- Biết các thao tác soạn thảo văn bản tiếng Việt.. Trên cơ sở đó, để giải quyết vấn đề soạn thảo văn bản trên máy tính, hãng Microsoft đã xây dựng chương trình Microsoft Word nằm trong b
Trang 1Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG II SOẠN THẢO TIẾNG VIỆT
Tiết: 9, 10, 11, 12. Bài 1: Tổng Quan về Microsoft Word
A MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
1 Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản về soạn thảo văn bản trong MS- Word
- Biết được các thao tác: Khởi động, Lưu, Mở mới, Mở cũ, Đóng và Thoát
- Biết sử dụng chương trình hổ trợ tiếng Việt (Vietkey).
- Biết các thao tác soạn thảo văn bản tiếng Việt
2 Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác: Khởi động, Lưu, Mở mới, Mở cũ, Đóng và Thoát
- Soạn thảo được văn bản tiếng Việt
3 Thái độ:
- Chú ý nghe giảng, ham học hỏi
B PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, hình minh họa
- Projector, Laptop, phần mềm Microsoft Office Word 2003
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I ỔN ĐỊNH LỚP:
1 Tổng số học sinh:
- Không có lí do:
2 Nội dung nhắc nhỡ:
- Ý thức học tập
- Tầm quan trọng của tiết học
II KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của CPU?
Câu hỏi 2: Thực hiện chuyển đổi 7510 → ?2
III GIẢNG BÀI MỚI
1 Giới thiệu gây động cơ:
- Hỏi: Có mấy loại phần mềm? Cho ví dụ? (2 loại: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng)
- Như các em đã biết, phần mềm ứng dụng dùng để giải quyết một công việc cụ thể nào đó Trên cơ
sở đó, để giải quyết vấn đề soạn thảo văn bản trên máy tính, hãng Microsoft đã xây dựng chương trình Microsoft Word nằm trong bộ công cụ văn phòng Microspft Office Để các em bước đầu hiểu biết về phần mềm này, bài học hôm chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu
2 Nội dung bài mới:
Bài 1: Tổng Quan về Microsoft Word
Hoạt động 1: Giới thiệu về Word, màn hình giao diện,
đóng, thoát Word.
1 Giới thiệu về Word: GV: Có rất nhiều phần mềm dùng để soạn thảo văn bản
nhưng thông dụng nhất hiện nay là phần mềm Microsoft Word Để được rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phần 1
Microsoft Word là một phần mềm soạn thảo
cao cấp chạy trong môi trường Windows, thuộc
bộ công cụ văn phòng Microsoft office.
2 Khởi động MS- Word: Có nhiều cách để chúng ta khởi động được MS- Word,nhưng thường thì người dùng khởi động theo cách sau:
Start\Programs\Microsoft Office\ Microsoft
Office Word 2003
Trên đây là cách thông thường nhưng các em chú ý một điều là chúng ta có thể khởi động MS- Word khi
nháy đôi chuột vào biểu tượng chữ W màu xanh.
Trang 23 Màn hình làm việc
a Thanh tiêu đề Sau khi khởi động Word thành công, trên màn hình máy
tính sẽ xuất hiện màn hình làm việc của Word như sau:
- Giới thiệu nhanh màn hình làm việc của Word thông qua Projector
b Thanh Bảng chọn
c Thanh công cụ chuẩn
d Thanh định dạng
e Thanh thước (dọc và ngang)
f Thanh cuốn (dọc và ngang)
g Thanh công cụ vẽ
h Thanh trạng thái
Lưu ý:
* Hiển thị hoặc che dấu thanh công cụ:
- View\Toolbars\ Standard (chuẩn)
Formatting (định dạng) Drawing (vẽ)
- View\ Ruler
4 Đóng tệp văn bản: Khi muốn đóng tệp văn bản hiện hành ta có thể thực
hiện một trong các cách sau:
File\ Close (hoặc Ctrl + F4)
5 Thoát khỏi Word:
File\ Exit (hoặc Alt + F4)
Hoạt động 2: Cách gõ tiếng Việt (Chọn bảng mã, gõ
tiếng Việt) – 45 phút
6 Soạn thảo văn bản tiếng Việt: Để soạn thảo được văn bản tiếng Việt trong
Microsoft Word thì cần hội đủ các yếu tố sau:
Chương trình gõ tiếng Việt
Phông chữ tiếng Việt ứng với bảng mã tiếng Việt
Kiểu gõ tiếng Việt
a Yêu cầu:
- Phải có chương trình hổ trợ gõ tiếng Việt:
Vietkey, Unikey, … (đã được cài đặt và bật chức
năng gõ tiếng Việt)
- Phông chữ tiếng Việt (đã được cài đặt) Ở tiết học này, Thầy sẽ giới thiệu cho cả lớp biết
cách để soạn thảo được văn bản tiếng Việt thì cần tiến hành như thế nào?
GV: Dùng Projector chiếu lên màn hình lớn cách gõ
tiếng Việt sử dụng kiểu gõ Telex:
b Cách gõ tiếng Việt
Kiểu gõ Telex
Để gõ chữ (ta gõ )
Để gõ dấu (ta gõ)
Ư W hoặc UW Nặng J
dụng các loại phông chữ tiếng Việt khác nhau Thông dụng hiện nay chúng ta thường dùng 3 loại bảng mã sau:
Bảng mã TCVN3(ABC):
Sử dụng các phông chữ có tiếp đầu ngữ là Vn
Ví dụ: Vntime
Bảng mã VNI – Win:
Sử dụng các phông chữ có tiếp đầu ngữ là
VNI-Ví dụ: VNI- Times, VNI- Thuphap, VNI- Park,…
Bảng mã Unicode:
Sử dụng các phông chữ như: Times New Roman,
Tahoma, Tunga, Verdana, …
Trang 3d Hướng dẫn sử dụng Vietkey
B1 Kích hoạt chương trình Vietkey
Nháy đúp chuột vào biểu tượng Vietkey
B2 Thao tác trên hộp thoại Vietkey
- Chọn thẻ Kiểu gõ
- Tiếng Việt: chọn
Telex
- Gõ bàn phím:
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
Tiếng Nga
- Chọn thẻ Bảng mã
- Các bộ mã 8-Bit:
TCVN3 – ABC (.Vntimes,…)
VNI – Win (VNI- Times,…)
VIQR (Tiê’ng Việt,…)
- Unicode 16-Bit:
Unicode dựng sẵn
Unicode tổ hợp
B3 Chọn TaskBar
Hoạt động 3: Các thao tác trên tập tin (tạo mới, lưu,
mở cũ)
7 Tạo mới:
Cách 1: File\ New…\ Blank document GV: Giới thiệu trực quan bằng Projector.
Cách 2: Ctrl + N
8 Lưu:
B1: File\ Save… (hoặc Ctrl + S) GV: Giới thiệu trực quan bằng Projector.
B2: Thao tác trên hộp thoại
- Mục Save in: chọn thư mục sẽ lưu
- Mục File name: nhập tên tập tin sẽ lưu
B3: Nháy chọn nút lệnh Save
9 Mở cũ:
B1 File\ Open… (hoặc Ctrl + O) GV: Giới thiệu trực quan bằng Projector.
B2 Thao tác trên hộp thoại:
- Lookin: chọn thư mục chứa tập tin cần mở
- Chọn tập tin cần mở
B3 Nháy chọn Open (hoặc nháy đúp chuột vào
tập tin cần mở)
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài tập (Khởi động, soạn
thảo, thao tác trên tập tin)
- GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận
- GV thực hiện thao tác mẫu:
Trang 4-Thực hiện các cách khởi động Microsoft Word -Thực hiện soạn thảo văn bản tiếng Việt:
Sử dụng Vietkey
Soạn thảo một đoạn văn bản tiếng Việt
-Thực hiện các thao tác trên tập tin:
Lưu
Đóng
Mở mới
Mở cũ
- Mời đại diện các tổ lên thực hiện lại các thao tác theo yêu cầu của giáo viên
-GV nhận xét, đánh giá
3 Củng cố
Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau:
4 Dặn dò, ra bài tập về nhà.
Tuần tới chúng ta sẽ học thực hành, vì vậy yêu cầu các em về nhà học bài vằ nắm vững các thao tác đã học để buổi thực hành đạt kết quả cao.