Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
178 KB
Nội dung
SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Vì vậy việc học tập và nghiên cứu Tiếng Việt để đọc đúng, viết đúng, nói hay và viết đẹp là nhu cầu cần thiết của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp Tiểu học. Để những chủ nhân của thế kỉ 21 đưa nước ta trở thành một nước: “ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá”, có nền kinh tế phát triển hiện đại, nền văn hoá phong phú đa dạng. Vậy thì song song với việc lo cho trẻ tới trường, giảm tỉ lệ lưu ban ở mức thấp nhất, cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học, coi chất lượng dạy học là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của mỗi nhà trường. Một trong những vấn đề cần nâng cao chất lượng Tiểu học là ngay từ khi trẻ bắt đầu cắp sách tới trường phải rèn cho học sinh đọc đúng, đọc thông viết thạo. Vì có đọc đúng mới hiểu được nội dung của văn bản, từ đó mới lĩnh hội được tri thức đúng, và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Do vậy việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi vì thông qua việc rèn đọc cho học sinh góp phần rèn luyện cho các em tính kiên trì, tính kỉ luật, óc thẩm mĩ tư duy sáng tạo … Hơn nữa đọc đúng, đọc lưu loát, tốc độ đọc phù hợp với yêu cầu của từng khối lớp còn quyết định đến kểt quả học tập của các em. Mặt khác Tập Đọc là công cụ để giúp học sinh học tốt các môn học khác. Với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng của phân môn tập Đọc cho học sinh Tiểu học đặc biệt là những lớp đầu tiên của cấp học. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp rèn đọc cho các em học lớp 2. Những biện pháp mà tôi nghiên cứu và thực hiện đã được vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả đáng kể. Tôi hy vọng những biện pháp này sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học có biện pháp rèn đọc cho các em học sinh lớp 2 đạt kết quả cao hơn. Tuy bản thân tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu kinh nghiệm này. Song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp quý báu của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chu Thị Duyên 1 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương Phần I- ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lý do chọn đề tài: Trong các nhà trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Xuân Phương nói riêng cho rằng môn học nào cũng quan trọng, liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Một trong những môn học quan trọng và coi như là môn học công cụ , môn học chủ đạo của mỗi nhà trường đó là môn Tiếng Việt. Những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần phải hướng tới là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ nghe - đọc - nói - viết . Đó là cơ sở nền tảng có tính chất công cụ giúp các em học sinh học tốt tất cả các môn học khác. Tập đọc là phân môn quan trọng , có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với người đi học. ‘Đọc- giúp trẻ em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Để thực hiện mục tiêu: ‘Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: Nghe – nói- đọc - viết giúp các em học tập và giao tiếp tốt trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” thì việc dạy các em đọc tốt là một vấn đề vô cùng quan trọng với giáo viên Tiểu học. Đối với học sinh trước hết phải học đọc, sau đó phải đọc hiểu. Các em có đọc tốt thì mới có khả năng tái hiện lại được văn bản, tích lũy được kiến thức. Từ đó các em mới hứng thú với các môn học khác. Đọc tốt tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. II. Mục đích nghiên cứu: Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đọc của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 trường Tiểu học Xuân Phương nói riêng. III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 2A. 2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung bám sát vào nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 2. Từ đó có hướng rèn cho học sinh đọc để đạt được mục tiêu phân môn đề ra. Chu Thị Duyên 2 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc rèn đọc cho học sinh để góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt. Để thực hiện được đề tài mà đối tượng là học sinh lớp 2A tôi đã xác định rõ các nhiệm vụ cần làm: - Rèn cho học sinh đọc đúng các âm dễ lẫn. - Dần dần hoàn thiện cho học sinh còn đọc ngọng bẩm sinh. - Rèn cho học sinh đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ còn dài. - Rèn cho học sinh đọc to, đọc đúng các loại văn bản, đọc rành mạch và đọc đúng tốc độ (50 tiếng /1 phút). Từ nhiệm vụ trên việc cần phải làm để rèn cho học sinh đọc có kết quả tốt, tôi đã áp dụng một số phương pháp để đúc rút kinh nghiệm. V. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu nguyên nhân, điều tra khảo sát thực tế, tìm ra biện pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện kết hợp với tìm hiểu qua các tài liệu, sách tham khảo. - Cuối cùng là thực nghiệm, trắc nghiệm lấy kết quả đạt được. ***** KẾT CẤU KINH NGHIỆM GỒM 3 PHẦN Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn nội dung kinh nghiệm. II. Mục đích nghiên cứu. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. V. Phương pháp nghiên cứu. Phần II. NỘI DUNG: gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận. Chương II. Cơ sở thực tiễn. Chương III. Khảo sát thực trạng. Chương IV. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh (có dẫn chứng). Phần III. KẾT LUẬN: Chu Thị Duyên 3 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương Phần II. NỘI DUNG CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Nhiệm vụ của phân môn tập đọc: 1.Phát triển các kỹ năng đọc và nghe cho học sinh, yêu cầu cụ thể đối với học sinh: a. Đọc thành tiếng: - Phát âm đúng. - Đọc rõ ràng, liền mạch từng câu, từng đoạn và cả bài, biết ngắt nghỉ hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài hoặc giữa các mục, các phần trong bài đọc. - Cường độ đọc vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, đủ nghe. - Tốc độ đọc đạt yêu cầu tối thiểu (50 tiếng/ phút). b. Đọc thầm và hiểu nội dung: - Biết đọc không thành tiếng. - Hiểu được nghĩa của các từ mới (chủ yếu là nghĩa trong văn bản), nắm được nội dung của câu, đoạn, bài đã đọc để trả lời các câu hỏi dưới mỗi bài học. c. Nghe: - Nghe giáo viên đọc mẫu và nắm được cách đọc đúng các tiếng, các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Nghe hiểu các câu hỏi và các yêu cầu của thầy giáo, cô giáo hoặc của các bạn trong lớp. - Nghe bạn đọc, nói và bước đầu có khả năng nhận xét về cách đọc của bạn. d. Tư thế đọc: - Biết cầm sách đọc với tư thế đúng, ngay ngắn, khoảng cách, độ nghiêng giữa sách phù hợp với mắt nhìn, biết hướng trang sách về phía nhiều ánh sáng. - Khi đặt sách trước bàn ngồi đọc, biết điều chỉnh khoảng cách giữa mắt với trang sách sao cho mỗi dòng chữ trên trang sách có khoảng cách hợp lý với mắt nhìn mà vẫn giữ được tư thế ngồi, không làm cong vẹo cột sống. Chu Thị Duyên 4 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương 2.Trau dồi vốn Tiếng Việt: a. Làm giàu tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt. b. Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, cung cấp một số mẫu thông thường để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập (như tự thuật đơn giản, đọc thời khoá biểu, đọc nội quy lớp, thông báo, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại…) c. Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh lựa chọn…) 3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt, cụ thể là: a. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, thái độ lễ phép,lòng biết ơn và ý thức trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu trường lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, có lòng vị tha và nhân hậu. b.Có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập và rèn luyện. c. Ham đọc sách, có khả năng cảm nhận cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học Tiếng Việt. CHƯƠNG II – CƠ SỞ THỰC TIỄN Phân môn Tập Đọc là phân môn quan trọng trong nhiệm vụ dạy chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy khi học hết tiểu học mà việc đọc của học sinh còn hạn chế như: Có em còn đánh vần, đọc ngọng, đọc chưa lưu loát, đọc sai lỗi chính tả, đọc nhát gừng, đọc nhưng không hiểu văn bản, đọc nhỏ. Ngoài ra nhiều giáo viên còn chưa coi trọng việc đọc của học sinh. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến học sinh đọc còn yếu và học các môn khác dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn thấp, không đáp ứng được chương trình, trình độ phát triển hiện nay của giáo dục. Chính vì thế vấn đề cơ bản tôi phải đặt ra là làm thế nào để rèn cho học sinh có kỹ năng đọc đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cơ bản đã đề Chu Thị Duyên 5 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương ra. Việc đầu tiên tôi tiến hành khảo sát thực trạng để tìm ra hướng giải quyết khắc phục những tồn tại. CHƯƠNG III - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Đầu năm học, tôi khảo sát trong lớp 2A có 4 lớp có 31 học sinh, tôi kiểm tra chất lượng đọc đầu năm kết quả cho thấy như sau: - Số học sinh còn đọc đánh vần: 5 học sinh = 16,1% - Số học sinh đọc ngọng bẩm sinh: 2 học sinh = 6,5 % - Số học sinh phát âm nhầm lẫn: 9 học sinh = 29,0 % - Số học sinh đọc to, đọc đúng: 15 học sinh = 48,4 % Kết quả trên cho tôi thấy còn băn khoăn. Để đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ phân môn Tập đọc lớp 2 đổi mới với nhiều dạng bài có hiệu quả tôi đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. - Do học sinh đọc ngọng bẩm sinh. - Do ảnh hưởng của một số gia đình hướng dẫn con em mình học ở nhà không chuẩn mực, dạy theo kiểu cũ. - Do một số học sinh có động cơ học tập chưa đúng đắn, các em chỉ đọc qua loa, xong lần. - Do chương trình thay sách giáo khoa mới có nhiều nội dung mới, bài dài khó đọc. - Do tình hình dân trí nhận thức còn hạn chế. Đa phần là con em nông dân nên nhận thức của phụ huynh chưa đầy đủ. - Do phát âm tiếng địa phương. - Do các gia đình còn phó mặc việc giáo dục, dạy dỗ con cái cho nhà trường, về nhà không quan tâm, chưa chú ý nhắc nhở học sinh học ở nhà. Chính vì lẽ đó đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em, nhất là chất lượng đọc của học sinh. Với thực trạng trên còn tồn tại trong thực tế, tôi thấy mình phải có một biện pháp để giải quyết những hạn chế trong việc đọc của học sinh giúp các em học tập tốt hơn. Chu Thị Duyên 6 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương CHƯƠNG IV - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 2 Ngay từ đầu năm tôi đã xác định việc dạy các em trong giờ Tập Đọc là phải chú ý lắng nghe xem mức độ đọc bài của học sinh như thế nào và nhận thấy rằng: Các em từ lớp 1 lên qua thời gian nghỉ hè, phần lớn các em đọc chậm, ê a, chưa liền mạch, một số em còn đọc ngọng, phát âm chưa chuẩn như dấu “ngã”, đọc chưa phân biệt được các phụ âm đầu dễ lẫn như “l với n”, “tr với ch”…, đọc chỉ cần xong bài, đọc còn nhỏ. Đặc biệt sách giáo khoa lớp 2 mới với những văn bản (2 tiết) thường là dài, ngay từ những tuần đầu của năm học các em đã tiếp xúc với bạn đọc. Bên cạnh đó còn những văn bản khó đọc với các em như: Tự thuật, danh sách học sinh theo tổ… Với những khó khăn trước mắt, tôi đã tự đề ra một số biện pháp để trong giờ dạy tập đọc rèn và sửa cho học sinh những hạn chế trong việc đọc của các em để giúp các em đọc tốt hơn. 1. Rèn học sinh đọc ngọng bẩm sinh: Qua việc kiểm tra trên lớp cho thấy có 2 em còn đọc ngọng từ dấu thanh “ngã” đọc thành dấu “sắc”. Ví dụ: Khi đọc: “Nhưng cha vẫn còn lo cho con” hay “sói sắp tóm được dê non thì bạn đã kịp lao tới, dùng đôi ngạc chắc khoẻ húc sói ngã ngửa”. Trích trong bài (Bạn của nai nhỏ) Ở đây 2 em đọc là: |”vấn con lo”, “ngá ngửa”. Trong trường hợp này thiết nghĩ không thể bắt buộc các em sửa ngay được trong ngày một ngày hai. Trong các giờ Tập Đọc khi các em đọc sai, giáo viên đọc mẫu các em luyện theo, giáo viên hướng dẫn các em phát âm mạnh các tiếng có dấu “ngã”. Bên cạnh đó, giáo viên xếp một học sinh đọc chuẩn ngồi cùng bạn để sửa chữa giúp bạn hàng ngày. Từ đó yêu cầu các em tự lấy ví dụ sửa cho nhau các từ, các tiếng có thanh “ngã”. Với cách làm này, giáo viên gọi đọc kiểm tra việc tự rèn của các em thường xuyên trong các giờ tập đọc và các giờ học khác trong các buổi hàng ngày. Chu Thị Duyên 7 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương 2. Rèn kỹ năng phát âm dễ nhầm lẫn phụ âm “l và n, tr và ch, s và x, r, d và gi” Do ảnh hưởng của tiếng nói địa phương, ý thức tự đọc, tự rèn phân biệt các phụ âm dễ lẫn của các em chưa cao. Để rèn được học sinh phát âm đúng, trước hết về phần giáo viên: giáo viên phải nghĩ mình đọc thật chuẩn để học sinh còn đọc theo. Khi các em đọc sai giáo viên phát âm lại để học sinh luyện đúng mẫu, sau đó giáo viên phân luyện theo nhóm, giao cho những học sinh phát âm chuẩn làm nhóm trưởng và lấy chỉ tiêu thi đua cho các em hứng thú khi đua luyện. Khi các em đã phát âm chuẩn, giáo viên hướng dẫn các em luyện theo mẫu một số câu có phụ âm dễ lẫn. Ví dụ: khi luyện phụ âm l/n giáo viên hướng dẫn theo dòng thơ: “Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng”. + Hay khi luyện s/x: - “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. - “Cây xanh thì lá cũng xanh - Cha mẹ hiền lành để đức cho con” (Tục ngữ) Để luyện tổng hợp phụ âm này, giáo viên dùng bài thơ “Thỏ thẻ”: Hôm nay ông có khách Để cháu đun nước cho Nhưng cái siêu nó to Cháu nhờ ông với nhé Cháu ra sân rút rạ Ông phải ôm vào cơ Ngọn lửa nó bùng to Cháu nhờ ông dập bớt (Hoàng Tá) Từ một số ví dụ trên, các em được rèn luyện và phân biệt cách đọc một số phụ âm dễ lẫn. Nhờ vậy khi đọc bài gặp các phụ âm vần, các em đọc có hiệu quả cao hơn. Chu Thị Duyên 8 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương 3. Rèn học sinh biết đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ dài, đọc câu, đoạn liền mạch đối với từng thể loại: a. Đối với thể loại văn xuôi: Đối với học sinh lớp 2, kỹ năng đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy còn hạn chế. Có em đọc ê a, rời dạc, nhất là những văn bản có câu văn dài, các em lấy đủ hơi để đọc. Do vậy, khi đọc theo tổ, nhóm đồng thanh các em không đọc đều, em đọc trước, em đọc sau làm cho người nghe khó chịu. Vậy giúp các em đọc câu, đoạn, cả văn bản lièn mạch thì việc đầu tiên người thầyphải đọc đúng mẫu, đọc chuẩn mực, từ đó giúp các em phát hiện cách đọc và luyện đọc theo mẫu. Ví dụ: Khi rèn đọc câu: “Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: Cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo”. Trích (Quà của bố) Hay “Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo”. Trích (Bông hoa niềm vui). Khi rèn cho học sinh những câu văn này, giáo viên chép lên bảng phụ sau đó đọc mẫu để học sinh phát hiện cách ngắt nhịp. Sau đó giáo viên hỏi học sinh đã ngắt nhịp sau những tiếng nào, từ nào. Học sinh nêu đúng, giáo viên gạch chéo bên cạnh. Tiếp đó treo bảng phụ đã hoàn chỉnh từng câu văn rồi gọi học sinh đọc theo đúng câu vừa hướng dẫn. Ví dụ: “Mở thúng câu ra/ là cả một thế giới dưới nước: // Cà cuống,/ niềng niễng đực,/ niềng niễng cái bò nhộn nhạo”//. Em hãy hái thêm hai bông nữa,/ chị ạ! //Một bông cho em/ vì trái tim nhân hậu của em. // Một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ// đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.// Khi học sinh đã biết ngắt nghỉ các dấu chấm, phẩy và các câu văn dài, giáo viên giúp các em đọc câu, đoạn sẽ liền mạch làm cho người nghe thoải mái và hiểu được nội dung cơ bản. Chu Thị Duyên 9 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương b. Ở lứa tuổi các em, phần lớn các em thích đọc các bài thơ hơn các bài văn xuôi. Bởi vì đặc trưng của thơ là ngắn, gieo vần, dễ đọc. Nhưng phần lớn các em chỉ đọc thật to, thật nhanh, muốn xong trước các bạn, đọc được nhiều chứ không cần biết đến ý của câu thơ, bài thơ nói đến điều gì, vần điệu ra sao, ngắt nhịp thơ ở chỗ nào, nhấn giọng như thế nào… Thường thường khi đọc thơ các em thường ngắt nghỉ ở cuối mỗi câu thơ khi gắp dấu câu ở giữa dòng thơ. Song có những câu thơ ta phải đọc liền mạch từ câu nọ vắt sang câu kia thì học sinh chưa làm được. Ví dụ trong bài “Chiếc chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu: “Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác…” Khi đọc bài thơ này cần hướng dẫn các em đọc vắt dòng thơ kết hợp nghỉ hơi đúng mức ở cuối mỗi dòng thơ, nghỉ hơi dài hơn giữa các ý thơ và nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm như: Như sắt, Như đồng”. Có như vậy người nghe sẽ cảm nhận được vẻ đẹp mạnh mẽ, khoẻ khoắn của chị lao công. Song bên cạnh những câu thơ ta phải đọc vắt liền sang như vậy thì lại không ít câu có yêu cầu ngược lại: Đó là ta phải đọc ngắt nhịp, không đọc liền cả dòng. Ví dụ “Lặng rồi/ cả tiếng con ve Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi”. Hoặc “Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con” Chu Thị Duyên 10 [...]... thc rốn hc sinh lp 2 c tt, tụi ó hng dn hc sinh dn nõng cao cht lng c cho cỏc em v thỳc y cỏc em c tt hn, ngy cng to cho hc sinh hng thỳ say mờ trong cỏc gi hc n nay khi kho sỏt li thu c kt qu tng i kh quan Kt qu c th nh sau: Kt qu Kho sỏt u nm Kho sỏt cui nm c cha Ngng bm ỳng ph sinh õm: l/n; tr/ch; s/x Cha ngt ngh ỳng du chm, phy c to v ỳng c nh c chm 2 9 5 7 3 5 2 3 2 20 2 2 Phn III- KT LUN Chu... Duyờn 13 SKKN- Rốn c cho hc sinh lp 2 Trng TH Xuõn Phng Trờn õy l kinh nghim ca bn thõn tụi ó thc hin trong vic rốn cho hc sinh lp 2 c tt hn Vy tụi thit ngh: Rốn c tt cho hc sinh Tiu hc l iu mi giỏo viờn bc Tiu hc ai cng mun lm giỳp cỏc em hc tt Tuy nhiờn kinh nghim ny tụi cng ó c hc tp cỏc bn ng nghip v qua ti liu sỏch bỏo Chớnh vỡ vy qua mt nm thc hin vic rốn cho hc sinh lp 2A do tụi ch nhim ó c... khuyn khớch v to iu kin cho cỏc em c ng trc cỏc bn v cụ giỏo nhiu ln cỏc em t tin hn Bờn cnh ú, giỏo viờn cn nhc hc sinh: c to khụng cú ngha l c quỏ to hoc go lờn gõy mt ngi v mt tai ngi khỏc Giỏo viờn c mu hc sinh nhn rừ ln ging c ca cụ giỏo th no l va phi Chu Th Duyờn 12 SKKN- Rốn c cho hc sinh lp 2 Trng TH Xuõn Phng Ngoi vic rốn cho hc sinh c ỳng, c to giỏo viờn cn chỳ ý rốn cho hc sinh c nhanh,... luụn phi tỡm tũi v i mi phng phỏp dy hc khớch l, ng viờn kp thi gõy hng thỳ cho hc sinh khi hc tp Tụi rt mong c s úng gúp ý kin ca cỏc bn ng nghip kinh nghim ny c hon thin hn Tụi xin chõn thnh cỏm n! Xuõn Phng, ngy 20 thỏng 4 nm 20 09 Ngi vit Chu Th Duyờn í KIN NH GI CA HI NG KHOA HC 14 Chu Th Duyờn SKKN- Rốn c cho hc sinh lp 2 Trng TH Xuõn Phng ... tỉnh thái nguyên Phòng giáo dục và đào tạo huyện phú bình Chu Th Duyờn 15 SKKN- Rốn c cho hc sinh lp 2 Trng TH Xuõn Phng Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài : Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Chu Th Duyờn Giỏo viờn Họ và tên: Chức danh: Đơn vị công tác Phng- : Trờng Tiểu học Xuõn Phú Bình Thái Nguyên Phú Bình, tháng 4 năm 20 10 Chu Th Duyờn 16 ... c mu sau ú cho cỏc em luyn c theo t, nhúm, c lp Vớ d: H v tờn:// Bựi Thanh H Nam (n): // N Ngy sinh: // 23 /4/1996 Trớch( T thut Ting Vit 2 - Tp I) Khi rốn c cn hng dn cỏc em ngt nhp theo gch chộo v dũng: Vớ d: Nam, N c l: nam hay n Ngy sinh: 23 /4/1996 (c l hai mi ba / thỏng t/ nm mt nghỡn chớn trm chớn mi sỏu) Hay: S th t Tỏc gi Tỏc phm Trang 1 Quang Dng Mựa qu c 7 (Mc lc sỏch Ting Vit 2 Tp I) Cn hng... cỏch t mt n sỏch khong 30 50cm, u thng Khi c cỏc em phi bỡnh tnh, t tin, khụng hp tp luyn cho hc sinh c to, khi hc sinh c, giỏo viờn nhc nh cỏc em hiu rng: Cỏc em c khụng phi ch cho mỡnh cụ giỏo nghe m cho tt c cỏc bn trong lp cựng nghe nờn cn c vi ging ln mi ngi nghe c rừ. Khi hc sinh c nh, giỏo viờn tp cho cỏc em c to chng no bn xa nht trong lp nghe rừ mi thụi Giỏo viờn nhn thy cỏc em c quỏ nh... phm cht ca c v mt tc , vn tc c ch t ra sau khi hc sinh c ỳng * Tụi cú mt s bin phỏp c nhanh cho hc sinh: - Khi hc sinh c, giỏo viờn phi theo dừi tc ca hc sinh v gi nhp c cho hc sinh, giỏo viờn iu chnh tc c cho hc sinh bng lnh c nhanh hn, c chm li Lỳc u giỏo viờn cn theo hc sinh gi nhp c Ngoi ra giỏo viờn cho hc sinh c tip ni trờn lp, ú l s iu chnh tc Giỏo viờn phi xỏc nh tc trong bi bng cỏch m... Dng Mựa qu c 7 (Mc lc sỏch Ting Vit 2 Tp I) Cn hng dn hc sinh c: Mt // tỏc gi Quang Dng // tỏc phm Mựa qu c // trang 7// 4 Rốn hc sinh c nh, c chm: Chu Th Duyờn 11 SKKN- Rốn c cho hc sinh lp 2 Trng TH Xuõn Phng rốn k nng c cho hc sinh c tt, khi hc sinh c giỏo viờn cn quan sỏt ging c ca hc sinh, bit nghe hc sinh c Bit nghe c cú ngha l kh nng nhanh chúng nhn ra c nhng gỡ ca hc sinh c mu, ng thi nhanh...SKKN- Rốn c cho hc sinh lp 2 Trng TH Xuõn Phng Cn hng dn cỏc em ngt ỳng nhp th, ngt t nhiờn, trỏnh c nhỏt gng v nhn ging mt s t nh: lng , mt, nng oi, chng bng Nh vy khi rốn c th, giỏo viờn cn hng dn c th t m tng cõu th, kh th trong bi cho tng th th Giỳp cỏc em thy c cỏi hay ca ni dung, cỏi p ca ngh thut trong bi m chớnh cỏc . nhỏ Đọc chậm Khảo sát đầu năm 2 9 5 7 3 5 Khảo sát cuổi năm 2 3 2 20 2 2 Phần III- KẾT LUẬN Chu Thị Duyên 13 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương Trên đây là kinh nghiệm của bản thân. nào là vừa phải. Chu Thị Duyên 12 SKKN- Rèn đọc cho học sinh lớp 2 Trường TH Xuân Phương Ngoài việc rèn cho học sinh đọc đúng, đọc to giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh đọc nhanh, có nghĩa. sinh lớp 2A. 2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung bám sát vào nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 2. Từ đó có hướng rèn cho học sinh đọc để đạt được mục tiêu phân môn đề ra. Chu Thị Duyên 2 SKKN-