Cha mẹ chia tay, đừng kéo con vào cuộc Cô em họ tôi ly hôn, chồng cô giành được quyền nuôi đứa con gái 5 tuổi. Trước toà, anh ta đã chứng minh được cô ấy “không đủ tư cách” nuôi dạy con. Sinh nhật con bé, anh ta cũng không cho cô ấy về thăm con, ngay cả xin nói chuyện điện thoại với con cũng không được. Có hôm cô ấy đến lớp thăm con, nó lạnh nhạt không sà vào tay mẹ như trước. Cô ấy dỗ dành mãi nó mới oà khóc và nói: “Bố bảo mẹ là con đàn bà hư đốn, mẹ xấu lắm. Bố bảo coi như mẹ chết Ảnh: Inmagine rồi. Nhưng con nhớ mẹ lắm. Con chỉ mong mẹ về với con?”. Cô ấy kể chuyện mà nước mắt lưng tròng. Cô hàng xóm nhà tôi ly dị vì chồng bồ bịch và cũng kiên quyết “truất” quyền thăm con của chồng, coi đó là một biện pháp “trừng phạt” anh ta. Ngày ngày cô nhồi vào đầu thằng bé những ý nghĩ xấu xa về bố nó. Mặc dù rất yêu bố, nhưng thằng bé “khôn ngoan” cũng biết là không nên làm mẹ phật lòng. Mỗi lần bố đến trường thăm con, thằng bé rất mừng và đòi bố đưa đi chơi. Thế nhưng khi mẹ đến đón, nhìn ánh mắt giận dữ của mẹ, thằng bé vội nói: – Hôm nay “lão ấy” lại cho con quà đây mẹ này. Ai cần mẹ nhỉ! Nghe những lời nói đó thốt ra từ miệng một đứa trẻ ngây thơ ai chẳng đau lòng. Những người cha, người mẹ khi quyết định đưa nhau ra toà thì hình như họ chỉ nghĩ đến bi kịch của bản thân mình. Vì thế, họ thường có những lời nói thậm tệ, mạt sát nhau trước mặt con cái, tìm mọi cách hạ nhục, trả thù nhau mà không ai đếm xỉa đến việc sẽ làm tổn thương con cái như thế nào. Trong tâm trạng tức tối, hận thù, nhiều khi người lớn không lựa chọn lời lẽ để bộc lộ tình cảm của mình, sau đó họ có thể sẽ quên đi, nhưng trẻ con thường ghi nhớ tất cả những gì nghe được khi mà cha mẹ nó trong lúc giận dữ đã buộc tội và nguyền rủa lẫn nhau. Điều đó nhất định sẽ để lại ảnh hưởng tiêu cực trong sự phát tiển tâm lý của trẻ. Và trước hết, nó phản ánh ngay trong mối quan hệ của đứa con với người mẹ hoặc người cha sẽ còn chung sống với nó. Trong quá trình giáo dục, nếu người nào bị mất uy tín với con trẻ thì sẽ rất khó dạy con. Tất cả những yêu cầu và đòi hỏi của người đó đưa ra thường được chấp nhận một cách miễn cưỡng. Bởi vậy, với các bậc cha mẹ, nếu như việc ly hôn là điều không thể tránh khỏi thì hãy coi đó là “việc riêng” giữa hai vợ chồng chứ đừng lôi kéo cả con cái vào cuộc. Chỉ có những người rất mực thước và minh mẫn mới có thể tránh được ý muốn gây ảnh hưởng đến con bằng cách bày ra cho nó thấy những điều xấu xa của cha hoặc mẹ nó. Trong khi đó, hiện tượng phổ biến của các vụ ly hôn là sự “mua chuộc” con ở cả hai bên cha mẹ. Cả hai đều tìm cách lôi kéo con về phía mình. Đứa trẻ nhận thức được tình huống rất nhanh, nó trở nên giả dối và vụ lợi, phỉnh nịnh làm vừa lòng cả cha lẫn mẹ. Cũng từ đây, tính cách của nó bắt đầu trở nên méo mó, bất thường. Những đứa trẻ mà cha mẹ ly hôn khi nó còn nhỏ không được quan tâm giáo dục đúng mức, lớn lên thường có những khiếm khuyết về tính cách và ít khi tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân sau này. Nếu các bậc cha mẹ có thể cư xử một cách có văn hoá với nhau khi ly hôn thì đó là một hoàn cảnh rất có ý nghĩa đối với con cái. Các chuyên gia tâm lý đã cảnh báo rằng, trẻ em – con cái của những gia đình ly hôn – thường dễ phạm pháp và rơi vào các tệ nạn xã hội nhiều hơn bởi chúng thiếu tình thương, mất lòng tin vào con người dẫn đến mất thăng bằng, khủng hoảng, ít có cơ hội thành đạt và hạnh phúc. Việc ly hôn của cha mẹ nếu không được chuẩn bị tốt có thể sẽ làm hỏng hoàn toàn cuộc đời của đứa trẻ. . Cha mẹ chia tay, đừng kéo con vào cuộc Cô em họ tôi ly hôn, chồng cô giành được quyền nuôi đứa con gái 5 tuổi. Trước toà, anh ta đã chứng. nó mới oà khóc và nói: “Bố bảo mẹ là con đàn bà hư đốn, mẹ xấu lắm. Bố bảo coi như mẹ chết Ảnh: Inmagine rồi. Nhưng con nhớ mẹ lắm. Con chỉ mong mẹ về với con? ”. Cô ấy kể chuyện mà nước. dạy con. Sinh nhật con bé, anh ta cũng không cho cô ấy về thăm con, ngay cả xin nói chuyện điện thoại với con cũng không được. Có hôm cô ấy đến lớp thăm con, nó lạnh nhạt không sà vào tay mẹ