phương

Cấu trúc của chính quyền địa phương, các chính sách, quá trình đề ra các quyết định như thế nào? Nông dân hiểu biết gì về đường lối chính trị ở địa phương cũng như nền chính trị của cả đất nước

Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn có quy mô to hay nhỏ? Có ảnh hưởng tốt hay không tết đến dân cư ở cộng đồng? ảnh hưởng về mặt nào là chủ yếu (kinh tế, văn hoá, an ninh hay môi trường sinh thái?)

Ví dụ: Một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn có thể thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, giảm tỷ lệ người thất nghiệp trong khu vực nhưng lại có mặt hạn chế là làm ô nhiễm không khí, nguồn nước do chất thải

- Cơ cấu trong chính quyền địa phương (thông tin chi tiết về cán bộ trong cơ quan lãnh đạo cấp xã, bao gồm: Tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ chính trị, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và lề thói làm việc)

- Những mâu thuẫn (nếu có) giữa lãnh đạo và người dân, giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, giữa các thôn bản hoặc giữa các gia đình tạo nên bầu không khí căng thẳng Vấn đề an ninh công cộng và tệ nạn xã hội (có thể bao gồm những vấn đề như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm )

3.2 Hiện trạng về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục

Thông tin về hiện trạng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho phép chúng ta hiểu được quan niệm chung của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục và chăm sóc sức khoẻ; thấy được mức độ quan tâm của các tổ chức xã hội đối với vấn đề này ở địa phương; biết được mối quan hệ giữa đói nghèo với sức khoẻ và trình độ học vấn của cộng đồng giúp cho người lập dự án có cách nhìn tổng thể về vấn đề này và đoán trước những khó khăn khi xây dựng dự án

3.2.1 Chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ y tế

Trang 19

Thông tin này cho phép chúng ta biết được các dịch vụ y tế ở địa phương, tình hình sức khoẻ, bệnh tật của người dân ở cộng đồng, ảnh hưởng của bệnh tật đến đời sống dân cư

Những thông tin cần thu thập là:

- Vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu được người dân ở cộng đồng quan tâm như thế nào? Cụ thể là:

+ Số trẻ em được tiêm phòng hàng năm

+ Số người được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm hay hàng quý hay bao nhiêu

năm một lần?

- Tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình

+ Số lượng chị em đặt vòng tránh thai

+ Số người triệt sản: nam bao nhiêu, nữ bao nhiêu? ,

+ Số gia đình có từ ba con trở lên là bao nhiêu? Tỷ lệ với số gia đình chỉ có hai

con

- Chế độ hưởng các dịch vụ y tế được vận dụng như thế nào? (Các hộ nghèo đói hưởng các dịch vụ y tế có được miễn giảm không? Người già, người cô đơn, người tàn tật người mắc các bệnh kinh niên có được miễn giảm hay trợ giúp gì không?)

- Mức độ phổ cập đến đâu? người dân có biết tới các chính sách chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, các chính sách ưu tiên không?

Ví dụ: Khi phỏng vấn một phụ nữ ở thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá, cán bộ làm dự

án được biết chị không hề biết đến gia đình mình thuộc diện ưu tiên khám chữa bệnh miễn phí nên khi đưa chồng đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên để chữa bệnh, chị đã không xin giấy giới thiệu của xã để được ưu tiên, do vậy chị vẫn phải nộp tiền viện phí

Do mức độ phổ cập thông tin còn chưa rộng rãi, nhiều người chùn nắm được các thông tin cho nên nhiều bà con nghèo vẫn không được hưởng chế độ ưu trên (chưa tận dụng được cơ hội và quyền lợi dành cho họ)

Những quan niệm, tập quán truyền thống có cản trở tới người dân ở cộng đồng trong việc khám chữa bệnh và thực hiện kế hoạch hoá gia đình không? Nghĩa là tìm hiểu xem ở cộng đồng có hay gọi thầy cúng để trừ tà ma thay vì gọi thầy thuốc hay đưa người nhà đến trạm xá chữa bệnh hay không? Tập quán truyền thống về việc sinh con trai có nặng nề hay không? Việc nạo, hút thai, đặt vòng tránh thai bị phản đối hay ủng hộ ở cộng đồng? Mức độ ủng hộ hay phản đối như thế nào?

Điều tra ở xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, nhóm nghiên cứu được biết hầu hết những chị em dân tộc Mông ở đây đều rất xấu hổ khi đến trạm xá khám, mặc dù cán

bộ y tế là nữ Cho nên chị em không đi đặt vòng tránh thai, nhất là những chị đã lớn tuổi nhưng vẫn có khả năng sinh đẻ thì lại càng xấu hổ và càng né tránh tiếp cận với cán bộ y tế

Trang 20

Chị em người dân tộc thiểu số tiếp cận với công tác kê hoạch hoá gia đình khó khăn hơn so với chị em người Kinh, do vậy việc kê' hoạch hoá sinh đẻ ở dân tộc thiểu số vẫn còn là vây đề nan giải và đông con vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo

- Có thầy thuốc tư nhân đóng trên địa bàn hay không? Nếu có thì số lượng và chất lượng phục vụ như thế nào và cơ chế hoạt động ra sao?

Ví dụ: ở xã Đồng Liên, có thầy thuốc tư nhân đóng trên địa bàn và đó là một y sĩ

dã về hưu Hoạt động phục vụ chủ yếu của ông là bán thuốc đông y kết hợp tây y cho

bà cọn và chẩn đoán những bệnh đơn giản khi trạm xá không mở cửa Những bệnh nặng nằm ngoài khả năng của trạm xá thì bà con vẫn phải lên tuyến bệnh viện huyện hoặc tuyến tỉnh

- Số người đến khám và chữa bệnh tại trạm xá trong một năm là bao nhiêu? trong

đó số người nghèo là bao nhiêu?

- Số người trong độ tuổi sinh sản, số người sinh trong một năm, tỷ lệ số người sinh trên tổng số người trong độ tuổi sinh sản?

- Số trẻ em suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng ở những mức độ nào (suy dinh dưỡng ở độ mấy là chủ yếu?) có nhiều trẻ em bị dị dạng do lao động sớm và lao động nặng (vẹo sườn vòng kiềng do gánh, vác nặng) không?

Có thể dùng công cụ điều tra của cán bộ y tế cộng đồng bằng cách tham khảo cán

bộ y tế, chẳng hạn như các tiêu chí phát triển đưa vào kênh suy dinh dưỡng

- Sức khoẻ sinh sản như thế nào ở cộng đồng? (các trường hợp chết, suy kiệt sức lao động do sinh sản, do nạo hút thai, đặt vòng )

Vấn đề tuổi thọ:

+ Tuổi thọ theo nghĩa tuyệt đối nghĩa là tuổi thọ trung bình của cộng đồng (là

bao nhiêu?), người cao tuổi nhất trong cộng đồng là bao nhiêu tuổi? Tuổi thọ trung bình của nam so với tuổi thọ trung bình của nữ như thế nào?

+ Tuổi thọ theo nghĩa tương đối nghĩa là tuổi thọ về lao động gắn liền với sức

khoẻ, tính trung bình trong cộng đồng, nam lao động nặng (cày, bừa, gánh phân) đến bao nhiêu tuổi? 60 tuổi hay 65 tuổi hay hơn nữa; nữ lao động nặng (gặt, hái, gánh phân) đến bao nhiêu tuổi? 55 hay 60 tuổi hay hơn nữa?

Người già ở hai xã Đồng Liên và Tràng Xá khi được phỏng vấn hầu hết đều nói rằng họ làm bất cứ việc gì và làm đến khi nào không thể làm được nữa để giúp cho con cháu và không bao giờ nghĩ rằng mình đã đến tuổi nghỉ ngơi Họ cũng không hề biết

và không hề nghĩ phụ nữ và người già thì không nên làm những việc có hại cho sức khoẻ - Vấn đề dinh dưỡng: Tìm hiểu xem người dân thường ăn những thức ăn gì? Tình trạng dinh dưỡng của họ ra sao, họ mắc phải bệnh gì? Địa phương có hay xảy ra dịch bệnh không? (5 năm trở lại), nếu có thì chữa chạy bằng cách nào? Nguyên nhân là

do thiếu vệ sinh hay thiếu dinh dưỡng?

Trang 21

Hầu hết người dân, nhất là người nghèo ở hai xã Đồng Liên, Tràng Xá đều chưa chú ý đến cơ cấu dinh dưỡng của bữa ăn Tuy nhiên họ cũng nhận thức được rằng ăn thịt, cá thì có sức khoẻ Họ thường ăn dồn dập trong dịp lễ tết hoặc khi nào kiếm được,

ít khi san sẻ đều cho các ngày Họ thường mua mỡ, mì chính để ăn dần, nếu gia đình nào có ao cá và nuôi được gà thì được ăn thịt, cá thường xuyên, nếu không có thì chỉ xúc tôm, lép, cua, ốc ở sông ngòi gần nhà hoặc thỉnh thoảng mua đậu phụ, còn thức ăn chính là rau xanh Họ còn chế biến tương từ hạt đậu tương (còn gọi là đậu nành) mà họ trồng được Căn bệnh thường gặp ở hai cộng đồng này là bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp ở trẻ em Thuốc chữa chủ yếu là bằng lá thuốc nam nếu bị nhẹ, sau vài ngày tự điều trị mà không đỡ mới đưa đi trạm xá hoặc đi bệnh viện

Để thu thập tết thông tin chăm sóc sức khoẻ cần phải kết hợp nhiều phương pháp: Thông tin thứ cấp, phỏng vấn, thực nghiệm, quan sát Trong đó không thể không dùng phương pháp quan sát vì thông qua quan sát chúng ta được biết một cách rõ ràng hình ảnh về tình trạng sức khéo của người dân trong cộng đồng

3.2.2 Về giáo dục

Thông tin này cho phép chúng ta biết về mối quan tâm của cộng đồng trong việc học tập của con em mình, hiểu được sự quan tâm của xã hội đầu tư cho giáo dục, nhận thức được mức độ quan trọng của văn hoá

Thông tin cần thu thập bao gồm:

- Có bao nhiêu cấp học trên địa bàn? Trường học có cần nơi cư trú của phần lớn dân cư hay không? Việc đi lại học tập của các cháu khó khăn hay thuận lợi, lý do? (thông tin này có thể tham khảo ở phần kết cấu cơ sở hạ tầng)

- Số lượng người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đang ở tại cộng đồng (bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?)

- Số lượng người có trình độ văn hoá ở các bậc học phổ thông (tết nghiệp lớp mấy? Bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?)

- Số lượng và tỷ lệ (nam, nữ) các cháu đang ở độ tuổi đến trường (từ 6 đến 15 tuổi Hết phổ thông cơ sở); số lớp học ở các trường và trung bình số lượng học sinh ở một lớp học (biên chế lớp học)?

- Số lượng và tỷ lệ (nam, nữ) trẻ em bỏ học (nếu có), nguyên nhân tại sao bỏ học? Người nghiên cứu có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Sử dụng số liệu

có sẵn của cán bộ thống kê kết hợp với quan sát để nắm số lượng trường học và số lượng người học; phỏng vấn sâu và tạo tình huống (thực nghiệm) để nắm được nguyên nhân của việc trẻ em bỏ học hoặc để hiểu được quan điểm của người dân về việc học hành, về việc ưu tiên cho con thuộc giới nào học và học đến đâu

Ví dụ: Khi dùng phiếu hộ để phỏng vấn thì tất cả mọi người dân ở xã Đồng Liên được hỏi đều khẳng định ưu tiên cho con trai cũng như cho con gái trong việc học, nhưng khi không dùng phiếu hộ mà thông qua thực nghiệm và phỏng vấn sâu thì nhiều người bộc lộ quan điểm ưu tiên cho con trai hơn vì "con gái là con người ta, chẳng

Trang 22

mấy chốc đi lấy chồng; không được nhờ vả gì cả", cho nên nếu chỉ được chọn một trong hai thì họ sẽ đầu tư cho con trai

3.3 Hiện trạng về kinh tế

3.3.1 Nguồn thu nhập

Để hiểu rõ về mức thu nhập của cộng đồng, chúng ta phải biết nguồn thu nhập là những nguồn nào, nguồn chính là nguồn nào, nguồn phụ là nguồn nào, có khả năng tăng thu nhập từ nguồn nào?

Người làm dự án cần nắm rõ nguồn thu nhập của người dân ở vùng định xây dựng dự án Những thông tin cần biết bao gồm:

- Mức thu nhập: Thông tin này cho chúng ta biết các hộ gia đình có mức sống như thế nào, thu nhập bình quân là bao nhiêu trong một năm hay một vụ (tính trong khoảng 3 hay 5 năm gần thời điểm lấy thông tin) Từ đó phân tích xem nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống đến mức độ nào? trên cơ sở đó cần phải tăng thu nhập lên bao nhiêu khả năng hiện tại có thể tăng được không?

Từ mức thu nhập bình quân của các hộ trong một năm, chúng ta có thể tính được một cách dễ dàng thu nhập bình quân một đầu người trong gia đình là bao nhiêu, trên

cơ sở đó có thể đánh giá được mức sống của dân cư

Cũng từ mức thu nhập bình quân một năm, chúng ta tìm hiểu xem người dân sử dụng tổng số thu nhập của họ như thế nào Chẳng hạn dùng để ăn hết bao nhiêu? Dùng cho may mặc, cho con cái học hành và thuốc men hết bao nhiêu? Có tiết kiệm được không và tiết kiệm được bao nhiêu? Mức thu nhập ấy có đủ để cho cả gia đình ăn không (có an toàn lương thực không?)

3.3.2 Thực trạng nghèo đói

Chúng ta muốn xây dựng dự án giảm nghèo thì phải tìm hiểu tình hình nghèo đói

và thực trạng nghèo đói của cộng đồng trong mối tương quan với các cộng đồng khác Nghĩa là chúng ta phải tìm hiểu xem cộng đồng được xếp vào loại ưu tiên nào? (xã nằm trong số bao nhiêu xã nghèo nhất huyện, nghèo nhất tỉnh, hay nghèo nhất của cả nước, thực tại họ nghèo đến mức độ nào)

Ví dụ xã Đồng Liên là một trong số 1.715 xã nghèo trong cả nước, xã Tràng Xá

là một trong số 1000 xã đặc biệt khó khăn của cả nước và là một trong số 18 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên theo xếp hạng năm 1998

Thông tin trên có thể sử dụng số liệu có sẵn của Sở và của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Các thông tin cần thu thập về tình hình nghèo đói: có bao nhiêu hộ giàu, hộ khá,

hộ trung bình, hộ nghèo hoặc hộ đói trong cộng đồng? Tỷ lệ giàu nghèo tương quan như thế nào? Thực trạng về mức độ giàu có và mức độ nghèo đói? Thu nhập và việc sử dụng thu nhập của họ như thế nào? Tỷ lệ đói nghèo của địa phương phải dựa vào mức quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với từng vùng khác nhau

Trang 23

3.4 Các chương trình, dự án đang thực hiện tại vùng dự án

Các chương trình dự án, các chính sách xã hội về phát triển kinh tế ở cộng đồng: Thông tin này cho chúng ta biết có bao nhiêu chương trình, dự án đã thực hiện ở cộng đồng góp phần xoá đói, giảm nghèo; những dự án nào thành công, dự án nào thất bại, tại sao? Những thông tin cần thu thập:

+ Các dự án nào đã và đang áp dụng ở địa phương? Bao nhiêu hộ được hưởng

lợi, trong đó số hộ nghèo là bao nhiêu, thời hạn của từng dự án?

+ Tên chương trình, dự án? (ví dụ: ở xã Tràng Xá có dự án 120, dự án RAS

93-103, dự án canh tác trên dết dốc, dự án nước tự chảy, dự án 135 )

+ Tên cơ quan, tổ chức tài trợ (tổ chức chính phủ hay phi chính phủ, trong nước

hay nước ngoài tài trợ)

+ Mục đích của chương trình, dự án (ví dụ: Chương trình 120 là dự án giải quyết

việc làm, Chương trình 1 35 là dự án của Chính phủ hô trợ trong vùng khó khăn xây dựng hạ tầng cơ sở)

+ Quy mô của dự án (dự án lớn hay nhỏ, đầu tư nhiều hay ít, cụ thể là bao nhiêu tiền, bao nhiêu hộ tham gia v.v )

+ Thời gian thực hiện dự án: Dự án tiến hành từ bao giờ, kết thúc khi nào (thời

gian thực hiện dự án không nhất thiết phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít mà phụ thuộc vào nội dung của dự án là làm cái gì?)

Chẳng hạn, nếu là dự án làm đường giao thông thì vốn có thể rất lớn nhưng thời gian thực hiện có thể ngắn hơn Dự án cho vay vốn có thể có lượng vốn ít hơn vốn làm đường nhưng thời gian thực hiện lại dài hơn

+ Kết quả cụ thể của dự án: Dự án đã làm được những gì? Thành công hay

không, mức độ thành công đến đâu?

+ Hiệu quả của dự án tính đến thời điểm khai thác thông tin: Dự án đã tác động

làm thay đổi đời sống kinh tế, chính trị và lối sống của cộng đồng như thế nào?

Ví dụ dự án nước tự chảy ở xã Tràng Xá đã làm cho đời sống của nhiều hộ dân thay đổi theo chiều hướng tích cực, người dân không phải đi lấy nước ở xa, vừa mất nhiều sức lực vừa mất nhiều công lao động, đồng thời họ đã được dùng nước sạch, hạn chế được dịch bệnh

+ Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các dự án đã thực hiện: cụ thể là những

thành công và những thất bại trong lập dự án, trong tổ chức triển khai thực hiện dự án, mức độ tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện dự án và tính bền vững của dự án

Ví dụ ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai đã triển khai dự án 120 về giải quyết việc làm, nội dung cụ thể là cho người tham gia dự án vay vốn trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả dự án không cao vì chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ làm dự án ở các ban, ngành với người tham gia dự án Kết quả dự án là đã trồng đủ số lượng cây mà cán bộ

Trang 24

khuyến nông đã cung cấp nhưng những cây vải trồng theo dự án thì hoặc là không ra quả, hoặc là quả rất bé Trong khi đó thì những cây vải do người dân tự mua về trồng cùng một thời điểm thì đã ra quả to với chất lượng tốt Từ khi trồng xong cây, cán bộ khuyến nông không quay lại kiểm tra sự phát triển của cây nữa Người dân rất hoang mang vì tiền vay thì đã đến hạn trả còn cây ăn quả thì không được thu hoạch Qua sự kiện này, người dân đã không còn tin tưởng vào những giống cây do cán bộ khuyến nông cung cấp Bài học rút ra từ dự án này là quá trình triển khai thiếu hẳn sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chủ quản càng thiếu hẳn sự giám sát của người dân từ cộng đồng

và đặc biệt là thiếu sự gắn kết trách nhiệm của cán bộ khuyến nông với kết quả dự án

4 VÀI ĐIỀU RÚT RA TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỰ ÁN

Đối với các dự án trong nước do chính phủ đấu tư vốn, công tác điều tra dự án thường gặp tình trạng sau:

Chính phủ không đầu tư trước kinh phí điều tra dự án, người xây dựng và chủ trì

dự án không biết được dự án của họ có được chấp nhận hay không, do đó công tác điều tra thường làm sơ sài Chính do điều tra sơ sài nên các kết luận rút ra không đúng, dẫn đến

việc xác định mục đích, mục tiêu và các nội dung của dự án cũng không đúng, làm cho dự án không có hiệu quả cao

Thời gian điều tra quá gấp, thường từ khi các cơ quan xây dựng và chủ trì dự án nhận được thông báo cần xây dựng dự án ở một vùng nào đó cho đến khi phải nộp dự

án chỉ trong vòng vài tuần, đôi khi chỉ 1 tuần Do quá hạn hẹp về thời gian nên không thể điều tra vùng dự án tỉ mỉ, cặn kẽ được

Đối với các dự án do các tổ chức phi chính phủ đầu tư vốn thì việc điều tra vùng

dự án được tiến hành có quy củ, điều tra tương đối rộng và tương đối kỹ lưỡng Nhưng những người làm công tác điều tra ban đấu thường không phải là các chuyên gia về nông nghiệp nên khó phát hiện ra những "bí ẩn" của cây trồng, vật nuôi trong vùng và đặc thù của khí hậu, thời tiết, đất đai tác động tới cây trồng vật nuôi của vùng dự án

Vì vậy báo cáo điều tra thường dàn trải và mang tính chất khuôn mẫu của lý thuyết Mặt khác những người xây dựng và chủ trì dự án chưa hẳn là người điều tra dự án trước đó nên họ không biết được những điều người điều tra cảm nhận được nhưng không viết được thành báo cáo Bên cạnh đó người điều tra để xuất một loạt các vấn đề

mà dự án cần phải giải quyết, nhưng vì nhiều lý do khác nhau (kinh phí, con người, vật tư ) dự án chỉ nhằm vào một vài vấn đề, đáng tiếc là thông tin về các vấn đề này cũng chỉ được điều tra như các vấn đề khác, không sâu hơn, không kỹ hơn

Trong các trường hợp nêu trên, khi tiến hành dự án cần điều tra bổ sung và diều tra sâu hơn, kỹ hơn những thông tin có liên quan mật thiết với các nội dung dự án định tiến hành

Trang 25

Chương III

MỘT SỐ KỸ THUẬT THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

1 ĐÁNH GIÁ NHANH NÔNG THÔN

Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh đã được giảng dạy Ở môn học khuyến nông Môn học này chỉ đề cập tới việc ứng dụng phương pháp này trong việc xây dựng dự án

Đánh giá nhanh nông thôn có 4 loại như sau:

* Đánh giá nông thôn nhanh thăm dò (RRA thăm dò)

Loại này dùng để thu thập thông tin ban đầu hay chính là diều tra thu thập thông tin chung tại địa bàn dự án Sau khi phân tích các thông tin thu được, chúng ta đặt các giả thuyết ban đầu về những khó khăn, thách thức ở địa bàn dự án và phương hướng giải quyết những khó khăn, thách thức đó Ý tưởng về dự án được hình thành từ kết quả đánh giá nông thôn nhanh thăm dò

* Đánh giá nông thôn nhanh theo chủ đề (RRA chủ đề)

Đánh giá nông thôn nhanh theo chủ đề dùng để nghiên cứu một chủ đề đã được xác định Thường nó được sử dụng vào hai trường hợp sau:

- Nghiên cứu chủ đề, mà chủ đề này là giả thuyết do RRA thăm dò đề ra Trong trường hợp này nó là giai đoạn kế tiếp của RRA thăm dò Nhưng phạm vi khảo cứu nhỏ hơn và mức độ phân tích sâu hơn so với RRA thăm dò Nếu kết quả của RRA thăm dò là những giả thuyết sơ bộ thì của RRA theo chủ đề là những giả thuyết chắc chắn có thể làm cơ sở cho việc tiến hành các thử nghiệm hoặc xây dựng dự án với các hoạt động cụ thể

Ví dụ: Khi thực hiện RRA thăm dò để nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của

xã A thấy rằng đại bộ phận các gia đình thiếu lương thực từ 3 - 6 tháng, trong khi đất trồng lúa trên một đầu người tương đương với các nơi khác RRA thăm dò đưa ra giả thuyết sơ bộ là "thiếu lương thực là do năng suất lúa quá thấp" Để kiểm chứng giả thuyết này, người ta tiến hành RRA theo chủ đề để khảo sát năng suất lúa và tìm những nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa thấp

Nghiên cứu một chủ đề đã được ân định trước (chủ đề này không phải là đề xuất

từ kết quả nghiên cứu của RRA thăm dò)

Ví dụ: Khi thấy hiện tượng nông dân ở các vùng nguyên liệu mía, phá bỏ mía chuyển sang trồng các cây trồng khác Bộ chủ quản yêu cầu tổ chức một cuộc nghiên cứu về "nguyên nhân dẫn đến việc nông dân phá bỏ mía chuyển sang canh tác các cây trồng khác" Như vậy chủ đề này đã được ấn định bởi bộ chủ quản chứ không phải từ kết quả của RRA thăm dò

* Đánh giá nông thôn nhanh có sự tham gia của nông dân

Trang 26

Loại này dùng trong việc xác định các vấn đề ưu tiêu, các hoạt động, các kĩ thuật cho dự án Sự lựa chọn và quyết định này xuất phát từ người dân và sau này họ cũng chính là người thực hiện các hoạt động của dự án, đồng thời hưởng lợi từ dự án

* Đánh giá nông thôn nhanh giám sát (RRA giám sát)

Loại đánh giá này dùng để giám sát việc thực hiện các hoạt động của dự án Kết quả của loại RRA giám sát dùng để sửa đổi hoặc thay đổi một hoặc một số việc trong một hoạt động của dự án, cũng có thể là sửa đổi hoặc thay đổi một hoạt động nào đó của dự án

2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN

2.1 Xem xét dữ liệu phụ (thông tin thứ cấp)

Dữ liệu phụ là tài liệu sẵn có như bản thống kê về số hộ, nhân khẩu, độ tuổi; kết quả điều tra về đất đai, phân loại đất đai: kết quả đo lường về khí hậu, thời tiết, thuỷ văn các thông tin này được lưu trữ ở các cơ quan chức năng thuộc các cấp chính quyền

Dữ liệu phụ giúp ta thu thập thông tin nhanh, đỡ tốn thời gian, công sức tiền của Nhưng đôi khi dữ liệu phụ thiếu độ chính xác khiến ta có thể nhìn nhận, đánh giá sai lệch vấn đề

2.2 Quan sát trực tiếp

Người điều tra đi cùng với người dân địa phương quan sát khu vực điều tra Nếu quan sát kết hợp với hỏi người dân địa phương sau đó tư duy trìu tượng để khái quát hoá vấn đề thì cũng giúp cho chúng ta có kết quả điều tra nhanh chóng và chính xác

Ví dụ: Chúng ta đi đến một số gia đình và thấy đại bộ phận các gia đình chỉ có nhà tranh, vách đất, không có các vật dụng đắt tiền, thiếu ăn từ 2 - 5 tháng (hỏi các chủ

hộ và người dẫn dường) Từ sự quan sát này chúng ta có thể sơ bộ nhận định đây là cộng đồng nghèo, kinh tế kém phát triển

Chúng ta quan sát đất đồi thấy thực vật ở đây chỉ có sim, mua guột, đất lẫn nhiều sỏi cơm, bỏ hoang hoặc chỉ trồng bạch đàn Chúng ta có thể sơ bộ kết luận đất nghèo kiệt dinh dưỡng

Nếu người quan sát giầu kinh nghiệm thì có thể thu thập được nhiều thông tin quý báu giúp cho tránh hoặc lường trước được những khó khăn khi dự án dược thực thi Ví dụ: Đi qua cánh đồng trồng ngô, nhiều bắp ngô bị chuột gặm Nếu sau này dự

án thử nghiệm các giống ngô mới thì chống chuột là một vấn đề cần phải đặt ra

Trang 27

Phỏng vấn sâu

* Phỏng vấn không chính thức

Phỏng vấn không chính thức là những cuộc trò chuyện thân mật với người dân địa phương ở mọi nơi, mọi lúc không có sự sắp đặt trước Trong quá trình trò chuyện chúng ta hướng dần vào những chủ đề cần khai thác thông tin

Ưu điểm của loại này là thu được thông tin nhanh và thật mà các loại phỏng vấn khác không có được

Ví dụ: Trong khi trò chuyện người ta dễ nói ra những thông tin về hoàn cảnh kinh tế gia đình, các bệnh thường gặp của phụ nữ, các tệ nạn xã hội

Tuy nhiên, trước khi phỏng vấn không chính thức, người điều tra cần phải chuẩn

bị kỹ lưỡng về những thông tin cần thu thập, những câu hỏi cần đặt ra Nếu là một đoàn điều tra thì cần phải thảo luận trong đoàn để thống nhất về các vấn đề nói trên và đưa ra một bản hướng dẫn chung Kết quả của điều tra không chính thức phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tài năng của người điều tra

Phỏng vấn không chính thức thường được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của

Nhược điểm: Phải chuẩn bị công phu, tốn nhiều thời gian, tiền của

Phỏng vấn chính thức thường được sử dụng để đánh giá tiến độ thực hiện và kết quả của dự án, tức là ở giai đoạn 2 và 3 của dự án

* Phỏng vấn thông tin viên chính

Thông tin viên chính là những người hiểu biết rõ nhất về những vấn đề chúng ta định hỏi Ví dụ: Nam giới thông thạo về cầy bừa, nữ giới thông thạo về cấy, gặt; người bán hàng thông thạo về tín dụng, đầu vào, đầu ra

Biết chọn chính xác các thông tin viên chính để phỏng vấn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác

* Phỏng vấn theo nhóm

Để có thể hiểu biết cặn kẽ về những khó khăn, thuận lợi và những gì đang diễn ra

ở cộng đồng, người làm dự án cần chọn một nhóm người dân địa phương để thảo luận các vấn đề có liên quan tới địa phương, thông qua đó thấy được những khó khăn, nhu cầu thiết thực của cộng đồng dân cư nhằm mục đích xác định mục tiêu cho việc xây dựng một dự án phát triển cộng đồng Quá trình thảo luận nhóm sẽ giúp chúng ta xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những tiềm năng cần được khai thác của địa phương và những nhu cầu cần thiết của người dân, từ đó có cơ sở để phân tích

Trang 28

quyết định cho việc lập dự án gì và lựa chọn giải pháp nào cho phù hợp nhất

Mục tiêu của thảo luận nhóm:

Thu thập thông tin từ tập thể, động viên khuyến khích sự tham gia của người dân; biết được các nhóm quan điểm, nhận thức khác nhau của người dân về cùng một vấn đề; tạo ra sự gần gũi, thân mật giữa các thành viên trong cộng đồng

Phỏng vấn theo nhóm được thực hiện bằng cách họp một nhóm người để thảo luận một chủ đề nào đó Nhóm người này có thể trong một tổ chức (hội nông dân, hội phụ nữ ) có thể là một nhóm người ngẫu nhiên (trong quán nước, những người láng giềng )

Các vật liệu cần thiết cho thảo luận nhóm:

+ Giấy to khổ A0 để ghi những vấn đề chung cần thảo luận và treoldán lên tường cho mọi thành viên cùng nhìn thấy để thảo luận

+ Bút dạ để viết nội dung lên giấy to

+ Bút viết và các mảnh giấy nhỏ để các thành viên thảo luận có thể viết ra các

vấn đề nhỏ liên quan đến vấn đề lớn cần thảo luận

+ Một số hạt ngô hoặc hạt đỗ (nếu nhóm thảo luận có những người không biết

chữ)

- Cách tổ chức nhóm thảo luận: Trước hết phải thiết lập nhóm, mỗi nhóm từ

15-20 người, trong đó có cả nam, nữ, già, trẻ, đại diện cho hộ giàu, khá, nghèo đói, trung bình (đủ ăn), cán bộ địa phương, hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp

- Địa điểm thảo luận: Chọn một nơi nào đó có thể tập trung được cả nhóm để thảo luận chung và có thể chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận, tuỳ theo mục đích của thông tin cần thu thập

Nếu chia ba nhóm: một nhóm nam, một nhóm nữ, một nhóm cán bộ gồm cả nam

và nữ thì cần có ba địa điểm để ba nhóm thảo luận riêng

- Tiến hành thảo luận nhóm:

+ Sắp xếp những người tham gia nhóm thảo luận ngồi thành vòng tròn là tốt nhất

nhằm tạo ra không khí thân mật và thuận lợi cho việc trao đổi thông tin trong quá trình thảo luận giữa các thành viên trong nhóm

+ Mỗi nhóm nên cử ra một người chủ trì để hướng dẫn nhóm thảo luận theo chủ

đề phải nói rõ cho những người tham gia thảo luận biết rõ mục đích buổi thảo luận Ví dụ: cần phân tích những khó khăn mà người dân địa phương gặp phải và cùng tìm cách giải quyết

+ Phải tìm hiểu xem các thành viên trong nhóm có biết đọc, biết viết hay không

để chọn cách làm cho phù hợp Nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều biết đọc, biết viết thì cách làm có thể là sử dụng các mảnh giấy và phát các mảnh giấy cùng với bút cho các thành viên tham gia nhóm, hướng dân họ ghi những khó khăn vào các mảnh giấy Mỗi khó khăn ghi vào một mảnh giấy rồi nộp lại cho người chủ trì, sau đó cả

Trang 29

nhóm cùng phân loại và xếp hang theo thứ tự từ cao đến thấp, loại vấn đề nào được nhiều người xếp hạng nhất thì xếp ưu tiên số 1, tiếp theo là số 2, 3 Sau đó tập trung

cả các nhóm lại để thảo luận chung, xác định những khó khăn chung của cộng đồng trước Mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình và các nhóm khác nhau có thể

bổ sung nếu thấy cần thiết Sau khi các nhóm trình bày xong, người hướng dẫn cần phân tích, so sánh để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về kết quả thảo luận của các nhóm, sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của những vấn đề đã được phân tích cho hợp lý

Nếu trong nhóm có người không biết viết có thể làm theo cách sau:

Cử một người biết viết làm nhóm trưởng, cả nhóm thảo luận chung để đưa ra những vấn đề cần thảo luận Chẳng hạn khó khăn của địa phương, yêu cầu của địa phương, giải pháp khắc phục Sau đó các vấn đề đó được ghi ra giấy lớn, kẻ ô phân loại Phát cho mỗi người một số hạt ngô hoặc dỗ, hướng dẫn họ bỏ các hạt vào các vấn

đề cần thiết Vấn đề quan trọng thứ nhất thì bỏ nhiều hạt nhất (lo hạt), vấn đề quan trọng thứ 2 bỏ ít hơn (9 hạt), vấn đề quan trọng thứ ba bỏ ít hơn nữa (8 hạt) Sau khi tất

cả những người trong nhóm bỏ hạt xong, trưởng nhóm sẽ đếm số hạt ở mỗi ô rồi sắp xếp theo thứ tự quan trọng để ưu tiên giải quyết từ cao đến thấp Ô nào có nhiều hạt nhất xếp số 1 ; tiếp theo là số 2 từ đó sẽ xác định được vấn đề ưu tiên nhất cần giải quyết

Sau khi các nhóm nhỏ thảo luận xong có thể tập trung các nhóm lại để từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác có thể bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc có thể phê phán những nội dung chưa phù hợp

Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành thảo luận nhóm:

- Người hướng dẫn phải chuẩn bị kỹ những vấn đề cần thảo luận, nếu không buổi thảo luận trở nên nhàm chán và không hiệu quả, thông tin thu được rất hạn chế

- Chọn phương pháp nào phù hợp với năng lực và nhận thức của người dân, có như vậy người tham gia thảo luận mới biết phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình

về vấn đề mà người hướng dẫn thảo luận đưa ra

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi thành viên tham gia thảo luận đều được phát biểu bày tỏ quan điểm của mình Đôi khi một số thành viên thường

có xu hướng đồng ý với những ý kiến của người xung quanh mà không bộc lộ rõ quan điểm của mình, vì vậy thảo luận nhóm ít có tác dụng khám phá những thông tin sâu

- Không nên để một số người lấn át buổi thảo luận Nếu như vậy thì thông tin không còn là thông tin chung của nhóm nữa mà chỉ là thông tin của rất ít người, thiếu tính đại diện cho tập thể và đồng thời làm lu mờ vai trò của một số thành viên tham gia thảo luận

- Tạo không khí thoải mái cho buổi thảo luận, hướng mỗi người tham gia biết tôn trọng, tiếp thu ý kiến của các thành viên khác trong nhóm

* Phỏng vấn sâu

Trang 30

Sau khi điều tra phân tích sơ bộ các thông tin, có những vấn đề chưa rõ hoặc cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn thì chúng ta tiến hành phỏng vấn sâu

Là nghiên cứu sâu một vấn đề nào đó để khẳng định lại những vấn đề đã được xác định hay chưa Tuy nhiên, không nhất thiết phải phỏng vấn tất cả các vấn đề mà chỉ nên xoáy sâu vào một vấn đề nào đó Người phỏng vấn sâu không nhất thiết phải

có sẵn các câu hỏi mẫu nhưng phải có các câu hỏi lớn như là một chuyên đề Tuyệt đối không dùng các câu hỏi đã hàm chứa lượng thông tin mà người được phỏng vấn chỉ cần trả lời có hoặc không, mà phải dùng các câu hỏi mở, có như vậy mới thu thập được những thông tin sâu về một vấn đề nào đó Nếu dùng câu hỏi có sẵn thông tin thì vấn

đề sẽ bị đóng lại sớm mà chúng ta không khai thác được những thông tin tiếp theo Câu hỏi mở là dạng câu hỏi mang tính chất gợi ý để người được hỏi phải suy nghĩ và trả lời thông qua sự phân tích của họ

Ví dụ: Khi phỏng vấn các hộ về nguyên nhân nghèo đói, có thể đặt ra câu hỏi mở như sau: "Theo bác thì tại sao gia đình ông A lại nghèo thế, nếu ở điều kiện như gia đình ông A thì bác sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn đó?" Không nên dùng dạng câu hỏi đóng, dại loại như: "Có phải ông A nghèo vì ông ấy lười lao động, đúng không?" Khi phỏng vấn sâu không nhất thiết phải cố định số mẫu phỏng vấn trước, mà phỏng vấn đến khi nào xác định đã bão hoà thông tin thì dừng lại, có nghĩa là đến đây khó có thể thu thập được thêm những thông tin mới nữa

Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu phỏng vấn sâu để có thể xác định được chính xác nguyên nhân nghèo đói ở xã Đồng Liên, đó là 4 nguyên nhân chính được nhiều người khẳng định là: thiếu nước, thiếu đất, thiếu vốn và thiếu khoa học kỹ thuật Tuy nhiên đánh giá về mức độ là rất khác nhau

Khi phỏng vấn sâu các hộ nghèo thì họ quan niệm rằng họ thiếu vốn để sản xuất dẫn đến thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiếu giống mới năng suất cây trồng, vật nuôi thấp và đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói

Khi phỏng vấn sâu các hộ khá giả, đủ ăn về nguyên nhân nghèo, họ cho rằng, nghèo đói là do thiếu kinh nghiệm sản xuất, lười lao động, ăn tiêu không tiết kiệm chứ không phải do thiếu vốn, người nghèo ít học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ người giàu Sau khi có kết quả phỏng vấn sâu của các đối tượng khác nhau có thể so sánh với kết quả thảo luận nhóm để khẳng định chắc chắn vấn đề cần giải quyết

Ví dụ khi phỏng vấn sâu các hộ nông dân ở hai xóm Bộ và Đá Gân, các thành viên dự án thấy dân còn nghèo là do thiếu nước, không cấy được hai vụ lúa, không đủ lương thực ăn, phải đi vay gạo hoặc vay tiền để mua gạo, nhưng vẫn có một số hộ khá

do họ biết cách làm ăn Như vậy ngoài thiếu nước, thiếu ruộng cấy còn có một nguyên nhân là do thiếu khả năng tính toán làm ăn

Tóm tắt các công cụ:

Trang 31

Phỏng vấn sâu thường được ứng dụng khi kiểm tra lại những ý tưởng về các nội dung hoạt động của dự án, thẩm định dự án và kiểm tra đánh giá dự án

2.4 Hội họp

Hội họp là họp một cộng đồng dân cư (đội sản xuất, hợp tác xã, thôn ) hay các thành viên của một tổ chức (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân ) để cùng nhau bàn bạc quyết định một, hoặc một số vấn đề

Ví dụ: Có một số vấn đề như: Xây dựng hệ thống tưới tiêu, làm đường, làm trường học, trong khi kinh phí có hạn, cộng đồng bàn bạc để quyết định xem việc nào

ưu tiên làm trước

Khi họp bàn nhiều vấn đề thì tiến hành chia nhóm để thảo luận Mỗi nhóm thảo luận một vấn đề Thảo luận nhóm có những nét gần giống như phỏng vấn theo nhóm, tức là xem xét ý kiến quan điểm chung của nhiều người trong nhóm Tuy nhiên nó khác với phỏng vấn theo nhóm ở chỗ ý kiến của nhóm được thông qua toàn thể những người dự họp và trở thành ý kiến chung, quyết định của cộng đồng hoặc tổ chức

3 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN TRONG XÂY DỰNG DỰ ÁN

3.1 Mục đích

Mỗi cộng đồng, mỗi gia đình có thể gặp rất nhiều khó khăn khác nhau và có nhiều nhu cầu khác nhau Nhưng trong điều kiện nguồn lực có hạn, phải lựa chọn được những nhu cầu ưu tiền cần giải quyết trước, phù hợp với khả năng của từng gia đình và cộng đồng Do vậy người lập dự án phải chỉ ra được nguyên nhân của những khó khăn chính của mỗi cộng đồng, mỗi gia đình là gì? Những nhu cầu của cộng đồng và của hộ gia đình là gì? đâu là nhu cầu đích thực của họ?

Mục đích của việc xác định vấn đề ưu tiên là để lựa chọn các dự án cho phù hơp~ nhằm giải quyết những nguyên nhân chính của những khó khăn cơ bản và những nhu cầu cấp bách của cộng đồng, giúp cho việc xây dựng các dự án ở địa phương phù hợp với từng giai đoạn

3.2 Cách xác định nguyên nhân của những khó khăn

* Quan sát

Trang 32

+ Quan sát địa hình của xã giúp người nghiên cứu có thể đánh giá về những ảnh

hưởng khách quan tới cộng đồng

Ví dụ: Quan sát địa hình của xã Đồng Liên cho thấy: Mặc dù không cách xa thành phố nhưng xã Đồng Liên gần như bị cô lập do ngăn cách bởi sông Cầu và đường giao thông của xã rất khó khăn Do đó người dân ở đây khó tiếp cận với trào lưu phát triển kinh tế, thông tin khoa học và thị trường Địa hình của xã lồi lõm, không theo hướng nhất định, rất khó khăn cho việc làm các công trình thuỷ lợi và giao thông Đồng Liên có sông Cầu và sông đào bao quanh xã, nhưng do không có nhiều công trình thuỷ lợi, mặt khác ở nhiều thôn như Đá Gân, Thùng Ong ruộng cấy lúa rất tản mạn, địa hình không bằng phẳng gây khó khăn cho việc xây dựng các trạm bơm lớn, dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ cho sản xuất nghiêm trọng Cả xã chỉ có một chợ nhỏ, họp theo phiên, nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp (Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên, 1999)

• Phỏng vấn :

Có thể dùng phương pháp phỏng vấn hệ thống bằng cách xây dựng bảng câu hỏi chặt chẽ Với một cỡ mẫu nhất định (khoảng 10% số hộ) để xác định nguyên nhân của những khó khăn và những nhu cầu của người dân Sau đó xử lý số liệu theo cách tính

tỷ lệ % và biểu diễn bằng biểu đồ hoặc bảng Qua đó ta có thể đánh giá được nguyên nhân nào, khó khăn nào chiếm tỷ lệ phần trăm nhiều nhất ở cộng đồng đó ví dụ phỏng vấn nguyên nhân của sự nghèo đói của nông dân xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả được thể hiện ở biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1 Nguyên nhân đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn

dùng bảng câu hỏi (Trung tâm nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999)

Môi cộng đồng có thể có nhiều nguyên nhân gây ra đói nghèo, nhưng qua biểu

đồ 3.1 ta thấy ở xã Đồng Liên có 3 nguyên nhân chính là: Thiếu vốn sản xuất (100%), thiếu nước tưới (64,7%) và thiếu đất canh tác (50%) Điều tra bằng bảng câu hỏi chặt

Trang 33

chẽ có thể chưa phản ánh chính xác những nguyên nhân gây ra đói nghèo, vì người nghèo thường nhìn nhận sự việc rất đơn giản, họ cho rằng nếu có vốn thì họ cũng có thể mở rộng chăn nuôi, trồng cây ăn quả và làm một số nghề phụ như các hộ kinh tế khá Nhưng họ không nghĩ rằng để làm được những việc này họ phải được trang bị kiến thức về khoa học kỹ ,thuật sản xuất, về tính toán cân đối thu chi Ngoài ra một số

hộ nghèo còn giấu những nguyên nhân chính gây ra nghèo đói của gia đình mình như:

Nghiện thuốc phiện, nghiện rượu, chơi đề

Bảng 3.1 Những khó khăn của các hộ đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn dùng bảng câu hỏi Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên - 1999)

Không có phân bón ruộng, không có thức ăn cho gia súc vì thiếu vốn đầu tư

Chỉ cấy được một vụ vì thiếu nước tưới

Thiếu việc làm vì thiếu đất

Thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật

Giá sản phẩm nông nghiệp rẻ và không ổn định

Khó khăn trong việc chọn giống vật nuôi và cây trồng để có hiệu quả cao

100

58

50 8,8 3,0 3,0 Một hộ đói nghèo thường có nhiều khó khăn, nhưng qua phỏng vấn bằng bản câu hỏi cho thấy có 3 khó khăn thường gặp nhất ở xã Đồng Liên là: Thiếu vốn đầu tư sản xuất (100%) thiếu nước tưới (58%) và thiếu việc làm (50%) Nhưng khi quan sát thực

tế cho thấy người dân nói chung, đặc biệt là các hộ kinh tế đói nghèo rất thiếu kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt Họ không biết chọn trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện đất đai, vốn, sức lao động của gia đình mình để có hiệu quả kinh tế cao Đây là điểm hạn chế của cách thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi chặt chẽ Vì các thông tin này mới chỉ là thông tin một chiều, người nghiên cứu đặt câu hỏi

và người được phỏng vấn trả lời bằng những câu ngắn, đôi khi người được phỏng vấn trả lời dựa vào sự gợi ý của người nghiên cứu Do đó những thông tin ngoài bảng câu hỏi thường không được ghi nhận Vì vậy việc phỏng vấn sâu chủ hộ rất cần thiết để thu được những thông tin đầy đủ hơn, bổ sung cho cách thu thập thông tin trên Bằng những thông lin thu thập được qua phỏng vấn sâu người nghiên cứu sẽ phần tích để tìm ra nguyên nhân gây ra đói nghèo và những khó khăn của các hộ gia đình một cách chính xác hơn

• Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm để xác định nguyên nhân gây ra những khó khăn của người dân

là rất cần thiết để thu thập thông tin nhanh chóng và thu nhận được quan điểm của nhiều đối tượng khác nhau Thảo luận nhóm cũng là một dịp để người dân có cơ hội trao đổi, bàn bạc với nhau về những vấn đề họ đang quan tâm Thông qua thảo luận nhóm người dân có thể cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng, những kinh nghiệm quý báu, đồng thời qua những cuộc thảo luận nhóm sẽ giúp cho mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn

Trang 34

Nếu tổ chức nhóm thảo luận chung cả nam và nữ, cả cán bộ với nông dân, thì nông dân nói chung, đặc biệt là phụ nữ thường ngại bày tỏ quan điểm riêng của mình Bởi vậy nên tổ chức các hội thảo nhóm riêng cho từng đối tượng, sau đó người nghiên cứu phải tập trung tất cả các ý kiến lại để tìm ra những điểm chung nhất

Trung tâm nghiên cứu Giảm nghèo Đại học Thái Nguyên đã tổ chức thảo luận nhóm cho nông dân của xã Đồng Liên về những khó khăn của nông hộ, và đã thu được kết quả được thể hiện qua bảng 3.2 và bảng 3.3

Bảng 3.2 Những khó khăn của xã Đồng Liên do nông dân thảo luận đưa ra

(Trung tám nghiên cứu Gồm nghèo ĐH Thái Nguyên - 1999)

Những mảng ký được sắp xếp theo từng cọc

Thiếu nước ít ruộng cây Thiêu kinh nghiệm Thiếu nước ít ruộng cấy Thiếu kinh nghiệm Thiếu nước ít ruộng cấy Thiếu kinh nghiệm Thiếu nước ít ruộng cấy Thiếu kinh nghiệm Thiếu nước ít ruộng cấy Thiếu kinh nghiệm Thiếu nước ít ruộng cấy Thiếu kinh nghiệm Thiếu nước ít ruộng cấy 5

5 Thiếu vốn

Bảng trên ta thấy rằng khó khăn chính là thiếu nước (9 ý kiến), thiếu vốn (8 ý kiến), thiếu ruộng cấy (7 ý kiến), thiếu kinh nghiệm sản xuất (6 ý kiến) và thiếu việc làm (5 ý kiến)

Bảng 3.3 Nhữgn khó khăn sau khi phân loại đã được sắp xếp thứ tự quan trong

Những khó khăn Số mảnh giấy Thứ tự

Trang 35

gây ra đói nghèo và khó khăn của ba nhóm Đồng thời hướng dẫn ba nhóm thảo luận tập trung để điều chỉnh và sắp xếp thứ tự quan trọng của những vấn đề này cho hợp lý hơn Những vấn đề nào quan trọng, cấp thiết cần phải tìm biện pháp giải quyết trước Qua nghiên cứu ở một số xã cho thấy các đối tượng khác nhau như cán bộ xã, phụ nữ, nam giới khi thảo luận nhóm riêng đã có những nhận định khác nhau về mức

độ quan trọng của nguyên nhân gây ra đói nghèo của một cộng đồng

Ví dụ: nhóm nam giới và nhóm phụ nữ ở cụm dân cư phía Đông xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, khi thảo luận riêng đã có những nhận định khác nhau về mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây ra đói nghèo ở cụm dân cư này, thể hiện qua bảng 3.4, bảng 3.5 và bảng 3.6

Bảng 3.4 Thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nữ ở cụm dân

cư phía đông, xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt

(Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên - 2000)

Nguyên nhân Số hạt ngô Thứ tự quan trọngĐông con

Thiếu ruộng cấy

Thiểu kinh nghiệm sản xuất

Giao thông khó khăn

Thiếu nước lười

Bảng 3.5 Xác định thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nam

ở cụm dân cư phía đông xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt

(Trung tâm nghiên cứu Giảm nghèo Đại học Thái Nguyên -2000)

Nguyên nhân Số hạt ngô Thứ tự quan trọngThiếu vốn

Giá sản phẩm rẻ

Giao thông khó khăn

Thiếu kinh nghiệm sản xuất

Thiếu nước

Thiếu ruộng cấy

Chi tiêu không hợp lý

Rủi ro, ốm đau

Trang 36

Bảng 3.6 Sự khác nhau trong đánh giá về mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây ra đói nghèo của nhóm nữ và nhóm nam ở cụm dân cưphúl Đông xã Tràng Xá

(Trung tâm nghiên cứu Giảm nghèo Đại học Thái Nguyên -2000)

Nguyên nhân Thứ tự quan trọng do

nhóm nam sắp xếp

Thứ tự quan trọng do nhóm nữ sắp xếpThiếu vốn

Giá sản phẩm rẻ

Giao thông khó khăn

Thiếu kinh nghiệm sản xuất

Thiếu nước

Thiếu ruộng cấy

Chi tiêu không hợp lý

Rủi ro, ốm đau

7 Không đề cập

ra đói nghèo của nhóm nữ và nhóm nam ở cùng một cụm dân cư cũng rất khác nhau

Vì trong điều kiện kinh tế đói nghèo, đông con thì người phụ nữ phải vất vả chịu nhiều

thiệt thòi hơn nam giới Phụ nữ ở xã Tràng Xá nói chung và ở cụm dân cư phía đông

nói riêng, vì trình độ văn hoá thấp, hiểu biết xã hội kém hơn nam giới, mặt khác phụ

nữ thường phải quán xuyến công việc nội trợ, sinh đẻ và chăm sóc con cái, do vậy họ không có cơ hội giao lưu, quan hệ xã hội, không nắm bắt được kinh tế thị trường, không có cơ hội kiếm việc làm ngoài sản xuất nông nghiệp Chính vì lẽ đó nên nhóm phụ nữ cho rằng đông con là nguyên nhân quan trọng nhất và thiếu ruộng cấy là nguyên nhân quan trọng thứ hai, còn thiếu vốn không phải là nguyên nhân trầm trọng gây ra đói nghèo ở vùng này Phần lớn phụ nữ còn băn khoăn không biết sử dụng nguồn vốn được vay để sản xuất mặt hàng gì và họ lo sợ không trả được vốn Ngược lại nam giới lại cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất, giá sản phẩm rẻ và giao thông khó khăn là nguyên nhân quan trọng thứ hai, còn đông con chỉ là nguyên nhân thứ yếu ,

Một nghiên cứu khác ở xã Đồng Liên cho thấy các nhóm thảo luận riêng của các đối tượng khác nhau như: Nhóm cán bộ huyện, nhóm cán bộ xã, nhóm hộ kinh tế giầu, nhóm hộ kinh tế nghèo cũng có những nhận định khác nhau về mức độ trầm trọng của các nguyên nhân gây ra đói nghèo của xã Đồng Liên Do vậy, nhóm nghiên cứu phải tập hợp ý kiến của các nhóm lại, sau đó phân tích để có nhận định đúng đắn hơn (xem bảng 3.71

Bảng 3.7 Sự khác nhau trong nhận định về nguyên nhân đói nghèo

tại xã Đồng Liên của các nhóm thảo luận khác nhau (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo Đại học Thái Nguyên – 1999)

Trang 37

Nhận định của các đối tượng Nguyên nhân đói nghèo

Cán bộ huyện

Cán bộ xã Người giầu Người

nghèo

Nhóm nghiên cứuNguyên nhân chính

Thiếu ruộng cây

Đông con, thiếu lao động

Ốm đau rủi ro tai nạn

Cũng có thể hướng dẫn các nhóm thảo luận vẽ tất cả những nguyên nhân gây ra đói nghèo vào một tờ giấy to (như hình vẽ 3.l) Sau đó người hướng dẫn sẽ tập hợp lại các nguyên nhân thành một bảng trên giấy khổ to và kẻ ô cho từng nguyên nhân, rồi yêu cầu từng người bỏ hạt xếp thứ tự ưu tiên cho những nguyên nhân đó như trên

Hình vẽ 3.1 Các nguyên nhân của nghèo đói do 20 phụ nữ ở xã Đồng Liên, huyện

Phú Bình vẽ ngày 15/12/1999 (CRR Đại học Thái Nguyên - 1999)

Khi xác định nguyên nhân khó khăn của cộng đồng, có thể sử dụng công cụ "Cây nhân quả" (còn gọi là biểu đồ dòng chảy) để phân tích mối liên hệ giữa các khó khăn, qua đó hình thành rõ nét hơn về mạng lưới khó khăn trở ngại ở cộng đồng Người làm

dự án cần nắm được vấn đề nào là trọng tâm và cần xác định nguyên nhân cũng như

Trang 38

hậu quả cho những vấn đề trọng tâm ấy Nhóm nghiên cứu cần giải thích cho các thành viên của cộng đồng hiểu được rằng nếu không giải quyết (hoặc chưa giải quyết được) những nguyên nhân chính (hay còn gọi là "nguyên nhân gốc rễ" thì không thể giải quyết được những khó khăn đó

Ví dụ khi thảo luận cùng với người dân ở xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, mọi người (cả thành viên dự án và thành viên cộng đồng) đều nhất trí với nhau chọn vấn đề trọng tâm là nghèo đói Do vậy, nhóm nghiên cứu đã hướng dẫn các thành viên của cộng đồng cùng nhau thảo luận để xác định nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói cũng như hậu quả do nghèo đói gây ra ở xã Đồng Liên Nhóm thảo luận có 10 người, cả nhóm cùng thảo luận đưa ra các nguyên nhân gốc rễ gây ra nghèo đói và hậu quả của nghèo đói Sau đó nhóm trưởng đã vẽ sơ độ cây nhân quả theo ý kiến chung của cả

nhóm qua sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cây nhân quả do nông dân ở xã Đồng Liên thực hiện dưới sự trợ giúp của nhóm nghiên cứu (CRR Đại học Thái Nguyên - 2000)

3.3 Cách lựa chọn vấn đề ưu tiên

Vì có sự nhìn nhận khác nhau về mức độ quan trọng của các nguyên nhân của những khó khăn và nhu cầu của người dân nên sau khi thu thập được thông tin này từ các đối tượng khác nhau, cần phải tiến hành so sánh mức độ quan trọng để xếp thứ tự

ưu tiên Hiện nay có nhiều phương pháp nhưng phương pháp thông thường hay được

sử dụng hiện nay là so sánh cặp đôi Trên cơ sở của sự sắp xếp thứ tự quan trọng đó, chúng ta lựa chọn các giải pháp ưu tiên cho phù hợp để tiến hành xây dựng dự án

Trang 39

• Cách làm

Kẻ một bảng so sánh trên giấy to (Giấy A0) Cột đầu tiên và hàng đầu tiên của bảng đều ghi các nguyên nhân theo thứ tự giống nhau Lần lượt so sánh hai nguyên nhân với nhau, nguyên nhân nào quan trọng hơn thì ghi nó vào ô giao nhau giữa cột và hàng tương ứng Sau đổ đếm số lần xuất hiện của mỗi nguyên nhân trong bảng so sánh theo hàng ngang, mỗi lần xuất hiện cho 1 điểm Sau đó xếp thứ tự ưu tiên dựa vào số điểm: nguyên nhân nào có số điểm cao nhất, xếp thứ tự ưu tiên số I, nguyên nhân nào

có số điểm cao thứ hai, xếp thứ tự ưu tiên số II Tiếp tục làm như vậy cho đến hết các nguyên nhân

Ví dụ: Khi so sánh cặp đôi để xếp thứ tự ưu tiên cho những nguyên nhân gây đói nghèo của xã Đồng Liên, nhóm nghiên cứu đã làm như sau: kẻ bảng so sánh, hàng ngang trên cùng và cột dọc đầu tiên (tính từ trái sang phải) ghi tất cả các nguyên nhân gây ra đói nghèo của xã theo thứ tự giống nhau Sau đó lần lượt so sánh: Nếu thấy giữa thiếu nước với thiếu vốn mà thiếu nước là quan trọng hơn thì ghi chú "thiếu nước" vào

ô giao nhau giữa cột và hàng đó So sánh thiếu nước với ít ruộng, mà thiếu nước là quan trọng hơn thì ghi thiếu nước vào ô giao nhau giữa cột và hàng đó Tiếp tục làm như thế đến hết Rồi đếm số lần xuất hiện của từng nguyên nhân trong các ô: Thiếu nước có số lần xuất hiện là 6, cho 6 điểm Thiếu vốn có 4 lần xuất hiện, cho 4 điểm Thiếu kỹ thuật sản xuất có 2 lần cho 2 điểm ít ruộng không xuất hiện lần nào cho 0 điểm Sau đó đánh giá thấy nguyên nhân thiếu nước có điểm số cao nhất (6 điểm), xếp thứ tự ưu tiên số I; thiếu vốn có điểm số cao thứ hai (4 điểm) xếp thứ tự ưu tiên số II, tương tự như vậy cho đến hết (xem bảng 3.8)

Bảng 3.8 So sánh cặp đôi để xếp thứ tự ưu tiên cho những nguyên nhân

gây đói nghèo do nông dân xã Đồng Liên thực hiện (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999)

Nguyên nhân Thiếu nước Thiếu vốn Ít ruộng Thiểu kỹ thuật Điểm Thứ tự quan

trọng Thiếu nước Thiếu nước Thiếu nước Thiếu nước 6 1

Thiếu vốn Thiếu nước Thiểu vốn Thiếu vốn 4 2

Ít ruộng Thiếu nước Thiểu vốn Thiểu kỹ thuật 0 4

Thiếu kỹ Thiếu nước Thiếu vốn Thiếu kỹ 2 3

Qua các cách xác định trên cho thấy nguyên nhân gây đói nghèo quan trọng nhất

ở xã Đồng Liên là thiếu nước, thứ 2 là thiếu vốn và thứ 3 là thiếu hiểu biết về kỹ thuật sản xuất

3.4 Cách xác định các nhu cáu của người dân

Nhu cầu là những vấn đề người dân đang rất cần để khắc phục những khó khăn quan trọng mà họ đang gặp phải trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày

Cùng một lúc người dân có thể có nhiều khó khăn khác nhau, do đó sẽ có nhiều nhu cầu khác nhau Trong khi đó khả nàng của cộng đồng chỉ có thể giải quyết được

Trang 40

một hoặc hai nhu cầu, do có những hạn chế về tài chính, nhân lực, vật lực hoặc kỹ thuật Do vậy cần phải có sự đánh giá để chọn lựa vấn đề quan trọng nhất, cần ưu tiên giải quyết trước mắt Việc xác định các ưu tiên chính là lựa chọn các nhu cầu cần giải quyết trước của cộng đồng dân cư

Bảng 3.9 Những nhu cầu của các hộ đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn dùng bảng câu hỏi (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999)

Được vay vốn dài hạn và lãi suất thấp để đầu tư sản xuất 100

có trạm bơm nước để cấy được hai vụ lúa 58

Được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi 14,7

Qua phỏng vấn bàng bảng câu hỏi cho thấy: Một gia đình có thể có nhiều nhu cầu khác nhau Ở xã Đồng Liên có hai nhu cấu cần thiết được người dân đề cập nhiều

là được vay vốn (lớn) và có trạm bơm nước (58%) Trong khi đó nhu cầu được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi lại rất thấp (14,7%)

Khi nghiên cứu ở các nhóm riêng biệt như nhóm phụ nữ, nhóm nam giới, người nhiều tuổi, trẻ em, nhóm người nghèo và cộng đồng có thể thu được những kết quả khác nhau về nhu cầu hoặc đánh giá về mức độ quan trọng của các nhu cầu khác nhau

( xem bảng 3.10 và bảng 3.11)

Bảng 3.10 Các nhu cầu hàng đầu của những nhóm người nghèo khác nhau tại một

xã của tỉnh Lào Cai (Ngân hàng thế giới và Bộ phận phát triển quốc tế của sứ quán Anh: Việt Nam - tiếng nói của người nghèo Tháng 11 năm 1999 Trang 88)

Nhu cầu ưu tiên theo xác đinh

Tiêu diệt côn trùng có hại cho cây và

gia súc Giảm các khoản đóng góp

Nâng cao chuẩn mực in thức áp dụng

đến bô khoa học kỹ thuật đào tạo cho

Cung cấp tín dụng Trẻ em được đến trường

Dịch vụ y tế, kế hoạch hoá gia tỉnh

Tiêu diệt côn trùng có hại cho cây và gia súc Giảm các khoản đóng góp

Nâng cao chuẩn mực in thức áp dung tiến bô khoa học kỹ thuật đào tạo cho phụ nữ

Nhu cầu ưu tiên theo xác đinh

của nhóm người đứng tuổi

Nhu cầu ưu tiên theo xác đinh của nhóm trẻ em

Ngày đăng: 09/03/2013, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

nghiệp cung cấp tại thời điểm tháng l0/2000) được thể hiện trong bảng 2.1. - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
nghi ệp cung cấp tại thời điểm tháng l0/2000) được thể hiện trong bảng 2.1 (Trang 11)
Bảng 2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất của xã Tràng Xá năm 2000 - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất của xã Tràng Xá năm 2000 (Trang 11)
+ Quan sát địa hình của xã giúp người nghiên cứu có thể đánh giá về những ảnh - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
uan sát địa hình của xã giúp người nghiên cứu có thể đánh giá về những ảnh (Trang 32)
Bảng trên ta thấy rằng khó khăn chính là thiếu nước (9 ý kiến), thiếu vốn (8 ý kiến), thiếu ruộng cấy (7 ý kiến), thiếu kinh nghiệm sản xuất (6 ý kiến) và thiếu việc  làm (5 ý kiến) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng tr ên ta thấy rằng khó khăn chính là thiếu nước (9 ý kiến), thiếu vốn (8 ý kiến), thiếu ruộng cấy (7 ý kiến), thiếu kinh nghiệm sản xuất (6 ý kiến) và thiếu việc làm (5 ý kiến) (Trang 34)
Bảng 3.2. Những khó khăn của xã Đồng Liên do nông dân thảo luận đưa ra (Trung tám nghiên cứu Gồm nghèo ĐH Thái Nguyên - 1999)   - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.2. Những khó khăn của xã Đồng Liên do nông dân thảo luận đưa ra (Trung tám nghiên cứu Gồm nghèo ĐH Thái Nguyên - 1999) (Trang 34)
Bảng 3.2. Những khó khăn của xã Đồng Liên do nông dân thảo luận đưa ra   (Trung tám nghiên cứu Gồm nghèo ĐH Thái Nguyên - 1999) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.2. Những khó khăn của xã Đồng Liên do nông dân thảo luận đưa ra (Trung tám nghiên cứu Gồm nghèo ĐH Thái Nguyên - 1999) (Trang 34)
Bảng trên ta thấy rằng khó khăn chính là thiếu nước (9 ý kiến), thiếu vốn (8 ý  kiến), thiếu ruộng cấy (7 ý kiến), thiếu kinh nghiệm sản xuất (6 ý kiến) và thiếu việc  làm (5 ý kiến) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng tr ên ta thấy rằng khó khăn chính là thiếu nước (9 ý kiến), thiếu vốn (8 ý kiến), thiếu ruộng cấy (7 ý kiến), thiếu kinh nghiệm sản xuất (6 ý kiến) và thiếu việc làm (5 ý kiến) (Trang 34)
Bảng 3.5. Xác định thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nam ở cụm dân cư phía đông xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạ t  - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.5. Xác định thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nam ở cụm dân cư phía đông xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạ t (Trang 35)
Bảng 3.4. Thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nữ ở cụm dân cư phía đông, xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt   - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.4. Thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nữ ở cụm dân cư phía đông, xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt (Trang 35)
Bảng 3.5. Xác định thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nam   ở cụm dân cư phía đông xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.5. Xác định thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nam ở cụm dân cư phía đông xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt (Trang 35)
Bảng 3.4. Thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nữ ở cụm dân   cư phía đông, xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.4. Thứ tự quan trọng của các nguyên nhân đói nghèo do nhóm nữ ở cụm dân cư phía đông, xã Tràng Xá thảo luận và sắp xếp bằng phương pháp bỏ hạt (Trang 35)
Bảng 3.6. Sự khác nhau trong đánh giá về mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây ra đói nghèo của nhóm nữ và nhóm nam ở cụm dân cưphúl Đông xã Tràng Xá   - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.6. Sự khác nhau trong đánh giá về mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây ra đói nghèo của nhóm nữ và nhóm nam ở cụm dân cưphúl Đông xã Tràng Xá (Trang 36)
Bảng 3.6. Sự khác nhau trong đánh giá về mức độ quan trọng của các nguyên nhân   gây ra đói nghèo của nhóm nữ và nhóm nam ở cụm dân cưphúl Đông xã Tràng Xá - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.6. Sự khác nhau trong đánh giá về mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây ra đói nghèo của nhóm nữ và nhóm nam ở cụm dân cưphúl Đông xã Tràng Xá (Trang 36)
Hình vẽ 3.1. Các nguyên nhân của nghèo đói do 20 phụ nữ ở xã Đồng Liên, huyện Phú Bình vẽ ngày 15/12/1999 (CRR Đại học Thái Nguyên - 1999) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Hình v ẽ 3.1. Các nguyên nhân của nghèo đói do 20 phụ nữ ở xã Đồng Liên, huyện Phú Bình vẽ ngày 15/12/1999 (CRR Đại học Thái Nguyên - 1999) (Trang 37)
Hình vẽ 3.1. Các nguyên nhân của nghèo đói do 20 phụ nữ ở xã Đồng Liên, huyện   Phú Bình vẽ ngày 15/12/1999 (CRR Đại học Thái Nguyên - 1999) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Hình v ẽ 3.1. Các nguyên nhân của nghèo đói do 20 phụ nữ ở xã Đồng Liên, huyện Phú Bình vẽ ngày 15/12/1999 (CRR Đại học Thái Nguyên - 1999) (Trang 37)
Sơ đồ 3.1 . Sơ đồ cây nhân quả do nông dân ở xã Đồng Liên thực hiện dưới sự trợ - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cây nhân quả do nông dân ở xã Đồng Liên thực hiện dưới sự trợ (Trang 38)
Kẻ một bảng so sánh trên giấy to (Giấy A0). Cột đầu tiên và hàng đầu tiên của bảng  đều ghi các nguyên nhân theo thứ tự giống nhau - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
m ột bảng so sánh trên giấy to (Giấy A0). Cột đầu tiên và hàng đầu tiên của bảng đều ghi các nguyên nhân theo thứ tự giống nhau (Trang 39)
Bảng 3.8. So sánh cặp đôi để xếp thứ tự ưu tiên cho những nguyên nhân   gây đói nghèo do nông dân xã Đồng Liên thực hiện - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.8. So sánh cặp đôi để xếp thứ tự ưu tiên cho những nguyên nhân gây đói nghèo do nông dân xã Đồng Liên thực hiện (Trang 39)
Bảng 3.9. Những nhu cầu của các hộ đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn dùng  bảng câu hỏi (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.9. Những nhu cầu của các hộ đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn dùng bảng câu hỏi (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999) (Trang 40)
Bảng 3.9. Những nhu cầu của các hộ đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn dùng   bảng câu hỏi (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.9. Những nhu cầu của các hộ đói nghèo ở xã Đồng Liên qua phỏng vấn dùng bảng câu hỏi (Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo - Đại học Thái Nguyên - 1999) (Trang 40)
Bảng 3.11. Sự khác nhau về mức độ được nhấn mạnh giữa các nhu cầu của nhóm người nghèo và của cộng đồng ở xóm Đồng Ao và Đồng Tán,   - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.11. Sự khác nhau về mức độ được nhấn mạnh giữa các nhu cầu của nhóm người nghèo và của cộng đồng ở xóm Đồng Ao và Đồng Tán, (Trang 41)
Bảng 3.11. Sự khác nhau về mức độ được nhấn mạnh giữa các nhu cầu   của nhóm người nghèo và của cộng đồng ở xóm Đồng Ao và Đồng Tán, - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 3.11. Sự khác nhau về mức độ được nhấn mạnh giữa các nhu cầu của nhóm người nghèo và của cộng đồng ở xóm Đồng Ao và Đồng Tán, (Trang 41)
Bảng 4.2. Các khoản mục kinh phí của dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.2. Các khoản mục kinh phí của dự án (Trang 54)
- Cấy - Chă m sóc - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
y Chă m sóc (Trang 55)
Bảng 4.4. Kế hoạch năm thứ 2 của dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.4. Kế hoạch năm thứ 2 của dự án (Trang 55)
Bảng 4.4. Kế hoạch năm thứ 2 của dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.4. Kế hoạch năm thứ 2 của dự án (Trang 55)
Bảng 4.5. Các khoản mục chi phí cho dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.5. Các khoản mục chi phí cho dự án (Trang 60)
Bảng 4.5. Các khoản mục chi phí cho dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.5. Các khoản mục chi phí cho dự án (Trang 60)
Bảng 4.6. Kê hoạch hoạt động của dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.6. Kê hoạch hoạt động của dự án (Trang 61)
2.4.4. Kế hoạch hoạt động của dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
2.4.4. Kế hoạch hoạt động của dự án (Trang 61)
Bảng 4.6. Kê hoạch hoạt động của dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.6. Kê hoạch hoạt động của dự án (Trang 61)
Tăng sản lượng lúa 30-40 tấnlnăm từ các mô hình thâm canh lúa và tăng khoảng 500 tấn nếu áp dụng thâm canh lúa trên toàn xã, tăng thu nhập, bảo đảm đủ lương thực  cho bà con nông dân. - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
ng sản lượng lúa 30-40 tấnlnăm từ các mô hình thâm canh lúa và tăng khoảng 500 tấn nếu áp dụng thâm canh lúa trên toàn xã, tăng thu nhập, bảo đảm đủ lương thực cho bà con nông dân (Trang 62)
1 Điều tra thu thập thông tin - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
1 Điều tra thu thập thông tin (Trang 63)
Bảng 4.7. Dự trù chi tiết các khoản chi của dự án (phần phụ lục) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.7. Dự trù chi tiết các khoản chi của dự án (phần phụ lục) (Trang 63)
Bảng 4.7. Dự trù chi tiết các khoản chi của dự án (phần phụ lục) - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 4.7. Dự trù chi tiết các khoản chi của dự án (phần phụ lục) (Trang 63)
Bảng 5. 1. Tiêu chuẩn quản lý dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 5. 1. Tiêu chuẩn quản lý dự án (Trang 66)
Bảng 5.1 . Tiêu chuẩn quản lý dự án - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 5.1 Tiêu chuẩn quản lý dự án (Trang 66)
Bảng 5.2. Kê hoạch chi tiết xây dựng trạm bơm xã Đồng Liên - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 5.2. Kê hoạch chi tiết xây dựng trạm bơm xã Đồng Liên (Trang 71)
Bảng 5.2. Kê hoạch chi tiết xây dựng trạm bơm xã Đồng Liên - GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học)
Bảng 5.2. Kê hoạch chi tiết xây dựng trạm bơm xã Đồng Liên (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w