Bài soạn SKKN HOA - 2010

20 226 0
Bài soạn SKKN HOA - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ trang I. Lí do chọn đề tài .02 II. Mục đích nghiên cứu .03 III. Đối tượng nghiên cứu .03 IV. Phương pháp nghiên cứu 03 PHẦN II: NỘI DUNG I. Thực trạng 04 II. Biện pháp .05 III. Nội dung .05 1. Các kiến thức liên quan đến bài tập tính theo phương trình hoá học .05 2. Các ví dụ minh họa .06 2.1. Dạng 1: Bài tập chỉ cho 1 dữ kiện…………………………………………… 2.2.Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia……………………………. 2.3. Dạng 3: Bài toán cho số mol của 1 chất tham và số mol của 1 chất sản phẩm IV. Kết quả đạt được 17 V. Khả năng ứng dụng triển khai SKKN .18 VI. Một số kinh nghiệm được rút ra .18 PHẦN III: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 1 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do khách quan Trong thời đại hiện nay với nền kinh tế tri thức con người muốn tồn tại và phát triển thì đều phải học, học nữa, học mãi. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “ Học cách học ” và người dạy biết “ Dạy cách học ”. Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện, sáng tạo, có khả năng vận dụng linh hoạt hợp lí các vấn đề cho bản thân và xã hội. Quá trình dạy học không phải là một quá trình tiếp nhận một cách thụ động những tri thức khoa học, mà chủ yếu là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức khoa học một cách chủ động, tích cực, là quá trình học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Muốn làm tốt được điều đó trước hết giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, phải biết thiết kế, tổ chức các hoạt động tích cực cho học sinh. Có như thế thì các em mới hứng thú say mê trong học tập. 2. Lí do chủ quan Bài tập hoá học là một trong những nguồn kiến thức để hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Thông qua giải bài tập hoá học, học sinh được rèn luyện, củng cố và tìm tòi phát hiện ra kiến thức, kĩ năng mới. Giải bài tập hoá học là một trong những hình thức luyện tập chủ yếu được tiến hành nhiều nhất trong việc hình thành kĩ năng và vận dụng kiến thức. Bài tập hoá học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm trong việc học tập hoá học, qua đó giáo viên có những biện pháp giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm. Trong quá trình giảng dạy môn hoá học, tôi nhận thấy học sinh thường lúng túng và còn nhiều vướng mắc khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Nhiều học sinh chưa nắm chắc phương pháp giải bài tập hoặc cách trình bày còn thiếu lôgic và chưa chặt chẽ. Lí do là môn Hoá học bắt đầu học từ năm học lớp 8, học sinh mới được làm quen các thuật ngữ hoá học và các phương pháp giải bài tập hoá học. Do đó học sinh chưa nắm được các định luật, các khái niệm cơ bản về hoá học, chưa hiểu được đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của kí hiệu, công thức và phương trình hoá học. Do mới được làm quen với hoá học cho nên việc được rèn luyện của học sinh còn hạn chế. Điều đó cũng làm cho việc hình thành kĩ năng tính toán và GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 2 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. phương pháp giải chung của học sinh gặp nhiều khó khăn. Các em có thể giải được các bài tập nhỏ nhưng khi lồng ghép vào các bài tập tổng hợp thì thường là bị lúng túng, mất phương hướng không biết cách giải quyết. Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tế giảng dạy, tôi soạn thảo đề tài tổng kết kinh nghiệm “Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học”.Trong đề tài này tôi muốn dùng những kiến thức cơ bản của hoá học để giải quyết các bài tập theo đúng thể loại, từ đó rút ra phương pháp chung để giải các bài tập hoá học nhằm phát triển năng lực, nhận thức của học sinh. Với chút ít kinh nghiệm của bản thân và những kinh nghiệm học hỏi được từ đồng nghiệp… tôi hy vọng rằng sẽ góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua đề tài này tôi muốn giúp các em học sinh củng cố vững chắc kiến thức lí thuyết và tự hoàn thiện các kĩ năng phân tích đề, rèn luyện cho các em kĩ năng nhạy bén khi giải bài tập hoá học. Và từ đó sẽ tạo cho các em tự tin, hứng thú say mê tìm hiểu môn học, tạo cơ sở vững chắc cho các em tiếp tục học môn Hoá học ở các lớp trên. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Khách thể: học sinh lớp 8, lớp 9 - Đối tượng nghiên cứu: một số phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học - Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập hoá học không vượt qua chương trình THCS IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháo nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng, sách giáo khoa, sách tham khảo…từ đó đưa ra một số bài tập tiêu biểu SGK và cách giải quyết cơ bản cho học sinh thực hiện. - Phương pháp điều tra: + Điều tra cách giải của học sinh lớp 8, 9 qua bài kiểm tra + Thống kê kết quả của học sinh qua bài kiểm tra. - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng, hướng dẫn cho học sinh lớp 8, 9 giải bài tập tính theo phương trình hóa học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong phương pháp giải bài tập theo phương trình hóa học, từ đó đề các biện pháp hữu hiệu để khắc phục. GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 3 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. PHẦN II: NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG Qua khảo sát khi chưa áp dụng đề tài này, tôi khảo sát ở 3 lớp 8A, 8B, 8C tại trường tôi trực tiếp giảng dạy với đề bài: Bài 1: (5 điểm) Cho Zn tác dụng vừa đủ với H 2 SO 4 theo sơ đồ phản ứng: Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 Tính khối lượng ZnSO 4 sinh ra và khối lượng của H 2 SO 4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H 2 . Bài tập2: (5 điểm) Cho 11,2g Fe tác dụng với axit sunfuric sau khi kết thúc phản ứng thu được 11,2 l khí H 2 (dktc) và muối sắt (ll) sunfat. a, Sau khi kết thúc phản ứng thì Fe có dư không và nếu dư thì dư với khối lượng là bao nhiêu. b, Tính khối lượng FeSO 4 thu được sau khi kết thúc phản ứng. Tôi thu được kết quả ở 3 lớp như sau: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu và kém 8A 8,5% 23,3 % 62,9 % 5,3% 8B 0 % 14,3 % 65 % 20,7 % 8C 0 % 16 % 66,4 % 17,6 % Kết quả thấp là do học sinh còn rất lúng túng về phương pháp giải, chưa nắm vững phướng pháp giải đối với từng dạng bài tập, cách trình bày còn thiếu lôgic, chưa chặt chẽ. Qua gần gũi tìm hiểu thì các em cho biết, các em muốn học nhưng chưa biết cách học, đang còn học một cách thụ động, các em chưa biết tư duy để tìm ra phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập. Lí do là các em mới được tiếp xúc với môn hoá nên nhiều khái niệm các em còn chưa hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa của nó, thời gian để các em rèn luyện làm bài tập còn hạn chế. Hơn nữa do điều kiện của địa phương với đặc thù là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, vì vậy việc quan tâm đến học hành còn hạn chế nhiều về tinh thần và vật chất, dẫn đến hạn chế việc học hành của các em trong đó có môn Hoá. GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 4 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. II. BIỆN PHÁP Để giải được bài tập tính theo phương trình hóa học, học sinh phải nắm được phương pháp giải của từng dạng bài tập. Muốn làm được điều này Giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững các bước giải, tìm ra các phương pháp giải thật dễ hiểu giúp học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng. III. NỘI DUNG 1. Các kiến thức liên quan đến bài tập tính theo phương trình hoá học 1.1. Các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học trong phạm vi THCS Dạng 1: Bài tập chỉ cho 1 dữ kiện: Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo dữ kiện đã cho. Dạng 2: Bài tập cho số mol của 2 chất tham gia: Thì lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của các chất đó, rồi xác định chất dư (nếu có), sau đó tìm số mol của các chất theo yêu cầu của bài. Dạng 3: Bài tập cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của1 chất sản phẩm: Tìm số mol của các chất theo số mol của chất sản phẩm. 1.2. Các bước giải của bài tập tính theo phương trình Hóa học: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài: chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất Bước 2: Lập phương trình hoá học: xác định được các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm, sau đó lập phương trình hoá học cho chính xác. Bước 3: Tìm số mol chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài: dựa vào phương trình hoá học, xét tỉ lệ giữa các chất, từ đó tính số mol của chất tham gia hoặc sản phẩm theo yêu cầu của đề bài Bước 4: Tính theo yêu cầu đề bài: chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích khí 1.3. Các công thức cần nhớ thường được vận dụng khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất: .m n M= , suy ra ; . m n M n m M = = Trong đó: m: khối lượng chất n: số mol chất M: khối lượng mol chất GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 5 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) 22,4. ; 22,4 V V n Suy ra n= = Trong đó: V: thể tích chất khí ở đkktc n: lượng chất 2. Các ví dụ minh họa 2.1. Dạng 1: Bài tập chỉ cho 1 dữ kiện 2.1.1 Bài tập cho số mol của một chất tham gia phản ứng Phương pháp giải: Bước 1: Tính số mol của chất tham gia phản ứng mà đề cho Bước 2: Viết phương trình hoá học Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo đề bài Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài Một số bài tập minh hoạ Bài tập 1: Cho 5,6 g Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl. Tính khối lượng FeCl 2 sinh ra và thể tích khí H 2 thu được sau khi kết thúc phản ứng, biết thể tích chất khí đo đktc. * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Fe đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của Fe có trong 5,6g là: n Fe Fe Fe m M = 5,6 56 = = 0,1 (mol) Bước 2: Viết phương trình phản ứng. PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 TLPƯ: 1(mol) 1(mol) 1(mol) TĐB: 0,1(mol) x(mol) y(mol) GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 6 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. + Số mol của FeCl 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: 0,1.1 0,1 1 x = = (mol) + Số mol của H 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: 0,1.1 0,1 1 y = = (mol) Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. Khối lượng của FeCl 2 thu được sau khi kết thúc phản ứng là: m FeCl2 = 0,1 . 127 = 12,7(g) Thể tích của H 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: V H2 = n H2 . 22,4 = 0,1 .22,4 = 2,24 (l) Bài tập 2: Oxi hóa hoàn toàn 5,4g nhôm tạo thành nhôm oxit. Tính khối lượng nhôm oxit được tạo thành và thể tích khí oxi cần dùng ở đktc. * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Al đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất tham gia và sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của Al có trong 5,4g là: n Al 5,4 27 = = 0,2 (mol) Bước 2: Viết phương trình phản ứng. PTPƯ: 4Al + 3O 2 0 t → 2Al 2 O 3 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 4Al + 3O 2 0 t → 2Al 2 O 3 TLPƯ: 4(mol) 3(mol) 2 (mol) TĐB: 0,2(mol) x(mol) y(mol) + Số mol của Al 2 O 3 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x 0,2.2 4 = = 0,1 (mol) + Số mol của O 2 cần dùng là: 0,2.3 0,15 4 y = = (mol) Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 7 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Khối lượng của Al 2 O 3 thu được sau khi kết thúc phản ứng là: m Al2O3 = 0,1 . 102 = 10,2g Thể tích của O 2 cần dùng là: V O2 = n O2 . 22,4 = 0,15 .22,4 = 3,36 (l) 2.1.2 Dạng bài tập cho số mol của 1 chất sản phẩm Phương pháp giải: Bước 1: Tính số mol của chất sản phẩm mà đề cho Bước 2: Viết phương trình hoá học Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo đề bài Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài Một số bài tập minh hoạ: Bài tập : Cho Mg tác dụng vừa đủ với H 2 SO 4 theo sơ đồ phản ứng sau: Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 Tính khối lượng MgSO 4 sinh ra và khối lượng của H 2 SO 4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H 2 * Nghiên cứu đề bài: Từ thể tích H 2 đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài. * Xác định hướng giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của H 2 thoát ra sau khi kết thúc phản ứng là: n H2 4,48 22,4 = = 0,2(mol) Bước 2: Viết phương trình phản ứng: PTPƯ: Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài: PTPƯ: Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 TLPƯ: 1(mol) 1(mol) 1(mol) TĐB: x(mol) y(mol) 0,2(mol) GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 8 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất: + Số mol của MgSO 4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y 0,2.1 1 = = 0,2(mol) + Số mol của H 2 SO 4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng là: x 0,2.1 1 = = 0,2(mol) Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của MgSO 4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là m MgSO4 = n MgSO4 . M MgSO4 = 0,2 . 120 = 24 (g) + Khối lượng của H 2 SO 4 tham ra sau khi kết thúc phản ứng là m H2SO4 = n H2SO4 . M H2SO4 = 0,2 . 98 = 19,6 (g) Chú ý: Sau khi hướng dẫn cho học sinh làm 2 loại bài tập trên, yêu cầu học sinh nhận xét và qua đó có thể khái quát lên cách giải bài tập tổng hợp của dạng bài tập cho một dữ kiện. 2.1.3. Bài tập tổng hợp của dạng bài tập đầu bài chỉ cho 1 dữ kiện Bài tập: Cho sơ đồ phản ứng: KClO 3 0 t → KCl + O 2 a) Tính khối lượng của KCl và thể tích của O 2 thu được sau khi nhiệt phân 61,25g KClO 3 b) Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với Zn. * Nghiên cứu đề bài: + Từ khối lượng KClO 3 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tim được số mol của các chất sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài. + Coi phần b như 1 bài tập mới và tiến hành theo các bước giải bài tập bình thường. * Xác định hướng giải: a) Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của KClO 3 ban đầu khi tham gia phản ứng là: n KClO3 61,25 0,5 122,5 = = (mol) GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 9 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Bước 2: Viết phương trình phản ứng: PTPƯ: 2KClO 3 0 t → 2KCl + 3O 2 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2KClO 3 0 t → 2KCl + 3O 2 TLPƯ: 2(mol) 2(mol) 3(mol) TĐB: 0,5(mol) x(mol) y(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của chất + Số mol của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x 0,5.2 2 = = 0,5 (mol) + Số mol của O 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y 0,5.3 2 = = 0,75 (mol) Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: m KCl = n KCl . M KCl = 0,5 . 74,5 = 37,25 (g) + Thể tích của O 2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: V O2 = n O2 . 22,4 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l) b) Từ số mol của O 2 thu được ở trên là 0,75 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1 bài tập mới tiến hành các bước giải giống như 2 loại bài tập trên. Bước 1: Xác định lại số mol của O 2 thu được ở trên là bao nhiêu Bước 2: Viết phương trình phản ứng của Zn với O 2 Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2Zn + O 2 0 t → 2ZnO TLPƯ: 1(mol) 2(mol) TĐB: 0,75(mol) x(mol) Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol và tính được khối lượng của ZnO Số mol của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x = 0,75.2 1 = 1,5(mol) GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 10 [...]... dạng bài tập hóa học khác như: bài tập xác định công thức phân tử, bài tập xác định thành phần của hỗn hợp, bài tập tổng hợp nhiều kiến thức… GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 16 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Tôi đã áp dụng đề tài này vào dạy 2 lớp 8A và 8B, còn lớp 8C để đối chứng Sau khi áp dụng tôi khảo sát cả 3 lớp trên với đề bài: Bài. .. dẫn cho học sinh làm bài tập, nhất là vào các giờ luyện tập, ôn tập hoặc những giờ học bồi dưỡng thêm VI MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA - Cần bổ sung và hệ thống lại cho HS các kiến thức cũ liên quan đến các kiến thức mới - Phân dạng các dạng bài tập để học sinh dễ nắm được phương pháp giải - Cần rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt khi vận dụng các kiến thức vào giải bài tập - Thường xuyên kiểm tra... H2 thu được * Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng Zn đổi ra số mol kết hợp với số mol HCl đầu bài cho, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có) Sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 12 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình... lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài Một số bài tập minh hoạ: Bài tập 1: Cho 11,2g Fe tác dụng với axit sunfuric sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,12 l khí H2 (dktc) vào muối sắt (ll) sunfat a) Sau khi kết thúc phản ứng thì Fe có dư không và nếu dư thì dư với khối lượng là bao nhiêu b) Tính khối lượng FeSO4 thu được sau khi kết thúc phản ứng * Nghiên cứu đề bài: - Từ khối lượng Fe và thể tích của.. .SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài + Khối lượng của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: m ZnO = n ZnO MZnO = 1,5 81 = 121,5 (g) 2.2 Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia Phương pháp giải: Bước... sinh đã biết cách trình bày bài một cách lôgic và chặt chẽ hơn Không những thế mà học sinh còn nắm được phương pháp giải cho từng dạng bài tập Khi gặp một bài tập thì học sinh nhận ra được bài tập này thuộc dạng nào? Cách giải được tiến hành theo từng bước như thế nào? Nhiều em còn xây dựng cho mình được phương pháp giải riêng và còn tìm được phương pháp giải cho những dạng bài tập khác Và vì thế mà... Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 17 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học - Đối với đề tài này, sau khi học xong thì học sinh sẽ có khả năng giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học Và các em cũng có thể tìm cho mình cách giải riêng cho các dạng toán trên Không những thế mà các em còn có thể tìm được phương pháp giải cho các dạng bài tập khác của Hóa học, là cơ... 3 :- Dựa vào phương trình phản ứng xét tỉ lệ về số mol trên hệ số phản ứng của 2 chất tham gia, từ đó xác định xem chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư Nếu tỉ lệ số mol trên hệ số của chất nào lớn hơn thì chất đó dư - Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo yêu cầu đề bài theo chất phản ứng hết Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài Một số bài. .. THCS PGS.TS Trần Kiều 2 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS Vụ giáo dục trung học chu kì III (200 4-2 007) 3 Sách giáo khoa hóa học lớp 8, 9 4 Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học THCS Cao Thị Thặng 5 Bồi dưỡng hóa học THCS Vũ Anh Tuấn 6 Bài tập nâng cao hóa học 8, 9 Ngô Ngọc An 7 400 bài tập hóa học 8, 9 Ngô Ngọc An 8 Nắm vững kiến thức rèn luyện kĩ năng hóa học 9 Từ Vọng Nghi GV: Thái Thị... qua số mol của chất tham gia mà chỉ quan tâm đến số mol của chất sản phẩm sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài * Xác định hướng giải: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol GV: Thái Thị Hương – Trường THCS Nghĩa Thái 15 SKKN: Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học + Số mol của Fe có trong 16,8(g) là: 16,8 = 0,3(mol) n Fe = 56 + Số mol của Fe3O4 có trong 13, . CỨU - Khách thể: học sinh lớp 8, lớp 9 - Đối tượng nghiên cứu: một số phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học - Phạm vi nghiên cứu: Các bài. thực hiện. - Phương pháp điều tra: + Điều tra cách giải của học sinh lớp 8, 9 qua bài kiểm tra + Thống kê kết quả của học sinh qua bài kiểm tra. - Phương

Ngày đăng: 28/11/2013, 09:12

Hình ảnh liên quan

4 Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học THCS Cao Thị Thặng - Bài soạn SKKN HOA - 2010

4.

Hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học THCS Cao Thị Thặng Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan