1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan so sanh plpk viet nam va plpk trung quoc

17 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 44,62 KB

Nội dung

phap luat viet nam va trung quoc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ -LUẬT & NGOẠI NGỮ MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT VIỆT NAM



BÀI TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT PHONG LIẾN TRUNG QUỐC VÀ BỘ

LUẬT HỒNG ĐỨC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HỮU LÝ NHÓM 6:

NĂM 2013

Trang 2

LUẬT HỒNG ĐỨC ( QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT)

LHĐ là bộ luật tổng hợp nhiều ngành luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, quân sự Được xem là tiến bộ trong các thời kỳ PKVN Tuy nhiên các điều luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm đan xen nhau Chưa được phân định một cách rõ ràng Nghiên cứu LHĐ, chúng ta

có thể phân thành các ngành luật sau đây:

Luật hình sự Nhìn chung kế thừa các quy định của Luật thời nhà

Lý Trần như:

Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền áp dụng đối với người già, trẻ em –

có tiến bộ so với thời nay

Nguyên tắc chịu trách nhiệm tập thể (tội giết trâu bò, tội mưu phản) –có mặt hạn chế nhưng do điều kiện kinh tế

Hình phạt mang chính tính tàn khốc, hình phạt phụ mang tính nhục mạ, áp dụng chế độ ngũ hình của PKTQ (xuy, trượng, đồ, lưu, tử)

Quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung với các khung áp dụng khác nhau

Quy định các nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc miễn TNHS, nguyên tắc chiếu cố

Nguyên tắc lượng hình, phải phân biệt được 2 loại lỗi cố ý và vô ý; phân biệt đồng phạm

Nguyên tắc chiếu cố, lượng hình khi áp dụng HP

Nguyên tắc vô luật bất hình từ triều Lý, Trần được tiếp tục hoàn thiện

Trang 3

Nguyên tắc TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội hay tự thú, (trừ tội thập ác)

Nguyên tắc miễn TNHS trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết

Nguyên tắc thưởng người tố giác tội phạm và xử phạt người che giấu tội phạm

Nhận xét về luật hình sự:

Tiếp tục kế thừa và phát huy các điểm tiến bộ của Luật HS thời Lý Trần;

Tiếp tục thể hiện rõ rệt tính giai cấp, công khai bảo vệ lợi ích giai cấp

Về mặt kỷ thuật làm luật thì các điều luật vẫn chưa có tính bao quát cao, chưa chỉ rõ dấu hiệu đặt trưng của TP mà đi vào mô tả chi tiết hành vi phạm tội và hậu quả hành vi đó

Hình phạt tiếp tục là hình phạt cứng, quy định cụ thể Vừa tích cực nhưng cũng vừa hạn chế

Theo nho giáo, gia đình có vị trí quan trọng cho nền chính trị quốc gia, vì vậy Luật HNGĐ trở thành 1 chương quan trọng trong LHĐ HNGĐ trong LHĐ xây dựng dựa trên tư tưởng PK Bảo vệ trật tự

PK Bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ Cụ thể:

Kết hôn cần phải có sự đồng ý của cha mẹ

Quy định các trường hợp cấm kết hôn

Hình thức kết hôn là sự đặt và nhận sính lễ của hai bên

Hình sự hoá các vấn đề hôn nhân, chỉ đặt ra nghĩa vụ chung thủy đối với vợ

Trang 4

Về tài sản của vợ chồng

Luật công nhận tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

và tài sản riêng của mỗi người trước thời kỳ hôn nhân

Điểm đặc biệt là quyền sở hửu riêng của vợ là quyền sở hữu riêng không tuyệt đối

Nếu hôn nhân đổ vở do lỗi của vợ thì quyền sở hữu tài sản riêng của người vợ cũng bị tước bỏ

Vợ, chồng là hàng thừa kế thứ 1 của nhau Người vợ sẽ được sở hữu tài sản thừa kế khi chồng chết nhưng với điều kiện là không lấy chồng khác Nếu đi lấy chồng khác thì phải trả lại phần TS đó Quy định này không áp dụng đối với chồng

Nhìn chung, mặc dù cố thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, nhưng cách thể hiện của LHĐ vẫn cho thấy quyền của người đàn ông trong gia đình vẫn được đề cao Nếu đặt trong thời kỳ thế kỷ

XV và so với các triều đại trước thì Luật Hồng Đức vẫn có nhiều điểm tiến bộ hơn hẳn

Ví dụ PL cũng bảo vệ PN như quy định các trường hợp cho phép người PN ly hôn là:

- Chồng bỏ vợ, không quan tâm (đi lại) 5 tháng liên tục, nếu có con thì 1 năm

- Chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lý

Bên cạnh đó, PL HNGĐ thời kỳ này đã đặt ra vấn đề nuôi con nuôi

Tuy nhiên, vấn đề phân định quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn vẫn không thấy pháp luật đề cập đến

Vấn đề nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, nghĩa vụ thủy chung giửa vợ và chồng, nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ, vợ

Trang 5

chồng điều đó cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo đối với

PL triều Lê

 LUẬT DÂN SỰ:

Chế định quyền sở hữu

LHĐ công nhận 3 hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước(SH NN), SH Làng xã và SH tư nhân

Tuy nhiên, chỉ QSHNN mới mang tính tuyệt đối, QSH của LX và

CN chỉ là hình thức, bị chi phối bởi QHSNN

Chế định hợp đồng:

LHĐ quy định các hình thức hợp đồng, điều kiện vô hiệu của các loại hợp đồng Ba hợp đồng phổ biến thời kỳ này là Hợp đồng mua bán (đất), hợp đồng cầm cố và hợp đồng vay nợ

Qua các quy định về điều kiện của HĐMB ruộng đất chúng ta thấy xuất hiện mầm mống của một số NT của PLDSVN hiện nay: Nguyên tắc tự do, trung thực: Ví dụ như quy định ruộng đất đem

ra bán là của mình và không bị ức hiếp khi bán đất

Một số hợp đồng cần có chứng thực của quan lại địa phương

Chế định thừa kế

Cũng tương tự như luật hiện nay, LHĐ đã ghi nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và theo luật Quy định về các trường hợp bị truất quyền thừa kế, điều này vừa thể hiện sự tiến bộ trong luật vừa thể hiện sự ảnh hướng to lớn của Nho giáo

Chỉ có khác là quy định về hàng thừa kế trong thừa kế theo luật có khác nhau

Hàng TK 1: VC, Con cái Hàng TK 2: Cha mẹ hoặc người thừa tự (so sánh với PL hiện nay)

Trang 6

Cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong thừa kế

Con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẻ con nàng hầu

Phân biệt phần tài sản giữa các con vợ cả và vợ lẽ, con nuôi và con đẻ

Pháp luật về chia tài sản giửa vợ chồng:

Công nhận tài sản riêng của VC trước TKHN

Tài sản chung của VC hình thành trong TKHN

Thừa kế giữa vợ chồng:

Trường hợp người chồng chết trước:

Phu gia điền sản thì được chia làm đôi, vợ hưởng ½, vợ được quyền SH suốt đời nhưng k được bán, nếu tái giá thì phải trả lại cho nhà chồng ½ còn lại do người thừa tự bên chồng

Tần tảo điền sản: chia làm 2 phần bằng nhau.1/2 là của riêng vợ, 1/2 còn lại chia làm 3 phần Vợ được 2/3 nhưng k được bán,… Trường hợp vợ chết trước:

Cũng giống như trường hợp trên nhưng người chồng không bị hạn chế khi đi lấy vợ hai

Điều này một lần nửa khẳng định sự gia trưởng, bảo vệ đàn ông trong PLPK thời Lê

 LUẬT TỐ TỤNG:

Chủ yếu được quy định trong quyển 6

Các vụ việc được chia làm 4 loại là rất nhỏ, nhỏ Trung bình và lớn

Tương ứng với đó là 4 cấp xét xử xã quan, huyện quan, phủ quan, triều đình

Trang 7

Trình tự, và thời hạn xét xử cũng được quy định tương đối rõ Ví dụ: trộm cướp thì xét xử trong 3 tháng, hủy báng là 4 tháng, việc điền thổ là 3 tháng

Bên cạnh đó quyền hạn và trách nhiệm của CQXX cũng được đặt ra

Pháp luật cho phép tra khảo để hỏi cung

Tuy nhiên, việc tra khảo phải tuân theo thủ tục nhất định Vượt quá giới hạn tra khảo bị xem là có tội (so sánh với PL hiện nay) Thủ tục xử án: Công khai

 TÍNH CHẤT CỦA LUẬT HỒNG ĐỨC:

Luật cũng phần nào thể hiện sự bảo vệ nền tư hữu của ND, chống cường hào, địa chủ thái quá

Tính dân tộc

Phương pháp làm luật

Mặc dù quá trình xây dựng luật chịu ảnh hưởng nhiều của PK phương bắc tuy nhiên LHĐ được làm ra dựa hoàn toàn trên các QHXH thời bấy giờ, có kế thừa các luật của TK PK trước đó

Về hình thức luật thì LHĐ cũng thoát ly khỏi sự ảnh hưởng của Luật nhà Đường đương thời, thể hiện qua cách chia thành chương, quyển và thể hiện trong từng chế định luật

VỚI PLPK TRUNG QUỐC:

 Điểm tiến bộ thứ nhất trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong

xã hội phong kiến Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn

Trang 8

rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới

Dẫn chứng:

Quyền được xin ly hôn: Theo quy định của Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ), người vợ được xin ly hôn trong trường hợp người chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như người chồng không quan tâm, bỏ bê vợ trong một thời gian dài; hoặc người chồng vượt qúa quyền của mình, vô phép đối với nhạc phụ, nhạc mẫu thì không những là bất hiếu mà còn bất nghĩa đối với vợ, người vợ có quyền xin

ly hôn: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha, mẹ vợ, đem

việc thưa quan sẽ cho ly dị…” (Điều 333 – BLHĐ).

Trong một số trường hợp cụ thể, quyền lợi của người phụ nữ cũng được ưu tiên bảo vệ như: khi đã đính hôn nhưng người con trai chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản thì người con gái vẫn có quyền khước từ trả lại đồ sính lễ, người con trai không có quyền đòi lại của Người phụ nữ, người vợ còn có quyền được hưởng tài sản sau khi ly hôn, đó là các trường hợp: Ly hôn không do lỗi của người vợ và hai

vợ chồng không có con thì vợ, chồng mỗi người có quyền sở hữu số tài sản ruộng đất riêng của mình có trước thời kỳ hôn nhân và và 1/2

số tài sản ruộng đất do hai vợ, chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân Khi người chồng chết, người vợ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất

và có quyền giữ nguyên quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản riêng của mình và 1/2 số tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân

Trang 9

(Quyền được sở hữu tài sản riêng, quyền đồng sở hữu đối với tài sản chung của hai vợ chồng)

Một điều đặc biệt của BLHĐ là quyền được chia gia tài của con gái cũng ngang bằng với con trai (Điều 388); Không có con trai cũng không có nghĩa là không có người thừa tự, vì Điều 391 quy định: trong trường hợp gia đình không có con trai thì con gái cũng có quyền thừa kế hương hoả

 Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam

 Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v

 Điểm thứ tư, luật Hồng Đức thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường Trong bộ luật có nhiều điều trừng phạt nghiêm khắc những người quyền quý ức hiếp, nhũng nhiễu thường dân (các điều 294, 300, 302, 304, 365)

SO SÁNH

Giống như các bộ luật phong kiến khác, luật Hồng Đức thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó Mục tiêu hang đầu của nó là bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo Tuy vậy, không thể phủ nhận các điểm đặc sắc và tiến bộ vủa nó

Luật Trung Hoa

Trang 10

Luật Hồng Đức tiếp thụ nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của cả luật pháp nhà Đường và nhà Minh Tuy vậy, nó có những điểm không giống với các bộ luật của nhà nước phong kiến Trung Quốc cả về nội dung lẫn bố cục

Về bố cục, bộ Đường luật có 500 điều chia thành 12 chương (Danh lệ,

Vệ cấm, Chức chế, Hộ hôn, Khai khố, Thiện hưng, Đạo tặc, Đấu tụng, Trá ngụy, Tạp luật, Bộ vong, Đoán ngục) trong 30 quyển Có thể thấy, trong luật Hồng Đức các quy định về các nhóm tội tình dục và các vấn đề ruộng đất được quy định riêng biệt và cụ thể hơn

Về nội dung, các quy định về hôn nhân-gia đình, điền sản của luật Hồng Đức được chú trọng hơn so với Đường luật (quy định cụ thể về văn tự, chúc thư, chế độ và phương thức chia thừa kế, tài sản của vợ-chồng khi góa bụa v.v) Chính vì thế, sau này các tòa án thời Pháp thuộc hay Tòa thượng thẩm Sài Gòn thời Việt Nam Cộng hòa hay dựa trên các quy định này của luật Hồng Đức để phân xử các vụ kiện tụng liên quan tới tài sản vợ-chồng

Bộ luật nhà Nguyễn

So với bộ Hoàng Việt luật lệ (HVLL hay luật Gia Long) (năm 1811) ra đời sau hàng thế kỷ, có thể thấy luật Hồng Đức chưa có tính khái quát hóa cao và phân ngành rõ như HVLL Tuy nhiên, sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong luật Hồng Đức lại tốt hơn so với HVLL Như giáo sư Vũ Văn Mẫu đã viết khi nhận xét về HVLL “bao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều Lê đã không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn Không còn những điều khoản liên quan đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều kiện

Trang 11

về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng.” (Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, quyển 1, tập 1, Sài Gòn, 1973)

< D > Giá trị,nhận xét,đánh giá.

Bộ luật Hồng Đức ra đời đã mang lại những giá trị sâu sắc về vật chất lẫn tinh thần

Giá trị nhân văn, giá trị xã hội lâu dài của bộ luật Hồng Đức được phản ánh trong việc kế thừa của nhà làm luật của triều Nguyễn sau này Chẳng hạn, về những điều luật quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: Trong bộ luật Hồng Đức có Điều 309 buộc người chồng phải tôn trọng thứ bậc của người vợ trong gia đình: “Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ

ơ với vợ thì xử tội biếm (phải có vợ thưa thì mới bắt tội)” Sau này, nhà làm luật triều Nguyễn soạn trong Hội điển điều tương tự: “Phàm

kẻ nào đem vợ cả làm vợ lẽ phải phạt 100 trượng Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả, phải phạt 90 trượng”

Một vấn đề nữa là giá trị của người phụ nữ trong giai đoạn này Điểm đặc biệt có ý nghĩa tiến bộ là trong một số trường hợp, bộ luật đã phần nào xác nhận địa vị, quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân gia đình và sở hữu tài sản

Quốc Triều Hình Luật mang đậm tính chất nhân đạo:

Chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ hiếu - là quan hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự nhiên này là cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã

có ảnh hưởng mạnh mẽ vào Việt Nam Nó có tính hợp lý khi Khổng

Tử đã kết hợp nhân ái (đạo đức), huyết thống (quan hệ tự nhiên) và

Trang 12

chế độ đẳng cấp (chính trị) lại với nhau; và nhân ái là chất keo để gắn chặt mối quan hệ ngang dọc của xã hội [5; tr.215-218] "Nhân" là phạm trù trung tâm của toàn bộ học thuyết Khổng giáo Khổng Tử nói nhiều đến chữ “Nhân” và coi “Nhân” là cao ngất, là rộng đến sâu thẳm của đạo đức con người Tư tưởng nhân đạo thể hiện trong Quốc Triều Hình Luật trước tiên ở các qui định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng đối với người phạm tội là người già, người tàn tật và trẻ

em cũng như đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác đã tự thú Thí dụ: Điều 16 Quốc Triều Hình Luật không qui định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng khác nhau tuỳ theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ; Điều 17 Quốc Triều Hình Luật còn qui định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ“ Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người ) Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan" Điều21, 22,

23, 24 của Quốc Triều Hình Luật qui định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc) Biện pháp này mang tính chất nhân đạo, lần đầu tiên được qui định trong Quốc Triều Hình Luật để áp dụng cho những đối tượng được ưu đãi và được khoan hồng.Đặc biệt hơn nữa trong Quốc Triều Hình Luật đặt ra mức hình phạt dành cho người

Ngày đăng: 09/03/2013, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w