Vấn đề xác định lãi suất trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền không có lãi Ths. Nguyễn Thị Hạnh Giảng viên khoa đào tạo Thẩm phán Học viện Tư pháp Trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự, các vụ án về hợp đồng vay tài sản nói chung, hợp đồng vay tiền không có lãi nói riêng chiếm tỷ lệ tương dối lớn mà trong đó, xác định lãi suất trong hợp đồng vay tiền không không có lãi là một trong những vấn đề vướng mắc hay xảy ra. Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) đã có các quy định cụ thể tạo cơ sở pháp lý để các Tòa án giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản song khi giải quyết các vụ án về hợp đồng vay tài sản không có lãi (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) vẫn có sự khác nhau trong việc áp dụng các quy định của BLDS về việc xác định lãi suất chậm trả.
Trang 1Vấn đề xác định lãi suất trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
vay tiền không có lãi
Ths Nguyễn Thị Hạnh Giảng viên khoa đào tạo Thẩm phán- Học viện Tư pháp
Trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự, các vụ án về hợp đồng vay tài sản nói chung, hợp đồng vay tiền không có lãi nói riêng chiếm tỷ lệ tương dối lớn mà trong đó, xác định lãi suất trong hợp đồng vay tiền không không có lãi là một trong những vấn đề vướng mắc hay xảy ra Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) đã có các quy định cụ thể tạo cơ sở pháp
lý để các Tòa án giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản song khi giải quyết các vụ
án về hợp đồng vay tài sản không có lãi (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) vẫn có sự khác nhau trong việc áp dụng các quy định của BLDS về việc xác định lãi suất chậm trả
1 Tình huống trao đổi
Ngày 20/5/2010, ông Nguyễn Văn T cư trú tại số nhà 145 phố A, quận B, thành phố
H cho bà Nguyễn Thị N cư trú tại 32 phố M, quận Đ, thành phố H vay số tiền 200 triệu đồng thời hạn vay 3 tháng Trong hợp đồng vay này, hai bên không thỏa thuận bên vay bà
N phải trả tiền lãi cho ông T Bà N cam kết trả nợ đầy đủ cho ông T vào ngày 20/8/2010 Đến hạn trả nợ, bà N không trả được số tiền vay nên ngày 12/6/2011, ông Nguyễn Văn T
đã khởi kiện bà Nguyễn Thị N ra TAND quận Đ, thành phố H yêu cầu bà N phải trả số nợ gốc 200.000.000 đồng và tiền lãi tính từ ngày bà N chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay Tòa án quận Đ đã thụ lý vụ án Trong quá trình giải quyết vụ án trên, liên quan đến vấn đề xác định tiền lãi suất tính từ ngày quá hạn bà N phải trả nợ đến thời điểm xét xử sơ thẩm đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu trao đổi
2 Quan điểm và bình luận
Thực tiễn xét xử khi áp dụng các quy định hiện hành của BLDS về vấn đề này đang tồn tại các quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: căn cứ vào quy định khoản 2 Điều 305 BLDS thì bên
có nghĩa vụ chậm trả tiền phải trả lãi với số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán Vì thế, bên
bị đơn bà N phải có nghĩa vụ trả 200 triệu đồng nợ gốc và tiền lãi suất trong thời gian chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm cho nguyên đơn ông T
Quan điểm thứ hai cho rằng: căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS để
buộc bị đơn bà N phải chịu lãi suất cơ bản đối với số tiền gốc từ ngày đến hạn trả đến ngày xét xử sơ thẩm là không đúng Bởi lẽ khoản 4 Điều 474 BLDS quy định: “Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn, bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước
công bố tương ứng thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ nếu có thỏa thuận.” Ở đây, theo
tình tiết vụ án thì giữa các đương sự ông T và bà N không có thỏa thuận về việc bà N phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi chậm trả nên không có cơ sở buộc bị đơn bà N phải trả lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cho nguyên đơn ông T
Chúng tôi cho rằng, khi giải quyết loại tranh chấp về hợp đồng vay không có lãi chúng ta cần áp dụng các quy định của BLDS về loại hợp đồng vay này để giải quyết Qua nghiên cứu các quy định của BLDS vấn đề lãi suất chậm trả đang được điều chỉnh bởi 2 điều luật là khoản 4 Điều 474 và khoản 2 Điều 305 BLDS
Tại khoản 4 Điều 474 BLDS quy định:
“4 Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
Trang 2không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.”
Khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“2 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời
gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Trong cuốn Sổ tay thẩm phán của Tòa án nhân dânTối cao đã tập huấn cho toàn ngành tòa án có nội dung hướng dẫn áp dụng để giải quyết đối với cả hợp đồng vay tiền không có lãi như sau:“Thẩm phán cần xác định là quan hệ vay có thời hạn hay không có thời hạn, có lãi hay không có lãi để xác định loại hợp đồng, trên cơ sở đó xác định phạm vi thu thập chứng cứ và luật áp dụng phù hợp Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không
có lãi (khoản 1 điều 477 BLDS 2005), thì bên cho vay có thể đòi nợ bất cứ lúc nào, bên vay cũng có quyền trả nợ bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho nhau biết trước trong thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác
Khi bên cho vay đã thông báo đòi nợ mà bên vay không trả được nợ, thì ngay sau
đó là ngày vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán) Dù là vay không có lãi thì bên vay vẫn phải trả cho bên cho vay một khoản lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ Khoản lãi này được tính theo lãi suất cơ bản (khoản 2 điều 305 BLDS năm 2005) của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm với thời hạn kể từ ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi xét xử sơ thẩm”1
Như vậy, theo nội dung hướng dẫn nêu trên thì dù là hợp đồng vay tiền không có lãi, bên vay vẫn phải trả cho bên cho vay một khoản lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ Căn
cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 thì khoản lãi này được tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm với thời hạn kể
từ ngày chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi xét xử sơ thẩm
Đối chiếu nội dung các quy định tại khoản 4 Điều 474, khoản 2 Điều 305 BLDS
2005 với nội dung hướng dẫn tại Sổ tay Thẩm phán vừa viện dẫn nêu trên, chúng tôi thấy
có sự “vênh” nhau về cách xác định lãi suất chậm trả trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền không có lãi Từ sự khác nhau trong quy định của Bộ luật dân sự 2005 và nội dung hướng dẫn của Sổ tay Thẩm phán mà trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay không có lãi các Thẩm phán đã có sự lúng túng, vướng mắc trong xác định số tiền lãi chậm trả nên cũng đã dẫn đến việc áp dụng khác nhau, tạo nên sự thiếu thống nhất trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng vay không có lãi
Nghiên cứu nội dung các quy định của BLDS, điều chỉnh vấn đề này chúng tôi cho rằng xét về logic ngôn ngữ, nội dung quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS cho chúng ta thấy rõ ràng là bên vay chỉ phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo mức lãi suất cơ bản
của Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ với điều kiện là các bên trong quan hệ hợp đồng vay không có lãi có thỏa thuận (có thể thỏa
thuận trong hợp đồng vay hoặc thỏa thuận riêng) Nội dung quy định khoản 2 Điều 305 BLDS 2005 cũng khẳng định trong trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì không áp dụng việc trả lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản
do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán
Do đó, nếu các bên trong quan hệ hợp đồng vay không có lãi có thỏa thuận khác (thỏa
1 Tòa án nhân dân Tối cao, “sổ tay thẩm phán”, năm 2006,Tr 67
Trang 3thuận này không trái pháp luật) hoặc pháp luật có quy định khác thì áp dụng thỏa thuận của các bên hoặc quy định khác của pháp luật để xác định vấn đề bên vay phải trả lãi suất chậm trả cho bên cho vay Trong vụ án trên, giữa ông T và bà N không hề có thỏa thuận về việc trả lãi chậm trả do đó không thể buộc người vay phải trả lãi chậm thực hiện nghĩa vụ
Như vậy, nội dung quy định của khoản 4 Điều 474 và khoản 2 Điều 305 BLDS là hoàn toàn có sự thống nhất Chúng tôi cho rằng, về việc áp dụng luật nội dung để giải quyết tranh chấp dân sự khi đã có quy định cụ thể điều chỉnh về quan hệ pháp luật nội dung cần giải quyết thì trước hết phải áp dụng các quy định đó, trong trường hợp không có quy định
cụ thể thì cần áp dụng các quy định chung Quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS là quy định cụ thể về cách xác định lãi suất chậm trả đối với hợp đồng vay không có lãi, còn khoản 2 Điều 305 BLDS là quy định chung về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ Mặt khác khoản 2 Điều 305 BLDS cũng đã có quy định loại trừ là trong trường hợp pháp luật có quy định khác thì áp dụng quy định khác Quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS chính là quy định khác
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy quan điểm thứ hai là chính xác, có căn cứ pháp lý, do đó nội dung hướng dẫn trong Sổ tay Thẩm phán cần có sự sửa đổi phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự 2005, bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật Tuy nhiên, từ các quy định trong Bộ luật dân sự 2005 cũng đặt ra vấn đề cần phải bàn là: pháp luật luôn hướng tới việc giải quyết công bằng về quyền và nghĩa vụ dân sự cho tất cả các các chủ thể trong quan hệ pháp luật, không chỉ bảo vệ quyền lợi của bên vay mà còn bảo vệ quyền lợi của cả bên cho vay, có như vậy mới tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ dân sự trong đời sống xã hội phát triển Quy định của Bộ luật dân sự 2005 về cách xác định lãi suất chậm trả trong quan hệ hợp đồng vay không có lãi là đã quá chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi cho bên vay Khi xác lập, thực hiện quan hệ pháp luật hợp đồng vay không có lãi, bên cho vay không đòi hỏi lãi suất là đã thể hiện thiện chí tốt và sự tương trợ đối với bên vay Song bên vay không trả được tiền vay, bên cho vay đòi không được phải khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết, nếu không tính lãi suất đối với khoản tiền chậm thanh toán sẽ dẫn đến bên cho vay thiệt thòi, quyền lợi của họ không được bảo đảm Điều này có thể dẫn đến tình trạng phía bị đơn (bên vay) cố tình không đến tòa giải quyết vụ kiện nhằm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ Vì thế chúng tôi cho rằng cần sửa khoản 4
Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 theo hướng quy định bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác về lãi suất chậm trả (thỏa thuận này không trái quy định của pháp luật về lãi suất) thì áp dụng thỏa thuận của các bên Sửa đổi như vậy sẽ đảm bảo sự công bằng, hợp lý, bảo vệ được quyền
lợi của cả bên vay và bên cho vay trong quan hệ hợp đồng vay
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về cách xác định lãi suất chậm trả trong giải quyết tranh chấp quan hệ hợp đồng vay không có lãi Rất mong nhận được sự trao đổi ý kiến từ phía bạn đọc