1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Hoa THCS

16 265 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Lời nói đầu.Mục đích của việc dạy học môn hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, những kỉ năng hóa học mà loài người đã tích lũy, mà còn phải đặc biệt

Trang 1

Lời nói đầu.

Mục đích của việc dạy học môn hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, những kỉ năng hóa học mà loài người đã tích lũy, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy nghĩ độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn để tạo ra những kiến thức mới, những phương pháp lĩnh hội mới, những năng lực giải quyết vấn đề mới một cách nhạy bén, hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh thực tế

Trong quá trình dạy và học hóa học, ba yếu tố tương tác với nhau quyết định kết quả của việc dạy học, đó là: Hoạt động của giáo viên – Hoạt động của học sinh – Nội dung kiến thức

Trong phương pháp dạy học cổ truyền, giáo viên chính là người quyết định toàn bộ quá trình dạy học, học sinh chỉ tiếp thu thụ động kiến thức bằng cách ghi nhớ, nhắc lại một cách rập khuôn Lối dạy học đó có thể tạo ra những con người có thể bắt chước, nhưng lại tỏ ra yếu kém khi phải hoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những vấn đề mới mẻ của thực tiễn

Theo lí luận dạy học đã được khẳng định, muốn đạt được mục đích mới trong

dạy học hóa học thì việc dạy học phải được tiến hành thông qua các hoạt động của học sinh.

Trong kiểu dạy học mới này, học sinh không còn ở tư thế thụ động tiếp thu kiến thức, mà phải thành chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua các hoạt động của bản thân mà tìm tòi khám phá kiến thức mới, phát triển năng lực trí tuệ Còn vai trò của giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động, kích thích hứng thú

Trang 2

của học sinh, hướng dẫn giúp đỡ học sinh có thể thực hiện thành công nhiệm vụ học tập

Trong các nhóm phương pháp dạy học trong kiểu dạy học mới này, hiện nay người ta đang bàn nhiều đến phương pháp dạy học tích cực

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực tôi thấy rằng các phương pháp tích cực có 4 dấu hiệu cơ bản, mỗi giáo viên khi thực hiện phương pháp đạt được những dấu hiệu đó sẽ được xem như thành công Đó là:

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Học sinh

được đặt vào những tình huống thực tế, được quan sát, trao đổi, thảo luận, tự tay làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình, chính nhờ vậy học sinh vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, từ đó được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Đây không chỉ là biện

pháp hữu hiệu trong quá trình dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học hiện nay bắt buộc đặt ra

- Tăng cường việc học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Phương pháp

này đang được thực hiện ở cấp tổ, nhóm và toàn lớp Được sử dụng phổ biến là mô hình hoạt động hợp tác trong nhóm 4 – 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả trong học tập, nhất là khi gặp những vấn đề gay cấn, có vấn đề Trong hoạt động theo nhóm sẽ tránh được hiện tượng ỷ lại, năng lực của mỗi thành viên trong nhóm được bộc lộ, hình thành sự tự uốn nắn lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ lẫn nhau được phát huy Mô hình này góp phần cho học sinh quen dần với sự phân công hợp tác, làm việc tập thể trong lao động xã hội

Trang 3

sau này Vì vậy năng lực hợp tác trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường cần trang bị cho học sinh

- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Trong yêu cầu mới, cần phát

triển kỉ năng tự đánh giá cho học sinh để tự điều chỉnh cách học Do đó giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau Việc kiểm tra đánh giá cần khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế

Qua phân tích chúng ta thấy, đã coi trọng vị trí hoạt động của học sinh thì đương nhiên phải phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh Muốn làm được điều đó cần đổi mới phương pháp dạy học Trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực

đang sử dụng, việc sử dụng phương pháp học tập theo nhóm nhỏ (phương pháp thảo luận nhóm ) hiện đang được giáo viên THCS đầu tư, hướng dẫn học sinh thực hiện

trong quá trình dạy và học Tuy nhiên vì hòan cảnh khách quan và chủ quan mà phương pháp này đôi chổ còn thực hiện chưa mang lại hiệu quả, thực hiện chưa đúng quy trình bài bản dẫn đến lúng túng chưa phát huy tốt vai trò của nó trong dạy và học Qua việc tiếp thu và sử dụng phương dạy học này trong năm học vừa qua đối với môn

Hóa học ở nhà trường, tôi đặt ra vấn đề: giáo viên cần làm gì để sử dụng phương

dạy học theo nhóm nhỏ đạt kết quả tốt ? Từ đó rút ra một vài kinh nghiệm về việc

tổ chức, hướng dẫn áp dụng phương pháp dạy học này trong thời gian tới một cách tốt hơn

Trang 4

II Thực trạng

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, trong đó việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy và học đã được đặt ra, tuy vẫn còn mới đối với đa số giáo viên, hiện được các giáo viên và nhà trường sôi nổi quan tâm, chú trọng đầu tư và thực hiện Tuy nhiên, việc đổi mới này đôi chổ vẫn chưa được tiến hành một cách đồng bộ, trên phạm vi các trường, các bộ môn, các tiết dạy, mỗi loại nội dung kiến thức Một phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhóm các phương pháp dạy học

tích cực là phương pháp thảo luận nhóm, đối với việc sử dụng phương pháp này trong

dạy và học chúng ta còn bắt gặp những hạn chế như sau:

- Thực hiện còn quá sơ sài, còn mang tính hình thức, chưa thực hiện rõ ràng và đi đúng các bước, các quy trình của phương pháp Các em chưa có thói quen nên còn lúng túng trong khi học tập theo phương pháp này, một phần do giáo viên chưa hướng dẫn sự hoạt động thảo luận một cacùh thấu đáo và thống nhất phù hợp với yêu cầu của phương pháp Các em hoạt động của các em đôi khi còn mang tính đối phó, chưa đồng bộ, chưa có sự phân công cụ thể trong nhóm, cho nên việc hoạt động của nhóm chỉ do

1 hoặc 2 em hoạt động, các em khác ỷ lại Kéo theo một điều là không đáp ứng được

kết quả hoạt động tự khám phá, tìm tòi kiến thức, phát triển kỉ năng hoạt động hợp tác

trong tập thể của học sinh

- Trình độ giáo viên chưa đáp ứng kịp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu hiện hành Từ đó, việc áp dụng các phương pháp đổi mới còn dè dặt, chiếu lệ, thiếu sự đầu tư Bởi vì muốn thực hiện tốt ý đồ của mỗi phương pháp trong đó có phương pháp thảo luận nhóm thì giáo viên cần phải chuẩn bị cho tiết dạy khá công

Trang 5

phu về nhiều mặt Về nội dung công việc cần giao cho học sinh là những vấn đề gì, tính huống gì, đồ dùng (tranh vẽ, thí nghiệm, thông tin, đoạn phim ….), phương tiện như thế nào để giúp học sinh thảo luận đúng hướng với yêu cầu của bài học một cách thuận lợi và hiệu quả, sắp xếp đối tượng học sinh vào các nhóm như thế nào cho phù hợp v.v…

- Tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc áp dụng phương pháp thảo luận còn khó khăn gây hạn chế hiệu quả mong muốn

- Trình độ học sinh không đồng đều trong một lớp, trong một nhóm cùng với thói quen của cách học tập cũ chưa được đổi mới thường xuyên cũng góp phần làm hạn chế hiệu quả của phương pháp học tập theo nhóm

- Nội dung kiến thức bài học, một số chương phần thiết kế khó áp dụng phương pháp thảo luận nhóm Nội dung kiến thức một số phần cung cấp còn quá trừu tượng, nhiều vấn đề mới gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp

Tuy nhiên, việc trau dồi và rút kinh nghiệm để việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm như một phương pháp phổ thông, nhuần nhuyển là việc làm thường xuyên của đội ngũ giáo viên hiện nay Các tổ nhóm chuyên môn, các trường và chuyên môn của ngành hăøng kì, hằng năm vẫn đang tiếp tục thực các chuyên đề nhằm xoáy sâu phân tích từng dạng bài áp nên áp dụng phương pháp nào là tối ưu,

cách sử dụng từng phương như thế nào là phù hợp Qua đó chúng ta thấy, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ được xem như một phương pháp chủ đạo và bước đầu

cũng đem lại hiệu quả tích cực

Trang 6

II Giải pháp

Việc sử dụng tốt phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ còn mới đối với cả giáo viên và cả học sinh, vì thế giáo viên cần trau dồi khả năng của bản thân trong quá trình sử dụng và quan trọng là tạo cho học sinh một thói quen, một tư duy hoạt động nhóm thuần thục Đây là một khâu tổ chức không thể bỏ qua, nếu không trong tất cả các tiết dạy, trong khi bắt đầu sử dụng phương pháp này giáo viên lại phải hướng dẫn các em cách thức làm việc trong nhóm Nếu như vậy không có tính khoa học, các em lúng túng, mất thời gian tập trung vào việc tổ chức mà thời gian chính để khám phá, tìm tòi kiến lại bị thức hạn chế

Ngay từ những tiết đầu của năm học, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách tiến hành hoạt động theo nhóm Cụ thể :

- Phân chia nhóm: Thường nên sắp xếp 4 đến 6 em thành một nhóm là vừa đủ, đặt tên cho nhóm, có thể dùng tên của các nhà Bác học để gây ấn tượng cho các em

Ví dụ: Nhóm Avogađrô, nhóm Menđeleep, nhóm Eđixon… hoặc tên theo thứ tự cho dễ nhớ Yêu cầu các em cử nhóm trưởng, thư kí và các em phải có trách nhiệm điều khiển hoạt động của nhóm mình

- Thống nhất cho các em vị trí không gian để thảo luận

- Hướng dẫn cho các em hình thức phát biểu chính kiến của mình trong nhóm và hình thức thảo luận toàn lớp Hoặc mỗi em làm độc lập, sau đó đối chiếu với ý kiến các bạn khác trong nhóm, rồi nhóm có nhiệm vụ thống nhất các ý kiến đúng thành ý kiến của nhóm; hoặc đưa chính kiến của mình để trao đổi, phản biện ý kiến nào đó của một thành viên trong nhóm đưa ra; hoặc nếu nhiệm vụ được giao bao gồm nhiều

Trang 7

vấn đề thì nhóm trưởng phải có sự phân công cho từng thành viên nghiên cứu từng vấn đề cụ thể rồi sau đó nhóm tổng hợp kết quả chung … Hướng dẫn cho các nhóm phải có sự theo dõi hoạt động lẫn nhau để có sự phê bình kịp thời giúp cho mỗi thành viên đều tích cực hoạt động, tránh hiện tượng ỷ lại Khi giáo viên yêu cầu thảo luận toàn lớp, thì đại diện nhóm không nhất thiết là nhóm trưởng mà một thành viên nào đó được nhóm phân công phải phát biểu kết quả của nhóm hoặc nhận xét kết quả của nhóm bạn, hoặc nêu vấn đề mới mà nhóm thắc mắc để các nhóm khác và nhờ giáo viên tháo gỡ Giáo viên cần hạn chế hiện tượng các em trong một giành nhau trả lời, giành nhau làm việc, không tham gia thảo luận nhóm mà chỉ nghiên cứu riêng lẻ không hợp tác hoặc hiện tượng trây lười, thờ ơ với nhiệm vụ, dựa dẫm vào người khác để giáo dục ý thức cho các em

- Cần tạo thói quen cho các nhóm, sự khẩn trương, tập trung và tích cực hoạt động nhóm theo nhiệm vụ được giao với một thời lượng được đặt ra trước Mỗi nhóm phát biểu kết quả và biết nhận xét kết quả của nhóm bạn đúng hay sai và có sự chuẩn

bị phương án bổ sung, sữa sai như thế nào Giáo viên lưu ý cho các nhóm tránh trường hợp chưa được giao nhiệm vụ đã đi vào thảo luận, không tuân thủ thời gian và mệnh lệnh của giáo viên trong quá trình làm việc

Cấu tạo của một giờ học theo nhóm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Làm việc chung cả lớp.

a Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

b Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

c Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm

Bước 2: Làm việc theo nhóm

a Phân công trong nhóm

Trang 8

b Cá nhân làm việc độc lập, trao đổi hoặc thảo luận nhóm.

c Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3: Tổng kết trước lớp.

a Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

b Thảo luận chung

c Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong bài

Sau đây là một số ví dụ áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong chương trình hóa học lớp 9

Ví dụ 1: Trong bài: “Một số axit quan trọng” ta có thể tổ chức hoạt động tìm

hiểu tính oxi hóa của axít sunfuric đặc như sau:

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tính oxi

hóa của axít sunfuric đặc.

- Gọi 1 học sinh đọc nội dung thí nghiệm ở

SGK.

- Chiếu nội dung thí nghiệm lên màn hình.

- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ gồm 6

em (hai bàn quay lại ).

- Hướng dẫn các bước thao tác

- Đặt câu hỏi định hướng và giao nhiệm vụ:

Hãy làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, viết

PTPƯ và kết luận

- Các nhóm hoàn thành trong 7 phút !

- Đọc bài, cả lớp cùng theo dõi thao tác thí nghệm

- Nghe câu hỏi và nhiệm vụ được giao Nhóm trưởng phân công người chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, thư kí Tiến hành thí nghiệm, quan sát cẩn thận, rút ra kết quả của nhóm

Hiện tượng:

Ở ống nghiệm 1: không có hiện

Trang 9

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thêm thao

tác nếu cần

- Yêu cầu thảo luận toàn lớp:

? So sánh hiện tượng xảy ra trong hai ống

nghiệm ?

? Qua thí nghiệm em so sánh như thế nào về

tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và

axit sunfuric đặc ?

? Với kết quả thí nghiệm quan sát được hãy

viết PTPƯ xảy ra ?

- Nhận xét phần trả lời và hoạt động theo của

các nhóm, tuyên dương hoặc phê bình nếu

- Thông báo: Tính chất H2SO4 đặc, nóng tác

dụng được với nhiều kim loại, kể cả các kim

loại kém hoạt động (Cu) mà không giải

phóng khí H2 người ta nói H2SO4 đặc có tính

oxi hóa, một trong những tính chất hóa học

riêng của H2SO4 đặc

- Chốt lại kiến thức

tượng xảy ra

Ở ống nghiệm 2: Khí không màu

thoát ra, mùi hắc Đồng bị hòa tan một phần cho dung dịch có màu xanh lam

Nhận xét: H2SO4 đặc, nóng phản ứng được với Cu, H2SO4 loãng không phản ứng được với đồng

- Đại diện 1-2 nhóm phát biểu kết quả Phân tích đánh giá kết quả của nhóm bạn

- Rút ra kết luận

Ví dụ 2: Trong bài “ Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit”

Hoạt động: Nhận biết 3 dung dịch đựng

trong ba lọ mất nhãn: H2SO4 loãng, HCl,

Trang 10

- Theo em 3 chất trên được phân loại như

thế nào ?

- Gợi ý: dựa vào tính chất hóa học, hoặc

thành phần phân tử …

- Nhận xét và hướng dẫn cách phân loại

phù hợp

? Hãy thảo luận trong 2 phút để hoàn

thành sơ đồ nhận biết

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo và

nhận xét

- Phân tích mỗi phương án của các nhóm

Sau đó gợi ý để các nhóm thống nhất

phương án tối ưu nhất và chiếu lên màn

hình cho toàn lớp theo dõi

H 2 SO 4 loãng, HCl, Na 2 SO 4

+ quỳ tím

Màu đỏ Không đổi màu

H 2 SO 4 , HCl Na 2 SO 4

+ ddBaCl 2

Có kết tủa Không có

trắng kết tủa

H2SO4 HCl

- Hướng dẫn các thao tác và yêu cầu thực

hành thí nghiệm nhận biết theo nhóm

trong 5 phút

- Theo dõi hoạt động của các nhóm và

hướng dẫn thao tác nếu học sinh làm sai

- Lắng nghe kết quả của các nhóm và

+ Gồm 2 dd axit và 1 dd muối sunphat + Hoặc: 2 chất mang gốc =SO4 và 1 chất mang gốc – Cl

- Chú ý hướng dẫn của giáo viên

- Thảo luận nhóm: Các thành viên đóng góp ý kiến để tìm ra thuốc thử phù hợp và thống nhất sơ đồ nhận biết

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, đánh giá kết quả nhóm bạn

- Chú ý hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thống nhất phương án

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, phân công chuẩn bị hóa chất, ghi nhãn, ghi hiện tượng, viết tường trình

- Báo cáo kết quả

Chú ý nhận xét của giáo viên

Trang 11

nhận xét.

Ví dụ 3: trong bài: “Tính chất vật lí của kim loại”

Ở hoạt động củng cố có thể dùng trò chơi : Giải ô chử, như sau:

- Giới thiệu 7 ô chử hàng ngang và một ô chử hàng dọc, mỗi hàng ngang là câu trả lời ứng với 1 câu hỏi trắc nghiệm Yêu cầu lần lượt các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình tự chọn để điền vào các ô hàng ngang Sau đó tìm từ khóa để đọc kết quả

ở ô hàng dọc

C 1: Đồng được dùng làm dây dẫn điện

là do đồng cóù tính chất gì ?

a Mềm dễ kéo sợi

b Tính dẫn điện

c Có ánh kim đẹp

C 2: Kim loại nào dẫn điện tốt

nhất ?

a Sắt

b Bạc

c Kẽm

C 3: Vàng, bạc dùng làm đồ trang

sức

vì có tính chất gì?

a Rất quý

b Aùnh kim

c Bền, nhẹ

C 4: Người thợ bạc dựa vào đâu để

làm ra những vật trang sức với nhiều

kiểu mẫu từ các kim loại quý ?

a Tính dẻo b Dễ ra sợi c Lấp lánh

C 5: Một số vật dụng nấu ăn với tay cầm cần có võ bọc là do kim loại làm nên vật dụng đó có đặc điểm gì?

a Có truyền điện b Tránh gây bỏng c Tính dẫn nhiệt

C 6: Đơn chất có mấy loại ?

a Bốn loại b Một loại c Hai loại

C 7: Một kim loại mềm, bền dùng chế tạo võ máy bay đó là kim loại nào ?

M Ô H N

I Ạ O L I A H

T Ệ I H N N Ẫ D H N Í T

O Ẻ D H N Í T

M I K H N Á

C Ạ B

N Ệ I Đ N Ẫ D

H N Í T

Ô CHỮ THÔNG MINH - (Ô CHỮ HÀNG DỌC)

1 2

6

3

5 4

Ạ O L M I K

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình cho toàn lớp theo dõi. - SKKN Hoa THCS
Hình cho toàn lớp theo dõi (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w