1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giúp con bạn đương đầu với sự chia tay của cha mẹ ppt

7 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 107,64 KB

Nội dung

Giúp con bạn đương đầu với sự chia tay của cha mẹ Suốt những quãng thời gian hạnh phúc hay tồi tệ, khoẻ mạnh hay ốm đau – không phải khi nào cũng vậy. Và dù cuộc hôn nhân của bạn đã chết, con bạn vẫn tiếp tục sống. Bạn có nhiệm vụ phải giúp con mình vượt qua sự đau khổ do cuộc chia tay của cha mẹ. Phản ứng của trẻ rất khác nhau Mặc dù ly dị đang trở thành hiện tượng phổ biến, nhưng đó không phải kinh nghiệm của đứa trẻ bình thường. Con bạn có thể phản ứng lại những căng thẳng do việc chia tay với nhiều xúc cảm mạnh - giận dữ, rối loạn, buồn bã, đau khổ, thất vọng, chán nản, cảm thấy tội lỗi, tủi thẹn, lo âu và đôi khi là khuây khoả. Chúng có thể thu mình lại hay có hành động phản ứng. Việc con bạn phản ứng như thế nào tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: - Độ tuổi. Các em bé có thể có những biểu hiện thụt lùi do hậu quả của việc ly dị như đái dầm hay mút ngón tay. Bé có thể bám chặt bố/ mẹ vì sợ bị bỏ rơi. Trẻ trong độ tuổi đi học thường thể hiện sự căng thẳng của mình qua ốm đau bệnh tật về thể chất. Chúng có thể than vãn về việc thường xuyên đau đầu hay đau bụng. Chúng có thể học sút, hoặc ngược lại, trở thành vượt mức yêu cầu như một cách đương đầu. Trẻ vị thành niên có xu hướng hành động phản ứng và thể hiện công khai sự giận dữ và oán hận đối với bạn. Chúng có thể tìm kiếm mối quan hệ lãng mạn cho riêng mình trên cơ sở những cảm giác của chúng về sự tan vỡ của bạn. Thậm chí khi đã trưởng thành, rất nhiều đứa con vẫn hoài nghi về việc cuộc đời chúng có thể sẽ khác nếu như cha mẹ không bỏ nhau. - Giới tính. Các bé gái có xu hướng đối phó với việc bố mẹ ly dị hay những cơn khủng hoảng tương tự bằng cách che dấu cảm xúc của mình và chấp nhận những mẫu thuẫn tình cảm. Trái lại, các bé trai thường hay thể hiện rõ những cảm giác tiêu cực, có thể dẫn đến những biểu hiện xấu nhằm thu hút sự chú ý như đánh lộn, gây gổ hay trốn học. - Tính khí. Việc đứa trẻ dễ dàng hay khó khăn đương đầu với sự thay đổi hay những căng thẳng khác được xác định một phần bởi tính khí bẩm sinh của chúng. Đứa trẻ vô tư lự thường sẽ thoải mái và chấp nhận. Mặc dù việc cha mẹ ly dị gây đau buồn cho tất cả bọn trẻ, nhưng đứa trẻ tính cách vô tư lự, dễ tính có thể đương đầu với việc này phần lớn thời gian. Ngược lại, đứa trẻ có tính khí dễ phản ứng lại có thể vô cùng đau khổ bởi bất kỳ đổ vỡ nào của cuộc sống hàng ngày. Những đứa trẻ này sẽ có khoảng thời gian khó khăn hơn để chấp nhận và tự điều chỉnh với việc bố mẹ chia tay. Hầu hết bọn trẻ đều rơi vào trạng thái quá khích khi có phản ứng ban đầu với việc ly dị, có những biểu hiện căng thẳng song đều dần dần điều chỉnh và làm quen được. - Hoàn cảnh sống. Việc ly dị thường dẫn đến một trong hai bố mẹ phải rời bỏ ngôi nhà đang chung sống. Tuỳ thuộc vào việc ai nuôi con mà con bạn có thể phải sắp xếp lại nơi ở mới hay trường học mới, những điều không dễ khi thay đổi. - Khuynh hướng tình cảm của riêng bạn. Khả năng điều khiển của bạn đối với việc chia tay sẽ tác động mạnh đến việc đứa trẻ có thể đương đầu và điều chỉnh bản thân thế nào. Con bạn sẽ có khoảng thời gian điều chỉnh khó khăn hơn nếu bố mẹ chúng không thể chấp nhận việc này và tiến lên. - Khả năng làm quen với cuộc sống cha/mẹ độc thân của bạn. Trách nhiệm nhiều mặt của cha/mẹ độc thân có thể khó mà cân bằng, do tiền bạc và thời gian của bạn dành cho đứa trẻ thường trở nên ít hơn. Vì bạn phải mải mê hơn với việc kiếm sống cũng như đấu tranh tinh thần với chính mình mà bạn có thể không có đủ thời gian cũng như sức lực để giúp con bạn vượt qua. - Quan hệ tình cảm mới của bạn. Cuối cùng con bạn có thể phải đối đầu với việc bạn hay vợ/chồng cũ của bạn tái hôn- thường là việc phải hoà nhập với gia đình mới. Con bạn có thể không làm quen được sự thay đổi và có thể cảm thấy bị đe doạ. Hiểu được tình cảm của con là bước đầu tiên để giúp chúng điều chỉnh với sự chia tay của bạn. Nhận thức vấn đề thôi chưa đủ. Bước tiếp theo bạn cần làm là giúp con bạn làm quen với việc ly dị như là một thay đổi vĩnh viễn. Giúp con bạn đương đầu Trong thời gian dài, những ảnh hưởng tiêu cực của việc bố mẹ ly dị đến tình cảm của đứa con phụ thuộc rất nhiều vào hành vi của bố mẹ. Vợ/chồng cũ nên làm những điều tốt nhất để hoà thuận với nhau. Mỗi người đều cần xúc tiến những tình cảm khác với bọn trẻ. Cha mẹ cần chấp nhận cơn giận dữ và sự đau khổ của bọn trẻ và cho chúng thời gian để vượt qua những tình cảm này. Sau đây là một vài mẹo để giúp con bạn làm quen với sự đổ vỡ: - Nói cho con bạn biết và chuẩn bị cho sự thay đổi này. Hãy trung thực và thẳng thắn về việc ly dị sẽ ảnh hưởng đến con bạn và quan hệ của chúng đối với bạn hay vợ/chồng cũ của bạn như thế nào. Nói với con bạn ở mức độ phù hợp và tìm cách để sự thay đổi diễn ra càng nhẹ nhàng càng tốt cho bọn trẻ. - Khuyến khích sự cởi mở. Hãy cho con bạn biết rằng chúng có thể cởi mở với bạn về những thay đổi tình cảm của chúng trước cuộc chia tay của cha mẹ. Hãy khẳng định rằng con bạn nếu muốn có thể hỏi bạn về việc tại sao lại ly dị và điều gì sẽ đến. - Khẳng định với con bạn rằng mọi việc đều sẽ ổn. Con bạn luôn bị sợ hãi và lúng túng bởi việc ly dị. Điều này đe doạ sự an toàn của chúng. Chúng cần được khẳng định rằng việc đổ vỡ không phải do lỗi của chúng. Hãy dành thời gian riêng cho con bạn nhưng cần thận trọng để không hứa những điều bạn không thể thực hiện. - Giải thích về sự sắp xếp chỗ ở mới. Cho con bạn biết ai sẽ đến ở hay đi khỏi nhà do việc ly dị. - Hãy để chúng là những đứa trẻ. Nhiều bố mẹ cảm thấy quá đau khổ và bị lấn át bởi sự chia tay nên họ có thể quay sang con cái để tìm sự an ủi và định hướng.Tránh bắt bọn trẻ phải gánh vác những trách nhiệm như vậy. - Giấu các khó khăn tài chính. Bọn trẻ không cần phải lo lắng về việc chi tiêu. Bon trẻ rất khó nhận thức được những rắc rối về tiền bạc vì chúng không thể hiểu nổi các chi phí sinh hoạt. - Thiết lập những nội qui sinh hoạt. Việc có những qui định rõ ràng cho bọn trẻ là rất quan trọng, đặc biệt trong thời gian thay đổi. Nhưng qui định và hướng dẫn sẽ giúp củng cố cơ sở để phân biệt đúng sai. Để chắc chắn, hãy thử để khẳng định rằng vợ/chồng cũ của bạn cũng có những nội qui tương tự. - Tôn trọng vợ/chồng cũ. Con cái được lợi từ mối quan hệ tình cảm tích cực với bố mẹ. Đừng kết tội vợ/chồng cũ của bạn cũng như hỏi con bạn sẽ chọn ai. Hãy tôn trọng tình cảm của con cái. Trẻ con rất mẫn cảm. Chúng sẽ biết nếu được yêu cầu chọn một trong hai bố mẹ. - Tránh biến con cái thành kẻ trung gian. Luôn giữ mối quan tâm của con bạn và có những quyết định ảnh hưởng tích cực đến hành vi của con cái. Tránh tranh cãi với vợ/ chồng cũ qua đứa con và đừng biến đứa trẻ thành quan toà để quyết định quyền nuôi dưỡng. Cả hai cần phải tránh trút tức giận cho con trẻ. Hãy nhớ, con cái không chia tay với cha mẹ cũng như cha mẹ không chia tay với con cái. - Thử dùng tư vấn và hỗ trợ của bè bạn. Nếu con bạn có những biểu hiện của stress – thay đổi hành vi, ăn ngủ thay đổi thất thường, không quan tâm đến những điều ưa thích – đứa trẻ có thể cần được tư vấn chuyên nghiệp và đồng đẳng. Khi con bạn có cơ hội gặp gỡ những đứa trẻ cùng hoàn cảnh, con bạn sẽ bớt cảm giác bị cô lập và khác bạn bè. Chắc chắn bạn cần có thời gian để giúp con mình đương đầu và chấp nhận việc ly dị. Bằng tình yêu và sự nhẫn nại, bạn có thể giúp con bạn có những điều chỉnh tích cực. . tức giận cho con trẻ. Hãy nhớ, con cái không chia tay với cha mẹ cũng như cha mẹ không chia tay với con cái. - Thử dùng tư vấn và hỗ trợ của bè bạn. Nếu con bạn có những biểu hiện của stress. Hiểu được tình cảm của con là bước đầu tiên để giúp chúng điều chỉnh với sự chia tay của bạn. Nhận thức vấn đề thôi chưa đủ. Bước tiếp theo bạn cần làm là giúp con bạn làm quen với việc ly dị như. Giúp con bạn đương đầu với sự chia tay của cha mẹ Suốt những quãng thời gian hạnh phúc hay tồi tệ, khoẻ mạnh hay ốm đau – không phải khi nào cũng vậy. Và dù cuộc hôn nhân của bạn đã

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w