Xuất giải pháp nâng cáo hiệu quả công tác quản lý về môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37)

2.4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.

- Rà soát hiệu quả thực hiện quy hoạch quản lý CTRSH, trong đó đánh giá tính khả thi của việc quy hoạch và kết quả triển khai xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH tập trung. Rà soát quy hoạch bảo vệ môi trường, nghiên cứu, lựa chọn lồng ghép hữu cơ các phương án quy hoạch quản lý CTRSH.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động quản lý CTRSH, trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Rà soát, sửa đổi về khoảng cách vệ sinh an toàn môi trường đối với cơ sở xử lý CTRSH. - Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các quy định về quản lý CTRSH trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; đồng thời thí điểm áp dụng việc thu phí CTRSH theo khối lượng phát sinh trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có cơ chế đặc thù đối với vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong, đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình lựa chọn chủ đầu tư dự án xử lý CTR theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm đất và có thu hồi tài nguyên, năng lượng; xây dựng và thực hiện quy trình, chính sách liên quan đến công tác giải tỏa, đền bù xây dựng các khu xử lý CTRSH.

- Xây dựng cơ chế nhằm thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, tổ chức thí điểm tại một số phường trung tâm như phường Hồng Hải, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, ...

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.4.4.2. Giải pháp về kinh tế.

- Xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền các quy định việc thu phí CTRSH theo khối lượng phát sinh nhằm khuyến khích việc giảm thiểu, phân loại CTRSH.

- Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm thu hút, tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư tăng cường cho công tác quản lý, xử lý CTRSH, đảm bảo hiệu quả, minh bạch phù hợp với thực tiễn; tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý CTRSH.

- Đầu tư kinh phí cho các phương tiện, trang thiết bị, từng bước cơ giới hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải, từ đó nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển.

- Liên doanh có đầu tư trực tiếp với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đảm nhận xử lý CTRSH với công nghệ cao và vốn đầu tư lớn, các công nghệ thu hồi, tái chế hiện đại và tập trung.

2.4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật, quản lý.

- Tập chung hoàn thành Trung tâm xử lý chất thải rắn tại Vũ Oai theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tiếp tục rà soát, xóa các điểm tập kết rác trên các tuyến đường gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến giao thông.

- Đầu tư, nâng cấp các trạm trung chuyển CTRSH đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan (như có thể bố trí xây dựng các công trình có mái che; trồng cây xanh, thường xuyên phun xịt chế phẩm khử mùi, thu nước mưa, nước rỉ rác….); Số lượng các trạm cần đầu tư trong năm 2021 khoảng 5-8 trạm; Dự kiến giai đoạn 2022-2025 từ 60-70 trạm.

- Bổ sung các tuyến thu gom cho các xã vùng cao để nâng cao tỷ lệ thu gom rác. Tiếp tục trang bị các thùng thu gom rác (có các ngăn phân loại) trên các tuyến đường giao thông.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về bỏ thải rác không đúng thời gian, địa điểm quy định trên cơ sở tiếp tục bổ sung nhân lực cho các cơ quan, đơn vị; trang bị, lắp đặt các thiết bị như camera, máy ghi hình,...

- Phát động nhân dân duy trì phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” và “Toàn dân làm vệ sinh môi trường vì một Hạ Long xanh” vào mỗi sáng Chủ nhật hàng tuần.

2.4.4.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo.

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cán bộ và nhân dân về lợi ích của xử lý CTRSH, các yêu cầu về bảo vệ môi trường của bãi chôn lấp hợp vệ sinh... nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương đối với quan điểm xử lý CTRSH.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTRSH cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải tại các bộ ngành, địa phương và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải (ví dụ như xây dựng thêm lực lượng thu gom trên các khu vực kênh rạch).

- Đưa nội dung quản lý CTRSH vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTRSH, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTRSH theo đúng các quy định...).

- Đưa giáo dục môi trường vào trường học; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (thanh niên, cựu chiến binh, phụ nữ...). - Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.

2.4.5. Bài học cho bản thân sau quá trình thực tập.

Trong khoảng thời gian thực tập từ ngày 18/01/2021 đến ngày 21/03/2021 tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh chị và các cô chú trong phòng, em đã thu được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của phòng. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm có ích cho việc đi làm sau này của em. Bên cạnh đó, trong đợt thực tập này, em cũng thấy mình còn nhiều thiếu sót. Với kiến thức còn hạn hẹp của bản thân, em chưa giúp đỡ được các anh chị và các cô chú trong những công việc mang tính chuyên môn cao.

Sau đợt thực tập này em đã tích lũy được những kinh nghiệm làm việc cũng như giao tiếp cần có cho bản thân, đây cũng là dịp để em thấy được những thiếu sót còn tồn tại của mình từ đó có hướng sửa đổi và hoàn thiện cho mình ngày càng tốt hơn. Em xin hứa sẽ phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân để

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trong quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long, với môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn nói riêng, các anh chị và cô chú trong phòng, bản thân em đã học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn và mở mang được những kiến thức hữu ích.

1. Về kiến thức và kĩ năng bản thân thu được.

- Được củng cố lý thuyết, hiểu được các văn bản pháp luật, các quyết định tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long.

- Tìm hiểu được cơ cấu, tổ chức, cách thức làm việc của các ban ngành trên địa bàn thành phố.

- Có hiểu biết về nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng, cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2. Về một số tồn tại của bản thân.

Đợt thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long lần này còn giúp em cải thiện rất nhiều về kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên, em cũng tự nhận thấy mình còn tồn tại một số điểm chưa tốt cần khắc phục đó là:

- Còn nhút nhát, chưa mạnh dạn giao tiếp.

- Kiến thức còn hạn chế nên chưa chủ động trên các công việc.

Kiến nghị

- Cần mạnh dạn và chủ động giao tiếp, chủ động hơn trong công việc. - Cần củng cố lại các kiến thức liên quan đến chuyên ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội Vụ (2014), Thông tư liên tịch số

50/2014/TTLT-BTNMT-BNV về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 – Chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

3. Cổng thông tin điện tử thành phố Hạ Long http://halongcity.gov.vn/

4. Sở Xây dựng (2021), Báo cáo về việc tiếp tục triển khai các giải pháp trong phương án cấp bách xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả.

5. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Quyết định số 228/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Quản lý các dịch vụ công ích thành phố Hạ long trực thuộc UBND thành phố Hạ Long.

6. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

7. UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quyết định số 2625/2017/QĐ-UBND về việc quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

8. UBND thành phố Hạ Long (2019), Quyết định số 1255/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian bỏ rác trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Hạ Long. 9. UBND thành phố Hạ Long (2020), Báo cáo kết quả thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại các nhà máy, dự án, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố từ năm 2018 đến năm 2020.

10. UBND thành phố Hạ Long (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Bồ cũ, xác định sự cần thiết đầu tư xây dựng Trạm cân rác trên cung đường vận huyển rác đến Trung tâm xử lý rác thải rắn tại xã Vũ Oai.

12. UBND thành phố Hạ Long (2020), Quyết định số 4754/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 – Dự án Trung tâm xử lý chất thải rắn tại 02 xã Vũ Oai và Hòa Bình, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

PHỤ LỤC

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Thời gian Nội dung thực tập

Tuần 1: Từ ngày 18/01/2021 đến ngày 22/01/2021

- Đến liên hệ, gửi giấy giới thiệu cho lãnh đạo của cơ sở thực tập. - Tìm hiểu về cán bộ, nhân viên tại cơ sở thực tập.

- Làm quen với các cô chú, anh chị làm việc tại cơ sở thực tập. - Tìm hiểu về các quy định, nội quy tại cơ sở thực tập.

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập.

- Được lãnh đạo cơ sở thực tập phân công người hướng dẫn trực tiếp.

Tuần 2: Từ ngày 25/1/2021 đến ngày

29/1/2021

- Tìm đọc, nghiên cứu các Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn củng cố lại kiến thức.

- Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại địa phương phục vụ cho việc lựa chọn đề tài viết báo cáo.

Tuần 3: Từ ngày 01/02/2021 đến ngày 05/02/2021

Tiếp tục nghiên cứu các Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn khác nhằm phục vụ cho bài Báo cáo thực tập của mình. Tuần 4: Từ ngày

08/02/2021 đến ngày 10/02/2021

- Làm đề cương sơ bộ về đề tài đã lựa chọn. - Tham vấn người hướng dẫn về đề cương sơ bộ. - Thống nhất đề tài với người hướng dẫn.

Tuần 5: Từ ngày 16/02/2021 đến ngày 19/02/2021

- Tìm hiểu cái tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.

- Trao đổi với người hướng dẫn các vấn đề liên quan đến báo cáo. Tuần 6: Từ ngày

22/02/2021 đến ngày 26/02/2021

Đọc các Quyết định, Báo cáo của UBND thành phố Hạ Long được người hướng dẫn gửi để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo.

Tuần 7: Từ ngày 01/03/2021 đến ngày 05/03/2021

- Đi khảo sát thực địa các phường trên địa bàn nghiên cứu. - Xây dựng bản đồ hành chính địa bàn nghiên cứu.

Tuần 8: Từ ngày 08/03/2021 đến ngày 12/03/2021

- Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập và kế thừa. - Chọn lọc các thông tin tiến hành viết báo cáo.

- Trao đổi với người hướng dẫn các vấn đề liên quan đến báo cáo.

Tuần 9: Từ ngày 15/03/2021 đến ngày 19/03/2021

- Tập trung hoàn thành nội dung báo cáo.

- Tham vấn ý kiến của người hướng dẫn về nội dung báo cáo. - Chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo theo tham vấn người hướng dẫn.

- Hoàn thành báo cáo thực tập.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC TẾ

Hình 1. Phương tiện thu gom CTRSH tại thành phố Hạ Long.

Hình 2. Công nhân đi gom rác trên các tuyến phố, khu dân cư.

Hình 3. Điểm tập kết rác thải tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Hình 4. Mô hình trạm tập kết xe gom rác tại Hoành Bồ, thành phố Hạ Long.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w