1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 12

10 1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 324,17 KB

Nội dung

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 12

Trang 1

CHƯƠNG XII:

BẢO HIỂM CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ

XUẤT NHẬP KHẨU

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU:

1 Khái niệm:

Là phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng một khả năng gặp một loại rủi ro hay tổn thất nào đấy đóng góp tạo nên, để từ quỹ dự trữ đó bù đắp cho người tham gia lập quỹ, những tổn thất do thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ gây ra cho

họ

2 Tác dụng của việc mua bảo hiểm:

- Giảm bớt rủi ro cho hàng hoá xuất nhập khẩu

- Sẽ được bồi thường thỏa đáng với số thiệt hại, giúp bảo toàn được tài chính trong kinh doanh

- Khi hàng hoá xuất nhập khẩu bị rủi ro tổn thất, người mua bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểmgiúp đở về mặt pháp lý trong việc tranh chấp với hãng tàu hoặc các đối tượng có liên quan

- Về phương diện vĩ mô, bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng ngoại tệ cho nhà nước

II RỦI RO VÀ TỔN THẤT:

1 Rủi ro:

a Khái niệm:

• Là sự cố ngẩu nhiên, bất ngờ, là những mối đe doạ, nguy hiểm khi xảy ra các tai nạn bất ngờ không lường trước được

• Rủi ro là nguyên nhân gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm (tổn thất là tiền đề của bảo hiểm)

b Các loại rủi ro:

Trang 2

b1) Do thiên tai (natural risk/accidents): động đất, núi lửa, bão, gió lốc, biển

động, sóng thần, áp thấp, sét

b2) Do tai nạn bất ngờ ngoài biển (Peril of the sea): mắc cạn, đám tàu, cướp

biển, trôi dạt, tàu mất tích, cháy, lật đổ, phá huỷ

Các rủi ro trong mọi trường hợp đều được bồi thường (trừ trường hợp tự bốc

cháy, hàng tươi sống để lâu bị hỏng, bốc hơi theo tỷ lệ nhất định, …)

* Rủi ro phụ (Unexpected accidents and objective factors- extraneous risks): Do

tai nạn bất ngờ và những nguyên nhân khách quan bên ngoài khác như: đổ vỡ, rò chảy, mất cắp, thiếu hụt, mất trộm, không giao hàng

b3) Do các hiện tượng xã hội (Social risks): chiến tranh, nổi loạn, đình công, dân

biến …

b4) Do bản chất tự nhiên của hàng hoá (Natural of goods): nội tỳ, ẩn tỳ

Trong các loại rủi ro có loại được bảo hiểm và không được bảo hiểm

- Rủi ro được bảo hiểm: Là những loại rủi ro xảy ra một cách ngẫu nhiên bất

ngờ ngoài ý muốn của người được bảo hiểm

- Rủi ro ngoại trừ (không được bảo hiểm): Rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc

chắn xảy ra hoặc do lỗi của người được bảo hiểm mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ

do các vụ nổ nguyên tử, hạt nhân, phóng xạ … hoặc xếp hàng trên boong trái với tập quán hàng hải hay buôn bán quốc tế

2 Tổn thất - loss/average:

a Khái niệm

Là những hư hỏng mất mát của đối tượng bảo hiểm (object of insurance) do những rủi ro gây nên Trong vận tải biển, những thiệt hại về TÀU- HÀNG –CƯỚC gọi chung

là tổn thất (loss)

b Các loại tổn thất:

* Căn cứ vào mức độ tổn thất

¾ Partial loss (Tổn thất bộ phận): một phần của đối tượng bảo hiểm bị hư hỏng,

Trang 3

mất mát

¾Total loss (Tổn thất toàn bộ):

• Toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm (Insurance policy) bị hư

hỏng, mất mát, và insurer phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm

Notice of abandonment phải nhanh chóng và kịp thời, có thể:

• Được chấp nhận (Accepted), và được người bảo hiểm bồi thường toàn bộ

• Không được chấp nhận (Unacceptable), sẽ được người bảo hiểm bồi thường theo mức độ tổn thất thực tế

* Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm:

¾ General average – GA (Tổn thất chung):

GA là những thiệt hại tổn thất hoặc chi phí do hành động cố ý của con người gây

ra nhằmmục đích vì an toàn chung cho tàu trong hành trình đi biển

Gọi là GA: vì một quyền lợi đã hy sinh vì an toàn chung của nhiều quyền lợi khác

trong hành trình, và tất cả các quyền lợi trong hành trình (tàu- hàng –cước) phải đóng góp vào sự hy sinh chung đó

Một tổn thất muốn được cọi là tổn thất chung phải có 6 điều kiện sau đây:

-Phải là một hành vi chủ tâm và tự nguyện của con người

-Phải để tránh một tai hoạ thực sự chứ không phải là một tai họa dự đoán

-Phải là một hành động nhằm bảo vệ chung cho tàu và hàng

-Phải hợp lý

-Phải có tính chất khác thường: là những tổn thất do hành động có ý định

-Phải do hành vi tổn thất chung trực tiếp gây ra hoặc do các hậu quả hợp lý của hành vi tổn thất chung

¾ Tổn thất riêng (Particular Average – PA):

Ngược lại với GA, tức là thiệt hại chỉ liên quan đến quyền lợi riêng của người có đối tượng bảo hiểm bị tổn thất Rủi ro gây ra PA xãy ra đối với chủ hàng nào thì người

đó phải chịu Nếu chủ hàng đã mua bảo hiểm, thì người bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất thực tế sau khi thực hiện giám định

Trang 4

Là các chi phí hợp lý nhằm ngăn ngừa hạn chế tổn thất sẽ được người bảo hiểm bồi hoàn lại cho người được bảo hiểm, ngoài phạm vi GA và chi phí cứu nạn

Luật bảo hiểm các nước đều được qui là khi có tổn thất về hàng hoá, người được bảo hiểm phải dùng mọi biện pháp có thể được để cứu vớt, hạn chế tổn thất, nếu phải bỏ

ra các chi phí, người bảo hiểm sẽ bồi hoàn lại

III ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:

1 Nội dung điều khoản bảo hiểm hàng hoá của hiệp hội bảo hiểm London ban hành năm 1912 và sửa đổi năm 1963 bao gồm 3 điều kiện bảo hiểm chủ yếu như sau:

a Không bảo hiểm tổn thất riêng (Free from Particular Average- FPA)

FPA là mức bảo hiểm thấp nhất đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, trong đó người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất riêng trừ khi tàu hoặc

xà lan chở hàng bị mắc cạn, đắm hoặc cháy Tuy nhiên người bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm về:

• Trị giá của một hoặc nhiều kiện hàng bị mất toàn bộ trong khi xếp hàng, chuyển tải hoặc dỡ hàng

• Mất hoặc hư hỏng hàng được quy hợp lý là do cháy nổ, đâm va tàu hoặc tàu chở hàng va chạm phải ngại vật trừ nước

• Mất hoặc hư hỏng hàng được quy hợp lý là do dỡ hàng ở cảng lánh nạn

• Chi phí cứu hộ và chi phí riêng

• Tổn thất chung

• Tổn thất toàn bộ (cả tổn thất toàn bộ thực tế hoặc tổn thất toàn bộ ước tính )

b Bảo hiểm tổn thất riêng (with Particular Average- WA)

Theo điều kiện này, người bảo hiểm đảm bảo tất cả tổn thất hay tổn hại hàng hoá như điều kiện FPA, ngoài ra còn bao gồm tổn thất riêng nhưng phải có tính chất bất ngờ (chủ yếu là những rủi ro do thời tiết xấu –heavy weather) trong những trường hợp số tổn thất đạt tới tỷ lệ qui định trong đơn bảo hiểm

c Bảo hiểm mọi rủi ro (All risks- AR)

Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro được dùng để bảo hiểm tất cả mọi rủi ro đặc biệt

có tính chất bất ngờ trong quá trình chuyên chở Điều kiện bảo hiểm này hiện đang được

sử dụng rộng rãi trên thế giới Phần chính của điều kiện này được tóm tắt như sau:

Trang 5

• Điều kiện AR bảo hiểm mọi rủi ro về tổn thất hay tổn hại của hàng hoá được bảo hiểm

• Tuy nhiên điều kiện bảo hiểm này sẽ không được coi là mở rộng bảo hiểm những tổn thất hay chi phí trực tiếp gây ra do chậm trễ hoặc do nội tì (inherent vice) hoặc do tính chất của hàng hoá

Bên cạnh đó, còn có những điều kiện bảo hiểm khác ít được sử dụng như:

d.Chỉ bảo hiểm tổn thất toàn bộ (Total loss only), theo đó, người bảo hiểm chỉ

chịu trách nhiệm khi hàng hoá bị tổn thất toàn bộ hoặc hư hỏng toàn bộ do những rủi ro

đã qui định trong đơn bảo hiểm gây ra

e Rủi ro đặc biệt (Extraneous risks)

Những rủi ro được đặc cách bảo hiểm thêm là những rủi ro đặc biệt và có thể

được bảo hiểm theo những điều khoản đặc biệt và tính thêm phí bảo hiểm

Những rủi ro đặc biệt chủ yếu bao gồm:

1 Hàng tổn hại do mưa và nước ngọt

2 Không giao hàng

3 Mất cắp,mất trộm hoặc không giao hàng

4 Rò chảy hoặc giao thiếu hàng

5 Đổ vỡ,cong ,bẹp

6 Tổn hại do mốc

7 Tổn hại do đinh

8 Tổn hại do cọ xác hoặc làm xước

9 Tổn hại do dầu hoặc mỡ

10 Tổn hại do tiếp xúc với dầu hoặc hàng khác

11 Tổn hại do tiếp xúc với hàng khác

12 Tổn hại do acid

13 Tổn hại do chuột, bọ

14 Nấm mốc

15 Gỉ

16 Đổ mồ hôi và nóng

17 Tự bốc cháy

18 Nhiễm bẩn

f Điều khoản miễn bồi thường có khấu trừ và miễn bồi thường không khấu trừ

g Rủi ro chiến tranh (war risks):

h Rủi ro đình công nổi loạn và bạo động (strikes, riot, civil commotion risks):

Trang 6

2 Điều khoản bảo hiểm London mới xây dựng năm 1982 do viện của ngươì bảo hiểm london qui định thay thế cho các điều kiện bảo hiểm cũ

Nội dung chính của các điều kiện bảo hiểm này bao gồm:

- Điều kiện bảo hiểm A: Institute cargo clause A- ICC (A)

- Điều kiện bảo hiểm B: Institute cargo clause B- ICC (B)

- Điều kiện bảo hiểm C: Institute cargo clause C- ICC (C)

- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường

biển [Institute War Clause (cargo)]

- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường

hàng không [ Institute War Clause (air cargo)]

- Điều kiện bảo hiểm chiền tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường

bưu điện [Institute War Clause (sendings by post)]

- Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường

biển [Intitute Strikes Clause (cargo)]

- Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường

hàng không [ Institute Strikes Clause (air cargo)]

Có thể lập bảng so sánh các điều kiện ICC(A), ICC(B), ICC(C) như sau :

A B C Tổn thất tổn hại hợp lý quy cho:

- Tàu,thuyền mắc cạn, nằm cạn ,chìm, lật

- Phương tiện vận tải bị lật hay trật đường rầy

- Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận tải với

vật thể khác không phải nước

Tổn thất tổn hại gây ra bởi

- Đóng góp tổn thất chung

- Chi phí cứu hộ

- Trách nhiệm trên cơ sở đâm va hai bên tàu đều

có lỗi

- Nước biển, sông hồ tràn vào tàu thuyền,phương

tiện vận tải, container, nơi để hàng

- Hàng hoá hoặc container bị cuốn hoặc bị rơi xuống biển

Trang 7

- Thời tiết xấu (heavy weather)

- Manh (bartry), hành động manh tâm (malicious acts)

- Cướp biển (piracy)

- Các rủi ro đặc biệt(Extraneous risks)

III HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XNK:

1 Khái niệm:

Hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hoá XNK là một văn bản được ký kết giữa người bảo hiểm (Insurer) và người được bảo hiểm (The Insured), trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất thực

tế của hàng hoá do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra trong quá trình vận chuyển Ngược lại người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm(premium) theo những điều kiện bảo hiểm

đã được qui định trong hợp đồng Khi có tổn thất xảy ra cho hàng hoá thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm một số tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm (Insured subject/matter)

Hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu là một hợp đồng hội đủ các tính chất như sau:

• Là một hợp đồng bồi thường (contract of indemnity) vì khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người có trách nhiệm

• Là một hợp đồng của lòng trung thực (contract of good faith) vì người mua bảo hiểm phải khai báo trung thực không có ý đồ xấu làm hại người bảo hiểm, ngược lại người bảo hiểm có nhiệm vụ đảm bồi thường đúng mức

2 Phân loại hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu :

a Hợp đồng bảo hiểm chuyến

Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm một chuyến hàng được gửi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác được ghi trên hợp đồng Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ nằm trong phạm vi một chuyến hàng đó, bắt đầu và kết thúc theo điều kiện từ kho đến kho.Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm chuyến còn được gọi là hợp đồng hỗn hợp (mixed policy) do việc bảo hiểm được kết hợp vừa là chuyến vừa là thời hạn Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được thực hiện bằng đơn bảo hiểm (insurance policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance) do người bảo hiểm cấp và có nội dung như một hợp đồng bảo hiểm, mặt sau của đơn ghi các điều

lệ hay qui tắc bảo hiểm của hàng hoá có liên quan

b Hợp đồng bảo hiểm bao

Trang 8

Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ thực hiện bảo hiểm cho một loạt chuyến hàng hàng kinh doanh xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một công ty XNK Hợp đồng bảo hiểm bao có thể được chia ra làm hai loại :

c Hợp đồng bảo hiểm thả nổi ( Floating policy) :

Hợp đồng bảo hiểm thả nổi là loại hợp đồng mà người bảo hiểm phải dự kiến trước một số tiền nhất định đủ để bảo hiểm một vài lô hàng sẽ đưa ra vận chuyển Trước mổi lần gửi một lô hàng cụ thể (trong tổng số hàng dự kiến ), người mua bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm:

- Giá trị bảo hiểm

- Những chi tiết về hàng hoá theo hợp đồng bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của từng lô hàng sẽ được khấu trừ dần vào tổng số chung của giá trị hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm phải phát hành ngay giấy chứng nhận bảo hiểm để đưa vào bộ chứng từ gửi hàng Sau mỗi lần gửi một lô hàng cụ thể thì tiến hành quyết toán cho lô hàng đó Floating policy cũng xác định giới hạn giá trị bảo hiểm đối với mỗi lần gửi hàng

d Hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến (open policy):

Hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hoà của người được bảo hiểm Giá trị của mỗi lô hàng cũng có giới hạn nhất định Khác với hợp đồng bảo hiểm thả nổi ,hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến không đưa ra dự kiến tổng

số tiền mà chỉ án định thời hạn trong đó việc bảo hiểm hàng hoá sẽ được thực hiện

Ưu điểm:

Hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến có tính chất “tự động“ và “linh hoạt”, nghĩa là khi có chuyến hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tự động người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm mặc dù người được bảo hiểm chưa kịp khai báo hàng hoá, hoặc vì một lý do nào đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hoá đã bị tổn thất rồi Open policy được ký kết theo thương lượng thống nhất của hai bên vào một thời hạn nhất định trước khi thực hiện (thông thường là 30 ngày); nếu có bảo hiểm thêm điều kiện rủi ro chiến tranh thì người bảo hiểm phải tuyên bố chấp nhận bảo hiểm rủi ro đó trước 48 giờ

3 Nội dung của một hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xnk:

_ Tên người được bảo hiểm

_ Tên hàng hoá cần được bảo hiểm

_ Loại bao bì qui cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hoá cần được b hiểm

_ Trọng lượng hay số lượng của hàng hoá cần được bảo hiểm

_ Tên tàu biển hay loại phương tiện vận chuyển

_ Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu như trong hầm hay trên boong…

Trang 9

_ Nơi bắt đầu vận chuyển, nơi chuyển tải và nơi cuối cùng nhận hàng hóa được bảo hiểm

_ Ngày tháng phương tiện vận chuyển bắt đầu rời bến

_ Số vận đơn

_ Giá trị hàng hoá được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

_ Điều kiện bảo hiểm

_ Nơi thanh toán bồi thường

_ Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng

_ Tên công ty bảo hiểm và chữ ký của người phụ trách

Lưu ý:

• Hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi công ty bảo hiểm có chấp thuận bằng văn bản cấp cho người được bảo hiểm như cấp cho người được bảo hiểm đơn bảo hiểm (insurance policy)

• Trường hợp đã ký hợp đồngbảo hiểm rồi mà một trong những chi tiết nêu trên còn thiếu (trừ giá trị được bảo hiểm, tên hàng hoá được bảo hiểm), hoặc người mua bảo hiểm xét thấy cần bổ sung hay sửa đổi các chi tiết bảo hiểm thì người mua bảo hiểm phải báo ngay cho công ty bảo hiểm để công ty làm giấy sửa đổi bổ sung (endorsement) kịp thời Giấy sửa đổi bổ sung (endorsement) là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng bảo hiểm Những vấn đề nêu trong giấy sửa đổi bổ sung có giá trị bổ sung hay phủ quyết những vấn đề tương ứng đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm Tuy nhiên, nếu người mua bảo hiểm cần bổ sung thêm các rủi ro để bảo đảm an toàn cho hàng hoá thì những rủi ro bổ sung thêm đó chỉ được bổ sung trước khi có sự cố xảy ra

• Ngoài ra, người có nhu cầu bảo hiểm phải báo cho người bảo hiểm biết những tình huống quan trọng khác mà họ biết để giúp cho người bảo hiểm phán đoán được các rủi ro

• Người bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phí bảo hiểm không được thanh toán đúng thời hạn qui định

V KỸ THUẬT MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:

Khi có nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở bằng đường biển, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu cần nắm kỷ thuật mua bảo hiểm như sau:

1 Đối với người mua hàng (nhập khẩu):

Chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện thương mại nhóm

E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP)

Khi đi mua bảo hiểm ,cần thực hiện theo trình tự sau:

■ Nghiên cứu điều kiện bảo hiểm cần mua (A; B; C) Lựa chọn điều kiện bảo hiểm

Trang 10

phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá, tuyến đườn vận chuyển thường gặp loại rủi ro nào? Thời tiết, khí hậu (thay đổi theo mùa) ở thời điểm vận chuyển hàng hoá; dự kiến

loại tàu cần thuê…

■ Đến công ty bảo hiểm làm giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở

(theo mẫu ) và ký hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản

■ Thanh phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng

nhận bảo hiểm

2 Đối với người bán (người xuất khẩu):

Chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện thong mại CIF, CIP và điều kiện của nhóm D

Khi mua bảo hiểm người xuất khẩu cần thực hiện những việc sau:

■ Nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thong và nội dung của L/C (nếu thanh toán bằng

L/C) để nắm vững: loại tàu cần thuê, điều kiện và giá trị bảo hiểm cần mua (A, B, C), nơi khiếu nại đòi bồi thường …

■ Thuê tàu thích hợp, thực hiện giao hàng cho tàu (hoặc cho CY, CFS) để lấy B/L

■ Đến công ty bảo hiểm làm giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở

(theo mẩu) và thực hiện bổ sung (nếu cần)

■ Đóng phí bảo hiểm trước khi tàu chạy

■ Gửi đến người bán các chứng từ bảo hiểm (khi bán theo điều kiện CIF,CIP)

Ngày đăng: 09/03/2013, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w