1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn hóa thcs

15 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 106 KB

Nội dung

A.PHẦN MỞ ĐẦU. 1.Lí do chọn đề tài: I.1.1Cơ sở lý luận: Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người toàn diện, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, kiến thức hiện đại vận dụng linh hoạt, hợp lý những vấn đề cho bản thân và xã hội. Khi đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu của dạy học Hóa học tập trung nhiều hơn đến việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh. Mục tiêu của mỗi bài dạy ngoài những kiến thức kỹ năng cơ bản của học sinh cần đạt được chú ý nhiều tới việc hình thành các kỹ năng vận dụng kiến thức tiến hành nghiên cứu khoa học nh : Quan sát phân loại, ghi chép thông tin, đề ra giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề tiến hành một số thí nghiện đơn giản để học sinh tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan đến bài học . Bài tập Hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng mới cho học sinh giải bài tập Hóa học cũng giúp học sinh tìm kiến thức kỹ năng mới. I.1.2.Cơ sở thực tiễn: Thông qua việc giải bài tập Hóa học giúp học sinh hình thành, rèn luyện củng cố kiến thức kỹ năng Hóa học. Giải bài tập Hóa học là một trong những hình thức luyện tập chủ yếu được tiến hành nhiều nhất trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Do vậy các bài tập Hóa học có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng và vận dụng kiến thức. Bài tập Hóa học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh, giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh làm bộc lộ những khó khăn sai lầm trong việc học tập Hóa học đồng thời có những biện pháp giúp đỡ học sinh vợt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm lớn. Do Hóa học là môn học bắt đầu học từ năm học lớp 8 học sinh mới được làm quen với các thuật ngữ về Hóa học và các phương pháp giải bài tập Hóa học vận dụng các định luật vào giải bài tập cũng nh việc vận dụng các phương pháp để giải bài tập tạo cho học sinh hình thành kỹ năng giải tốt các bài tập nhằm b- ược đầu tạo cảm giác hứng thú cho ngngười học. Xuất phát từ lí do trên cùng với những suy nghĩ: Làm thế nào để đồng nghiệp khác thấy được việc giúp học sinh giải tốt các bài tập Hóa học là rất quan trọng nên tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh làm bài tập tính theo phương trình hóa học”. 1 B. II PHẦN NỘI DUNG II.1 Chương 1 Tổng quan II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong dạy học hóa học ở trường cần thực hiện dạy- học theo hướng đổi mới tức là tích cực hóa hoạt động học tập của HS lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy học. Dạy hóa học không phải là quá trình truyền thụ kiến thức theo kiểu “Rót” kiến thức vào HS mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS theo các mục tiêu cụ thể tạo điều kiện cho HS được vận dụng những tri thức của mình để giải quyết vấn đề có liên quan đến bài học. Hình thức tổ chức học tập cũng cần được chú ý sao cho đa dạng phong phú, phù hợp với việc tìm tòi cá nhân hoạt động theo nhom và toàn lớp. Việc học tập của HS không chỉ diễn ra ở trên lớp mà con thực hiện trong các hoạt động ngoài lớp; không chỉ học trong SGK mà còn học ở sách báo, tài liệu. Các phương tiện học tập không chỉ là SGK, phấn, bút, vở mà đa dạng phong phú hơn: Dụng cụ, hóa chất, bảng biểu, băng đĩa. . . Hiện nay việc tổ chức dạy học hóa học là làm cho HS được suy nghĩ nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn. Để hiểu sâu nhớ lâu và biết cách vận dụng những kiến thức hóa học vào giải bài tập. Với quan điểm dạy học hóa học với mục tiêu cuối cùng là HS biết cách giải các bài tập từ dễ đến khó và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống rất nhiều nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo đã nghiên cứu các đề tài như: 1. Tìm hiểu sự đa dạng trong cách giải một số bài toán hóa học ở THCS và tác động tích cực của nó đối với HS . 2. Phương pháp hướng dẫn HS làm những bài tập thí nghiêm . . . Đề tài “ Hướng dẫn HS làm bài tập tính theo phương trình hóa học” đã được nghiên cứu nhiều nhưng đối với HS vùng khó như trường thì chưa được tiếp cận với nhiều lí do chủ quan và khách quan. Thấy được ích lợi của đề tài này trong việc hướng dẫn HS làm bài tập hóa học nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu. II.1.2 Cơ sở lý luận Tên đề tài: “Hướng dẫn HS làm bài tập tính theo phương trình hóa học”. Có các thuật ngữ được sử dụng: - Phương trình - Phương trình hóa học 2 - Phương trình hóa học đã cân bằng - Phương trình phản ứng hóa học. Mục đích của đề tài : + Xác định học sinh có sáng tạo trong việc giải bài tập không. + Xác định nguyên nhân của sự sáng tạo hay máy móc. + Hướng ứng dụng để tích cực hóa hoạt động của học sinh khi làm bài. + Rút ra được những kết luận đúng để đề xuất các biện pháp thích hợp. Ý nghĩa của đề tài: Khác phục những sai sót của học sinh thông qua việc sử dụng các phương pháp tích hợp trong dạy học hóa học, giúp học sinh giải được các bài tập hóa học một cách thành thạo tọa cơ sở vững chắc để học sinh học tốt môn hoa học ở các lớp tiếp theo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Qua nghiên cứu các tài liệu sách báo tôi thấy vấn đề giú HS nắm bắt được những tri thức hóa học để giải quyết các bài tập một cách chủ động, sáng tạo là một ván đề bức xúc cần thiết được các GV bộ môn hóa học và HS rất quan tâm. II.2 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II. 2 .1 Thực trạng Trường là trường thuộc xã vùng . Qua tìm hiểu tôi thấy trường có những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: Trường nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo. các ban ngành về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Một bộ phận HS, phụ huynh rất quan tâm tới việc học. * Khó khăn: gia đình các em làm nghề nông, trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn. Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Một khó khăn nữa là các em chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học. Trường là trường vùng cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học: Cơ sở vật chất còn thiếu Chỉ có một GV bộ môn 3 HS là dân tộc nên trình độ khả năng tiếp thu của HS rất hạn chế: khả năng tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào làm bài tập, ý thức học bài ở nhà và tinh thần học tập khi đến lớp . . . II.2.2 Đánh giá thực trạng Qua điều tra cơ bản khi giải bài tập theo phương trình hóa học được kết quả như sau: + Biết làm bài tập và vận dụng đúng: + Làm bài tập chưa chính xác lủng củng hoặc sai: + Chưa biết làm bài tập: KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua tìm hiểu về nhiệm vụ lý luận và nhiệm vụ thực tiễn trong việc “Hướng dẫn HS làm bài tập tính theo phương trình hóa học” Tôi nhận thấy hầu hết các HS lớp 8, lớp 9 ở trường PTCS Đại Dực cảm thấy khó khăn khi giả bài tập hóa học. Để giúp HS giải quyết những vướng mắc này người GV phải tìm tòi sáng tạo tìm ra những biện pháp phù hợp để hướng dẫn. II.3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.3.1 Các biện pháp. *Giải bài toán theo phương trình hóa học , học sinh phải nắm được các bước giải đúng, chính xác. Muốn làm được điều này Giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững các bước giải, tìm ra các phương pháp giải thật dễ hiểu giúp học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng. Các bước của giải bài toán theo phương trình Hóa học B1: Đổi dữ kiện đầu bài B2: Viết phương trình phản ứng. B3: Tìm số mol chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. B4: Tính theo yêu cầu đề bài Các công thức cần nhớ Công thức về thể tích và số mol của chất khí V= n.22,4 Trong đó V là thể tích của chất khí, n là số mol của chất khí. 4 Công thức về mối liên hệ giữa thể tích và lượng chất n A = m A :M A Trong đó n A số mol của chất A. m A khối lượng của chất A, M A khối lượng mol của chất A * Bài tập hóa học có rất nhiều dạng khác nhau, có nhiều cách giải khác nhau.Đối với bài tập tính theo phương trình cũng vậy, chính vì thế tôi đưa ra giải pháp sau: Giải bài tập tính theo phương trình hóa học trong phạm vi THCS được chia làm 3 dạng chính Dạng 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện => Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo dữ kiện đã cho. Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia => Thì lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo chiều mũi tên. Dạng 3: Bài toán cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của1 chất sản phẩm => Tìm số mol của các chất theo số mol của chất sản phẩm. II. 3.2 Kết quả nghiên cứu Khi chưa áp dụng phương pháp trên vào trong giảng dạy, đa số các em học sinh chưa biết cách làm bài tập hoặc làm bài chưa đúng lủng củng, chưa biết cach trình bày một bài tập tính theo phương trình hoá hoc. Học sinh chỉ làm bài một cách máy móc theo các ví dụ SGK. Vì thế khi gặp các bài có nội dung khác ví dụ SGK học sinh rất lúng túng, thậm chí không giải quyết được yêu cầu đề bài. Sau khi áp dụng phương phương pháp trên vào trong giảng dạy, học sinh đã có kĩ năng giải cũng như nhận dạng bài toán . Từ đó học sinh nắm vững các bước giải toán hoá học và các đại lượng liên quan trong công thức, do đó học sinh có thể xây dựng cho mình một phương pháp làm bài. Do vậy tôi thu được kết quả như sau: Năm học chưa áp dụng thì kết quả là: +Biết làm bài và vận dụng đúng : +Làm bài tập chưa chính xác lủng củng hoặc sai: +Chưa biết làm bài tập : Năm học sau khi áp dụng thu được kết quả như sau: 5 +Biết làm bài tập và vận dụng đúng : +Làm bài tập chưa chính xác lủng củng hoặc sai: +Chưa biết làm bài tap: KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Hình thành cho học sinh kỹ năng giải bài tập hoá học theo phương trình phản ứng cho học sinh đã giúp cho học sinh có kỹ năng giải cũng như nhận dạng bài toán. Từ đó học sinh nắm vững các cách giải toán hoá học và sự liên quan giữa các đại lượng trong công thức, do đó học sinh có thể xây dựng cho mình một phương phương pháp làm bài. học sinh có kỹ năng phân tích đầu bài và xây dựng sơ đồ hướng giải, giúp cho học sinh khai thác kiến thức một cách lô gích khi đọc đề bài học sinh biết ngay bài tập này thuộc dạng bài tập nào ? cách giải được tiến hành theo từng bước như thế nào. Các ví dụ minh họa Dạng 1: Bài toán chỉ cho 1 dữ kiện => Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo dữ kiện đã cho. Bài tập 1: Cho 5,4g Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl theo sơ đồ phản ứng. Al + HCl → AlCl 3 + H 2 a: Lập phương trình phản ứng b: Tính khối lượng AlCl 3 sinh ra và thể tích khí H 2 thu được sau khi kết thúc phản ứng biết thể tích chất khí đo đktc. * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Al đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của Al có trong 5,4g là: nAl= mAl : MAl = 5,4 : 27 = 0,2 (mol) B2: Viết phương trình phản ứng. PTPƯ: 2Al + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2Al + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 6 TLPƯ: 2(mol) 2(mol) 3(mol) TĐB: 0,2(mol) → x(mol) → y(mol) + Số mol của AlCl 3 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,2.2) : 2 = 0,2 (mol) + Số mol của H 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,2.3) : 2 = 0,3 (mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. Khối lượng của AlCl 3 thu được sau khi kết thúc phản ứng là: m AlCl 3 = n AlCl 3 .MAlCl 3 = 0,2 . 133,5 = 26,7g Thể tích của H 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: VH 2 = nH 2 . 22,4 = 0,3 .22,4 = 6,72 (l) Dạng bài tập bài toán cho số mol của 1 chất sản phẩm Bài 2: Cho Fe tác dụng với H 2 SO 4 theo sơ đồ phản ứng sau: Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 a: Viết phương trình phản ứng b: Tính khối lượng FeSO 4 sinh ra và khối lượng của H 2 SO 4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H 2 * Nghiên cứu đề tài: Từ thể tích H 2 đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của H 2 thoát ra sau khi kết thúc phản ứng là: nH2 = VH 2 : 22,4 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) B2: Viết phương trình phản ứng: PTPƯ: Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài: 7 PTPƯ: Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 TLPƯ: 1(mol) 1(mol) 1(mol) TĐB: x(mol) ← y(mol) ← 0,2(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất. + Số mol của FeSO 4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,2 .1) :1 = 0,2(mol) + Số mol của H 2 SO 4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng là:x =(0,2. 1):1 =0,2(mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của FeSO 4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là mFeSO 4 = n FeSO 4 . MFeSO 4 = 0,2 . 152 = 30,4 (g) + Khối lượng của H 2 SO 4 tham ra sau khi kết thúc phản ứng là mH 2 SO 4 = n H 2 SO 4 . MH 2 SO 4 = 0,2 . 98 = 19,6 (g) Chú ý: Sau khi hướng dẫn cho HS 2 bài tập trên yêu cầu HS nhận xét và qua đó có thể khái quát lên cách làm bài tập. Bài tập tổng hợp của dạng bài tập đầu bài chỉ cho 1 dữ kiện Cho PTPƯ: KClO 3 → KCl + O 2 a: Tính khối lượng của KCl và V của O 2 thu được sau khi nhiệt phân 73,5g KClO 3 b: Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với Zn. * Nghiên cứu đề bài: + Từ khối lượng KClO 3 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tim được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài. + Coi phần b như 1 bài tập mới và tiến hành theo các bước giải bài tập bình thường. * Xác định hướng giải: a: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol 8 Số mol của KClO 3 ban đầu khi tham gia phản ứng là: n KClO 3 = m KClO 3 : MKClO 3 = 0,5 (mol) B2: Viết phương trình phản ứng: PTPƯ: KClO 3 t0 → KCl + O 2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2KClO 3 t0 → 2KCl + 3O 2 TLPƯ: 2(mol) 2(mol) 3(mol) TĐB: 0,5(mol) → x(mol) → y(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của chất + Số mol của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,5. 2) :2 = 0,5 (mol) + Số mol của O 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y = (0,5. 3) : 2 = 0,75 (mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là m KCl = n KCl . MKCl = 0,5 . 73,5 = 36,25 (g) + Thể tích của O 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là nO 2 = VO 2 : 22,4 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l) b: Từ số mol của O 2 thu được ở trên là 0,75 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1 bài tập mới tiến hành các bước giải giống như 2 bài tập 1.2 + Xác định lại số mol của O 2 thu được ở trên là bao nhiêu + Viết phương trình phản ứng của Zn vơi O 2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2Zn + O 2 t0 → 2ZnO TLPƯ: 1(mol) 2(mol) TĐB: 0,75(mol) → x(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol và tính được khối lượng của ZnO 9 Số mol của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = (0,75. 2) :1 = 1,5(mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: m ZnO = n ZnO. MZnO = 1,5 . 81 = 121,5 (g) Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia Cách giải lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó tìm số mol của các chất theo chiều mũi tiên. Bài tập 1: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O 2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau P + O 2 → P 2 O 5 a: Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu b: Tính khối lượng sản phẩm thu được * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng P và thể tích khí O 2 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). Sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của O 2 va P ban đầu khi tham gia phản ứng là: n O 2 = VO 2 : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol) nP = mO : MP = 6,2 :3,1 = 0,2 (mol) B2: Viết phương trình phản ứng PTPƯ: 4P + 5O 2 t0 → 2P 2 O 5 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia và các chất sản phẩm theo PTPƯ. PTPƯ: 4P + 5O 2 t0 → 2P 2 O 5 TLPƯ: 4(mol) 5(mol) 2(mol) TĐB: 0,2(mol) 0,3(mol) x(mol) 0,2 0,3 Tỉ lệ ── < ── (1) 10 [...]... nào còn dư và nếu dư thì dư với khối lượng bao nhiêu b: Tính thể tích của H2 thu được * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng Zn đổi ra số mol kết hợp với số mol HCl đầu bài cho, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có) Sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài * Xác định hướng giải: B1:... thấy thích thú, thoải mái khi tìm phương pháp giải Vì vậy, việc hướng dẫn giải bài tập và hình thành phương pháp giải bài tập Hoá học, phải được sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy hoá học THCS Tuy nhiên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoá học luôn được coi là một chủ đề lớn của nhân loại nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng việc tim hiểu phương pháp dạy học hoá học tạo ra . năng mới. I.1.2.Cơ sở thực tiễn: Thông qua việc giải bài tập Hóa học giúp học sinh hình thành, rèn luyện củng cố kiến thức kỹ năng Hóa học. Giải bài tập Hóa học là một trong những hình thức luyện tập chủ. nghiên cứu Trong dạy học hóa học ở trường cần thực hiện dạy- học theo hướng đổi mới tức là tích cực hóa hoạt động học tập của HS lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy học. Dạy hóa học không phải là. bài toán hóa học ở THCS và tác động tích cực của nó đối với HS . 2. Phương pháp hướng dẫn HS làm những bài tập thí nghiêm . . . Đề tài “ Hướng dẫn HS làm bài tập tính theo phương trình hóa học”

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w