Nội dung đánh giá dự án.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học) (Trang 80 - 83)

D GN LV B G N L V M

2.3.2.Nội dung đánh giá dự án.

2. KIỀM TRA, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰÁN 1 Kiểm tra dự án

2.3.2.Nội dung đánh giá dự án.

Mỗi dự án có đặc thù riêng, các dự án hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì nội dung và cách thức tổ chức của nó cũng khác nhau. Trong thực tế có nhiều nguyên nhân làm cho một dự án thành công hay không thành . công hoặc hạn chế hiệu quả của một dự án, chính vì vậy khi đánh giá phải xem xét hết các nguyên nhân, phân tích kỹ mức độ tác động tết, xấu của mỗi nguyên nhân. 1 Thông thường người ta chia các nguyên nhân làm 2 nhóm:

Nhóm 1 : Nguyên nhãn khách quan từ hoàn cảnh bên ngoài đưa lại như do những

đơn vị hoặc cá nhân làm đối tác thực hiện chưa nghiêm túc các hợp đồng, hoặc đo điều kiện mưa bão, lụt hoặc hạn hán làm cho dự án không triển khai được hoặc triển khai chậm.

Nhóm 2: Nguyên nhân chủ quan do chính những người quản lý và thực hiện,

Việc đánh giá thực hiện dự án phải phân định được các yếu tố khách quan và chủ quan, từ đó chỉ ra cho người thực hiện biết được chỗ nào họ có thể chủ động khắc phục tránh được những rủi ro không đáng có.

Việc đánh giá chi tiết đối với mỗi dự án phụ thuộc vào từng nội dung hoạt động của mỗi dự án, nhưng về cơ bản việc đánh giá mỗi dự án đều phải đưa ra được các nội dung chủ yếu sau.

2.3.2.1 . Đánh giá tiên độ thực hiện dự án

Đánh giá tiến độ thực hiện dự án là việc xem xét thời gian thực hiện triển khai thực hiện các nội dung của dự án có đúng thời gian đã dự định hay không, nhanh chậm thế nào, phân tích nguyên nhân gì đã giúp cho chúng ta hoàn thành công việc nhanh hơn so với dự kiến. Nếu hoàn thành công việc chậm hơn so với dụ kiến thì tại sao? Các bên tham gia dự án có thực hiện đúng cam kết của mình để mỗi công việc được hoàn thành đúng thời gian đã ghi trong dự án hay không? Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho lần sau.

2.3.2.2. Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính quản

Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính là xem xét lại việc sử dụng kinh phí chi tiêu tiền của dự án có đúng theo các nguyên tắc đã được quy định cho dự án không? Có đảm bảo đúng các khoản mục đã được ghi trong dự án và có phù hợp với định chế của Chính phủ không? Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án khác.

2.3.2.3. Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa các bên tham gia của dự án và kết quả thực hiện triển khai dự án.

Đánh giá về việc tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các thành phần tham gia dự án là việc phân tích xem công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phần tham gia trong dự án như thế nào, đã hợp lý hay chưa? Những nguyên nhân làm hạn chế thành công là những nguyên nhân nào, có phải do cách thức tổ chức, phối hợp giữa các thành phần với nhau chùn hợp lý hay không.

Xin lấy ví dụ về một dự án trồng cây vải: Trước khi cung cấp cấy giống cho các hộ nông dân trong, dự án đã mời các chuyên gia đến tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt như chọn dết trồng, kích thước hố đào, kỹ thuật trồng và bón phân. Sau một tháng kể từ ngày cấp cây giống, cán bộ dự án đi kiểm tra và thấy một số hộ để cây chết khô ở nhà, một số hộ khác có trồng vải nhưng lại không biết chọn khu vực trồng cho hợp lý. Phân tích nguyên nhân thì thấy sai lầm do công tác tổ chức. Cán bộ dự án đã không thuê chuyên gia kỹ thuật để giám sát các hộ, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng hộ tại vườn của họ, nên các hộ đã không biết phải trồng vải như thế nào, ở đâu và trồng khi nào.

Bài học rút ra từ dự án trên là muốn nâng cao hiệu quả của dự án thì phải kết hợp chặt chẽ giữa hướng dẫn kỹ thuật trên lớp với hướng dẫn tại chỗ, và cả hai khâu này người hướng dẫn phải là một, họ phải có quá trình làm việc liên tục từ đầu tới cuối với công việc đó, họ sẽ biết phải giúp đỡ người nông dân như thế nào để nâng cao hiệu

quả của dự án.

Ngoài ra còn cần đánh giá sự phối hợp giữa các dự án trên cùng một địa bàn. Đánh giá xem các dự án đã phối hợp với nhau những hoạt động gì? và hiệu quả của sự phối hợp đó.

Ví dụ khi thực hiện tiểu dự án thuỷ lợi tại xã Đồng Liên, Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Thái Nguyên đã phối hợp với dự án "cứng hoá kênh mương nội đồng" của tỉnh Thái Nguyên và nguồn lực của địa phương. Trung tâm cung cấp kinh phí xây trạm, kênh nổi, dự án của tỉnh cung cấp kinh phí xây dựng mương chìm, còn nhân dân thì đào đắp kênh mương. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đã tăng lên nhiều lần nhờ sự phối hợp đó.

2.3.2.4. Đánh giá kỹ thuật của dự án

Là xem xét lại những kỹ thuật mà dự án đã đưa ra có phải là những vấn đề mới không, tính mới mẻ của nó được thể hiện như thế nào. Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật của từng công việc có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không, nếu không thì nguyên nhân dẫn tới sai lầm từ đâu.

Ví dụ: Chương trình phát triển cây vải ở xã Q.K, huyện ĐH năm 1998 đã gặp rủi ro. Mặc dù số vải do cán bộ dự án cấp đã được chọn rất kỹ nhưng sau khi trồng thì số vải ấy đã chết khoảng 90%, gây mất lòng tin ở người dân. Tìm hiểu nguyên nhân, cán bộ dự án được biết đó là do người dân trồng vải không đúng thời điểm. Người dân đã đem trồng những cành vải ngay sau cơn mưa, khi nắng lên, đất nóng làm cho cây vải chết hàng loạt Những giáo viên đến đây chỉ hướng dẫn kỹ thuật đào hố, bón phân, đặt cành nhưng họ lại quên không nhắc người dân trồng cành vải vào lúc thời tiết như thế nào.

2.3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tê'xãllội của dự án

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án là việc nhìn nhận lại xem dự án đem lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội như thế nào cho cộng đồng dân cư cũng như toàn xã hội. Trên thực tế có những dự án sau khi kết thúc chúng ta có thể đánh giá được ngay hiệu quả kinh tế, xã hội của nó nhưng cũng có những dự án thì sau khi kết thúc đòi hỏi cần phải có một thời gian nữa mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội mà nó mang lại.

So sánh hiệu quả kinh tế. Là phân tích đối chiếu hiệu quả kinh tế (mức tăng thu

nhập, mức tăng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận vốn) thu được sau khi có dự án so với khi chưa có dự án.

So sánh hiệu quả xã hội: Là phân tích đối chiếu mức độ ảnh hưởng về mặt xã hội

như sự tăng nhận thức của người dân, ý thức cộng đồng, khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới v.v... so sánh hiệu quả sau khi có dự án với trước khi có dự án.

2.3.2.6. Đánh giá mức độảnh hưởng môi trường sinh thái.

hoạch định chính sách cũng như các nhà thực thi chính sách đều quan tâm tới vấn đề môi trường.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường của một dự án như thế nào chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Dự án có gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí hay không? Có giúp cho môi trường nước, không khí trong sạch hơn không? Có ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái động, thực vật hay không?

Thường để đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường tốt hay xấu, người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Mức độ giảm xói mòn đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ tăng tỷ lệ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Mức độ ô nhiễm nguồn nước, mức độ làm trong sạch nguồn nước. Mức độ tăng số lượng động thực vật, mức độ tăng số loài động thực vật.

Chẳng hạn, một dự án về trồng rừng thì rõ ràng tạo ra một hệ thực vật phủ xanh đất, chống xói mòn, làm cho sạch bầu không khí. Nhưng nếu là một dự án xây dựng một nhà máy sản xuất giấy thì rõ ràng quá trình sản xuất phải sử dụng tới hoá chất và đương nhiên nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, không khí.

2.3.2.7. Đánh giá khả năng triển khai mở rộng

Là quá trình phân tích, xem kết quả của dự án có thể áp dụng rộng rãi cho các vùng khác hay không, nếu áp dụng được thì cần có điều kiện gì?

Ví dụ đặt ra câu hỏi: Mô hình xây dựng trạm bơm nước nhỏ bằng sử dụng máy bơm đầu là mô hình có thể áp dụng rộng rãi cho các vùng địa hình đồi núi, đồng ruộng nằm rải rác hay không? Khi thảo luận, người dân đánh giá như sau:

Cần vốn đầu tư ít, phù hợp với vùng có mức thu nhập thấp. Máy dễ mua, dễ sử dụng, dễ sửa chữa thay thế phụ tùng.

Dễ vận chuyển để tưới di động, phù hợp cho vùng chưa có lưới điện. Vì vậy có thể áp dụng cho các vùng miền núi rộng rãi được.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (sử dụng cho hệ cao học) (Trang 80 - 83)