1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bai tieu luan

18 767 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã hội. Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trình bầy về tình hình tài chính của mình. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá, lựa chọn đối tác kinh doanh. Đặc biệt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi đầu tư, hợp tác kinh doanh thì chi phí cho cuộc kiểm toán sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với chi phí mà hai bên phải bỏ ra để đàm phán, tự chứng minh về khả năng tài chính của mình. Đồng thời ý kiến khách quan của kiểm toán luôn đáng tin cậy hơn. Có thể thấy rằng vai trò của Kiểm toán ngày càng được thể hiện rõ trong cuộc sống. Từ đó, ta thấy được vai trò quan trọng của những kiểm toán viên. Kiểm toán viên phải có đầy đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm toán bảo đảm chất lượng. Năng lực của kiểm toán viên là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm, giúp cho kiểm toán viên có khả năng xét đoán công việc trong từng trường hợp cụ thể. Việc chứng thực cũng như đánh giá năng lực của các kiểm toán viên ngoài kinh nghiệm thực tế qua công việc còn được thể hiện ở bằng cấp và các chứng chỉ trong lĩnh vực kiểm toán. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các loại bằng cấp, chứng chỉ về lĩnh vực về kiểm toán. Ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán sẽ có những Luật định và có hệ thống quản lý, đạo tạo riêng. Tuy nhiên, tất cả đều có chung những chuẩn mực về kế toán và kiểm toán để đảm bảo tính thống nhất trên toàn cầu. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Các bằng cấp và chứng chỉ trong lĩnh vực kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay” làm bài tiểu luận cho mình. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của giáo viên bộ môn để tôi bổ sung thêm kiến thức cho mình. SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 1 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ NỘI DUNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của hoạt động kiểm toán trên thế giới và ở Việt Nam: 1.1.1 Trên thế giới: Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu đời kể từ thời mà các thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai, vì thế từ gốc của thuật ngữ kiểm toán (audit) theo tiếng La Tinh là “auditus” có nghĩa là “nghe”. Từ thời trung cổ, kiểm toán đã được thực hiện để kiểm tra về tính chính xác của thông tin tài chính, trong giai đoạn này chủ yếu là sự phát triển của kiểm toán tuân thủ do các kiểm toán viên của nhà nước và kiểm toán viên nội bộ thực hiện. Sau này, với sự ra đời của thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, cũng như do sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, nên dần dần đã dẫn đến sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của các nhà quản lý. Từ đó đã xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của các nhà quản lý lẫn những người làm công, vì thế kiểm toán độc lập đã được ra đời vào thế kỷ 18 để đáp ứng cho nhu cầu này. Đến đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán. Vì thế, trong khi mục đích của kiểm toán của nhà nước và kiểm toán nội bộ không có sự thay đổi đáng kể, kiểm toán độc lập báo cáo tài chính từ mục đích phát hiện sai phạm đã chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, và lúc này kết quả kiểm toán chủ yếu phục vụ cho các bên thứ ba để giúp họ đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính. Để đạt được mục đích trên, thông qua quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, dần dần những tổ chưc nghề nghiệp, các tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán viên đã hình thàng nên những phương thức kiểm tra mới. Đó là việc xây dựng và phát triển của kỹ thuật lấy mẫu, vấn đề đánh giá hệ thống nội bộ và hình thành các kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính. Chúng ta có thể hình dung khái quát các vấn đề này như sau : Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán được chấp nhận áp dụng vào đầu thế kỷ 20, khi mà quy mô của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Kỹ thuật này giúp cho kiểm toán viên lựa chọn và kiểm tra một số nghiệp vụ thay vì phải kiểm tra toàn bộ, nhờ đó tiết kiệm được thời gian và công sức, thế nhưng họ phải bảo đảm hợp lý là không để xảy ra các sai lệch vượt quá mức trọng yếu, hay nói cách khác rủi ro nằm trong mức chấp nhận được. Việc đánh giá về hệ thông kiểm soát nội bộ của đơn vị bắt đầu được quan tâm từ SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 2 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ quá trình tích lũy kinh nghiệm khi áp dụng kỹ thuật lấy mẫu của các kiểm toán viên. Kiểm soát nội bộ là hệ thống tự kiểm soát của đơn vị nhằm giúp họ bảo vệ tài sản, ghi chép kế toán đúng đắn… Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một điều quan trọng để sử dụng tốt kỹ thuật lấy mẫu. Nhờ sự đánh giá này, kiểm toán viên sẽ xác định phạm vi và phương hướng của những thủ tục kiểm toán. Trong những hoạt động có kiểm soát nội bộ vững mạnh thì độ tin cậy của thông tin sẽ cao, vì thế chuẩn mực kiểm toán cho phép kiểm toán viên được giảm bớt việc kiểm tra chi tiết những khoản mục hay những nghiệp vụ có liên quan; còn ngược lại khi kiểm soát nội bộ yếu kém, kiểm toán viên cần phải gia tăng việc kiểm tra chi tiết. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên số lượng đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngày càng nhiều. Chính vì thế, kiểm toán viên phải tiếp cận và tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường xử lý số liệu bằng phương pháp điện tử, và họ phải nghiên cứu để áp dụng các kỹ thuật để kiểm soát trong môi trường này. Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên do tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trường vốn. Sự phát triển lực lương của các nhà đầu tư quốc tế ra khỏi biên giới của các quốc gia lam tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Yêu cầu này thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao hơn nữa của chất lương kiểm toán. Chính vì thế đã hình thành một số xu hướng nổi bật trong lĩnh vực kiểm toán vào những năm gần đây là : Tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên thông qua việc hạn chế khả năng một tổ chức kiểm toán cung cấp cùng lúc nhiều dịch vụ cho một khách hàng. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện các hành vi gian lận gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Mở rộng các kỹ thuật tiếp cận kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên không thể chỉ quan tâm đến rủi ro tài chính mà còn phải tìm hiểu rủi ro kinh doang của khách hàng để hoạch định kế hoạch và chương trình kiểm toán. Mở rộng các dịch vụ kiểm tra ra ngoài hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống để phục vụ nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của các thông tin khác nhau trong giao dịch kinh tế. I.1.2 Ở Việt Nam: Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có một lịch sử lâu dài, thế nhưng đến trước thập niên 90, hoạt động này chủ yếu là do nhà nước tiến hành thông qua các công tác kiểm tra kiểm toán. Phải đến cuối những năm 1980, khi Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ khi có Luật Đầu Tư nước ngoài, chính sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu về SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 3 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính. Để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, vào đầu thập niên 90, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã bước đầu hình thành với sự ra đời của công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Sau đó nhiều công ty kiểm toán khác của Việt Nam lần lượt được thành lập, cùng với sự có mặt của các công ty kiểm toán quốc tế và công ty kiểm toán liên doanh. Khách hàng của các công ty kiểm toán cũng gia tăng nhanh chóng và mở ra nhiều loại hình doanh nghiệp, như các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần có yết giá ở thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại… Việt Nam cũng đã từng bước thể chế hóa hoạt động kiểm toán. Khởi đầu là vào tháng 01/1994, chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập theo nghị định 07/CP ngày 19/01/1994 và được hướng dẫn thực hiện với thông tư 22/TC/CĐKT ngày 19/03/1994 của Bộ Tài Chính. Thứ đến vào tháng 07/1994, cơ quan kiểm toán nhà nước trực thuộc Chính Phủ được thành lập và hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước. Tháng 10/1997, Bộ Tài Chính đã ban hành Quy Chế kiểm toán nội bộ áp dụng tại các doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT. Gần đây, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập để thay thế cho Nghị định 07/CP; sau đó Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 để hướng dẫn thi hành nghi định 105/2004/NĐ-CP và thay thế vào Thông tư 22/TC/CĐKT. Việc nghiên cứu để xây dựng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được tiến hành từ năm 1997. Đến tháng 9/1999, Bộ Tài Chính đã ban hành 04 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đầu tiên và đến nay (01/2005) đã có 33 chuẩn mực kiểm toán được ban hành. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho sự phát triển nghề nghiệp, Hội Kế toán Việt Nam ( nay la Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam,viết tắt là VAA) đã được thành lập vao năm 1994. Đến tháng 5/1998, VAA được kết nạp là thành viên chính thức thứ 7 của AFA ( Liên đoàn Kế toán ASEAN) và là thành viên thứ 130 của IFAC ( Liên đoàn Kế toán Quốc tế). Ngoài ra, cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam cũng đã là thành viên của INTOSAI (Tổ chức Quốc tế các Cơ quan kiểm toán Tối cao). Đến tháng 4/2005, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập với tư cách một tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề. VACPA là một thành viên của VAA. Tóm lại, trong những năm vừa qua, hệ thống kiểm toán Việt Nam đã hình thành và phát triển cả về lượng và chất. Quá trình phát triển đó đã đặt nền tảng ban đầu cho những bước phát triển trong tương lai cho ngành nghề này ở Việt Nam. SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 4 Tiểu luận Kiểm tốn căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ II. CÁC BẰNG CẤP VÀ CHỨNG CHỈ TRONG LĨNH VỰC KIỂM TỐN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Các tổ chức kiểm tốn: Tổ chức nghề nghiệp của các kiểm tốn viên được thành lập ở nhiều quốc gia. Thành viên của tổ chức này bao gồm những kiểm tốn viên, các tổ chức kiểm tốn, và nhiều tổ chức chun ngành khác như Phòng thương mại, Hiệp hội ngân hàng, Ủy ban chứng khốn… Có những quốc gia chỉ thành lập một tổ chức nghề nghiệp, nhưng có quốc gia lại đồng thời có nhiều tổ chức. Sau đây là một vài tổ chức nghề nghiệp tại một số quốc gia: - Hiệp hội kiểm tốn viên Cơng chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants – AICPA). - Hiệp hội kế tốn viên Cơng chứng Nhật (Japanese Institute of Certified Public Accountants - JICPA). - Hiệp hội Giám định viên kế tốn Anh quốc và xứ Wales (Institute of Chartered Accountants in England and Wales – ICAEW). - Đồn kiểm tốn viên Đức (Wirchaftsprferkammer – WPK). - Liên đồn quốc gia các chun viên kế tốn Pháp (Compagnie Nationale de Commissaires aux Comptes – CNCC)… Các tổ chức nghề nghiệp có thể được hình thành trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên sau khi đạt được những tiêu chuẩn nhất định (thí dụ AICPA, ICAE…) ; hoặc được quy định bắt buộc cho tất cả các cá nhân hành nghề kiểm tốn (thí dụ WPK, CNCC,…). Có những tổ chức đã thành lập cách đây hơn hàng trăm năm, thí dụ như ICAEW, hay có tổ chức có số thành viên rất đơng, chẳng hạn như AICPA có trên 300.000 hội viên. Những tổ chức này đã và đang là nhân tố quan trọng để phát triển ngành kế tốn nói chung, và ngành kiểm tốn nói riêng. Tổ chức nghề nghiệp quốc gia có thể bao gồm các ủy ban chun mơn về kế tốn, đào tạo, đạo đức nghề nghiệp… và thường có các chức năng sau : Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về kiểm tốn, nhằm giúp cho các thành viên ln tiếp cận được với các kiến thức mới để nâng cao trình độ. Ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp, và xử lý những vi phạm điều lệ của các thành viên. Quản lý chất lượng hoạt động kiểm tốn, bằng cách quy định người tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các cơng ty kiểm tốn.Tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ kế tốn viên cơng chứng… Một số tổ chức nghề nghiệp còn có chức năng soạn thỏa và ban hành các chuẩn mực nghề nghiệp (thí dụ AICPA, WPK,…), nhưng một số tổ SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 5 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ chức khác chỉ tham gia hội đồng tư vấn cho nhà nước để ban hanh chuẩn mực (như JICPA). Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam được thành lập vào năm 1994 và là thành viên của Hội đồng Quốc gia về Kế toán, một tổ chức được thành lập vào năm 1999 với chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trong thời gian qua Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đã tập trung thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chuẩn mực và chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán, huấn luyện nghiệp vụ… Bên cạnh đó do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong những năm gần đây, hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập vào tháng 04/2005. Theo điều lệ, VACPA chủ yếu bao gồm các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam, với mục đích tập hợp, đoàn kết những người hành nghề kiểm toán; duy trì sự phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên hành nghề, chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần tích cực trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh nghiệp và đất nước; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các nước khu vực và thế giới. VACPA là tổ chức thành viên của Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, chịu sự quản ký về nghề nghiệp của Bộ Tài Chính. Theo dự kiến, trong một vài năm tới, Bộ tài chính sẽ chyển giao dần chức năng quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán mà Bộ tài chính đang thực hiện nay cho Hội nghề nghiệp. Liên đoàn Kế toán Quốc tế ( International Federation of Accountants – IFAC ) là tổ chức phi Chính phủ bao gồm các tổ chức nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ra đời vào ngày 07/10/1977, tính đến nay IFAC có 163 thành viên ở 119 nước, đại diện cho hơn hai triệu kiểm toán viên trên toàn cầu. Mục tiêu chính của IFAC được nêu rõ trong Hiến chương thành lập là : “ phát triển và tăng cường phối hợp nghiêp vụ kế toán bằng các chuẩn mực hài hòa trên phạm vi toàn thế giới.” IFAC được lãnh đạo bởi Hội đồng với sự giúp việc của Ủy ban điều hành và Ban thư ký. Ngoài ra IFAC còn có bảy ủy ban trực thuộc để đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể theo từng lĩnh vực, trong đó có Ủy ban Quốc tế về Chuẩn mực Kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB ) chịu trách nhiệm nâng cao tính thống nhất của dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan trên phạm vi toàn cầu. Ủy ban này ban hành các chuẩn mực về kiểm toán và xác nhận, thúc đẩy chấp nhận các chuẩn mực này trên toàn cầu. Các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán được trình bày ở phụ lục II-A. Một tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực nghề nghiệp là ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB ), tiền thân của IASB là IASC ( International Accounting Standatds Committe) được thành lập năm 1973. Tổ SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 6 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ chức này soạn thảo và ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Khi xây dựng các chuẩn mực quốc tế, những tổ chức trên làm việc theo nguyên tắc là cố gắng dung hòa tối đa các chuẩn mực và chính sách khác nhau của những quốc gia, nhằm giúp cho chúng có thể được các thành viên tự nguyện chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nghĩa là IFAC và IASB tập trung tiêu chuẩn hóa về những vấn đề quan trọng và cố gắng không phức tạp hóa các chuẩn mực làm cho chúng trở nên khó áp dụng trên thế giới. Các chuẩn mực cũng thường xuyên được bổ sung và liên tục cập nhật để phù hợp với sự phát triển chung và những yêu cầu của những quản lý hiện đại. Khi tham gia IFAC và IASB các thành viên tại những quốc gia khác nhau đều có nghĩa vụ ủng hộ công việc của IFAC và IASB bằng cách ấn hành những chuẩn mực quốc tế đã được duyệt và phải nổ lực tốt nhất nhằm mục đích: Bảo đảm rằng báo cáo tài chính được ban hành phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về các mặt quan trọng, và công bố việc tuân thủ này. Thuyết phục các chính phủ và những tổ chức có trách nhiệm ban hành những chuẩn mực quốc gia rằng báo cáo tài chính cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế về các mặt quan trọng. Thuyết phục các cơ quan kiểm soát thị trường chứng khoán, cũng như cộng đồng thương mại và kỹ nghệ rằng khi công bố báo cáo tài chính phải cần phải tuân theo chuẩn mực quốc tế về mọi mặt quan trọng và phải công bố rõ về sự tuân thủ đó. Bảo đảm rằng các kiểm toán viên cảm thấy thỏa mãn khi báo cáo tài chính đã tôn trọng chuẩn mực quốc tế trên những phương diện trọng yếu. Khuyến khích việc công nhận và tôn trọng hệ thống chuẩn mực quốc tế trên bình diện thế giới. Nói cách khác, tuy các chuẩn mực quốc tế không mang tính chất cưỡng chế, thế nhưng do lợi ích của chúng, nên hầu hết các tổ chức thành viên ở những quốc gia đều nổ lực tìm cách đạt được sự hòa hợp với các chuẩn mực quốc tế, thông qua việc sữa đổi, bổ sung hệ thống chuẩn mực hay chế độ về kế toán và kiểm toán của quốc gia mình. Bởi lẽ nhiều quốc gia nhận thức rằng việc tuân thủ chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính họ; và chính nhờ việc thực hiện các nghĩa vụ trên ở từng quốc gia, đã dần dần giúp cho kế toán trở thành ngôn ngữ chung trong kinh doanh quốc tế, cụ thể như tạo dần sự hòa hợp giữa những chuẩn mực hay chế độ kế toán khác nhau giữa các nước trên thế giới, nâng cao chất lượng và tính có thể so sánh được của báo cáo tài chính, tăng cường độ tin cậy và sự hữu dụng của báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, trên thế giới còn có các tổ chức quốc tế khác của nghề nghiệp kiểm toán là IIA (Hiệp hội kiểm toán nội bộ ) và INTOSAI ( Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao). 2.2 Kiểm toán viên độc lập: SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 7 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ Hầu hết các quốc gia đều đòi hỏi kiểm toán viên có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhất định. Vì thế, nếu muốn hành nghề kiểm toán mà đặc biệt trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, các ứng viên thường phải đạt tiêu chuẩn sau đây: - Được đào tạo về kế toán ở một trình độ nhất định. - Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán. - Trúng tuyển một kỳ thi quốc gia về các kiến thức kế toán, kiểm toán, luật kinh doanh… Tuy có thể có sự khác biệt, nhưng thông thường sau khi đạt các tiêu chuẩn trên, họ sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán. Tùy theo từng quốc gia mà danh xưng của họ có thể khác nhau. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc… họ được gọi là Kế toán viên công chứng (Certified Public Accountant-CPA); ở Anh, Scotland gọi là Giám định viên kế toán (Chartered Accountant-CA); ở Pháp là Chuyên viên kế toán (Commissaires aux Comptes); ở Việt Nam được gọi là Kiểm toán viên độc lập. Ngoài lĩnh vực kiểm toán, họ có thể hoạt động trong những lĩnh vực khác dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý… Tại Việt Nam, điều 13 Nghị định105/2004/NĐ-CP quy định: 1. Kiểm toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng qui định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15 của Nghị định này; b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên; c) Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính; d) Có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài Chính cấp. 2. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được Bộ Tài Chính Việt Nam thừa nhận thì phải đạt kì thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, Việt Nam do Bộ Tài Chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài Chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên thì được công nhận là kiểm toán viên. 2.3 Các bằng cấp và chứng chỉ trong lĩnh vực kiểm toán trên thế giới ở Việt Nam hiện nay: 2.3.1 Chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ (CIA): SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 8 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ Một số trường đại học với các phòng ban tiếp tục giáo dục và mở rộng cung cấp các chương trình chứng chỉ kiểm toán nội bộ đối với các kiểm toán viên tìm kiếm để nâng cao kỹ năng và kiến thức của họ trong lĩnh vực này. Các chương trình này thường có ít hơn sáu khóa học cốt lõi, nhiều trong số đó được cung cấp vào ban đêm, vào những ngày cuối tuần hoặc trực tuyến. Ngoài việc học các kỹ năng tiên tiến trong kiểm toán nội bộ, các chuyên gia tham gia trong các chương trình chứng chỉ kiểm toán tìm hiểu về các loại khác nhau của hệ thống kiểm toán, chương trình đánh giá và chiến lược quản lý dự án. Một số chương trình chứng chỉ cho phép học viên tập trung vào một chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như quản lý kiểm toán, kiểm toán gian lận hoặc kiểm toán CNTT. Cá nhân hoàn thành một chương trình chứng chỉ kiểm toán nội bộ thường được chuẩn bị để ngồi cho kiểm toán viên được chứng nhận kiểm tra nội bộ (CIA). Để kiếm được chứng chỉ CIA, các chuyên gia đầu tiên phải vượt qua một cuộc kiểm tra 4 phần. Bằng cử nhân và hai năm kinh nghiệm được yêu cầu phải có cho kỳ thi này. 2.3.2 Chứng chỉ Kiểm toán viên Công chứng (CPA): CPA (Certified Practising Accountant) là danh hiệu kế toán kiểm toán toàn cầu dành cho các nhà lãnh đạo kinh doanh chiến lược.Với 132.000 hội viên chuyên nghiệp tại hơn 111 quốc gia trên khắp thế giới. Ví dụ: Chứng chỉ CPA Úc, CPA Mỹ, CPA Anh, CPA Hồng Kông, CPA Việt Nam … Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi xin được trình bày chứng chỉ CPA Việt Nam: Hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam mới có từ năm 1991, bắt đầu bằng việc Bộ Tài chính thành lập 2 Công ty Kiểm toán đầu tiên là VACO và AASC. Để cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam (CPA Việt Nam) cho những người ký báo cáo kiểm toán ở Việt Nam, năm 1994, Bộ Tài chính tổ chức đợt học đầu tiên và đặc cách cấp Chứng chỉ KTV Việt Nam cho 38 người sau khi tổ chức thi sát hạch kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp của họ. Từ đó đến năm 1998, hàng năm Bộ Tài chính đã tổ chức 1 kỳ thi KTV cho các tỉnh phía Bắc, 1 kỳ thi cho các tỉnh phía Nam, và từ năm 1999 đến nay tổ chức 1 kỳ thi chung cho cả nước. Qua 13 kỳ thi quốc gia đến nay chất lượng và quy mô các kỳ thi CPA Việt Nam đã trưởng thành đáng kể. Việt Nam đang thỏa thuận và ký hiệp định ASEAN (MRA) về việc thừa nhận lẫn nhau về Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán trong khu vực ASEAN. Hội Kiểm toán viên hành nghề VN (VACPA) cũng đã và đang ký biên bản hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên thế giới để hướng đến mục tiêu thừa nhận lẫn nhau các Chứng chỉ hội viên CPA. SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 9 Tiểu luận Kiểm toán căn bản GVHD:Th.S, NCS Hồ Tuấn Vũ a) Lịch sử chương trình CPA VN đã qua 4 giai đoạn phát triển: - Từ 1994 đến 4/2002: Thực hiện theo QĐ số 237 TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 ban hành Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV của Bộ Tài chính. - Từ 5/2002 đến 7/2004: Thực hiện theo QĐ 53/2002 QĐ/BTC ngày 23/4/2002 Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV. - Từ 8/2004 đến 5/2007: Thực hiện theo QĐ số 59/2004 QĐ/BTC - Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán. - Từ 6/2007 trở đi: Đang hoàn chỉnh và nâng cấp chương trình thi CPA VN b) Mục đích của chương trình CPA Việt Nam: - Làm cơ sở cho việc học tập, phấn đấu và đào tạo đội ngũ KTV Việt Nam đạt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, đạt trình độ tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực hành về nghề nghiệp, có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp quốc tế và khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện tin học… phục vụ ngày càng hoàn hảo nghiệp vụ kiểm toán và tư vấn độc lập trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đang mở cửa và hội nhập với cộng đồng quốc tế. - Các giai đoạn phát triển chương trình CPA Việt Nam chính là lộ trình hướng đến mục tiêu trên đây. c) Vị trí CPA Việt Nam: - Chương trình CPA Việt Nam ở Việt Nam không thuộc chương trình đào tạo bằng cấp để phong học hàm, học vị như Thạc sỹ, Tiến sỹ… CPA Việt Nam là chương trình đào tạo thực hành nghề nghiệp, được Nhà nước thừa nhận (Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ) và có giá trị thực tiễn rất cao. Người có Chứng chỉ CPA Việt Nam được ký báo cáo kiểm toán với tư cách “Kế toán viên công chứng” (tức là người làm kế toán được xã hội thừa nhận) hoặc được bổ nhiệm ở vị trí từ phụ trách phòng kế toán trở lên… và có mức thu nhập rất khá, gấp 2,3 lần trở lên các đồng nghiệp không có CPA Việt Nam. - Trên Thế giới, CPA VN chưa được công nhận, nhưng Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam hiện đã là thành viên thứ 78 của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội Kế toán ASEAN (APA). d) Phạm vi nghề nghiệp của CPA Việt Nam: - CPA Việt Nam hiện nay chủ yếu cho lĩnh vực doanh nghiệp (lĩnh vực tư nhận), một phần nhỏ phục vụ cho lĩnh vực Nhà nước như kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước, kiểm toán các dự án XDCB bằng vốn Nhà nước, Kiểm toán các dự án vốn ODA, vốn viện trợ và kiểm toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… SVTH: Võ Thị Lan Phương – Lớp: B17KDN1 Trang 10 123doc.vn

Ngày đăng: 05/03/2013, 10:25

Xem thêm: Bai tieu luan

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w