1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 13

10 1,1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 228,11 KB

Nội dung

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 13

Trang 1

CHƯƠNG XIII

THỦ TỤC HỒ SƠ HẢI QUAN

Căn cứ pháp lý :

- Luật Thương Mại : luật số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005

- Luật Hải Quan: luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005

- Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu: luật số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005

I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1 Khái niệm:

Thủ tục Hải quan là các công việc mà người khai Hải quan và công chức Hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải

2 Đối tượng làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan:

a Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (XK,NK,QC); hành lý ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải (PTVT) xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động Hải quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả các động sản có mã số, tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động Hải quan

b Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

3 Kiểm tra Hải quan:

Là việc kiểm tra hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan Hải quan thực hiện

4 Giám sát Hải quan:

Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải Quan áp dụng để đảm bảo nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của Hải Quan

5 Nguyên tắc tiến hành thủ tục Hải quan:

a, Hàng hóa XK, NK, QC, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo đúng quy định của pháp luật

b, Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục Hải quan

c, Thủ tục Hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và

Trang 2

d Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động XK,

NK, XC, NC, QC

6 Những qui định về thủ tục Hải quan:

a Đối với người khai Hải quan:

- Khai và nộp tờ khai Hải quan , xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan;

- Đưa hàng hóa và phương tiện vận tải đến địa điểm được qui định cho kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;

- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật

b Đối với công chức Hải quan:

- Tiếp nhận và đăng ký tờ khai Hải quan;

- Kiểm tra hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

- Thu thuế và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật

- Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải

II THỜI HẠN LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

1/ Thời hạn người khai hải quan khai và nộp tờ khai hải quan:

Hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký

Hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể

từ ngày đăng ký

2/ Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan:

Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng qui định của pháp luật

Thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

- Chậm nhất là 8 giờ làm việc đối với lô hàng XNK áp dụng hình thức kiểm tra thực

tế một phần hàng hóa theo xác suất

- Chậm nhất là 2 ngày làm việc đối với lô hàng XNK áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa Trong trường hợp lô hàng XNK có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì có thể gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 8 giờ làm việc

III QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI

Trang 3

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:

1/ Nhập m số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép

mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế

2/ Sau khi nhập các thông tin vào máy tính, thông tin được tự động xử lý (theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro) và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra

Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể, có ba mức độ khác nhau (mức 1, 2, 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ)

- Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh)

- Mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng)

- Mức 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ)

- Mức 3a: kiểm tra tồn bộ lô hàng

- Mức 3b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức

độ vi phạm

- Mức 3c: kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức

độ vi phạm

3/ Những trường hợp công chức đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra:

Đối với những Chi cục hải quan, nơi máy tính chưa đáp ứng được việc phân luồng

tự động thì cơng chức tiếp nhận hồ sơ căn cứ các tiêu chí về phân loại doanh nghiệp, chính sách mặt hàng, thông tin khác… đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra

Đối với những trường hợp máy tính đã xác định được hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh nhưng công chức hải quan nhận thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác do có những thông tin tại thời điểm làm thủ tục, hệ thống máy tính chưa được tích hợp đầy đủ, xử lý kịp thời thì đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra

4/ Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ đăng ký tờ khai, công chức in,

ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan 5/ Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho lãnh đạo chi cục 6/ Sau khi lãnh đạo chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, hồ sơ được luân chuyển như sau:

♦ Đối với hồ sơ luồng xanh:

a/ Lãnh đạo chi cục Chuyển trả cho công chức để ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức trên tờ khai hải quan

b/ Sau khi ký, đóng dấu công chức, công chức chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ

Trang 4

♦ Đối với hồ sơ luồng vàng, luồng đỏ:

Lãnh đạo chi cục chuyển bộ hồ sơ cho công chức để kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế

1/ Kiểm tra chi tiết hồ sơ

2/ Kiểm tra gía tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế và tham vấn giá (nếu có)

3/ Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thơng tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu”

4/ Kết thúc công việc kiểm tra thì ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan, ký tên

và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào tờ khai hải quan

♦ Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì :

a/ Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức trên tờ khai hải quan

b/ Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan

♦ Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan và / hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức (bước 3) thực hiện

♦ Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lnh đạo chi cục xem xét quyết định

5/ Thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có)

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

1/ Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định (nếu có)

2/ Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa

3/ Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào tờ khai hải quan, yêu cầu phải mô tả cụ thể cách thức kiểm tra, mặt hàng thuộc diện kiểm tra, đủ các thông tin cần thiết để xác định mã số phân loại hàng hóa, gía tính thuế và vấn đề liên quan Ký tên, đóng dấu số hiệu công chức trên tờ khai hải quan

4/ Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính

5/ Xử lý kết quả kiểm tra

Trang 5

Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan

1/ Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của ngân hàng / tổ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng phải nộp thuế ngay

2/ Thu lệ phí hải quan

3/ Đóng dấu “ đã làm thủ tục hải quan”

4/ Vô sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan

5/ Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu phiếu tiếp nhận

Bước 5: Phúc tập hồ sơ

Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quan

Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do tổng cục hải quan ban hành

IV NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

1 Hồ sơ Hải quan hàng xuất khẩu:

a Bộ chứng từ phải nộp gồm :

- Tờ khai HQ hàng hóa xuất khẩu ( HQ/2002-XK): 02 bản chính

- Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng:01 bản sao

- Hóa đơn thương mại (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế): 01 bản chính

b Bộ hồ sơ xuất trình:

-Giấy chứng nhận đăng kí mã số HQ: 01 bản sao hoặc chính)

c Các chứng từ phải nộp thêm

- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất):02 bản chính

- Văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu xuất khẩu 1 lần)

- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu nhận ủy thác xuất khẩu):01 bản sao

Ghi chú: Các chứng từ trong hồ sơ HQ nếu quy định là bản sao thì giám đốc hoặc

phó giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của giám đốc doanh nghiệp xác nhận sao y bản chính, kí tên đóng dấu lên các chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lệ của chứng từ đó

2 Hồ sơ Hải Quan hàng nhập khẩu:

a Chứng từ phải nộp:

- Tờ khai HQ(HQ/2002-NK): 02 bản chính

- Hợp đồng mua bán Ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng:

Trang 6

- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính

- Vận tải đơn (B/L hoặc Airway Bill): 01 bản sao

b Chứng từ xuất trình:

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 01 bản sao hoặc chính

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh: 01 bản sao hoặc chính

c Chứng từ nộp thêm :

- Bản kê chi tiết hàng (Packing list) đối với hàng đóng gói không đồng nhất:01

bản chính và 01 bản sao

- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu(đối với trường hợp hàng quy định thuộc diện phải khai tờ khai trị giá): 02 bản chính

- Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền :01 bản chính

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá(C/O) hoặc chứng từ tương đương: 01 bản

chính

- Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng: 01 bản chính (đối với hàng hoá nhà nước quy định phải kiểm tra về chất lượng)

- Giấy chứng nhận kiểm dịch :01 bản chính (đối với hàng hoá cần phải kiểm dịch)

V PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO H.S

1 Giới thiệu về công ước H S

a Công ước quốc tế H S (Harmonized System Hệ thống điều hoà) được viết tắt

từ hai chữ đầu của tiếng Anh và tiếng Pháp, tên đầy đủ của nó bằng tiếng Anh

là:”International convention on the harmonized commodity description and

coding system” dịch sang tiếng Việt có nghĩa: “Công ước quốc tế về hệ thống điều hoà trong việc mô tả và mã hoá hàng hóa”

Việc phân loại hàng hóa trước đây là vấn đề mà các nhà chính phủ rất quan tâm nhằm thu lệ phí và đánh thuế được chính xác Nhưng trên thực tế, ngay trong một ngôn ngữ, có những mặt hàng có rất nhiều tên gọi khác nhau hoặc cùng một tên gọi nhưng địa phương này và địa phương khác cùng một lãnh thổ cũng có sự diễn đạt khác nhau Trên phương diện toàn cầu sự đa dạng về tên gọi của cùng một mặt hàng là rất lớn

Nhưng trong xu thế hội nhập với quốc tế, quan hệ thương mại không ngừng tăng lên, trong các biểu thuế rất cần có một ngôn ngữ chung, một cách gọi chung về hàng hóa Trước tình hình trên các hội nghị Quốc tế được tổ chức nhằm xây dựng và thống nhất chung một danh mục hàng hóa Ngay từ năm 1950, Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới được thành lập và thông qua các công ước cơ bản trong đó có công ước về

“danh mục hàng hóa” Sau nhiều lần hiệu chỉnh công ước được hầu hết các quốc gia

Trang 7

trên thế giới tham gia và cam kết thức hiện Việt Nam là thành viên chính thức năm

1988 Công ước HS có hiệu lực áp dụng tại Việt Nam ngày 01/01/2000

b Nội dung cơ bản của Công ước HS

- Công ước HS bao gồm 20 điều và các phụ lục

- Phần mở đầu: Tập trung giơi thiệu quá trình hình thành, biên soạn…

- Các phụ lục kèm theo và hệ thống HS

2 Cấu trúc của hệ thống danh mục hàng hóa

a Cấu trúc của hệ thống danh mục hàng được sắp xếp từ những sản phẩm có

cấu trúc đơn giản đến những sản phẩm có cấu trúc phức tạp bao gồm:

• 21 phần

• 97 chương ( có 1 chương dự phòng: chương 77)

• 1250 nhóm hàng;

• 5228 phân nhóm hàng

b Những nhóm hàng được sắp đặt theo một cấu trúc hợp lý mang tính ràng buộc

cũng như loại trừ cao nhằm đảm bảo mỗi loại hàng hóa chỉ được phân xếp loại trong một nhóm hàng mà thôi Như vậy vị trí của những chủng loại hàng hóa được sắp xếp trong danh mục hàng hóa tuân theo trình tự từ những sản phẩm thô, nguyên vật liệu đến những sản phẩm có cấu trúc đơn giản đến phức tạp

3 Hệ thống mã hóa

Ví dụ:

• 847310 (-)

• 847321 (- -)

- 2 chữ số đầu tiên (1,2) là mã hiệu của chương cho phép ta xác định vị trí của chương trong danh mục hàng hóa

- 2 chữ số tiếp theo (3,4) là mã hiệu của nhóm hàng cho phép ta xác định vị trí của nhóm hàng trong chương

- Mã số ở cấp độ 6 chữ số được gọi là phân nhóm hàng Phân nhóm hàng được chia ra làm hai cấp độ khác nhau:

+ Phân nhóm hàng cấp 1 (-): khi chữ số thứ (6) = 0

+ Phân nhóm hàng cấp 2 (- -): khi chữ số thứ (6) khác 0 (1,2,3…9)

Tuỳ theo đặc điểm chính sách qủn lý hoạt động kinh tế, thương mại mà mỗi quốc gia có thể phân chia chi tiết các mặt hàng ở cấp độ 8,10… chữ số nhưng không được làm thay đổi mã số ở cấp độ 6 chữ số của danh mục công ước

4 Các quy tắc phân loại hàng hóa

Trang 8

Phân loại hàng hoá trong danh mục phải tuân theo thứ tự các quy tắc sau đây:

a Quy tắc 1:

Tên của các phần, các chương hoặc của phân chương được đưa ra nhằm chỉ mục đích dễ tra cứu Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm, chú giải của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây (Nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác)

b Quy tắc 2:

2a Một mặt hàng được phân loại trong môt nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm cũng thuộc nhóm đó Cũng như vậy đối với hàng hóa ở dạng (hoàn chỉnh) thành phẩm hoặc đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm nhưng chưa lắp ráp hoặc không lắp ráp

2b Nếu một vật liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của vật liệu hay chất đó Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại vật liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo quy tắc 3

c Quy tắc 3:

Khi áp dụng quy tắc 2b, hoặc trong những trường hợp khác, hàng hóa thoạt nhìn

có thể xếp vào hai hoặc nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

3a) Hàng hóa được xếp vào nhóm có mô tả đặc trưng nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có phạm vi khái quát Tuy nhiên khi hai hoặc nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên lạc đến một phần của vật liệu hoặc chất liệu chứa trong hàng hoá là hỗn hợp hay hợp chất hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như đặc trưng tương đương trong quan hệ với những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm

ấy có mô tả đầy đu hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó

3b) Những hàng hóa là hỗn hợp của nhiều chất, những hàng hóa cấu tạo từ những chất khác nhau hoặc được tạo ra bởi một tập hợp các sản phẩm khác nhau và hàng hóa

ở dạng bộ đóng gói để bán lẻ, nếu không phân loại được theo quy tắc 3a, thì xếp theo chất hoặc mặt hàng tạo ra tính chất cơ bản của chúng

3c) Trong trường hợp hàng hoá không thể phân laọi theo quy tắc 3a hoặc 3b nêu trên thì xếp vào nhóm cuối cùng theo trình tự đánh số trong các nhóm có khả năng hợp lệ được đề cập

d Quy tắc 4:

Hàng hóa không thể phân loại theo quy tắc 1,2,3 nêu trên thì phải xếp vào nhóm phù hợp với loại hàng giống chúng nhất

e Quy tắc 5:

Trang 9

Ngoài những quy định nêu trên, những quy tắc sau đây sẽ được áp dụng đối với những hàng hóa:

5a) Bao máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đụng dụng cụ vẽ, hộp tư trang

và các loại bao hộp tương tự, sắp xếp riêng để đựng một loại hàng xác định hay một bộ sản phẩm, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với sản phẩm đó Tuy nhiên, quy tắc này không liên quan đến vỏ, bao mang tính chất cơ bản của một tập hợp

5b) Theo quy tắc 5a, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó Tuy nhiên quy tắc này không áp dụng đối với loại bao bì được dùng lặp đi lặp lại

f Quy tắc 6:

Để đảm bảo tính pháp lý, phân loại hàng hóa giữa các phân nhóm của một nhóm

sẽ phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm đó và chú giải của những phân nhóm có liên quan với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp với từng nhóm, phân nhóm trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp mới so sánh được và theo các quy tắc 1,2,3,4,5 nói trên Theo quy tắc này, chú giải của các phần và chương có liên quan vẫn được áp dụng, trừ trường hợp có những nội dung trái ngược

VI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ GHI CHÉP CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (HQ/2002-XK; HQ/2002-NK)

Các loại Tờ khai Hải quan và Phụ lục tờ khai là những chứng từ pháp lý phản ánh nội dung khai báo hàng hóa của chủ đối tượng kiểm tra giám sát HQ, đồng thời là một chứng từ kế toán được sử dụng ghi chép, phản ánh việc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XNK, là cơ sở để tập hợp số liệu thống kê XNK hàng hóa và kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật

Mô tả tờ khai:

1 Hình thức, kích thước TK hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được trình bày như sau:

a) TK hàng hóa XK được in chữ đen trên 2 mặt khổ giấy A4 nền màu hồng nhạt,

có in chữ “XK” màu hồng đậm, in chìm

b) TK hàng hóa NK được in chữ đen trên hai mặt khổ giấy A4, nền màu xanh lá cây nhạt, có in chữ “NK” màu xanh đậm, chìm

2 TK hàng hóa NK, TK hàng hóa XK, phụ lục TK hàng hóa NK, phụ lục TK hàng hóa XK được sử dụng cho các loại hình XNK: kinh doanh (bao gồm cả hàng

đại lý mua bán với nước ngoài), sản xuất hàng XK, gia công, đầu tư, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất - tái nhập, các hình thức viện trợ

Trang 10

a) Mặt trước của TK:

- Phần tiêu đề TK: dành cho Hải quan nơi làm thủ tục ghi tên cơ quan Hải quan, ghi số TK, họ tên cán bộ đăng ký TK

- Phần A- phần dành cho người khai Hải quan kê khai và tính thuế bao gồm tiêu thức từ 1-29

b) Mặt sau của TK:

- Phần B - phần dành cho kiểm tra của Hải quan, bao gồm 2 phần: phần 1 là cơ quan Hải quan ghi các kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, và phần 2 là cơ quan Hải quan kiểm tra số thuế do chủ hàng khai báo, ghi số tiền thuế, lệ phí Hải quan phải nộp

- Ô 31 dành cho người đại diện chủ hàng chứng kiến việc kiểm tra hàng hóa thực

tế hàng hóa ký tên và ghi ý kiến (nếu có)

c) TK hàng hóa nhập khẩu được thiết kế để khai báo cho tối đa 3 mặt hàng Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên, thì trên TK chính chỉ thể hiện tổng quát việc khai báo chi tiết đối với toàn bộ lô hàng được thực hiện trên phụ lục TK

4 Kết cấu của TK XK bao gồm các phần sau:

a) Mặt trước của TK:

- Phần tiêu đề TK: Dành cho Hải quan nới làm thủ tục ghi tên cơ quan Hải quan, ghi số TK, họ tên cán bộ đăng ký TK

Phần A – dành cho người khai Hải quan cơ khai và tính thuế bao gồm tiêu thức từ 1- 20

b) Mặt sau của TK:

- Phần B- phần dành cho kiểm tra của cơ quan Hải quan: dành cho cơ quan Hải quan ghi các kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi số lệ phí Hải quan phải nộp

- Ô 22 dành cho người đại diện chủ hàng chứng kiến việc kiểm tra thực tế hàng hóa ký tên và ghi ý kiến (nếu có)

c) TK hàng XK được thiết kế để khai báo cho tối đa 9 mặt hàng Đối với lô hàng không có thuế hoặc thuế suất bằng 0%, thì chỉ cần khai trên TK Hải quan Việc tính thuế XK đối với lô hàng XK có thuế được thực hiện trên phụ lục TK

YXYX

Ngày đăng: 09/03/2013, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w