Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 15
Trang 1CHƯƠNG XV
CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ
Thông thường bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế gồm có :
Chứng từ tài chính : hối phiếu, giấy nhận nợ, séc, các phương tiện thanh toán khác
dùng làm cơ sở, căn cứ cho sự chi trả
Chứng từ thương mại : Thường được gọi là bộ chứng từ hàng hóa , gồm có:
* Hối phiếu thương mại( Exchange )
* Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
*Vận đơn : (đường biển Marine/ Ocean Bill of Lading, đường bộ, đường sắt, đường hàng không Road,Rail, Inland Water way Document .)
*Chứng nhận bảo hiểm :( Insurance policy/ certificate Nếu bán theo gía CIF)
*Giấy chứng nhận xuất xứ hng hĩa( Certificate of Origine)
*Giấy chứng nhận phẩm chất hng hĩa.(Certificate of Quality)
*Giấy chứng nhận số lượng ,trọng lượng (Quantity, Weight cert)
*Phiếu đóng gói.( Packing list)
*Giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật.( Phytosanitory certificate , Veterinatry certificate, nếu hàng bán phải kiểm dịch )
I HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL INVOICE) :
1 Khi niệm:
Hoá đơn thương mại là chứng từ do người bán lập trao cho người mua sau khi gởi hàng, là cơ sở yêu cầu người bán trả tiền theo tổng số hàng và số tiền đđược ghi trên hóa đơn :
2 Nội dung của Commercial Invoice : thường có các nội dung chính sau:
Ngày tháng lập hóa đơn, tên địa chỉ của người bán, người mua , tên hàng hóa, dịch
vụ được mua bán, số lượng, đơn giá, tổng giá Ngoài ra trên hóa đơn còn có thể đề thêm
về số lượng kiện hàng , loại bao bì, ký m hiệu, trong lượng (net và gross), số và ngày ký hợp đồng, ngày gỏi hàng, tên tàu, ngày đi , ngày đến, cảng đi, cảng đến, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán
Cần lưu ý khi lập hóa đơn :
a.Tên người mua phải ghi rất đúng theo tên người đã ký hợp đồng hoặc tên người
mua đã qui định trong L/C Người lập hóa đơn phải là người hưởng lợi được qui định trong L/C (được thể hiện trong invoice ở phần : For Account and Risk of Messrs hay Applycant.)
Trang 2b.Chữ ký: Commercial Invoice không cần phải ký, trừ khi L/C qui định (được thể
hiện trong L/C :- Signed commercial Invoice in 3 folds
- Manually sign invoice in triplicate
c Số lượng, trong lượng hàng hóa: phải khớp với số lượng trong vận đơn Mô tả
hàng hóa phải như L/C qui định (chú ý rằng phần mơ tả cĩ thể sai biệt cht ít khơng ảnh hường đến chất lượng hàng hóa, nhưng là một trong những lý do để ngân hàng nước ngoài trị trệ thanh toán
d.Về giá đơn vị và tổng giá : phải ghi r l gi FOB, CFR hay CIF Nếu thanh toán
theo L/C, tổng giá trị hóa đơn không vược quá giá trị L/C kể cả phần được phép dung sai
e Nếu L/C khơng cho php partial shipment thì tổng trị gi của hĩa đơn phải khớp
với trị giá của thư tín dụng hoặc nằm trong dung sai cho phép của L/C
f Giao hng v thanh tốn nhiều lần: vd L/C qui định
WOODEN WARES art.18 vndn
180 SETS IN APRIL
250 SETS IN MAY
180 SETS IN JUNE
250 SETS IN JULY
Nếu có một lần nào đó không giao hàng (hoặc giao trể qua tháng khác) thì L/C sẽ khơnng cịn gi trị đối với những kần tiếp theo, trừ trường hợp L/C qui định khác
g Các chi tiết trong hóa đơn không được mâu thuẩn với các chứng từ khác, một
vàI chi tiết thấy không cần thiết, nhưng LC qui định thì cũng phải ghi vo như : SHIPPING MARK.,SỐ l/c CREDIT NO, số tham chiếu của người mua (ACCOUNTEE REF' NO.), xuất xứ của hàng hóa
3 Cơng dụng của Commercial Invoice:
* Đóng vai trị trung tm trong việc thanh tốn tiền hng, ngn hng v người mua có thể dựa vào hóa đơn để kiểm tra nội dung lệnh địi tiền trong hối phiếu, trong trương hợp không có hối phiếu, hóa đơn có tác dụng thay cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc địi tiền
v trả tiền
* Với việc khai báo Hải Quan, là cơ sở để tính thuế cũng như để hải quan các quốc gia có thể theo di, thống k số lượng, trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm
* Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chử ký chấp nhận của người mua có thể làm chứng từ bảo đảm cho việc vay mượn
* Trong một số trường hợp, hóa đơn cung cấp những thông tin chi tiết về hàng hoá
để thống kê, đối chiếu thực hiện hàng hóa với hợp đồng, bản sao hóa đơn gởi trước cho khách hàng cũng là một cách thông báo cho khách hàng chuẩn bị nhận hàng và trả tiền
4 Các loại hóa đơn khác : Trong thực tế, cịn cĩ cc loại hĩa đơn như:
Trang 3a Hóa đơn tạm tinh (Provisional Invoice): để thanh toán tạm thời lô hàng khi đơn
giá tạm tính, hoặc cịn chờ trọng lượng chính xác sau khi giao hàng
b Hóa đơn chiếu lệ ( Proforma Invoice) : hình thức như commercial invoice,
nhưng không dùng để thanh toán Chỉ dùng để lập tờ khai hải quan, mở L/C, xin giấy phép nhập khẩu, làm cơ sở cho việc khai trị giá hàng hóa đem đI triển lảm, để gởi hàng bán hoặc chào hàng
c Hóa đơn chi tiết (Detail Invoice): giá cả được ghi ra thành những mục rất chi
tiết, tùy theo yêu cầu của người mua
d Hóa đơn Lnh sự (Consular Invoice) dùng làm thủ tục khai hải quan ở một số
nước như Nam Mỹ
e Hóa đơn Hải quan (Customs Invoice) có một số mẫu sẵn, dùng khai hải quan
tại một số nước như Úc, Mỹ
II CHỨNG TỪ VẬN TẢI BILL OF TRANSPORT
1 Khi niệm:
Chứng từ vận tải là chứng từ do ngưới vận tải cung cấp cho người gởi hàng, đồng thời là cơ sở pháp lý trong việc vận chuyển v giao hng Ty theo từng loại phương tiện vận tải mà có các loại chứng từ : vận đơn đường biển, dương không, dường bộ, vận đơn vận tải đa phương thức
2 Vận đơn đường biển (Marine / Ocean Bill of Lading B/L) :
a Chức năng: là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển từ
cảng đI đến cảng đến do người vận chuyển cấp cho người gởi hàng.Vận đơn đường biển
có các chức năng sau :
* Là biên lai của người vận tải xác nhận đ nhận hng để chuyên chở , thực hiện hợp đồng vận chuyển
* Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa ghi trong vận đơn, cho phép người có bản gốc của vận đơn nhận hàng khi tàu cập bến, có quyền bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn
B/L là chứng từ quan trọng và không thể thiếu trong buôn bán và thanh toán quốc
tế
b Nội dung của vận đơn
Vận đơn được in sẵn theo mẫu chung quốc tế , có thể hiện biểu tượng riêng của hảng tàu hoặc đại lý , trong vận đơn thường có các nội dung :
1 Tên và địa chỉ của hãng tàu hoặc đại lý
2 Shipper : tên và địa chỉ của người gởi hàng (Thường là nhà XK)
3 Consignee : tên, địa chỉ của người nhận hàng , thường được ghi :
Trang 4* Ghi rõ tên người nhận (vd DONGNAI IMPORT EXPORT COMPANY)
* Khi L/C ghi :MADE OUT TO ORDER OF SHIPPER AND BLANK ENDORSED
Hay : MADE OUT TO ORDER AND BLANK ENDORSED
Bill of lading sẽ ghi là
TO ORDER (ai cầm vận đơn sẽ là ngưới nhận hàng)
TO ORDER OF SHIPPER: (theo lệnh người gởi hàng)
* Khi L/C ghi :MADE OUT TO ORDER OF ( name's bank)
Bill of lading sẽ ghi là
TO ORDER OF (NAME'S BANK): (theo lệnh ngân hàng …)
* Khi L/C ghi :MADE OUT TO APPLYCANT
CONSIGNEE : Ghi r tn v địa chỉ của applycant
TO ORDER OF CONSIGNEE: (theo lệnh người nhận hàng)
* Ngoài ra nhiều khi L/C qui định như : MADE OUT TO ORDER OF VIETCOMBANK DONGNAI BRANCH BLANK ENDORSE TO ORDER OF ISSUING BANK
Khu đó Bill of lading sẽ ghi là: TO ORDER OF VIETCOMBANK DONGNAI BRANCH và Vietcombank Đồng nai sẽ ký hậu vo mặt sau để trống của bill
4 Notify : tên, địa chỉ của người được thông báo khi hàng về : thường là người nhận hàng, ngân hàng mở L/C hay công ty bảo hiểm, công ty khác có liên quan
5 Vessel : tên tàu
6 Port of loading : cảng lên hàng
7 Port of Discharge : cảng bốc dở hàng
8 Port of final destination : tên cảng cuối cùng
9 Measurement: khối lượng
10 Mark and number : mã hiệu bao bì đóng gói
11 Description of goods : mô tả hàng hóa
12 Gross weight: trọng lượng tổng gộp
13 Freigh and charge cước và phụ phí
14 Place and date of issue: nơi và ngày phát hành vận đơn
15 Number of original số lượng bản gốc
16 For the master: chổ dành cho người lập vận đơn ký ( thuyền trưởng, đại diện của thuyền trưởng, đại lý của hãng tàu.)
17 những ghi chú khác
3 Các loại vận đơn :
a.Căn cứ vào việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa:
* Vận đơn đích danh (straight of lading)
Trang 5* Vận đơn theo lệnh (to order Bill of lading)
b Căn cứ vào những ghi chú trên vận đơn:
* Vận đơn hoàn hảo ( clean on board B/L)
* Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of lading)
c Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian lên hàng hóa:
* Vận đơn đ xếp hngln tu (Shipped on board B/L)
* Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment Bill of lading)
* Vận đơn đến chậm (Stale Bill of lading)
* Vận đơn hỗn hợp (Combined Bill of lading)
* Vận đơn rút gọn (Short Bill of lading)
* Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of lading)
* Vận đơn bên thứ bạ (Thirty party Bill of lading)
Ch ý : - khc biệt giữa shipped on board với on deck
- 3/3 bản l original
- Ngày lập vận đơn không được trước ngày giao hàng
3 Cc chứng từ vận tải khc
a.Chứng từ vận tải hàng không (Airway bill) : Là chứng từ xác nhận việc chuyên
chở hàng hoá bằng đường hng khơng do hng hng khơng pht hnh Nội dung Airway bill tương tự như vận đơn đường biển, nhưng vận đơn hàng không không có chức năng sở hữu hàng hóa nên không có giá trị lưu thông , không thể chuyển nhượng được ( thể hiện trên vận đơn " not negotiable" ) Hàng hóa sẽ được giao cho người nhận được chỉ định trước miễn sao họ có những giấy tờ tùy thân hay bằng chứng cần thiết
b.Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hay đường thủy các chứng từ này do
các công ty vận chuyển hay người đại lý cấp Các chứng từ này không phải là chứng từ
sở hữu hàng hóa nên không thể mua bán chuyển nhượng, có thể phát hành nhiều bản chính hoặc bản sao tùy theo qui định
c Biên lai bưu điện và biên nhận chuyển hàng (Courier and Post receipt): theo
UCP các chứng từ này không có giá trị lưu thông và hàng hóa sẽ được giao tận tay theo địa chỉ người nhận hàng
III CHỨNG TỪ BẢO HIỂM (INSURANCE)
1 Khi niệm:
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình chuyn chở hng hĩa
Đây là chứng từ xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết giữa công ty bảo hiểm
và người mua bảo hiểm Người mua phải trả phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm chịu
Trang 6trách nhiệm bồi thường những tổn thất nếu có những rủi ro xãy ra theo những điều khoản được ghi trong hợp đồng
Về hình thức chứng từ bảo hiểm có ai loại giá trị như nhau: Hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy và Insurance certificate)
2 Nội dung của chứng từ bảo hiểm :
Đối tượng được bảo hiểm : tên hàng , số lượng, ký mã hiệu, phương tiện chuyên
chở
Giá trị được bảo hiểm: thông thường giá trị bảo hiểm được tính bằng 110 % giá
CIF và phải thể hiện bằng đồng tiền của hợp đồng hay L/C
Điểu kiện Bảo hiểm : AR,WA,EPA.; ICC“A”, ICC“B”, ICC“C”
Tổng phí bảo hiểm
Ngày phá hành của chứng từ bảo hiểm khơng được trể hơn ngày gởi hàng hay
ngày cấp vậnđơn
Mô tả hàng hóa trong chứng từ bảo hiểm Loại hình bảo hiểm phải đúng theo
L/C
IV MỘT SỐ CHỨNG TỪ KHC
1 Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa (Certificate of quality)
Là chứng từ xác nhận phẩm chất hàng hóa phù hợp với những điều kiện , tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng Giấy này do nhà sản xuất lập hoặc do các cơ quan kiểm nghiệm độc lập thực hiện
2 Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin)
Là chứng từ xác nhận nguồn gốc hàng hóa, do nhà xuất khẩu lập hoặc do Phòng thương mại Công nghiệp nước xuất khẩu cấp, cũng có thể do tùy viên thương mại của nước nhập khẩu tại nước xuất khẩu cấp., thường có các dạng như sau :
- Form A : dùng cho hàng hoá được ưu đi theo chế độ GSP
- Form B : dng cho hàng hóa bình thường
- From O : dùng cho việc xuất khẩu ca phê các nước trong hiệp hội caphe thế giới
- From X : dùng cho việc xuất khẩu ca phê các nước không là hiệp hội caphe thế giới
- From T : dùng cho hàng may mặc và xuất khẩu sang thị trường EU
- From D : dùng cho hàng hóa xuất khẩu trong các nước ASEAN
3 Giấy chứng nhận số lượng / trọng lượng (Certificate of quality / weigh)
Trang 7Là chứng từ xác nhận số lượng hàng hóa gởi đi có số lượng, trọng lượng phù hợp theo hợp đồng Thường do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc Hải quan
4 Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
Xác nhận tình trạng khơng độc hại cuả hàng hóa đối với người tiêu dùng, do cơ quan y tế cấp, hoặc cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu cấp, thường được sử dụng với các loại hàng kẹo bánh, rau quả, hải sản đông lạnh
5 Giấy kiểm nghiệm thực vật (Phytosanitary Certificate)
Xc nhận tình trạng hng hĩa cĩ nguồn gốc từ thực vật đ được kiểm tra kỹ, chống bệnh dịch, nấm độc do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp
6 Giấy kiểm nghiệm động vật (Veterinary Certificate)
Xc nhận tình trạng hng hĩa động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật thực vật đ được kiểm tra không mang vi trùng gây bệnh hoặc đ được tiêm chủng phịng bệnh do cơ quan kiểm tra động vật cấp
7 Phiếu đóng gói (Packing List)
Là chứng từ kê khai hàng hóa được đóng gói trong từng kiện hàng do người sản xuất hay nhà xuất khẩu đóng gói, nội dung của Packing list thương bao gồm: tên người bán, người mua, tên hàng, số hiệu hóa đơn, số L/C, tên tàu, cảng bốc dở hàng, số lượng hàng , số kiện hay thùng, trọng lượng, thể tích
Nhằm mục đích để kiểm tra hàng hóa khi giao nhận, cũng như khi làm các thủ tục hải quan cần thiết nên cần lập với các chi tiết thật rõ ràng và khoa học Bên cạnh việc kèm chung với bộ chứng từ thanh toán, phiếu đóng gói còn được để vào trong từng kiện hàng hoặc kiện thứ nhất trong lô hàng để khi cần thiết có thể có ngay để đối chiếu hàng hóa thực tế và hàng hóa trên chứng từ người bán đã gởi
8 Giấy chứng nhận của người hưởng lợi ( Beneficiary Certificate)
Đây là giấy chứng nhận do người hưởng lợi L/C lập ra nhằm xác nhận việc đã thực hiện một số yêu cầu của L/C đề ra ( như việc gởi nhanh một bộ sao chứng từ, hay gởi 1/3 Bill of Lading cho khách hàng ) Trên giấy chứng nhận này phải ghi số L/C, ngày, ngân hàng phát hành , chữ ký và dấu của người hưởng lợi