D GN LV B G N L V M
3. TỔNG KẾT DỰÁN
Cần phải nói rõ thời hạn kết thúc dự án từ khi bắt đầu dự án và kết thúc dự án đúng thời hạn. Làm như vậy không tạo ra sự trông chờ của nông dân vào sự giúp đỡ của dự án một cách vô thời hạn. Nó tạo ra tinh thần làm việc khẩn trương của cán bộ dự án, còn người dân địa phương thấy rõ ràng mình chỉ có thể tranh thủ dự án trong thời gian này, cần phải tích cực học hỏi để khi kết thúc dự án họ có thể tự áp dụng các kỹ thuật mới được.
Tổng kết dự án nên tiến hành ở từng thôn bản và tổng kết chung cho cả vùng dự án. Không nên tổ chức phô trương hoặc quá tốn kém. Việc tổng kết này nhằm thu hồi các ý kiến của nông dân về dự án, đồng thời trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm nông dân và tuyên truyền mở rộng áp dụng các kỹ thuật đã thực hiện.
Thông thường khi một dự án kết thúc người ta tổ chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình thực hiện dự án, đánh giá về những thành công và chưa thành công, phân tích các nguyên nhân thất bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải những sai lầm cho các dự án sau.
Tổ chức một hội nghị tổng kết bao gồm các phần việc sau: * Xác định những người tham gia hội nghị:
Thành phần tham gia hội nghị gồm các tổ chức tài trợ, cơ quan quản lý cấp trên, đại diện chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn), đại diện các đơn vị, các cá nhân tham gia thực hiện dự án, đại diện nhân dân vùng hưởng lợi từ dự án. Đối với một số dự án có thể mời thêm đại diện các tổ chức phi Chính phủ (NGO) hoặc các quan sát viên, cơ quan thông tấn, truyền hình v.v...
* Thành lập ban tổ chức hội nghị tổng kết
Để tổ chức một hội nghị nói chung, hội nghị tổng kết dự án nói riêng được chu đáo thì phải thành lập ban tổ chức hội nghị tuỳ theo quy mô, nội dung của từng hội nghị mà xác định số lượng người tham gia ban tổ chức hội nghị nhiều hay ít. Đối với hội nghị tổng kết một dự án, thường thành lập ban tổ chức từ ba đến năm người.
* Công tác chuẩn bị hội nghị:
Công tác chuẩn bị có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của hội nghị. Công tác chuẩn bị bao gồm những công việc sau:
- Viết báo cáo và nhân bản báo cáo - Xác định thời gian hội thảo phù hợp
- In ấn giấy mời, gửi giấy mời và thu nhận thông tin phản hồi từ người được mời. - Chuẩn bị phù hiệu, cặp, tài liệu...
- Chuẩn bị hội trường và trang âm
- Mời phiên dịch (nếu có đại diện người nước ngoài tham dự)
- Chuẩn bị kế hoạch đón đưa (đối với các đại biểu ở xa và nước ngoài). - Chuẩn bị nhà nghỉ cho đại biểu
- Lập kế hoạch tài chính cho hội nghị
- Xây dựng chương trình chi tiết của hội nghị... * Các nội dung chính của hội nghị:
- Trình bày các báo cáo đánh giá.
- Rút ra những kết luận cuối cùng về tất cả những nội dung đã đánh giá - Rút kinh nghiệm về xây dựng giải pháp duy trì bền vững.
- Đề ra các giải pháp hỗ trợ cho thực thi các giải pháp duy trì bền vững. * Trình tự của một hội nghị tổng kết
2. Giới thiệu đại biểu và những người tham gia hội nghị 3. Giới thiệu chương trình làm việc của hội nghị gồm: - Đọc báo cáo đánh giá tổng kết
- Hội nghị tiến hành thảo luận báo cáo, phân tích thành công và chưa thành công, nguyên nhân của những thành công và những thất bại.
- Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến.
- Rút kinh nghiệm và bàn các giải pháp tiếp theo (nếu có)
4. Hội nghị bế mạc: Chủ trì hội nghị kết luận lại kết quả hội nghị, có lời cảm ơn đại biểu và tuyên bố kết thúc hội nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1 "Báo cáo kết quả đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia tại xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Thái Nguyên". Dự án nâng cao năng lực cộng đồng, 1994.
2. "Báo cáo kết quả đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia tại xã A Ngơ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế'. Dự án nâng cao năng lực cộng đồng, 1994.
3. "Báo cáo kết quả xây đựng dự án có sự tham gia của người dân tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên". Dự án Nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên, 1999 và 2000.
4. Bunch R. Hai bắp ngô (tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 1992.
5. CIDSE. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, Quyển 1 và Quyển 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1992.
6. Từ Quang Hiển, Xây dựng và quản lý dự án nông, lâm nghiệp (in nội bộ), 1995.
7. Từ Quang Hiển và CS, Xây dựng và quản lý dự án có sự cùng tham gia, NXB