I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Hiện nay , tình hình thực tế dạy môn hóa học ở các trường THCS , việc sử dụng các thí nghiệm của từng nhóm học sinh trong một tiết lên lớp còn rất hạn chế . Đại đa số giáo viên chỉ dạy “ chay “ . Hoặc minh họa các thí nghiệm trong sách bằng lời nói , bằng tranh ảnh; Hoặc giáo viên tiến hành bằng thí nghiệm biểu diễn , chỉ có một số tiết thao giảng , tiết dạy minh họa , hoăc một số giờ trong các hội thi GVDG giáo viên mới thực hiện . Do đó , chưa gây được hứng thú trong các giờ học của học sinh , chưa giúp các em làm quen những tính chất , mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu , chưa làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật , chưa giải thích được bản chất của quá trình xảy ra trong tự nhiên , trong sản xuất và trong đời sống . Hơn nữa , trong tình hình thực tế hiện nay việc đổi mới PPDH , dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS , giảm tính lý thuyết hàn lâm , tăng tính thực hành , thí nghiệm , khơi dậy óc tò mò nghiên cứu của học sinh , thì cách dạy như trên lại càng không phù hợp . Do vậy , để phát huy cao về PPDH mới , phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn .Thí nghiệm trong nhóm học sinh của một giờ lên lớp là điều phải thực hiện đối với giáo viên dạy môn hóa học . Qua giảng dạy một số năm , đúc rút một số kinh nghiệm , tôi xin phép được trình bày phương pháp : “ Dạy thí nghiệm trong nhóm học sinh của một giờ lên lớp" . V / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Trong thí nghiệm của nhóm học sinh giáo viên là người hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác , điều khiển các quá trình biến đổi của chất , học sinh phải chủ động theo dõi quan sát các quá trình đó , nó là cơ sở để cụ thể hóa những khái niệm về chất và phản ứng hóa học . Thí nghiệm tự làm có thể tiến hành bằng hai phương pháp chính : Phương pháp minh họa và phương pháp nghiên cứu . Trong đó phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn hơn , nó có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn , tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh . Đúng với tinh thần nội dung đổi mới phương pháp dạy học hiện nay . Khi tiến hành cho học sinh làm thí nghiệm giáo viên cần lưu ý những nội dung sau : 1/ Đảm bảo an toàn thí nghiệm : Để đảm bảo an toàn thí nghiệm hóa học , trước hết giáo viên phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khỏe tính mạng của học sinh . Giáo viên nắm chắc kỹ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm . Phải cho học sinh kiểm tra lại các dụng cụ , hóa chất trước khi làm thí nghiệm và tuân thủ tất cả các quy định về bảo hiểm . Luôn giữ hóa chất tinh khiết , dụng cụ sạch sẽ và tốt , làm đúng kỹ thuật và luôn bình tĩnh khi tiến hành thí nghiệm . 2/ Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn thí nghiệm : Tuyệt đối tránh trình trạng thí nghiệm không có kết qủa . Làm như vậy sẽ mất lòng tin với học sinh , các em sẽ thiếu tin vào khoa học . Giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận thí nghiệm , trước khi lên lớp giáo viên phải làm thử các thí nghiệm . Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước . Lượng hóa chất , nồng độ các dung dịch và nhiệt độ tiến hành thí nghiệm thích hợp là những yếu tố có tác dụng quyết định . Giáo viên phải cho các em kiểm tra lại số lượng , chất lượng các dụng cụ , hóa chất . Khi lắp dụng cụ thí nghiệm nên chuẩn bị sẳn những bộ phận dự trữ thay thế . Nếu cần thiết phải có tranh ảnh phóng lớn treo trước lớp về cách lắp ráp dụng cụ . Tất cả những sơ suất như : nút không vừa , ống nghiệm thủng đáy , hóa chất không nhãn tên nên lầm lẫn , giấy lọc rách , đèn cồn không cháy được … đều để lại những ấn tượng xấu trong học sinh . Khi thí nghiệm bị thất bại ( không có kết quả ) giáo viên cần bình tĩnh suy nghĩ , tìm ra nguyên nhân và giải quyết . Uy tín của giáo viên được tăng lên đáng kể . Ngược lại , nếu lừa dối học sinh hoặc bắt ép học sinh phải công nhận thí nghiệm không thành công thì uy tín giáo viên sẽ bị giảm suất . - Những thí nghiệm khó hoặc phức tạp giáo viên nên làm mẫu trước , học sinh các nhóm phải chú ý quan sát , sau đó các nhóm mới tiến hành làm . 3/ Thí nghiệm phải rõ ràng , học sinh phải được quan sát đầy đủ : Giáo viên cần chú ý sắp xếp vị trí ngồi của học sinh trong nhóm không bị che lấp thí nghiệm , kích thước dụng cụ và hóa chất phải đủ lớn sao cho những học sinh trong một nhóm đều có thể quan sát được rõ . Cố gắng lựa chọn dụng cụ dễ nhìn rõ nhất . Đối với thí nghiệm có kèm theo sự thay đổi màu sắc , có khí sinh ra , có kết tủa tạo thành phải dùng các phông có màu sắc thích hợp . Ví dụ khi đốt cháy khí H 2 trong không khí có ngọn lửa màu xanh nhạt nên dùng phông màu trắng ( miếng bìa trắng để phía sau ) . 4/ Các thí nghiệm phải đơn giản , dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng , mỹ thuật , đồng thời phải đảm bảo tính khoa học : Những thí nghiệm quá phức tạp hoặc đòi hỏi phải nhiều thời gian giáo viên có thể biểu diễn vào giờ thí nghiệm thực hành hoặc làm trong giờ ngoại khóa . Ví dụ thí nghiệm : nấu xà phòng “ Phản ứng xà phòng hóa “ , nước Clo để lâu ngoài ánh sáng sẽ giải phóng khí ô xy … 2 Một số trường hợp ta cải tiến các dụng cụ từ phức tạp trở thành đơn giản , dễ làm . Ví dụ : Bình kíp cải tiến … nhưng phải chú ý tính mỹ thuật , gọn gàng và đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm . 5/ Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải : Không nên làm quá nhiều thí nghiệm trong một tiết học vì thời gian không cho phép , và sẽ làm loãng sự chú ý của học sinh . Nên tuân thủ theo quy định các thí nghiệm học sinh làm của sách giáo khoa . Nếu giáo viên cho học sinh làm tất cả các thí nghiệm về các phản ứng hóa học có trong bài . Việc đó sẽ chiếm quá nhiều thời gian , không đảm bảo các phần khác của tiết học . Mặt khác , kết qủa sư phạm cũng không tốt : Học sinh quan sát những thí nghiệm đầu tiên một cách hứng thú và tích cực tham gia phân tích thí nghiệm nhưng đối với những phản ứng hóa học có bản chất giống nhau như những phản ứng vừa nghiên cứu thì hứng thú học sinh giảm đi rõ rệt . Những thí nghiệm cho những tính chất liên quan bài học trước đã làm rồi thì bài học hôm nay không làm lại ! 6/ Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng : Trước khi cho làm thí nghiệm giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng , cho học sinh giải thích mục đích thí nghiệm và tác dụng của từng dụng cụ . Cần tập cho học sinh quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và học sinh phải giải thích được hiện tượng , rút ra những kết luận khoa học . Hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học < trọng tâm bài > , thí nghiệm nên thiêng về tổ chức theo phương pháp nghiên cứu để tìm ra kiến thức < học sinh tự xác định >. VI/ VÍ DỤ CỤ THỂ : Ví dụ 1 : Dạy tiết 05 : Tính chất hóa học axít < hóa 9 > . • Phần chuẩn bị : Tuỳ theo điều kiện của trường có thể chuẩn bị dụng cụ , hoá cụ cho từ 05 đến 06 nhóm học sinh . -Dụng cụ : Đế giá sứ . :Ống hút hóa chất , kẹp sắt . : Hai ống nghiệm . : Kẹp ống nghiệm . : Thìa xúc hóa chất . : Gía sắt có kẹp gắn . : Miếng bìa màu trắng . 3 -Hóa chất : Giấy quỳ tím . : Dung dịch HCl , H 2 SO 4 . : Cu(OH) 2 . : Bột CuO . : Kim loại Al , Fe . -Giáo viên phải làm thí nghiệm trước vài lần tại phòng thí nghiệm . • Thực hiện trên lớp : Khi dạy đến phần tính chất hóa học của A xít : Giáo viên ghi bảng : a.Với chất chỉ thị màu : GV : Cho các nhóm làm thí nghiệm nhỏ dung dịch axit lên mẫu giấy quì tím HS : Theo dõi hiện tượng . Nhận xét . Rút ra kết luận . HS : Dùng kẹp sắt , kẹp một đoạn giấy quỳ tím , dùng ống hút , hút một ít dung dịch axít nhỏ vào giấy quỳ . Gọi HS nhận xét hiện tượng ? HS nhóm 1 : Giấy quỳ từ màu tím chuyển sang màu đỏ . HS nhóm 2 : Rút ra kết luận về tính chất ? < Dung dịch a xít làm quỳ tím hóa đỏ ! >. GV Ghi bảng . b/Với kim loại : GV : Cho HS làm thí nghiệm dung dịch HCl hoặc dung dịch H 2 SO 4 loãng tác dụng với Al hoặc Fe . HS : quan sát hiện tượng xảy ra , giải thích hiện tượng , viết PTHH và đi đến kết luận . < Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro > . - Lưu ý : khi đặt câu hỏi GV nên mời đại diện nhóm và phải để được nhiều nhóm tham gia . c/ Với ba zơ : GV Cho HS các nhóm làm thí nghiệm : HCl + Cu(OH) 2 Thí nghiệm này nên cho HS các nhóm làm trong hõm đế giá sứ . GV : cho học sinh nhận xét trạng thái , màu sắc của Cu(OH) 2 ? - Sau khi cho dung dịch HCl vào : HS : Quan sát nhận xét hiện tượng biến đổi . GV:Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng ? GV : Em hãy kết luận về phản ứng ? HS : Phản ứng xảy ra . 4 GV : Các bazơ tan và không tan khác khi cho tác dụng với dung dịch axit cũng cho sản phẩm là muối và nước . GV : Các nhóm em hãy kết luận về tính chất ? < HS : Axít + Ba zơ Muối + Nước > . GV : Cho HS hoàn thành PTHH ? < HS : 2 HCl(dd) + Cu(OH) 2 (r) CuCl 2 (dd) + H 2 O(l ) > . d/Với ô xít bazơ : GV : Cho HS các nhóm làm thí nghiệm dung dịch H 2 SO 4 tác dụng với bột CuO . GV : Cho HS tự quan sát lọ đựng hai chất trên ( về màu sắc , trạng thái ) . HS : Dùng kẹp , kẹp một phần ba ống nghiệm kể từ trên xuống , dùng thìa xúc hóa chất , xúc một ít bột CuO cho vào ống nghiệm . HS : Dùng ống hút , hút dung dịch H 2 SO 4 nhỏ vào ống nghiệm chứa bột CuO < màu đen > nhỏ khoảng 2 ml . Kẹp ống nghiệm này được gắn trên giá sắt đặt trên bàn của mỗi nhóm để học sinh trong nhóm đều quan sát được . HS : Quan sát hiện tượng . Nhận xét : HS : Xuất hiện màu xanh . < GV cho HS đặt miếng bìa trắng phía sau ống nghiệm , để nổi rõ màu xanh của dung dịch > . HS : Kết luận về phản ứng ? < Phản ứng đã xảy ra > . GV : Chất có màu xanh là dung dịch muối đồng II sun phát có công thức CuSO 4 HS : Kết luận về tính chất ? < Axít + Oxít ba zơ Muối + Nước > . HS : Viết PTPƯ ? < H 2 SO 4 (dd) + CuO(r) CuSO 4 (dd) + H 2 O(l ) > màu đen màu xanh Ví dụ 2 : Dạy tiết 14 : “ Tính chất hoá học của muối “ . < Hóa 9 > . • Phần chuẩn bị : Chuẩn bị cho 05 hoặc 06 nhóm HS . -Dụng cụ : Giá sắt thí nghiệm . : Hai kẹp ống nghiệm . : Bốn ống nghiệm . : Hai ống hút hóa chất . : Hai cốc thủy tinh < một cốc đựng nước > . -Hóa chất : Dung dịch BaCl 2 , H 2 SO 4 , HNO 3 , CuSO 4 , NaOH , KOH , NaNO 3 , HCl , AgNO 3 , Cu , Ag . 5 Các thí nghiệm giáo viên phải làm thử trước tại phòng thí nghiệm . • Cho HS làm thí nghiệm theo từng nhóm trên lớp : Khi dạy đến phần tính chất hóa học của muối : a/ Với kim loại : TN 1 : GV : Cho đại diện một nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm . HS : quan sát màu sắc đoạn dây đồng , dung dịch AgNO 3 . HS : ngâm đoạn dây Cu vào dung dịch AgNO 3 . HS : Quan sát hiện tượng , giải thích hiện tượng . HS : Kết luận về phản ứng ? < PƯHH xảy ra > . TN 2: GV cho HS làm TN ngược lại : Ag + CuSO 4 . HS : quan sát hiện tượng . HS : kết luận phản ứng ? < PƯHH không xảy ra > GV : Cho HS thảo luận trong các nhóm đi đến kết luận về tính chất ? HS : Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới . b/Với Axít : TN 1 : GV : Cho HS làm thí nghiệm BaCl 2 + H 2 SO 4 . HS : HS nhận xét màu sắc hoá chất. HS : Quan sát hiện tượng ? < HS : xuất hiện kết tủa màu trắng ! > GV : Em kết luận gì về phản ứng ? < HS : Phản ứng xảy ra > . GV : Em hãy viết PTPƯ ? < HS : BaCl 2 (dd) + H 2 SO 4 (dd) BaSO 4 (r) + 2HCl (dd) > . TN 2: GV cho HS làm thí nghiệm sau : BaCl 2 + HNO 3 HS : quan sát hiện tượng nhận xét ? < HS : Hiện tượng không thay đổi > . GV : Em hãy kết luận phản ứng ? < HS : Phản ứng không xảy ra > . GV : Cho HS thảo luận nhóm để kết luận về tính chất này ? HS : Muối có thể tác dụng với axit , sản phẩm là muối mới và axit mới . c/Với muối : Tương tự GV cũng cho HS từng nhóm làm hai thí nghiệm : TN1 : BaCl 2 + CuSO 4 . 6 TN2 : BaCl 2 + NaNO 3 . Mỗi thí nghiệm GV cũng đi các bước và hệ thống câu hỏi như các mục trên và cũng để HS tự rút ra kết luận về phản ứng . HS : TN1 PƯHH xảy ra . TN2 PƯHH không xảy ra . HS : Rút ra kết luận về tính chất ? HS : Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới . d/Với dung dịch bazơ: TN 1 : GV : Cho HS làm thí nghiệm CuSO 4 + NaOH . HS : quan sát trạng thái , màu sắc hóa chất . GV : Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO 4 HS : Quan sát hiện tượng TN , nhận xét ? < HS : Xuất hiện kết tủa xanh đậm > . GV Thông báo : Kết tủa đó chính là Cu(OH) 2 . GV : Em kết luận gì về phản ứng ? < HS : Phản ứng xảy ra > . GV : Em viết PTPƯ ? < HS : CuSO 4 (dd) + 2NaOH(dd) Na 2 SO 4 (dd) + Cu(OH) 2 (r ) > GV : Em kết luận phản ứng ? TN2 : GVcho HS làm tiếp thí nghiệm thứ hai : NaNO 3 + KOH . HS : Quan sát hiện tượng khi cho dung dịch KOH vào dung dịch NaNO 3 ? < HS : Hiện tượng không thay đổi > . GV : Vậy em kết luận về phản ứng ? < HS : Phản ứng không xảy ra > . Tương tự 03 tính chất trên , GV cho HS kết luận về tính chất này ? HS: Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới . VII/ KẾT LUẬN Trên đây , là cách thức tổ chức phương pháp dạy thí nghiệm theo nhóm học tập của một giờ lên lớp . Trong dạy môn hóa học nếu giáo viên sử dụng thành công công việc này thì hiệu quả giờ dạy sẽ đạt tốt . Vì kiến thức bài học hầu hết là do học sinh tự nghiên cứu và phát hiện ra . Hơn thế nữa giờ học sẽ sinh động , gây được sự hứng thú trong học sinh . Các em sẽ tập trung cao độ để theo dõi các hiện tượng , giải thích các câu hỏi tại sao . Từ đó kiến thức sẽ được khắc sâu trong trí nhớ các em . Kích thích lòng say mê yêu khoa học . 7 Qua các thí nghiệm của học sinh , phần nào đó các em cũng đã học được các thao tác , kỹ năng khi làm thí nghiệm . Từ đó thuận lợi rất nhiều khi học sinh đi vào học tiết thực hành hóa học . Và cũng qua thành công khi làm thí nghiệm giúp các em khẳng định được lòng tin với kiến thức sách vở , không hoài nghi , không áp đặt . Đối với việc dạy và học theo phương pháp dạy học mới hiện nay thì “ Phương pháp dạy thí nghiệm trong nhóm học tập của một giờ lên lớp" để từ đó học sinh xây dựng kiến thức bài học là một việc làm hoàn toàn phù hợp và đúng đắn với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học . 8 . Tính chất hóa học axít < hóa 9 > . • Phần chuẩn bị : Tuỳ theo điều kiện của trường có thể chuẩn bị dụng cụ , hoá cụ cho từ 05 đến 06 nhóm học sinh . -Dụng cụ : Đế giá sứ . :Ống hút hóa chất. sinh phải chủ động theo dõi quan sát các quá trình đó , nó là cơ sở để cụ thể hóa những khái niệm về chất và phản ứng hóa học . Thí nghiệm tự làm có thể tiến hành bằng hai phương pháp chính : Phương. nghiệm . Phải cho học sinh kiểm tra lại các dụng cụ , hóa chất trước khi làm thí nghiệm và tuân thủ tất cả các quy định về bảo hiểm . Luôn giữ hóa chất tinh khiết , dụng cụ sạch sẽ và tốt , làm