Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
390,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI : Để tồn tại, vi sinh vật cần thực hiện những quá trình dinh dưỡng nào. Ý nghĩa của từng quá trình dinh dưỡng đối với sự phát triển của vi sinh vật GVHD : TS. Nguyễn Thị Bình SVTH : Nguyễn Trọng Luân Lớp : Lọc hóa dầu A- K53 Năm học : 2012 - 2013 MSSV : 0821010064 Hà Nội , 10/2012 Hà Nội , 10/2012 Mục Lục Danh mục hình 2 Nhận xét của giáo viên 3 Lời mở đầu 1 I. Tổng quan về vi sinh vật 2 1.1. Lược sử nghiên cứu vi sinh vật - [1] 2 1.2. Khái niệm - phân loại 2 1.3. Đặc điểm chung của vi sinh vật 3 Kích thước nhỏ bé: Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị micromet 3 Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị: 4 Trong quá trình tiến hoá vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hoà trao đổi chất để thích ứng được với những điều kiện sống rất khác nhau, kể cả những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác thường không thể tồn tại được. Có vi sinh vật sống được ở môi trường nóng đến 1300C, lạnh đến 0-50C, mặn đến nồng độ 32% muối ăn, ngọt đến nồng độ mật ong, pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7, áp suất cao đến trên 1103 at hay có độ phóng xạ cao đến 750 000 rad … 4 Vi sinh vật đa số là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống do đó rất dễ dàng phát sinh biến dị. Chẳng hạn, khi mới phát hiện ra acid glutamic chỉ đạt 1-2g/ml thì nay đã đạt đến 150g/ml dịch lên men (VEDAN-Việt Nam) 4 Phân bố rộng, chủng loại nhiều: 4 1.4. Vai trò của vi sinh vật 4 Chương II. Các quá trình dinh dưỡng của vi sinh vật 5 2.1. Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật 5 2.2. Các chất dinh dưỡng và chức năng của mỗi loại 7 2.2.1. Phân loại 7 2.2.2. Nguồn chất dinh dưỡng và chức năng của chúng 7 2.2.2.1. Dinh dưỡng cacbon 7 2.2.2.2. Dinh dưỡng nitơ 11 2.2.2.3. Nguồn muối vô cơ – chất khoáng 13 2.2.2.4. Nhân tố sinh trưởng 17 2.2.2.5. Nước 20 2.2.3. Nguồn năng lượng 21 2.2.3.1. Tự dưỡng quang năng vô cơ và dị dưỡng quang năng hữu cơ 22 2.2.3.2. Tự dưỡng hóa năng vô cơ và dị dưỡng hóa năng hữu cơ 23 Kết luận 25 Tài liệu tham khảo 1 Danh mục bảng Bảng 2.1. Các loại nguyên tố chủ yếu trong tế bào một số nhóm vi sinh vật (% trọng lượng khô) 6 Bảng 2.2. Thành phần hóa học của tế bào vi khuẩn 6 Bảng 2.3. Phân loại dinh dưỡng vi sinh vật 7 Bảng 2.4. Nguồn cacbon được vi sinh vật sử dụng 9 Bảng 2.5. Nguồn nitơ được vi sinh vật sử dụng 11 Bảng 2.6. Mối quan hệ của vi sinh vật với các axit amin khác nhau 13 Bảng 2.7. Muối vô cơ và chức năng sinh lý của chúng 16 Bảng 2.8. Tác dụng sinh lý của nguyên tố vi lượng 17 Bảng 2.8. Các nhân tố sinh trưởng cần thiết dối với một số loài vi sinh vật 18 Bảng 2.9. Chức năng của một số vitamin thông thường đối với vi sinh vật 20 Bảng 2.10. a w thích hợp nhất cho sinh trưởng ở một số nhóm vi sinh vật 21 Bảng 2.11. Các loại hình dinh dưỡng của vi sinh vật 22 Danh mục hình Hình 1.1. Kích thước cỡ micromet của vi sinh vật 3 Hình 2.1. Sản lượng sinh trưởng tối ưu khi vi sinh vật dị dưỡng sử dụng các nguồn cacbon khác nhau 10 Nhận xét của giáo viên ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………….……………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….……………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………….……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………….……………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …….……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………….……………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….……… Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương Lời mở đầu Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, chúng nhỏ tới mức ta chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi quang học hay kính hiển vi điện tử. Nhắc tới vi sinh vật chúng ta thường liên tưởng tới những căn bệnh hiểm nghèo cho người, gia súc, gia cầm, tuy nhiên số vi sinh vật gây bệnh chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cộng đồng vi sinh vật. Từ xa xưa con người đã biết ứng dụng các vi sinh vật có ích (tuy chưa hề biết tới sự tồn tại của chúng) để chế biến thực phẩm (như nấu rượu, làm tương, nước mắm, giấm, sữa chua, muối dưa, ), ủ phân, ngâm vỏ cây lấy sợi hoặc sử dụng các biện pháp để ngăn chặn tác hại của vi sinh vật (như ướp muối thịt, làm mứt, phơi khô tôm, cá ). Khi Leeuwenhoek phát hiện ra vi sinh vật và Louis Pasteur phát hiện ra bản chất của các vi sinh vật thì ngành Vi sinh vật học mới bắt đầu ra đời và trở thành nền tảng cho sự phát triển của Công nghệ sinh học. Để có thể hiểu biết được một cách tương đối đầy đủ những kiến thức liên quan tới vi sinh vật loài người đã trải qua hằng trăm năm tìm tòi, nghiên cứu và khám phá. Ở bài tiểu luận này chúng ta chỉ đi tìm hiểu một phần kiến thức rất nhỏ về vi sinh vật là “Để tồn tại, vi sinh vật cần thực hiện những quá trình dinh dưỡng nào. Ý nghĩa của từng quá trình dinh dưỡng đối với sự phát triển của vi sinh vật”. Cũng giống như con người hay bất kỳ loài động vật nào khác, muốn sinh trưởng và phái triển thì vi sinh vật cần phải thực hiện các quá trình dinh dưỡng, đó là nội dung mà bài tiểu luận này muốn đề cập tới. Để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất phải kể tới những hướng dẫn tận tình cũng như những kiến thức quý báu mà TS.Tống Thị Thanh Hương đã cung cấp và giảng dạy. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết cũng như thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô và bạn đọc quan tâm có thể góp ý sửa chữa để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày13 tháng 10 năm 2012 SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 1 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương I. Tổng quan về vi sinh vật Trước khi nghiên cứu về các loại dinh dưỡng của vi sinh vật chúng ta cần có cái nhìn tổng quát về quá trình nghiên cứu, khái niệm, phân loại, đặc điểm cũng như vai trò của vi sinh vật. 1.1. Lược sử nghiên cứu vi sinh vật - [1] Từ cổ xưa, mặc dù chưa nhận thức được sự tồn tại của vi sinh vật nhưng loài người đã biết khá nhiều về các tác dụng của vi sinh vật. Trong sản xuất và trong đời sống, loài người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và các biện pháp lợi dụng các vi sinh vật có ích và phòng tránh các vi sinh vật có hại. Năm 1546, Girolamo Fracastoro (1478 – 1553) cho rằng các cơ thể nhỏ bé là tác nhân gây ra bệnh tật nên ông viết bài thơ Syphilis sive de morbo gallico (1530) và từ tựa đề của bài thơ đó người ta đã dùng đề đặt tên bệnh giang mai. Năm 1590-1608, Zacharias Janssen lần đầu tiên lắp ghép kính hiển vi để rồi tới năm 1676 Antony van Leeuwenhoek (1632 – 1723) đã hoàn thiện nó và từ đó khám phá ra thế giới vi sinh vật. Trong suốt những năm sau đó hàng loạt những phát hiện về vi sinh vật được công bố. Nhưng phải tới thập kỉ 60 của thế kỉ 19 khi chiếc kính hiển vi điện tử đầu tiên ra đời vào năm 1934 thì thời kì nghiên cứu về sinh lí học của các loại vi sinh vật mới thực sự phát triển. Người có công to lớn trong việc này, người về sau được coi là ông tổ của vi sinh vật học là nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur (1822 – 1895). Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu vi sinh vật học đã đi sâu vào bản chất của sự sống ở mức phân tử và dưới phân tử, đi sâu vào kỹ thuật cấy mô và tháo lắp gene ở vi sinh vật để ứng dụng kỹ thuật tháo lắp này chữa bệnh cho người, gia súc, cây trồng. Đồng thời các nghiên cứu gần đây đang đi sâu vào để giải quyết dần bệnh ung thư ở loài người bằng kỹ thuật cấy tế bào gốc - một trong những ứng dụng tuyệt vời mà nghiên cứu vi sinh vật mang lại. 1.2. Khái niệm - phân loại Như đã nêu ra ở lời mở đầu, vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi. SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 2 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương Vi sinh vật không phải là một nhóm phân loại trong sinh giới, chúng thuộc về nhiều giới sinh vật khác nhau (virus, vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh, ) và giữa chúng có thể không có các mối quan hệ mật thiết với nhau. 1.3. Đặc điểm chung của vi sinh vật Vi sinh vật rất đa dạng nhưng nhìn chung đêu có những đặc điểm chung sau đây: Kích thước nhỏ bé: Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị micromet Hình 1.1. Kích thước cỡ micromet của vi sinh vật - [2] Light microscope: Kính hiển vi quang học Electron microscope: Kính hiển vi điện tử Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh: Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé nhưng chúng lại có năng lực hấp thu và chuyển hoá vượt xa các sinh vật khác. Chẳng hạn 1 vi khuẩn lắctic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải được một lượng đường lactose lớn hơn 100 – 10.000 lần so với khối lượng của chúng. Tốc độ tổng hợp protein của nấm men cao gấp 1.000 lần so với đậu tương và gấp 100.000 lần so với trâu bò. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: Một trực khuẩn đại tràng trong các điều kiện thích hợp chỉ sau 12-20 phút lại phân cắt một lần. Nếu lấy thời gian hệ là 20 phút thì mỗi giờ chúng phân cắt 3 lần, sau 24 giờ phân cắt 72 lần và tạo ra 4 722 366. 10 17 trực khuẩn, tương đương với 1 khối lượng 4722 tấn. Tất nhiên trong tự nhiên không có được các điều kiện tối ưu như vậy (vì thiếu thức ăn, thiếu oxy, dư thừa các sản phẩm trao đổi chất có hại ) nhưng không có sinh vật nào có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh như vi sinh vật. SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 3 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị: Trong quá trình tiến hoá vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hoà trao đổi chất để thích ứng được với những điều kiện sống rất khác nhau, kể cả những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác thường không thể tồn tại được. Có vi sinh vật sống được ở môi trường nóng đến 130 0 C, lạnh đến 0-5 0 C, mặn đến nồng độ 32% muối ăn, ngọt đến nồng độ mật ong, pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7, áp suất cao đến trên 1103 at hay có độ phóng xạ cao đến 750 000 rad … Vi sinh vật đa số là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống do đó rất dễ dàng phát sinh biến dị. Chẳng hạn, khi mới phát hiện ra acid glutamic chỉ đạt 1-2g/ml thì nay đã đạt đến 150g/ml dịch lên men (VEDAN- Việt Nam). Phân bố rộng, chủng loại nhiều: Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái đất, trong không khí, trong đất, trên núi cao, dưới biển sâu, trên cơ thể, người, động thực vật, trong thực phẩm, trên mọi đồ vật Hầu như không có hợp chất carbon nào (trừ kim cương, đá graphít ) mà không là thức ăn của những nhóm vi sinh vật nào đó (kể cả dầu mỏ, khí thiên nhiên, formol. dioxin ). Là sinh vật xuất hiện đầu tiên trên trái đất: Trái đất hình thành cách đây 4,6 tỷ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm thấy dấu vết của sự sống từ cách đây 3,5 tỷ năm. Đó là các vi sinh vật hoá thạch còn để lại vết tích trong các tầng đá cổ. Vi sinh vật hoá thạch cổ xưa nhất đã được phát hiện là nhữngdạng rất giống với vi khuẩn lam ngày nay. 1.4. Vai trò của vi sinh vật Vi sinh vật là mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên. Chúng tham gia vào việc gìn giữ tính bền vững của hệ sinh thái và bảo vể môi trường. Tuy có những loại vi sinh vật gây bệnh cho người, động thực vật và là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm nhưng cũng có những vi sinh vật có ích như phân huỷ xác hữu cơ, sản xuất oxy, ngăn ngừa dịch bệnh, cố định nitơ, phân hủy độc tố, lên men, sản xuất vaccine, ứng dụng trong di truyền học, … Nói chung, với năng lực chuyển hoá mạnh mẽ và khả năng sinh sản nhanh chóng của các vi sinh vật chúng đã trở thành một phần quan trọng của tự nhiên cũng như trong các hoạt động nghiên cứu của loài người. SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 4 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương Chương II. Các quá trình dinh dưỡng của vi sinh vật Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, tế bào vi sinh vật phải thường xuyên trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Quá trình đó được gọi là quá trình dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật là bất kỳ chất nào được vi sinh vật hấp thụ từ môi trường xung quanh và được chúng sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp cho các quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tế bào hoặc để cung cấp cho các quá trình trao đổi năng lượng. Hiểu biết về quá trình dinh dưỡng là cơ sở tất yếu để có thể nghiên cứu, ứng dụng hoặc ức chế vi sinh vật. Không phải mọi thành phần của môi trường nuôi cấy vi sinh vật đều được coi là chất dinh dưỡng. Một số chất rắn cần thiết cho vi sinh vật nhưng chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện thích hợp về thế oxi hoá - khử, về pH, về áp suất thẩm thấu, Chất dinh dưỡng phải là những hợp chất có tham gia vào các quá trình trao đổi chất nội bào. Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật quyết định nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Do đó để biết được những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật trước hết chúng ta phải hiểu được các thành phần hóa học cấu tạo nên vi sinh vật. 2.1. Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật Cơ sở vật chất cấu tạo nên tế bào vi sinh vật là các nguyên tố hoá học. Căn cứ vào mức độ yêu cầu của vi sinh vật đối với các nguyên tố này mà người ta chia ra thành các nguyên tố đa lượng và các nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố đa lượng bao gồm: C, H, O, N, P, S, K, Mg, Ca và Fe. Trong số này có 6 loại chủ yếu (chiếm đến 97% trọng lượng khô của tế bào vi sinh vật), là C, H, O, N, P và S. Các nguyên tố vi lượng thường là Zn, Mn, Na, Cl, Mo, Se, Co, Cu, W, Br và B. Tỷ lệ các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo tế bào vi sinh vật là không giống nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Dưới đây là bảng các nguyên tố đa lượng trong tế bào một số nhóm vi sinh vật SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 5 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương Nguyên tố Vi khuẩn Nấm men Nấm sợi C H O N P S ~ 50 ~ 8 ~ 20 ~ 15 ~ 3 ~ 1 ~ 50 ~ 7 ~ 31 ~ 12 - - ~ 48 ~ 7 ~ 40 ~ 5 - - Bảng 2.1. Các loại nguyên tố chủ yếu trong tế bào một số nhóm vi sinh vật (% trọng lượng khô) - [3] Các nguyên tố hoá học chủ yếu tồn tại trong tế bào vi sinh vật dưới dạng chất hữu cơ, chất vô cơ và nước. Nước là thành phần không thể thiếu để duy trì hoạt động sống bình thường của tế bào. Nước thường chiếm đến 70-90% trọng lượng tế bào. Chất hữu cơ thường bao gồm protein, carbon hydrat, lipid, acid nucleic, vitamin và các sản phẩm phân giải của chúng. Phân tử khô / tế bào % khối lượng Số phân tử Số loại phân tử Nước - 24.609.802 1 Các đại phân tử Protein Polysaccharide Lipid ADN ARN 96 55 5 9,1 3,1 20,5 2.350.000 4.300 22.000.000 2,1 255.500 khoảng 2500 khoảng 1850 2 4 1 khoảng 660 Các đơn phân tử Aminoacid và tiền thể Đường và tiền thể Nucleotid và tiền thể 3,0 0,5 2 0,5 khoảng 350 khoảng 100 khoảng 50 khoảng 200 Các ion vô cơ 1 khoảng 18 Tổng cộng 100 Bảng 2.2. Thành phần hóa học của tế bào vi khuẩn - [4] SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 6 13/10/2012 [...]... urease, cần cho sự sinh trưởng của vi khuẩn hydrogen Bảng 2.8 Tác dụng sinh lý của nguyên tố vi lượng – [1] Nếu thiếu nguyên tố vi lượng trong quá trình sinh trưởng thì hoạt tính sinh lý của vi sinh vật bị giảm sút, thậm chí ngừng sinh trưởng Do nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật là không giống nhau cho nên khái niệm về nguyên tố vi lượng chi có ý nghĩa tương đối Vi sinh vật thường tiếp nhận nguyên tố vi. .. 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương trường hợp các vitamin đối với người và động vật (nếu vi sinh vật này hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp được ra nó) Như vậy là những chất được coi là chất sinh trưởng của loại vi sinh vật này hoàn toàn có thể không phải là chất sinh trưởng đối với một loại vi sinh vật khác Hầu như... 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương 2.2.2.2 Dinh dưỡng nitơ Nguồn nitơ là nguồn cung cấp N cho vi sinh vật để tổng hợp nên các hợp chất chứa N trong tế bào Các vi sinh vật sử dụng nguồn dinh dưỡng này cũng chia làm 2 loại là tự dưỡng amin và dị dưỡng amin Tự dưỡng amin: Các vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng amin có khả... trên thì sự phát triển của vi sinh vật sẽ tăng lên rất nhiều Tuỳ thuộc vào khả năng sinh tổng hợp của từng loài vi sinh vật mà cùng một chất có thể là hoàn toàn không cần thiết (nếu vi sinh vật này tự tổng hợp nó) có thể là có tác dụng kích thích sinh trưởng (nếu vi sinh vật nào tự tổng hợp được nhưng nhanh chóng tiêu thụ hết) hoặc có thể là rất cần thiết đối với quá trình sinh trưởng phát triển, giống... được vi sinh vật sử dụng - [1] SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 9 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương Hình 2.1 Sản lượng sinh trưởng tối ưu khi vi sinh vật dị dưỡng sử dụng các nguồn C khác nhau – [1] Đường nói chung là nguồn cacbon và nguồn năng lượng tốt cho vi sinh vật Nhưng tuỳ từng loại đường mà vi sinh vật có những. ..Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương 2.2 Các chất dinh dưỡng và chức năng của mỗi loại 2.2.1 Phân loại Có nhiều các phân loại các chất dinh dưỡng của vi sinh vật như dựa vào nguồn chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn điện tử, … Dinh dưỡng cacbon Đồng hóa C từ CO2 hoặc các chất hữu cơ Dinh dưỡng nitơ Tự tổng hợp... năng của chúng 2.2.2.1 Dinh dưỡng cacbon SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 7 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương Nguồn cacbon là nguồn vật chất cung cấp C trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật Trong tế bào nguồn cacbon trải qua một loạt quá trình biến đổi hoá học phức tạp sẽ biến thành vật chất của bản thân tế bào và... 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương Các vi sinh vật thuộc loại hình Tự dưỡng quang năng vô cơ và Dị dưỡng quang năng hữu cơ có thể lợi dụng ánh sáng để sinh trưởng Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình diễn biến của môi trường sinh thái trong giai đoạn cổ xưa của Trái đất 2.2.3.2 Tự dưỡng hóa năng vô cơ và dị dưỡng hóa... dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương trung tâm hoạt tính ở các enzyme của vi sinh vật, duy trì tính ổn định của kết cấu các đại phân tử và tế bào, điều tiết và duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của tế bào, khống chế điện thế oxy hoá khử của tế bào và là nguồn vật chất sinh năng lượng đốivới một số loài vi sinh vật P, S, Mg, Ca, Na, K, Fe là những. .. trò sinh lý của chúng Hàm lượng SV: Nguyễn Trọng Luân – LHDA K53 15 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng GVHD : TS.Tống Thị Thanh Hương Na và Cl đặc biệt cao trong tế bào các vi sinh vật ưa mặn sống trong nước biển, đất vùng ven biển hoặc sống trên các loại thực phẩm ướp mặn Các vi sinh vật có thể được chia thành 3 nhóm : nhóm ưa mặn, thích hợp phát triển . thức rất nhỏ về vi sinh vật là Để tồn tại, vi sinh vật cần thực hiện những quá trình dinh dưỡng nào. Ý nghĩa của từng quá trình dinh dưỡng đối với sự phát triển của vi sinh vật . Cũng giống. CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI : Để tồn tại, vi sinh vật cần thực hiện những quá trình dinh dưỡng nào. Ý nghĩa của từng quá trình dinh dưỡng đối với sự phát triển của vi sinh vật GVHD. 13/10/2012 Các quá trình dinh dưỡng ở vi sinh vật và GVHD : ý nghĩa của từng nguồn dinh dưỡng TS.Tống Thị Thanh Hương Chương II. Các quá trình dinh dưỡng của vi sinh vật Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển,