1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

40 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 882,5 KB

Nội dung

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀMẬU DỊCH CHÂU ÁTóm tắt:Bài nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm rằng Cán cân thương mại của Trung Quốcrất nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên,căn cứ theo mức độ thặng dư thương mại hiện tại thì chính sách Tỷ giá hối đoái, mộtmình nó, sẽ không thể nào giải quyết được sự mất cân bằng này. Sự giảm sút trongthặng dự thương mại được giới hạn vì nhập khẩu Trung Quốc không tương ứng với sựtăng giá Tỷ giá hối đoái. Thực tế, nó có xu hướng giảm xuống thay vì tăng lên.Bằng việc ước lượng hàm nhập khẩu song phương của Trung Quốc và đối tácthương mại chính của Trung Quốc, tác giả nhận thấy rằng những phản ứng của nhậpkhẩu đối với sự tăng giá của Tỷ giá hối đoái được ghi nhận chủ yếu ở các quốc giaĐông Nam Á còn những quốc gia khác thì không. Đây có thể là do hệ quả trực tiếpcủa việc “hội nhập theo chiều dọc” ở các nước Châu Á như là mộtphần lớn của nhậpkhẩuTrung Quốc từ các quốc gia Đông Nam Á là để phục vụ cho việc tái xuất khẩu.Tác giả cũng nhận thấy rằng xuất khẩu từ các nước Châu Á phản ứng nghịch biến vớisự tăng giá của đồng Nhân dân tệ, những điểm này chỉ ra sự phụ thuộc của xuất khẩucác nước này vào Trung Quốc.1. GIỚI THIỆUThị phần của Trung Quốc trong thương mại thế giới đã tăng rất nhanh trongnhững năm qua. Trên thực tế, Trung Quốc đã là một trong những nhà xuất khẩu lớnnhất thế giới, cùng với Đức và Mỹ.Cán cân thương mại của Trung Quốc hầu như cân bằng cho đến thời gian gầnđây. Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại nước nàychỉ là 32 tỷ USD (tương đương 1,7% GDP) vào năm 2004 (Biểu đồ 1). Tuy nhiên,trong giai đoạn 2005 – 2007, thặng dư thương mại tăng vọt: đạt gần 180 tỷ USD vàonăm 2006 (gần 7% GDP của Trung Quốc) và tiếp tục tăng trong năm 2007. Trongthực tế, thặng dư tài khoản vãng lai lên tới hơn 10% GDP trong năm 2007.Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang duy trì tỷ giáhối đoái thấp để thu lợi từ nhu cầu của nước ngoài và đạt được mức độ tăng trưởngcần thiết. Ngoài ra, đã có những nghi ngờ rằng tỷ giá hối đoái có thể là một công cụhiệu quả trong việc làm giảm thặng dư thương mại, vì Trung Quốc là một nền kinh tếđang trong thời kỳ quá độnên giá cả vẫn còn đóng vai trò hạn chế trong các quyết địnhcung và cầu.Biểu đồ 1. Cán cân thương mại của Trung Quốc và tỷ giá thực hiệu lực (tỷ giá thực đaphương – REER), số liệu hàng tháng

CHÍ N N H SÁ C C H TỶ G V À GVH D Võ Duy Mi n G IÁ H Ố À MẬU D D : TS Nguy ễ N H n h / Âu Hải K Ố I ĐOÁI ỊCH C H ễ n Khắc Q H ÓM 5 K hắc Nguyê CỦA T H ÂU Á Q uốc Bảo n / Võ Tuấ n T RUNG n Vũ QUỐC 1 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Tóm tắt: Bài nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm rằng Cán cân thương mại của Trung Quốc rất nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, căn cứ theo mức độ thặng dư thương mại hiện tại thì chính sách Tỷ giá hối đoái, một mình nó, sẽ không thể nào giải quyết được sự mất cân bằng này. Sự giảm sút trong thặng dự thương mại được giới hạn vì nhập khẩu Trung Quốc không tương ứng với sự tăng giá Tỷ giá hối đoái. Thực tế, nó có xu hướng giảm xuống thay vì tăng lên. Bằng việc ước lượng hàm nhập khẩu song phương của Trung Quốc và đối tác thương mại chính của Trung Quốc, tác giả nhận thấy rằng những phản ứng của nhập khẩu đối với s ự tăng giá của Tỷ giá hối đoái được ghi nhận chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á còn những quốc gia khác thì không. Đây có thể là do hệ quả trực tiếp của việc “hội nhập theo chiều dọc” ở các nước Châu Á như là mộtphần lớn của nhập khẩuTrung Quốc từ các quốc gia Đông Nam Á là để phục vụ cho việc tái xuất khẩu. Tác giả cũng nhậ n thấy rằng xuất khẩu từ các nước Châu Á phản ứng nghịch biến với sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ, những điểm này chỉ ra sự phụ thuộc của xuất khẩu các nước này vào Trung Quốc. 1. GIỚI THIỆU Thị phần của Trung Quốc trong thương mại thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm qua. Trên thực tế, Trung Quốc đ ã là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, cùng với Đức và Mỹ. Cán cân thương mại của Trung Quốc hầu như cân bằng cho đến thời gian gần đây. Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại nước này chỉ là 32 tỷ USD (tương đương 1,7% GDP) vào năm 2004 (Biểu đồ 1). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005 – 2007, thặng dư thương mại tăng vọt: đạt gần 180 tỷ USD vào năm 2006 (gần 7% GDP của Trung Quốc) và tiếp tục tăng trong năm 2007. Trong thực tế, thặng dư tài khoản vãng lai lên tới hơn 10% GDP trong năm 2007. Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang duy trì tỷ giá hối đoái thấp để thu lợi từ nhu cầu của nước ngoài và đạt được mức độ tăng trưởng cần thiết. Ngoài ra, đã có những nghi ngờ rằng tỷ giá h ối đoái có thể là một công cụ hiệu quả trong việc làm giảm thặng dư thương mại, vì Trung Quốc là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độnên giá cả vẫn còn đóng vai trò hạn chế trong các quyết định cung và cầu. Biểu đồ 1. Cán cân thương mại của Trung Quốc và tỷ giá thực hiệu lực (tỷ giá thực đa phương – REER), số liệu hàng tháng 2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Trung Quốc đang đối mặt với một áp lực lớn từ các nước công nghiệp, buộc phải nâng giá đồng Nhân dân tệ. Trong thực tế, tỷ giá hiệu lực thực (REER) đã tăng rất mạnh từ năm 1994 đến cuối năm 1997 và có xu hướng giảm kể từ đó cho đến khi chuyển sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn được công bố vào tháng 7/2005. Sau đó, đồng Nhân dân tệ đ ã tăng giá tính theo giá trịhiệu lực thực. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Theo kết quả nghiên cứu, một sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ sẽ làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc trong dài hạn nhưng hiệu lực cuả nó cũng bị giới hạn. Một thay đổi nhỏ- như là quy mô của sự mất cân bằng – được giải thích chủ yếu dự a trên tính co giãn đặc trưng của giá cả tác giả nghiên cứu cho nhập khẩu, điển hình: nhập khẩu Trung Quốc ảnh hưởng ngược chiều bởi sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ. Bằng việc ước lượng hàm nhập khẩu song phương, tác giả phát hiện ra rằng nhập khẩu từ các nước Châu Á có xu hướng giảm nhưng các nước khác thì không. Kết quả nghiên cứu rõ ràng này có thể giúp giải thích được bả n chất cụ thể của mậu dịch nội vùng ờ Châu Á, hay nói cách khác là “hội nhập theo chiều dọc”. Thực tế, nhập khẩu của Trung Quốc từ các khu vực còn lại cuả Đông Nam Á chủ yếu hướng về tái xuất khẩu. Thêm vào đó, tác giả có những bằng chứng chỉ ra rằng các nước Châu Á không có khả năng bù vào phần thiếu hụt xuất khẩu sang Trung Quốc bằng việc tăng cường xuất khẩu sang các nước khác khi mà tổng xuất khẩu của họ bị ảnh hưởng ngược chiều của sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ. Nói cách khác, xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á có vẻ như là để bổ sung hơn là để thay thế cho xuất khẩu Trung Quốc. 3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Vì sao phải thực hiện nghiên cứu: Độ lớn của thặng dư thương mại Trung Quốc làm cho bài nghiên cứu có giá trị quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc mà đối với phần còn lại của thế giới. Mặc dù là điểm nhấn chung trong các bài nghiên cứu, những lý thuyết hiện tại vẫn chưa thuyết phục.Việc thiếu các dữ liệu thích hợp và chuỗi thời gian dài đã không khuyến khích vi ệc nghiên cứu mối liên hệ giữa Tỷ giá hối đoái và mậu dịch Trung Quốc. Đa phần các bài viết tập trung nhiều vào việc ước tính Tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn hoặc tìm hiểu việc áp dụng cơ chế Tỷ giá hối đoái nào là phù hợp với nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi hai câu hỏi đó rất hữu ích, một bài nghiên cứu cấp thiết nêu ra quy mô mất cân bằng quốc tế - là li ệu rằng Trung Quốc có nên làm cho đồng tiền tăng giá như là một công cụ để làm giảm thặng dư thương mại khổng lồ. Trong khi có nhiều ước lượng thú vị về các tác động lên thị phần xuất nhập khẩu nhưng lại không có kết luận nào được đưa ra đối với tài khoản thương mại. Thực tế, không có phương pháp đồng liên kết nào được sử dụng nên vì thế chỉ có sự co dãn trong ngắn hạn có thể được ước lượng. Phần lớn các nghiên cứu trước đây đã tìm ra rằng một sự tăng giá thực của Tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Kết quả này tác động mạnh đến phương pháp nghiên cứu, khung thời gian và dữ liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lên nhập khẩu Trung Quốc do sự co giãn Tỷ giá hối đ oái thì còn mơ hồ. Trong khi những nghiên cứu trước đây phát hiện ra một sự tăng giá làm gia tăng nhập khẩu của Trung Quốc, những nghiên cứu gần đây đã khép lại với những phát hiện khác nhau. Tổng kết lại, chưa có các kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của sự tăng giá đồng Nhân dân tệ lên cán cân thương mại của Trung Quốc có thể được tiến hành dựa trên những nghiên cứu tr ước đây. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào tác động của Tỷ giá hối đoái thực lên mậu dịch của Trung Quốc với nhiều dữ liệu gần đây. Thực tế, phương pháp đồng liên kết được sử dụng để tập trung vào phát triển cơ cấu dài hạn. Tác giả cũng mở rộng nghiên cứu từ việc kết hợp hàm nhập khẩu và hàm xuất khẩu thành một hàm song phương để nghiên cứu liệu rằng có sự khác biệt lớn tồn tại giữa đối tác thương mại của Trung Quốc. 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: Các lý thuyết hiện có vể tác động của sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ lên mậu dịch của Trung Quốc có thể phân ra làm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất, cho thấy các chứng cứ của sự tăng giá thự c của đồng Nhân dân tệ làm giảm cán cân thương mại, hoặc thông qua xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc cả hai. Nhóm thứ hai, cho thấy không có ý nghĩa tác động lên cán cân thương mại hoặc thậm chí là một tác động tích cực. 4 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Nhóm thứ nhất, Cerra và Dayal-Gulati (1999) ước tính sự co giãn của giá cả của xuất khẩu TQ và nhập khẩu trong giai đoạn 1983-1997 với mô hình hiệu chỉnh sai số và tìm ra nó có tác động ngược chiều và có ý nghĩa với xuất khẩu (-0.3) và cũng có ý nghĩa đối với nhập khẩu (0.7). Thực tế, họ chỉ ra rằng cả hai sự co dãn này tăng theo thời gian. Dees (2001) phát triển dựa trên các phân tích trước đây bằng sự tách biệt xuất kh ẩu và nhập khẩu TQ ra làm 2 phần, theo cách này (Vd: Nhập khẩu linh kiện phục vụ lắp ráp) và theo cách thông thường. Ông ấy phát hiện ra, trong dài hạn, sự tăng giá của Tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu. Ông ấy cũng cho biết xuất khẩu thông thường nhạy cảm với giá cả hơn gia công để xuất khẩu và nhập khẩu để gia công tăng nhẹ trong trường hợp đồng Nhân dân tệ tăng giá. Benassy-Quere và Lahreche-Revil (2003) tính toán sự ảnh hưởng của mỗi 10% giảm giá thực của đồng Nhân dân tệ và cho biết một sự gia tăng của Xuất khẩu Trung Quốc vào các nước OECD và một sự giảm nhập khẩu TQ từ các nước đang phát triển ở Châu Á nếu Tỷ giá hối đoái của các nước này không đổi. Kamada và Takagawa (2005) mô phỏng mô hình để tính toán tác động của việc cải cách Tỷ giá hối đoái Trung Quốc. Họ chỉ ra rằng c ứ mỗi 10% nâng giá Tỷ giá hối đoái làm tăng nhẹ nhập khẩu Trung Quốc trong khi tác động lên xuất khẩu rất nhỏ. Yue và Hua (2002) và Eckaus (2004) cả hai đều công nhận các kết quả nghiên cứu trước đây rằng một sự tăng giá của Tỷ giá hối đoái thực làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Cerra và Dayal – Guyati, với các số liệu gần đây, Yue và Hua chỉ ra rằng xuất khẩu Trung Quốc trở nên nhạy cảm với giá cả. Voon, Guangzhong và Ran(2006) sử dụng dữ liệu theo ngành trong giai đoạn 1978-1998 và kết hợp với mức độ định giá cao đồng Nhân dân tệ khi tính toán hàm xuất khẩu của TQ; họ cũng tìm ra một sự tác động ngược chiều giữa sự tăng giá Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu của Trung Quốc. Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất khẩu TQ và nhập khẩu từ các nước G3 sử d ụng dữ liệu hàng quý. Trong dài hạn, một sự tăng giá của Tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa trong việc giảm xuất khẩu. Thay vào đó, hoặc nhập khẩu thông thường hoặc nhập khẩu để gia công dường như đều bị ảnh hưởng bởi (Tỷ giá thực hiệu lực) REER. Trong bất kì trường hợp nào, kết quả khó làm sáng tỏ khi mà nó không chỉ ra rõ ràng làm cách nào họ làm giảm xuất khẩu và nhậ p khẩu và số lượng các quan sát rất ít. Thorbecke (2006) sử dụng mô hình lực hấp dẫn (mô hình tương hỗ) để nghiên cứu tác động của sự thay đổi TGHĐ lên mô hình mậu dịch tam giácở Châu Á. Kết thúc, ông ấy tách xuất khẩu ra thành thị trường hàng hóa trung gian, hàng hóa vốn và hàng hoá sau cùng. Kết quả của ông ấy chỉ ra rằng cứ mỗi 10% sự tăng giá đồng Nhân dân tệ làm giảm xuất khẩu hàng hóa cuối cùng của Trung Quốc đến 13%. Tuy nhiên, s ự tăng giá không có ý nghĩa tác động đến nhập khẩu Trung Quốc từ Mỹ. 5 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Shu và Yip (2006) ước tính tác động của sự thay đổi TGHĐ lên nền kinh tế TQ - như là một tổng thể và tìm ra rằng một sự tăng giá có thể làm giảm xuất khẩu do tác động của tác động dịch chuyển chi tiêu kết quả là làm giảm tổng cầu. Nhóm thứ 2, Jin (2003) ước tính các mối quan hệ giữa lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thanh toán của Trung Quốc và kết luận rằng việc nâng giá trị th ực đồng nội tệ có xu hướng làm tăng thặng dư cán cân thanh toán. Cerra và Saxena (2003) sử dụng dữ liệu theo ngành để nghiên cứu hành vi của các nhà xuất khẩu TQ và tìm ra rằng giá xuất khẩu cao hơn sẽ làm tăng thặng dư của xuất khẩu, cụ thể trong những năm gần đây. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không tác động mạnh đến xuất khẩu. Trong một vài trường hợp, kết quả củ a họ - như những nghiên cứu khác với dữ liệu theo khu vực - cần được xem xét một cách cẩn thận vì chỉ có khoảng một nửa lượng xuất khẩu của Trung Quốc được đề cập trong dữ liệu theo khu vực và không có một sự điều chỉnh về lượng được phản ánh trongtrong chuỗi đơn vị giá cả. Marquez và Schindler (2006) họ sử dụng thị phần của mậ u dịch thế giới thay vì khối lượng xuất nhập khẩu để tránh việc sử dụng các yếu tố đại diện cho giá cả xuất nhập khẩu Trung Quốc. Theo kết quả thu được, sự nâng giá thực của đồng Nhân dân tệ làm giảm thị phần xuất khẩu cũng như nhập khẩu, ít nhất là trong trường hợp thương mại hàng hóa thông thường. Mặc dù kết quả rất thú v ị nhưng những tác động được ước lượng trên thị phần xuất nhập khẩu nên không có kết luận nào có thể rút ra đối với tài khoản thương mại. Ngoài ra, các kỹ thuật đồng liên kết không được sử dụng nên chỉ có thể ước lượng được độ co dãn trong ngắn hạn. 6 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 7 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 8 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Để ước lượng mức độ nhạy cảm xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tác động đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực đồng NDT, tác giả ước lượng các phương trình chuẩn cho xuất khẩu và nhập khẩu. Phương pháp: kỹ thuật đồng liên kết bởi vì tác giả quan tâm đến mối quan hệ dài hạn. Ngoài ra, tác giả sử dụng một hình thức rút gọn các phương trình xu ất khẩu và nhập khẩu để tránh độ lệch phương trình cân bằng độ dốc mà có thể là kết quả từ việc ước lượng hàm cung và hàm cầu riêng lẻ. Tuy nhiên để tránh các vấn đề tiềm tàng với những biến đã bị loại bỏ, tác giảđưa vào định thức cung và cầu vào phương trình rút gọn. Có hai hàm ước lượng như sau: Trong đó: X t : khối lượng xuất khẩu từ Trung Quốc, M t : khối lượng nhập khẩu vào Trung Quốc, REER t : tỷ giá thực hiệu lực của đồng NDT, Y* t : nhu cầu nước ngoài, Y t : nhu cầu nội địa. Các thông số ước tính là α 1 : độ co dãn của xuất khẩu theo tỷ giá, α 2 : độ co dãn của xuất khẩu theo thu nhập, β 1 : độ co dãn của nhập khẩu theo tỷ giá, β 2 : độ co dãn của nhập khẩu theo thu nhập. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực gia công trong nền kinh tế Trung Quốc, tác giả ước lượng một phương trình riêng cho xuất khẩu gia công và xuất khẩu thông thường. Tương tự, tác giả phân biệt nhập khẩu để gia côngvà nhập khẩu thông thường. Đồ thị A1.1 và A1.2 (Phụ lục 1) chỉ ra xu hướng trong xuất khẩu hàng gia công và xuất khẩu hàng thông thường. Có sự tă ng nhanh hơn từ năm 2001 trở đi, cùng với việcTrung Quốc gia nhập WTO. Một khó khăn lớn trong khi làm việc với dữ liệu thương mại của Trung Quốc là những giá trị và khối lượng không dễ dàng tách ravì chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu không tồn tại ở mức độ tổng thể. Vì vậy, tác giả phải sử dụng các dữ liệu khác để thay thế cho dữ liệu về giá.Để đại diện cho giá xuất khẩu tác giả dùng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI). Lý do tại sao tác giả lấy một mức giá chung làm thước đo là vì Cục thống kê quốc gia Trung Quốc không cung cấp chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá bán buôn (WPI) cho toàn bộ mẫu. Đối với giá nhập khẩu, tác giả tính toán chỉ số giá xuất khẩu (có trọng số ) của 25 đối tác thương mại quan trọng nh ất của Trung Quốc và điều chỉnh giảm nhập khẩu của Trung Quốc với chỉ số này (nguồn dữ liệu được chỉ ra trong Bảng A1.1, Phụ lục 1). Như một sự kiểm định độ tin cậy, tác giả sử 9 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo dụng giá xuất khẩu của Hong Kong như là đại diện cho giá xuất khẩu của Trung Quốc và kết quả vẫn không đổi. Tỷ giá thực hiệu lực (REER) được hình thành từ số liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF và được xây dựng như sau: Trong đó: N là số lượng tiền tệ được tính trong chỉ số, w i là trọng số của tiền tệ thứ i, rer i,t là tỷ giá thực song phương tương ứng với mỗi đối tác thương mại của Trung Quốc. Tác giả cũng sử dụng REER được xây dựng bởi BIS như một sự kiểm định độ tin cậy nhưng kết quả không thay đổi. Tác giả mong đợi rằng độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá sẽ âm do các sản phẩm của TQ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Dấu hiệ u của sự kỳ vọng của độ co giãn của nhập khẩu theo tỷ giá chưa rõ ràng với trường hợp của Trung Quốc. Một sự tăng giátỷ giá hối đoái thựcsẽ thúc đẩy nhập khẩu nếu sức mua tăng mạnh hơn do sự giảm nhu cầu tiếp theo sự sụt giảm liên đớitrong xuất khẩu. Sự phản ứng phụ thuộc nhiều vào c ấu trúc của nhập khẩu. Nếu các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm nội địa, thì độ co giãn theo giá sẽ dương i.e Một sự tăng giáTỷ giá hối đoái làmtăng nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu chủ yếu là các linh kiện và các thiết bị đầu tư hướng đến nền công nghiệp xuất khẩu, loại hàng hóa có số lượ ngrất lớn trong trường hợp Trung Quốc, chúng có thể sẽ có tác động tiêu cực bởi sự tăng giá tỷ giá hối đoái như trong trường hợp xuất khẩu. Nhu cầu nước ngoài đối với xuất khẩu Trung Quốc được đo lường dựa trên lượng nhập khẩu của thế giới (không bao gồm nhập khẩu vào Trung Quốc) và được điều chỉnh giảm bởi chỉ số giá nhập khẩu toàn cầu. Hiển nhiên, một số thước đo dựa vào sản lượng có thể đã được sử dụng nhưng không có dữ liệu hàng tháng. Thêm vào đó, loại dữ liệu này khó nắm bắt sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới trong những năm gần đây (rõ ràng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP) do việc mở cửa của các nền kinh tế mới nổi. Đố i với nhu cầu nội địa của Trung Quốc về hàng nhập khẩu thông thường, tác giả sử dụng sản lượng hàng công nghiệp. Tất nhiên GDP là thước đo đầy đủ hơn về sản lượng nền kinh tế nhưng cơ quan thống kê của Trung Quốc vẫn chưa công bố số liệu GDP hàng quý cho giai đoạn 1994 – 2005 cho đến khi có sự cải cách mạnh mẽ về thống kê năm 2005. Về nh ập khẩu để gia công, tác giả sử dụng sản lượng xuất khẩu hàng đã gia công như là nhân tố cầu trong dài hạn. Dấu hiệu mong đợi là co giãn của thu nhập dương với cả xuất khẩu và nhập khẩu. Các biến kiểm soát bổ sung đã được đưa vào các phương trình xuất nhập khẩu trên cơ sở phù hợp với lý thuyết thương mại cũng như trường hợp Trung Quố c. Đối với xuất khẩu, tác giả kiểm định sự phù hợp của chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng ở Trung Quốc như là một công cụ chính sách nhằm khuyến khích hoặc hạn chế xuất [...]... Nguyễn Khắc Quốc Bảo 15 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á nâng giá trị thực của đồng Nhân dân tệcó thể xảy ra giữa các quốc gia Tiên nghiệm của tác giả là nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ phản ứng tiêu cực đối với sự tăng giá đồng Nhân dân tệ, chủ yếu là các sản phẩm trung gian để lắp ráp và tái xuất Ngược lại, nhập khẩu từ các quốc gia khác dự kiến sẽ phản ứng một cách mơ... khẩu của Đài Loan Biểu đồ 4 – Tỷ trọng xuất khẩu của một số nước châu Á đến Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong năm 2005 (đơn vị: %) Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 19 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Vì vậy, kết quả của tác giả cho thấy một sự nâng giá đồng Nhân dân tệ làm giảm nhập khẩu từ các nước châu Á còn lại đến Trung Quốc Các nước châu Á nên... ròng của chính sách tỷ giá hối đoái lên thặng dư thương mại Dựa trên độ co giãn ước tính của tác giả trong khoảng thời gian từ khi gia nhập WTO, một sự gia tăng 5% tỷ giá thực hiệu lực của đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn đến một Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 21 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á sự sụt giảm khoảng 7% trong khối lượng xuất khẩu năm 2005 Khi tác giả... kém phát triển giữa Nga và Trung Quốc Nếu năng lực vận tải đường sắt được tận dụng, cho dù mức cầu có cao hơn thì dầu cũng không được vận chuyển sang Trung Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 18 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Quốc Ngược lại, nhập khẩu của Úc tăng lên theo giá trị gia tăng công nghiệp của Trung Quốc Bảng 4 – Cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc. .. Nhân dân tệ Kết quả khác biệt này là do ngoài thiết bị điện tử, Malaysia còn xuất khẩu với số lượng lớn dầu và các nguyên liệu khác Như vậy, các kết quả từ các phương trình xuất khẩu của các nước châu Á rất gần với kết quả của phương trình Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 20 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á nhập khẩu song phương của Trung Quốc, vì thế xuất... Khắc Quốc Bảo 11 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á mại Trung Quốc khi nào và mức độ bao nhiêu Các thông tin thực tế đã chỉ ra năm 2000 là một một cột mốc khi mà việc mở cửa của Trung Quốctrở nên rõ ràng hơn Tác giả đã tìm thấy một sự phá vỡ cấu trúc vào đầu năm 2000 thông qua kiểm định Chow Do đó, để kiểm tra xem ngoại thương Trung Quốc có trở nên nhạy cảm hơn về giá khi... toán rất thô sơ, ví dụ, các hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá xuất khẩu và giá nhập khẩu và từ đó chuyển dịch vào thặng dư thương mại Rất có thể những con số của tác giả đánh giá quá cao sự sụt giảm thặng dư thương mại khi nâng giá đồng nội tệ, giá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể sẽ tăng lên do đó tác động thực tế đến cán cân thương mại có thể nhỏ hơn đáng kể Mặt khác, sự biến động của. .. Quốc ở châu Á Dạng của phương trình cũng giống với phương trình xuất khẩu của Trung Quốc đã trình bày ở trên, tác giả giải thích xuất khẩu thông qua tỷ giá thực hiệu lực (REER) của mỗi quốc gia và nhu cầu của thế giới Ngoài ra, tác giả đưa thêm vào phương trình tỷ giá thực hiệu lực của Trung Quốc để làm biến giải thích Các dữ liệu về tỷ giá hối đoái cũng được tính toán dựa trên CPI và nhu cầu của thế giới... Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 17 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á gia tăng giá trị thực đồng Nhân dân tệ làm giảm nhập khẩu từ tất cả các nước châu Á sang Trung Quốc Hệ số có ý nghĩa thống kê đối với Hàn Quốc và Thái Lan.Đối với các nước có thu nhập cao như Mỹ, Đức và Nhật Bản, hệ số âm nhưng không có ý nghĩa thống kê Chỉ có Nga và Úc có hệ số dương nhưng cũng... TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 12 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á Tác động tích cực dài hạn của nhu cầu thế giới đến xuất khẩu của Trung Quốc là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ khoản thời gian mẫu nhưng lại có ý nghĩa kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, đối với cả xuất khẩu hàng gia công lẫn hàng thông thường Kết quả này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã phải đối

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w