Đề phòng những tai nạn bất ngờ cho trẻ em Trẻ em thường không có ý thức tự bảo vệ mình, vì vậy các bậc cha mẹ phải chú ý hết sức trong việc đề phòng những tai nạn bất ngờ cho trẻ em. Trẻ thường hoạt động theo một thói quen nhất định: ngủ dậy, ăn sáng, đi học, chơi với bạn bè. Khi có một sự cố xảy ra, phá vỡ thói quen đó thì chúng sẽ trở nên sợ hãi. Trong trường hợp có tai nạn, trẻ thường trông chờ vào sự giúp đỡ của người lớn. Bạn sẽ phản ứng thế nào? Nếu bạn bấm chuông báo động thì đứa trẻ cảm thấy lo sợ hơn, nó dường như thấy mối nguy hiểm đang gần kề. Còn nếu bạn tỏ thái độ nuối tiếc nó cảm thấy tai nạn mình gây ra là rất lớn. Cảm giác sợ hãi là bản chất tự nhiên của con người. Đối với trẻ em thì nó ảnh hưởng không chỉ lúc xảy ra tai nạn mà còn ảnh hưởng lâu dài về sau. Do đó, khi mối nguy hiểm đã thật sự qua đi, bạn hãy quan tâm tới tâm lý của trẻ bằng cách giúp trẻ có được cảm giác an toàn và thấy cuộc sống đã trở lại bình thường. Hãy dạy cho con bạn biết cách nhận ra những tín hiệu của mối nguy hiểm. Giúp trẻ hiểu được làm cách nào để có được sự giúp đỡ và dạy nó làm việc đó khi nào. Cố gắng giúp trẻ nhớ những thông tin quan trọng về gia đình, chẳng hạn như tên gia đình, địa chỉ, số điện thoại. Trẻ cũng nên biết cần gặp bố mẹ ở đâu trong trường hợp có vấn đề. Nếu trẻ còn quá bé thì bạn nên ghi những thông tin đó vào một cái thẻ phòng khi có sự cố thì trẻ có thể đưa nó cho người khác để giúp mình. Trước khi ra khỏi nhà bạn nên nhớ: Hãy cất đi những vật có thể di chuyển, rơi, vỡ, hoặc phát lửa vì chúng là những vật tiềm ẩn sự nguy hiểm Sửa chữa xong những thiếu sót trong hệ thống điện và ống dẫn ga. Cất những vật to và nặng khỏi những cái giá thấp Treo những bức tranh, gương xa giường Lưu ý những đồ đạc treo trên nhà Kiểm tra hệ thống làm nóng nước Sửa chữa những vết nứt trên trần hoặc dưới nền nhà Tách những vật dễ cháy ra xa nguồn lửa Để phục hồi nhanh sau khi tai nạn Ngay sau tai nạn, bạn hãy cố gắng làm giảm nỗi lo lắng và sợ hãi của trẻ. Hãy ở bên trẻ càng nhiều càng tốt và bình tĩnh giải thích cho trẻ tình huống đó khi bạn cảm thấy thích hợp nhất. Bạn nên khuyến khích trẻ nói chuyện bằng cách gợi ra những câu hỏi nhưng tránh nói nhiều về tai nạn. Hãy để trẻ tự mô tả về tai nạn và những cảm giác lúc đó để bạn có thể rút kinh nghiệm. Trong thời gian phục hồi, bạn nên đưa cho trẻ một số việc để làm. Điều này giúp trẻ cảm thấy cuộc sống đã trở lại bình thường và trẻ sẽ có cảm giác yên tâm. . Đề phòng những tai nạn bất ngờ cho trẻ em Trẻ em thường không có ý thức tự bảo vệ mình, vì vậy các bậc cha mẹ phải chú ý hết sức trong việc đề phòng những tai nạn bất ngờ cho trẻ em. Trẻ. thích hợp nhất. Bạn nên khuyến khích trẻ nói chuyện bằng cách gợi ra những câu hỏi nhưng tránh nói nhiều về tai nạn. Hãy để trẻ tự mô tả về tai nạn và những cảm giác lúc đó để bạn có thể rút. nhanh sau khi tai nạn Ngay sau tai nạn, bạn hãy cố gắng làm giảm nỗi lo lắng và sợ hãi của trẻ. Hãy ở bên trẻ càng nhiều càng tốt và bình tĩnh giải thích cho trẻ tình huống đó khi bạn cảm thấy