Phân tích những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN ĐA DẠNG SINH HỌC
Đề tài:
Phân tích những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam Công tác bảo tồnĐDSH ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Liên hệ bản thân nhằm hạn chế sự suygiảm ĐDSH? Theo em công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam đã hợp lí chưa và em
có những đề xuất gì cho công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam hiện nay?
Bài làm
Phần I: Mở đầu
Phần II: Thân bài
Phân tích những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam:
Theo những tác giả khác nhau thì có những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ởViệt Nam khác nhau tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, tôi có thể tạm chianguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam theo những mục sau (trên cơ sởphân tích những yếu tố tác động đến sự suy giảm ĐDSH)
1 nguyên nhân trực tiếp
Sự suy giảm ĐDSH hiện nay có cả các nguyên nhân như: Sự phá vỡ và mất nơi cưtrú, sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, côngnghiệp, lâm nghiệp, sự gia tăng dân số loài người, sự mở rộng nơi cư trú sinh tháicủa con người và sử dụng ngày càng nhiều năng suất sinh học của trái đất, khaithác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kinh tế thiếu sự định giáthích hợp cho môi trường, các cấu trúc xã hội không hợp lý và những yếu kémtrong hệ thống pháp lý và nhà nước Có 2 loại nguyên nhân suy giảm ĐDSH:
2 1 Nguyên nhân gián tiếp: Là những nguyên nhân không tác động ngay đến sự
còn hay mất của một loài cụ thể nào cả, song nó đóng vai trò quan trọng nhất trongviệc gia tăng sự suy thoái ĐDSH bởi các nguyên nhân này chính là cơ sở của các
Trang 2nguyên nhân trực tiếp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vùng địa lý sinh họckhác nhau.
2.1.1 Mất và phá huỷ nơi cư trú: Là nguyên nhân quan trọng bậc nhất và trên thực
tế là một nhóm các nguyên nhân cụ thể hơn
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Đó chính là tác động
của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển nôngnghiệp, đô thị, sự du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai thácrừng bừa bãi, sản xuất công nghiệp thải lượng cacbon dioxit và các khí khác vàokhí quyển, đốt các nhiên liệu có nguồn gốc cacbon như than, dầu và gas … dẫnđến sự hủy hoại hoặc làm thay đổi các điều kiện sinh thái - nơi cư trú của các loàisinh vật và kéo theo sự tuyệt chủng hoặc sự suy giảm về số lượng và chất lượngquần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã của cấu trúc quần xã và HST Việc cải tạo cácHST cho các mục đích kinh doanh có tính chuyên hóa cao hay việc sử dụng cácloại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các hoá chất công nghiệp đều góp phầnphá hủy môi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt của các loài côn trùng và vi sinh vậtbản địa
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay
hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, sạt lở đất, động đất, sa mạc hóa, cháyrừng cũng là những nguyên nhân quan trọng làm mất hoặc hủy hoại nơi cư trú vàgóp phần vào việc làm giảm sự ĐDSH
2.1.2 Sự thay đổi trong thành phần HST:
Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH
Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc giảmsút các quần thể chim hót trong vùng Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quầnthể con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim,nên khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên,kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi
2.1.3 Gia tăng dân số:
Trang 3Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loàingười Việc phá huỷ các quần xã sinh học xảy ra nhiều nhất trong vòng 150 nămtrở lại đây, trong thời gian này dân số loài người tăng từ 1 tỷ người vào năm 1850đến 2 tỷ vào năm 1930, và đến 5,9 tỷ vào năm 1995, dự kiến dân số sẽ tăng 6,5 tỷvào năm 2010 (nguồn Tổng cục thống kê, 2000).
Con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, củi, các loài thực vật,thịt động vật hoang dã,…Con người cũng khai phá, chuyển đổi rất nhiều diện tíchđất đai vốn là những nơi cư trú tự nhiên của sinh vật hoang dã thành đất đai sửdụng cho nông nghiệp và làm nhà ở, xây dựng thành phố, khu công nghiệp cùng cơ
sở hạ tầng
Ô nhiễm môi trường sống.
Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá huỷ haychia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâusắc do các hoạt động khác của con người Dạng nguy hiểm nhất của phá huỷ môitrường là sự ô nhiễm Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau:
- Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được
khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson, 1962) Thuốc trừ sâu DDT(Diclorodiphenyltricloro – ethene) và các loại thuốc trừ sâu có chất Clo hữu cơkhác là những chất không phân huỷ hoàn toàn và được tích luỹ tăng lên theo cácbậc tháp của chuỗi thức ăn
+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng, diệt
ấu trùng cho các loài muỗi trong nước đã gây nhiều tổn hại tới các quần thể sinhvật khác cùng sống trong môi trường
+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinhvật gây hại bị nhờn hoá chất
+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu không những giết hại nhiều loài sinh vật có ích màcòn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống củacon người
Trang 4- Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước cũng là nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH thuỷ
sinh như các loài cá, ốc, trai, hến
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do các chất thải công nghiệp, chất thảidân dụng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rò rỉ xăng dầu từ các tàu vận tải, các kimloại nặng(thuỷ ngân, chì, thiếc ) Các chất thải này theo dòng chảy và lan tràntrong một vùng rộng lớn Lượng các chất độc này xâm nhập, tích luỹ tăng dần theothời gian trong cơ thể sinh vật sản xuất và được đưa vào chuỗi thức ăn Kết quả làmột loạt loài ở các bậc dinh dưỡng tiếp theo trong chuỗi thức ăn cũng bị nhiễm độctheo
Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống đồi núi trọc cũng cóthể gây hại cho HST thuỷ vực Các chất trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chấtrắn lơ lửng và cả các chất độc hại làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếusáng trong nước nên đã làm giảm khả năng quang hợp của các loài tảo Sự gia tănglớp trầm tích đáy đã gây hại cho nhiều loại san hô - những loài đòi hỏi một môitrường sống tuyệt đối trong sạch
- Ô nhiễm không khí và mưa axít:
Các hoạt động công nghiệp xả thải vào khí quyển, đốt rừng làm nương rẫy, làmthay đổi và làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất Các nền công nghiệp như luyệnthép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than dầu đã thải ra một lượnglớn nitrat, sulphat vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước trong khí quyển sẽtạo ra axit nitric và sunphuric Các axit này liên kết với những đám mây và khí tạothành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống thấp và tăng khả năng hấp thụcác kim loại nặng độc hại
+ Mưa axít sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trênlục địa Mưa axít đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật
+ Do độ axít của các hồ, ao tăng lên vì mưa axít, nhiều cá con của nhiều loài cá và
cả những con cá trưởng thành cũng bị chết ngay lập tức Độ axít tăng và nước bị ônhiễm là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đáng kể các quần thể lưỡng
Trang 5cư trên thế giới Đối với phần lớn các loài lưỡng cư, ít nhất một phần trong chu kỳsống của chúng phụ thuộc vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ
lệ trứng và ấu trùng bị chết tăng lên cao (BeeBee, 1990; Blaustein and Wake,1995)
+ Độ axít cũng hạn chế khả năng phân huỷ, làm chậm tốc độ của quá trình khoánghoá và khả năng sản xuất của HST
- Sư sản sinh ôzôn, các kim loại độc hại và lắng đọng khí nitơ.
+ Xe ô tô, các nhà máy nhiệt điện và các hoạt động công nghiệp thải ra cáckhí hyđrocacbon, khi ôxit nitơ Dưới ánh sáng mặt trời, các hoá chất này tác dụngvới khí quyển và tạo ra khí ôzôn cùng các hoá phụ phẩm khác, tất cả các khí nàyđược gọi chung là mù quang hoá Nồng độ ôzôn cao ở tầng khí quyển gần mặt đất
sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xãsinh học, giảm năng suất nông nghiệp
+ Xăng có chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động côngnghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc, và nhiều loại kim loại độc hại khácvào khí quyển Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thựcvật
Sự biến đổi khí hậu.
Khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển không ngăn cản ánh sáng mặttrời, cho phép năng lượng mặt trời xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt trái đất.Tuy vậy, những khí này và hơi nước (dưới dạng những đám mây) giữ lại nănglượng do trái đất phát ra dưới dạng nhiệt, làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức
xạ khỏi trái đất Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rấtgiống với nhà kính – cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bêntrong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt Nồng độ khí này càng đậm đặcbao nhiêu thì nhiệt lượng bị thu lại gần mặt đất nhiều bấy nhiêu và nhiệt độ trên bềmặt trái đất lại tăng lên bấy nhiêu
Trang 6Vai trò của khi nhà kính rất quan trọng vì nó giữ ấm bề mặt trái đất Vấn đề quantrọng hiện nay là nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với hoạt động của con ngườiđến mức làm biến đổi khí hậu gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên Hiệntượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm cho các khối băng ở các vùng cực tan ra Doviệc giải phóng một khối lượng nước lớn do băng tan, trong vòng 50 đến 100 nămtới mức nước biển dâng cao từ 0,2 đến 1,5 m Mức nước biển dâng cao sẽ làmngập lụt những vùng đất thấp những khu ĐNN ven bờ biển và nhiều thành phố lớn.Ngoài ra, mức nước biển dâng sẽ có khả năng gây hại đến nhiều loại san hô, nhất lànhững loại chỉ tồn tại ở một độ sâu nhất định nơi có ánh sáng và dòng chảy phùhợp.
Sự biến đổi khí hậu và nồng độ khí cacbonic trong khí quyển gia tăng sẽ có khảnăng làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một sốloài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới (Bazzaz và Fajer,1992)
2.1.6 Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý:
Nguyên nhân này có vai trò tương đối lớn, nhất là đối với các loài có nguy cơ tuyệt
chủng và ở các nước nghèo Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện vàkhông được những người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Do cuộc sống khókhăn nên những người dân bản địa đã tiến hành khai thác bất hợp pháp các loàiđộng thực vật cung cấp cho thị trường, song các cấp chính quyền dường như khônglàm được nhiều để hạn chế tình trạng trên, thậm chí do nguồn lợi kinh tế rất lớn nênmột số nhà chức trách còn tiếp tay cho các hoạt động phi pháp Bên cạnh đó chínhsách di dân đã làm cho rất nhiều diện tích rừng bị mất đi nhanh chóng Các chínhsách kinh tế sai lầm đã làm giá cả gia tăng nhanh và đẩy một bộ phận người dânthuộc vùng sâu, vùng xa, những vùng có mức độ ĐDSH cao nhất, ngày càng trởnên khốn khó, để tự nuôi sống mình và gia đình họ đã khai thác triệt để nguồn lợisinh học tại địa phương
2 2 Nguyên nhân trực tiếp:
Trang 7Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, háilượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác
+ Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đãthu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệtchủng
+ Khi dân số loài người tăng lên, nhu cầu sử dụng cũng tăng theo và họ đã sử dụngcác phương tiện hữu hiệu hơn: Súng được thay cho giáo mác và cung tên; tàu đánh
cá gắn máy thay cho thuyền buồm gỗ đánh bắt cá trên đại dương; cưa xăng thaycho chiếc rìu tay khi chặt gỗ Phương tiện khai thác hiện đại đã làm cho các loài bịkhai thác suy giảm và tuyệt chủng nhanh hơn Việc khai thác quá mức của conngười ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 số loài động vật có xương sống.+ Trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức được tăng lên khi thị trườngthương mại được mở rộng, đã gây ra những hiểm họa không nhỏ đối với các loàisinh vật trong tự nhiên
Ví dụ: Thị trường buôn bán áo lông thú phát triển ở nhiều quốc gia Các món ănđặc sản (thịt các loài động vật hoang dã), thú chơi cây cảnh, phong lan cũng gâynhững hiểm họa không nhỏ đối với các loài này trong tự nhiên
Sự xâm nhập của các loài ngoại lai.
Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các vật cản tự nhiên nhưđại dương, các sa mạc, các dãy núi, các con sông Ví dụ: Các loài động vật có vú ởBắc Hoa Kỳ không thể vượt qua biển Thái Bình Dương để đến được Hawai Do sựcách ly về địa lý nên quá trình tiến hoá được phân ly theo các chiều hướng khácnhau trên những khu vực chính của trái đất
Con người đã làm thay đổi cơ bản cấu trúc này bằng việc vận chuyển, phát tán cácloài trong toàn cầu Con người đã mang vật nuôi từ chỗ này sang chỗ khác khi họtạo lập khu định cư mới Ngày nay, khi thị trường buôn bán phát triển, nhiều loàiđộng thực vật được vận chuyển qua nhiều nước khác nhau
Trang 8Về cơ bản, những loài du nhập thường không phát triển được ở những nơi màchúng được mang đến do điều kiện sống không phù hợp Tuy nhiên, một tỉ lệ cácloài nhất định có biên độ sinh thái rộng, chúng phát triển rất nhanh, vượt lên trên cảcác loài bản địa, thậm chí chúng còn thay cả các loài bản địa Các loài bản địa cóthể bị tuyệt chủng do bị các loài du nhập chiếm hết không gian dinh dưỡng hoặc bị
ăn thịt Ví dụ có khoảng 4600 loài thực vật đã được du nhập vào quần đảo Hawai,nhiều gấp 3 lần các loài thực vật bản địa (St.John, 1973)
Lý do chính để các loài du nhập phát triển mạnh là chưa có thiên địch (ví dụ Thỏnhập vào Châu Úc đã ăn hết cả các loài cỏ bản địa) và sau nữa là con người đã tạonhững điều kiện thuận lợi cho các loài du nhập phát triển
Sự lây lan của các dịch bệnh.
Sự lây nhiễm các sinh vật gây bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi hayđộng vật hoang dã Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh nhu virus, vikhuẩn, nấm, các động vật đơn bào hay các ký sinh trùng kích cỡ lớn hơn như giun,sán Các loại dịch bệnh có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quý hiếm Vào
năm 1987, quần thể cuối cùng của loài chồn chân đen (Mustela nigrepes) trong tự
nhiên đã bị tiêu diệt bởi virut gây bệnh sốt ho của chó nhà và một số gia súc khác
(Thorne and Wiliam, 1988).
Có 3 nguyên tắc về dịch bệnh học được ứng dụng rộng rãi trong việc nuôi dưỡng
và quản lý các loài thú quý hiếm
Thứ nhất, các loài được con người nuôi và động vật sống trong tự nhiên khi sốngtrong quần thể với mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh dịch hay bị nhiễm kýsinh trùng
Thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá huỷ là làm cho loài trở nên dễ mắccác bệnh dịch hơn Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong một khu vực nhỏhơn do nơi sinh sống của chúng bị phá huỷ, tại đây chất lượng môi trường nơi cưtrú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm dẫn đến tình trạng kém dinhdưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ mặc bệnh hơn
Trang 9Thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với rất nhiều loài
mà chúng rất ít khi, thậm chí không bao giờ gặp trong thiên nhiên hoang dã cho nênbệnh dịch có thể truyền từ loài này sang loài khác
2.2.4 Sự chuyên hóa trong sản xuất nông nghiệp:
Do sức ép của sự gia tăng dân số trên thế giới, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thựcphẩm và các loại nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, đồng thời cũng thúcđẩy loài người lựa chọn hoặc lai tạo ra các giống động thực vật có năng suất, chấtlượng cao; và sử dụng đại trà các giống này cho sản xuất trên phạm vi toàn cầutrong những khu vực có điều kiện khí hậu tương tự nhau Do đó, các giống địaphương sẽ bị mai một và cuối cùng là tuyệt chủng
2.3 Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam:
2.3.1 Nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Chiến tranh:
Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xagây suy thoái ĐDSH Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta đã trải qua hai cuộcchiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt
Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoáhọc do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu
ha rừng (WB, 1995) Sau khi kết thúc chiến tranh diện tích rừng cả nước chỉ còn lạikhoảng 9,5 triệu ha – với 10% rừng nguyên sinh, chiếm khoảng 28% diện tích cảnước
Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời mộtdiện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗcho quân và dân Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởicác loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó
Khai thác quá mức.
Khai thác gỗ:
Trang 10Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từtrước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH Nó không những làmnghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượngrừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã.Trong giai đoạn từ năm 1986 – 1991, bình quân lượng gỗ bị khai thác là 3,5 triệu
m3/năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗinăm); giai đoạn 1992 -1996 khoảng 1,5 m3 gỗ/năm; Từ năm 1997 tới nay khoảng0,35 triệu m3 gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt Nam.Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu rừng phòng hộ vàrừng đặc dụng cũng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng Nguyênnhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểmsoát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữlượng gỗ ngày càng giảm Việc kinh doanh gỗ có lãi lớn nhưng lực lượng bảo vệrừng chưa đủ mạnh, hiệu quả kiểm soát thấp, việc xử lý những vụ vi phạm khaithác và vận chuyển gỗ trái phép còn hạn chế
Hình 3.1 Khai thác quá mức tài nguyên rừng
- Khai thác củi làm nhiên liệu:
Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát, đây cùng làmối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH Nhu cầu năng lượng từ củi chiếm tới 75% tổngnhu cầu năng lượng của đất nước, ước tính hàng năm có 22-23 triệu tấn nhiên liệuđược khai thác từ rừng tự nhiên (RWEDP – Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗcủi)
Trang 11Trước năm 1995, có khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác hàng năm, bêncạnh đó còn có nạn đốt than Khai thác củi và đốt than để bán còn là nghề kiếmsống khó thay thế của nhiều người vùng núi.
- Khai thác, buôn bán lâm sản ngoại gỗ (kể cả động vật).
Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật nhóm lâm sản ngoại gỗ nhưsong, mây, lá nón, tre nứa, và cây thuốc (khoảng 1.000 loài) được khai thác để làmvật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, làm thuốc và xuất khẩu
Đặc biệt khu hệ động vật hoang dã có khoảng 70 loài thuộc các lớp chim,thú, bò sát bị khai thác thường xuyên để sử dụng cho các mục đích khác nhau Cáchoạt động này đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài như Bò Xám, Hổ, Tê giác,Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng
Việc kinh doanh các loài hoang dã, nhất là rắn, rùa, ba ba, tắc kè, tê tê đểlàm các món ăn đặc sản, làm thuốc và xuất khẩu bất hợp pháp ngày càng tăng vàdiễn ra trên địa bàn cả nước khó kiểm soát Tuy nhiên, việc kinh doanh các loàihoang dã nói trên phần lớn còn để xuất khẩu sang các nước láng giềng như TrungQuốc, Thái Lan và Singapo
Khai thác lâm sản vốn là nguồn sống lâu đời của một bộ phận khá lớn nhữngngười dân sống ở vùng núi, đây cũng là địa bàn hoạt động của lâm tặc và nhữngngười buôn lậu, đồng thời lâm sản ngoại gỗ còn là nguồn không thể thiếu của một
số ngành thủ công xuất khẩu Do vậy, các hoạt động thường xuyên phải bám sátmục tiêu cụ thể Các chính sách và quy chế chung còn ít được tiếp cận và sử dụng
- Đánh bắt cá:
Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như dùngmìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất đôc (Xyanua) Đánh bắt quá mức có thể thấy rõhậu quả qua sản lượng đánh bắt một số loài cá suy giảm mặc dù cường độ đánh bắttăng Ngoài ra, sản lượng đánh bắt các loại hản sản khác như tôm hùm (Panulirus),bào ngư (Haliotes), Sò (Chlamys), mực (Loligo) cũng giảm Trai ngọc đã biến mấtkhỏi nhiều vùng biển phía Bắc Tuy nhiên, việc khai thác các loài trên vẫn tiếp tục
Trang 12mặc dù loài cá trình 5 đốm, bốn loài tôm hùm và hai loại bào ngư đã được liệt kêtrong nhóm (hạng) dễ tổn thương.
Hình 3.2 Khai thác bừa bãi nguồn lợi thủy sản
- Khai thác trái phép tài nguyên các rạn san hô.
Bảo tồn rạn san hô ít được chú ý trực tiếp Cho đến mãi gần đây, tỉnh KhánhHòa mới thành lập Khu bảo tồn biển Hon Mun, cùng với những nỗ lực nhằm bảo
vệ các rạn san hô ở cùng biển Côn Đảo và Phú Quốc Rạn san hô ở Việt Nam nóichung đang trong tình trạng xấu và có nhiều bằng chứng cho thấy đây là những khuvực bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng Tại một số rạn san hô, cá đã bị đánh bắt cạnkiệt tới mức mà người ta không thể tái tạo lại ngư trường đánh bắt cá lớn nữa Một
số rạn san hô bị phá huỷ, chủ yếu là do sử dụng các phương pháp đánh bắt cá mangtính huỷ hiệt như đã nói ở trên Tất cả những phương pháp đánh bắt cá không chọnlọc đõ sẽ giết chết hoặc làm tất cả các loài hoảng sợ
Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Mở rộng đất canh tác nông, nghư nghiệp lấn vào đất rừng là một trong nhữngnguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái ĐDSH Ở vùng núi phía Bắc, khai thácrừng chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp, ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phárừng để trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, , ở ven biển phá rừngngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản
Trang 13Việc mở rộng đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản là để đáp ứng nhu cầu về lươngthực, thực phẩm do dân số ngày càng tăng, đồng thời góp phần phát triển kinh tếđất nước, tăng thêm nguồn nông sản và hải sản xuất khẩu có giá trị.
Hiện tượng lấn chiếm đất sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản thường xảy ra đối vớingười nghèo và các hộ di cư tự do Các khu rừng ngập mặn tại các tỉnh Cà Mau,Kiên Giang và nhiều tỉnh ven biển khác cũng là đối tượng khai phá làm đầm nuôitôm của người dân địa phương Tuy nhiên, có không ít khu vực đầm nuôi tôm đã bịhoang hoá do phương thức nuôi trồng không bền vững
Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc xây dựng cơ sở hạtầng bao gồm đường giao thông, cầu phà, bến cảng, mạng lưới điện, hệ thống cấpthoát nước là một tất yếu
Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên một cách thiếu quy hoạch, thiếu cơ sởkhoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH Chẳng hạn như việc xây dựng cáctuyến đường giao thông xuyên qua các vùng rừng rộng lớn như đường Trường Sơn,các tuyến đường bộ đi qua vùng Đồng Tháp Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau, đườngdây điện 500kv , ít nhiều đã làm mất đi tính liên tục của vùng phân bố các loài,gây nhiễu loạn và làm suy thoái môi trường tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứanước được xây dựng hàng năm đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng (Do nhiềuloài sinh vật bị tiêu diệt do đất đá vùi lấp, do ngập sâu dưới nước Nhiều loài sinhvật mất nơi cư trú, mất môi trường sống, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh đẻ nênmột khối lượng lớn cá thể bị chết, các chuỗi dinh dưỡng bị xáo trộn, cân bằng sinhthái bị tổn thương Việc ngăn sông, xây đắp làm hồ chứa có thể làm mất đường di
cư sinh sản của một số loài sinh vật như Cá Chình
Cháy rừng
Hiện nay, Việt Nam có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy (Phạm Bình Quyền và các cộng
sự, 1997), bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừngkhộp Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng thêm hàng năm thì tình hình diễn biến