1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn SKKN-Hoa hoc

21 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất, cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”. Đúng vậy, Hoá học chính là môn khoa học thực nghiệm, có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Hoá học nghiên cứu chất, quá trình hình thành nên chất. Từ đó lí giải được những hiện tượng tự nhiên mà trước kia con người cho rằng đó là do: “ thánh thần, ma quỷ ” gây nên. Để có được hướng giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên đòi hỏi người học sinh không những nắm vững lý thuyết mà phải thông qua thí nghiệm hoá học. Vì vậy việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông phải gắn liền với thí nghiệm. Qua đó thấy rằng thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn hoá, cụ thể: - Thí nghiệm chính là cơ sở của việc học môn Hoá học, nó giúp các em chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm các em sẽ làm quen với các chất hoá học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hoá của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hoá học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hoá học. - Thí nghiệm cũng chính là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gủi với đời sống, với các quá trình công nghệ, chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống. - Thí nghiệm còn giúp cho các em rèn luyện được các kỹ năng thực hành, từ đó hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật. Chính vì vậy thông qua thí nghiệm các em sẽ nắm vững kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc. Các em không những được phát triển tư duy logic, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng mà còn được cũng cố niềm tin vào khoa học. Hơn thế nữa, qua việc quan sát và tiến hành làm thí nghiệm của các em từ đơn giản đến phức tạp, các em sẽ thấy rằng: mình giống như những nhà khoa học nhỏ, từ đó sẽ giúp cho các em thấy tự tin hơn, gần gủi hơn với thiên nhiên, và biết quan tâm đến việc giải thích các hiện tượng tự nhiên. Làm cho các em yêu thích và có sự đam mê vào môn hoá học. Đó cũng chính là lý do đặt lên hàng đầu đối với giáo viên dạy hoá học. Trang 1 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . Tuy nhiên hoá học ở Trung học cơ sở là một môn học mới lạ đối với học sinh, nên bước đầu các em còn rất lúng túng cũng như chưa có những kỹ năng làm thí nghiệm trong các giờ thực hành. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG HOÁ HỌC 8” nhằm đưa ra phương pháp kích thích sự say mê hứng thú của học sinh đối với bộ môn hoá học, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy và học. Trang 2 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: 1. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm hoá học. - Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Giáo viên môn hoá học ở trường trung học sơ sở. - Học sinh khối 8 ở trường trung học sơ sở. - Đồ dùng dạy học môn hoá học 8. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: - Một số thí nghiệm ở các bài hoá học lớp 8. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài: - Thực nghiệm - Kiểm tra đánh giá. Trang 3 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . III. NỘI DUNG: Thí nghiệm giữ vai trò rất quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình học tập hóa học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và để rèn luyện kỷ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm hóa học học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hình thành thái độ. Để giúp học sinh dần dần hình thành những kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học thì trước hết đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm kỹ về phân loại thí nghiệm, ưu - nhược điểm và yêu cầu của từng loại thí nghiệm đó. Đồng thời phải nắm vững nội quy cũng như các bước tiến hành khi làm thí nghiệm, nhất là trong 1 giờ thực hành. 1. Phân loại thí nghiệm: Có 2 loại thí nghiệm ở trường trung học cơ sở, đó là: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh. 1.1. Thí nghiệm biểu diễn: - Đây là loại thí nghiệm do giáo viên làm vì vậy các thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành kỹ năng làm thí nghiệm ở học sinh một cách chính xác hơn. Làm cho học sinh phát triển được các kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, từ đó hoàn thiện tư duy. Hơn nữa thí nghiệm do giáo viên làm tốn ít thời gian, tiết kiệm hoá chất, và làm được 1 số những thí nghiệm phức tạp mà học sinh không làm được. - Mặc dù là thí nghiệm do giáo viên biểu diễn nhưng vai trò của các thí nghiệm trong giờ Hóa học không giống nhau. Chúng có thể dùng để minh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn những kiến thức mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm. Vì vậy các thí nghiệm biểu diễn có thể được tiến hành bằng 2 phương pháp: Phương pháp minh hoạ và Phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn hơn vì nó có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn và đặc biệt tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh. - Khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau đây : + Đảm bảo an toàn thí nghiệm : An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết đối với mọi loại thí nghiệm, trong đó có thí nghiệm biễu diễn của giáo viên, để đảm bảo an toàn thí nghiệm và tính mạng Trang 4 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . của học sinh trong giờ học. Mặt khác giáo viên cần nắm vững kỹ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm cụ thể. Ví dụ: Trước khi đốt khí Hiđro, Metan, Axetilen .đều phải thử độ tinh khiết của chúng. Khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm Không dùng quá liều lượng hóa chất dễ cháy và dễ nổ Các thí nghiệm tạo thành chất bay hơi cần tiến hành ở phía cuối chiều gió để tránh tạt khí độc về phía học sinh . + Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm : Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn, tuyệt đối tránh không thành công, vì như thế sẽ làm cho học sinh không tin vào giáo viên và từ đó không tin vào khoa học. Tất cả thao tác sai đều để lại những ấn tượng xấu trong học sinh.Vì vậy muốn đảm bảo kết quả trước hết giáo viên phải nắm vững kĩ thuật và kĩ năng tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận các thí nghiệm, thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Các dụng cụ hóa chất cần chuẩn bị chu đáo và đồng bộ. Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân để giải thích 1 cách khéo léo cho học sinh. + Đảm bảo trực quan: Trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn. Để đảm bảo tính trực quan khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần suy nghĩ đến kích thước các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng lượng hóa chất thích hợp. Các dụng cụ thí nghiệm cần có kích thước và màu sắc hài hòa. Bàn để biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao cần thiết và các dụng cụ thí nghiệm cần phải bố trí sao cho mọi học sinh trong lớp đều nhìn rõ. Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự đổi màu sắc, có các khí sinh ra hoặc có các chất kết tủa tạo thành thì phải dùng các phông có màu sắc thích hợp. * Ngoài những yêu cầu trên, về mặt phương pháp để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: - Số lượng thí nghiệm trong một bài nên chọn vừa phải. Cần chọn những thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian của tiết dạy để đảm bảo việc thực hịên các bước lên lớp. Mặt khác nếu chúng ta sử dụng nhiều thí nghiệm với những phản ứng hóa học có bản chất giống nhau sẽ giảm hứng thú học tập của học sinh. - Chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản đảm bảo tính khoa học, mỹ thuật, tiết kiệm hóa chất, dễ thành công và đảm bảo an toàn. Trang 5 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . - Trong thí nghiệm nên sử dụng những hóa chất học sinh đã quen biết. Đương nhiên nếu mục đích thí nghiệm là nghiên cứu chất mới thì chất đó phải là mới đối với học sinh. Nhưng khi sử dụng các chất để rút ra những kết luận lí thuyết nào đó, tức là dùng làm tài liệu giáo khoa thì cố gắng dùng các chất quen thuộc. - Để giúp học sinh tập trung tuyệt đối vào các phản ứng hóa học diễn ra trong các dụng cụ thí nghiệm, trước khi thực hiện thí nghiệm giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu về các dụng cụ thí nghiệm theo các trình tự sau: + Tên của dụng cụ. + Công dụng của dụng cụ. + Hình dạng bên ngoài và cấu tạo bên trong. + Công dụng của từng bộ phận. + Bộ phận quan trọng nhất (tuỳ theo từng nội dung thí nghiệm). + Dụng cụ được cấu tạo và hoạt động dựa trên những nguyên lý nào. + Cách sử dụng dụng cụ. - Trong một số trường hợp thì cần có thể dùng hình vẽ hoặc tháo rời từng bộ phận rồi giới thiệu và lắp dụng cụ theo 1 trình tự cần thiết. Nên lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mỹ thuật. Chọn phương án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm , dễ thành công và đảm bảo an toàn cho học sinh.Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần phải giải thích mục đích, yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm. - Trong thời gian tiến hành thí nghiệm giáo viên cần tập trung sự chú ý của học sinh vào việc quan sát các hiện tượng xảy ra như đặt các câu hỏi để học sinh chú ý theo dõi thí nghiệm và trả lời. Điều này đặc biệt chú ý ở lớp 8 vì khả năng quan sát của học sinh còn phát triển; lưu ý học sinh quan sát việc thực hiện đúng đắn các thao tác thí nghiệm như: cách lấy hoá chất rắn và lỏng, cách đun, cách sử dụng đèn cồn, đặc biệt cách lắp và kiểm tra dụng cụ, …. - Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng, trước khi biểu diễn thí nghiệm giáo viên cần đặt rõ vấn đề, mục đích của thí nghiệm. tâp cho học sinh quan sát các hiện tượng xãy ra làm cơ sở xây dựng bài giảng. Ngoài ra giáo viên có thể đặt câu hỏi ở các giai đoạn khác nhau của thí nghiệm để học sinh chú ý quan sát, nhận xét và trả lời. Đây là điều hết sức quan trọng đối với học sinh khối 8, vì bước đầu hình thành những kỹ năng trong giờ thực hành thí nghiệm. 1.2. Thí nghiệm của học sinh: - Vì khả năng nhận thức của học sinh đối với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên còn có hạn, cụ thể là chỉ bằng thính giác và thị giác, do đó thí nghiệm biểu diễn của giáo viên vẫn còn những mặt hạn chế. Song đối với những thí nghiệm do chính tay các em học sinh làm thì những mặt ấy sẽ được khắc phục. Vì dù sao thì các em cũng được tận tay nhận những dụng cụ, hoá chất và được tận tay làm các thí nghiệm, Trang 6 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . trực tiếp quan sát các hiện tượng, sẽ làm cho việc hình thành dần những kỹ năng một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mặt khác cũng qua thí nghiệm do các em làm, các em sẽ dể dàng vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát và rút ra kết luận trên cơ sở quan sát. Ở đây sẽ diễn ra sự kết hợp giữa hoạt động trí óc cùng với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của học sinh. Đây chính là phương pháp có khả năng phát triển tốt nhất năng lực trí tuệ của học sinh, kích thích sự hứng thú của học sinh đối với bộ môn hoá học. - Thí nghiệm của học sinh làm cũng được chia làm 2 loại đó là thí nghiệm dùng để nghiên cứu bài mới và thí nghiệm thực hành. a. Thí nghiệm nghiên cứu bài mới: - Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới có thể thực hiện bằng 2 cách: Toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm làm những thí nghiệm khác nhau. Khi tiến hành thí nghiệm học tập theo nhóm, giáo viên cần theo dõi để các học sinh trong nhóm lần lượt được học, nếu không thì thí nghiệm của học sinh sẽ biến thành thí nghiệm biểu diễn trong đó chỉ do một số em khá phụ trách. Nếu thí nghiệm phức tạp cần có sự phân công giữa các học sinh trong nhóm. Ví dụ: Trong thí nghiệm điều chế và thử tính chất của Oxi ở lớp có thể một học sinh lắp dụng cụ điều chế và thu Oxi . Các học sinh khác làm các thí nghiệm đốt cháy Cacbon, Lưu huỳnh, kim loại trong Oxi . - Cũng như thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm của học sinh có thể tiến hành theo phương pháp minh hoạ và nghiên cứu. Ví dụ: Để nghiên cứu tính khử của H 2 ở lớp 8 có thể cho học sinh tiến hành thí nghiệm khử CuO nhờ H2 bằng 2 phương pháp trên như sau : + Phương pháp minh hoạ : Giáo viên cho biết Hiđo không những có thể hoá hợp với đơn chất Oxi của các hợp chất như các oxít. Nếu cho H 2 qua CuO nung nóng nó sẽ chiếm Oxi của hợp chất này và tạo ra nước , CuO màu đen tạo ra Cu đơn chất màu đỏ. Học sinh thành lập PTHH: H 2 + CuO  → Cu + H 2 O Sau đó giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm vừa được mô tả. Sau khi làm thí nghiệm, học sinh thấy những điều giáo viên trình bày được khẳng định về mặt thực nghiệm. + Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên đặt vấn đề : H 2 có thể chiếm oxi của các oxit không? Giáo viên hướng dẫn HS lắp dụng cụ và sử dụng các hoá chất (đã chuẩn bị sẵn). Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra, đặc biệt quan sát CuO trước và sau khi dẫn H 2 qua CuO đun nóng (màu đen thành đỏ) Trang 7 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . đồng thời xuất hiện những giọt lỏng trên thành ống nghiệm và đáy ống nghiệm . Từ đó rút ra kết luận H 2 đã chiếm oxi của CuO tạo thành nước và giải phóng kim loại Cu (màu đỏ) Học sinh viết phương trình hoá học: H 2 + CuO  → H 2 O + Cu - Phương pháp nghiên cứu kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong giờ hoá học hơn và tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc độc lập. b. Thí nghiệm thực hành: - Thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, sử dụng dụng cụ và hoá chất. Rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hoá học. - Cần quan niệm thực hành là một phần của quá trình dạy học. Vì vậy nội dung của bài thực hành là mối quan hệ, là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây dựng song song với bài dạy lý thuyết, đảm bảo nguyên tắc thực hành hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội dung bài thực hành phải là sự tiếp tục của bài dạy lý thuyết trước và chuẩn bị cho bài dạy sau. Tuỳ theo đặc điểm tình hình chương trình, tình hình trường lớp mà xây dựng nội dung chương trình lý thuyết và thực hành một cách hợp lý. - Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học sinh đã được chuẩn bị trước về mục đích của thí nghiệm, học sinh cần làm gì và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra những kết luận đúng đắn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần ôn lại những nội dung cần thiết trong sách giáo khoa và đọc trước bài thực hành. Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp tiến hành sao cho phù hợp với đặc điểm về nội dung và cơ sở vật chất thiết bị liên quan , phổ biến cho học sinh những việc cần chuẩn bị , dự kiến những tình huống xảy ra cần giải thích về lý thuyết … Các thí nghiệm được lựa chọn phải đơn giản ở mức độ tối đa nhưng phải rõ , dụng cụ đơn giản, giá thành hạ , nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về khoa học và sư phạm. - Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn học sinh thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều. Những thí nghiệm với chất độc, chất nổ, axit đậm đặc,… thì không nên cho học sinh làm, nếu cho làm thì phải hết sức theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các thí nghiệm phải đơn giản, rõ và cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo chính xác, mỹ thuật, cố gắng dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ giúp học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Ngoài ra thí nghiệm phải có tính giáo dục, thực hành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh và trật tự chung, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết nhưng không làm thay cho học sinh. Trang 8 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . - Một giờ thực hành thường được thực hiện theo trình tự sau đây: Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giải thích ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình thí nghiệm. Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rữa sạch các dụng cụ thí nghiệm xắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm vào đúng nơi qui định. - Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường. Căn cứ vào nội dung của giờ thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị phòng riêng giờ thực hành. Những thí nghiệm với chất độc, chất nổ, axit đậm đặc,… thì không nên cho học sinh làm, nếu cho làm thì phải hết sức theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các thí nghiệm phải đơn giản, rõ và cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo chính xác, mỹ thuật, cố gắng dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ giúp học sinh tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Ngoài ra thí nghiệm phải có tính giáo dục, thực hành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. - Giáo viên phải theo dõi sát công việc của học sinh và trật tự chung, giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi cần thiết nhưng không làm thay cho học sinh. Đối với học sinh mới lần đầu vào phòng thí nghiệm, giáo viên cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy: 2. Nội quy: 2.1. Học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bảng hướng dẫn, xem lại các bài có thí nghiệm thực hành 2.2. Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: Cặp, sách, nón… 2.3. Phải thực hiệnđúng quy tắc phòng độc, phòng cháy và bảo quản dụng cụ, hoá chất,… 2.4. Phải tiết kiệm hoá chất khi làm thí nghiệm. 2.5. Trong khi làm thí nghiệm không nên nói chuyện ồn ào, không đi lại mất trật tự, không được tự động lấy các dụng cụ hoá chất ở các bàn khác. 2.6. Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ và sắp xếp dụng cụ, bàn ghế theo quy định. 3. Các bước tiến hành làm thí nghiệm: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung (mở đầu) - Giáo viên nhắc lại phần nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm và kế hoạch thực hiện. Trang 9 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 . - Không nên chỉ hướng dẫn làm gì và làm như thế nào? Mà còn giải thích tại sao làm như vậy. Cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải làm cho thí nghiệm không thành công. - Khi giáo viên hướng dẫn có thể biểu diễn một số thao tác để minh hoạ cho lời giảng. Tuy vậy không được chiếm thời gian. Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm: Chia học sinh thành từng nhóm. Học sinh trong những nhóm phải được làm thí nghiệm để có thể thu được những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm ngang nhau. Bước 3: Viết báo cáo kết quả (tường trình) Mẫu bản tường trình: Tên nhóm:……………………………………………………………………… Tên học sinh:…………………………………………………………………… Lớp:………………………………………………………………………………… BẢN TƯỜNG TRÌNH Tên bài thí nghiệm:………………………………………………………………………………… THAO TÁC TIẾN HÀNH HIỆN TƯỢNG QUAN SÁT GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG 4. Một số ví dụ về phương pháp tiến hành thí nghiệm biễu diễn của giáo viên: 4.1. Ví dụ 1: Bài “Tính chất của chất”- Hoá 8 *Dụng cụ thí nghiệm : - Cốc thuỷ tinh 200ml. - Cáp sun sứ (Nếu không có dùng đế sứ có mặt lõm). - Lọ thuỷ tinh 100cc. - Nút cao su. - Môi đốt hoá chất. - Đèn cồn. *Hoá chất: Lưu huỳnh Trang 10 [...]... bị một số thiết bị, nên tôi thường xuyên sử dụng các thí nghiệm thực hành (khi trong bài yêu cầu) đồng thời áp dụng đúng phương pháp cho nên đạt được kết quả khả quan hơn + Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học này, tôi được phân công dạy Hoá học 9, song tôi vẫn áp dụng những phương pháp dạy như trên, đồng thời ở những bài mới, tôi mạnh dạn cho học sinh tự tiến hành làm các thí nghiệm nghiên cứu nhiều... KHẢO - Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004- 2007) môn hoá học – NXB giáo dục - Sách giáo khoa mới hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục - Sách giáo viên mới hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục - Sách bài tập mới hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục - Đĩa CD thực hành thí nghiệm ở trờng THCS Trang 20 Đề tài : Phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm trong hoá học 8 MỤC . thí nghiệm dùng để nghiên cứu bài mới và thí nghiệm thực hành. a. Thí nghiệm nghiên cứu bài mới: - Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới có thể thực hiện bằng. khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội dung bài thực hành phải là sự tiếp tục của bài dạy lý thuyết trước và chuẩn bị cho bài dạy sau. Tuỳ theo đặc điểm tình hình

Ngày đăng: 04/12/2013, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- 8 nút cao su kèm ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L. - 8 nút cao su kèm ống dẫn cao su. - Bài soạn SKKN-Hoa hoc
8 nút cao su kèm ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L. - 8 nút cao su kèm ống dẫn cao su (Trang 15)
w