Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học) (Trang 50 - 51)

6. XÂY DỤNG KHUNG LOGIC

1.3.1. Mục tiêu chung

Xác định mục tiêu chung là đề ra những kết quả chung, rộng, toàn diện, lâu dài mà dự án cần phải đạt được. Mục tiêu này mang tính lý tưởng, hướng tới tương lai và đôi khi không lượng hoá được.

Ví dụ: Dự án chăn nuôi bò sữa của tỉnh A: mục tiêu chung của nó là: chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tăng tỷ trọng thu nhập ngành chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm, tăng

thu nhập cho người nông dân, tăng sự gắn kết công nông, góp phần từng bước chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến sữa ở trong nước, giảm nhập từ nước ngoài.

Xác định các mục tiêu cụ thể của dự án là chỉ ra những kết quả cụ thể của từng giai đoạn (từng bước), từng hợp phần, từng mảng công việc hoặc từng hoạt động mà dự án cần phải đạt được.

Các mục tiêu chí thể phải được diễn đạt rõ ràng, chính xác, có thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như số lượng, khối lượng, thời gian...

Ví dụ: Mục tiêu cụ thể của dự án cấp 1 hoá giống lúa tỉnh A là:

- Sau 1 năm sản xuất được giống lúa siêu nguyên chủng và nguyên chủng lại địa phương (...tấn). Sau 2 năm sản xuất đủ giống lúa cấp 1 cung cấp cho toàn tỉnh (... tấn).

- Đưa năng suất lúa của tỉnh từ... tạ/ha lên... tạ/ha, và sản lượng lúa của tỉnh từ ... tấn lên... tấn.

- Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật sản xuất giống lúa cho cán bộ kỹ thuật và nông dân (kỹ thuật sản xuất giống lúa cấp I, kỹ thuật thâm canh lúa).

Thông thường, người ta xây dựng khoảng từ 2 - 4 mục tiêu cụ thể cho một dự án, không nên đề ra quá nhiều mục tiêu. Nhiều mục tiêu sẽ làm cho hoạt động của dự án bị phân tán.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học) (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)