1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đề phòng tăng áp cao docx

5 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 246,43 KB

Nội dung

Đề phòng tăng áp cao Cao huyết áp là một chứng bệnh đỏng đảnh. Khoảng cách từ bệnh đến khỏe mạnh mong manh như một sợi chỉ. Những cơn bệnh “”chợt đến chợt đi” khiến bạn không biết thế nào để phòng ngừa. Tăng huyết áp (THA) là bệnh không chỉ tác hại lên tim mạch, mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ và suy thận, mù lòa, mất trí nhớ. Tuy nhiên, phần lớn người dân trong nước không biết chỉ số huyết áp của mình là bao nhiêu. Gần 1 tỉ người mắc bệnh THA Công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu mới đây về tác hại, ảnh hưởng của căn bệnh THA, do Liên đoàn Tim mạch học thế giới bảo trợ đã ghi nhận, hiện có gần 1 tỉ người trên thế giới đang mắc bệnh THA. Tại buổi truyền thông kiến thức cho cộng đồng ở TP.HCM về chủ đề “Bệnh THA, phòng ngừa và điều trị”, do Tạp chí Tim mạch học VN và Hội Tim mạch học (TP.HCM) tổ chức đầu tháng 7 vừa qua, GS.TS Nguyễn Mạnh Phan – Chủ tịch Hội Tim mạch học (TP.HCM) cho biết: THA được chia làm hai loại là THA nguyên phát và THA thứ phát, trong đó THA nguyên phát (tăng không rõ nguyên nhân) chiếm đến 93%- 95%. Còn THA thứ phát là từ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn do hở van động mạch chủ; u tủy thượng thận; do bệnh thận; cường giáp; do sử dụng thuốc làm giữ muối, nước… Ở những trường hợp THA không rõ nguyên nhân, người ta nghĩ đến nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây THA như: tuổi tác cao; giới (nữ ở độ tuổi sinh đẻ ít mắc bệnh tim mạch hơn nam giới); di truyền (cha mẹ mắc bệnh THA, sẽ có một tỷ lệ con cũng bị THA); béo phì; tiểu đường; hút thuốc lá; ít vận động; stress; thói quen ăn mặn… Cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh THA Đo kiểm tra là cách đơn giản nhất, dễ làm nhất để phát hiện sớm bệnh THA nhằm điều trị kịp thời. Theo hướng dẫn của PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh, để đo huyết áp, người được đo cần nằm, ngồi nghỉ khoảng 5 phút trước khi đo; không uống cà phê trước 1 giờ, không hút thuốc lá trước 15 phút; không dùng thuốc cường giao cảm (như thuốc nhỏ mũi)… Khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau thì nên đo huyết áp, đó là: nhức đầu (thường là sau gáy); xây xẩm; hồi hộp; dễ mệt; bất lực (ở nam giới); mờ mắt; dễ toát mồ hôi; yếu nửa người hay một chi; đau ngực; khó thở; tiểu nhiều; dễ xúc động; tăng cân. Với người lớn, dù trong người thấy bình thường, nhưng cũng cần đo huyết áp kiểm tra hằng năm. Thay đổi hành vi, lối sống không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, bia quá độ…; chế độ dinh dưỡng cần giảm muối, bớt mỡ, tăng cường rau, quả, trái cây tươi; vận động thể lực đều đặn… là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh THA. Cao huyết áp, là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu lên quá cao, và có thể gây ra nguy hiểm đến mạch máu hay những cơ quan khác trong cơ thể. Nếu bạn có trị số máu cao, điều đó cũng chưa thể khẳng định là bạn có chứng cao máu. Sự chẩn đoán của chứng bệnh này phải được thường xuyên theo dõi với Bác sĩ hoặc qua những trung tâm Y tế. Đối với những người lớn tuổi, nếu chỉ số là 140/90 trở lên, thì được xác định là cao máu. Tuy nhiên, với những người có bệnh thận, tiểu đường, hoặc mập phì, thì chỉ số này sẽ thấp hơn : 130/80 . Đề phòng tăng áp cao Cao huyết áp là một chứng bệnh đỏng đảnh. Khoảng cách từ bệnh đến khỏe mạnh mong manh như. trái cây tươi; vận động thể lực đều đặn… là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh THA. Cao huyết áp, là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu lên quá cao, và có thể gây ra nguy hiểm. như một sợi chỉ. Những cơn bệnh “”chợt đến chợt đi” khiến bạn không biết thế nào để phòng ngừa. Tăng huyết áp (THA) là bệnh không chỉ tác hại lên tim mạch, mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w