Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
452 KB
Nội dung
Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn thcs theo đặc trưng phương thức biểu đạt I.1. Lí do chọn đề tài I.1.1. Cơ sở lí luận Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" . Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học", "có kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó". 1 Tuy nhiên môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã không tự giới hạn ở mục tiêu đó. Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn THCS còn phải hướng tới mục tiêu hình thành cho học sinh phương pháp đọc - hiểu các kiểu, loại văn bản, nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả ngoài SGK, nhưng bắt đầu từ SGK Ngữ văn phổ thông. HS "biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng" ; "Khuyến khích tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Tiến tới kiểm tra cách đọc, cách học bằng bài tập có nội dung cảm thụ những văn bản ngoài SGK". Mặt khác, tính đa dạng về hình thức văn bản trong SGK Ngữ văn THCS đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt (PTBĐ) hiểu theo nghĩa là cơ sở để tạo lập các kiểu văn bản. Tư duy phân lập các văn bản Ngữ văn theo kiểu văn bản để từ đó xác lập nguyên tắc đọc - hiểu theo đặc trưng PTBĐ đã được vận dụng dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông ở một số nước, trong đó có Việt Nam vào kì đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này và đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng PTBĐ sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) văn bản ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản ngữ văn phù hợp với đặc trưng PTBĐ. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài này. I.1.2. Cơ sở thực tiễn I.1.2.1. Về phía giáo viên Cho đến nay, việc dạy học các văn bản kịch trong nhà trường chưa ra khỏi tình trạng võ đoán, mò mẫm hoặc rập khuân công thức máy móc. Điều này là do giáo viên: + Chưa nghiên cứu kĩ PTBĐ và thể loại văn học của văn bản kịch. + Còn đồng nhất PTBĐ và thể loại văn học. + Chưa nắm rõ đặc trưng của kịch. + Chưa phân biệt được: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ) mà trong đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, sự khác biệt giữa bi kịch với hài kịch cũng như sự khác biệt giữa đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu chèo với đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói Chính vì vậy mà tiết đọc - hiểu văn bản kịch nhiều giáo viên còn dạy với phương pháp chung chung giống như phương pháp dạy các văn bản tự sự khác. I.1.2.2. Về phía học sinh + Chưa thực sự yêu thích văn bản kịch. + ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu. + Chưa có kĩ năng phân tích một văn bản kịch với những đặc trưng riêng về PTBĐ I.4. mặt lí luận, thực tiễn - Về mặt lí luận: + Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng tích cực và tích hợp đã đặt ra hàng loạt các vấn đề cụ thể đòi hỏi chúng ta phải tìm cách giải quyết. Mặt khác về mặt hình thức các văn bản Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà cần phải đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt. Điều này cho thấy đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. + Việc đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản Ngữ văn phù hợp đặc trưng phương thức biểu đạt. Định hướng này có thể được xem như một nguyên tắc dạy học đáp ứng việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cấp học này. - Về mặt thực tiễn: + Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng của các văn bản kịch, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiệ cụ thể của lớp, của trường và địa phương. + Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập ; tổ chức có hiệu quả các tiết Văn học với đặc trưng phương thức biểu đạt ; tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS ; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân ; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. + Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, có hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, của địa phương. II. phần nội dung II.1. Chương 1 : tổng quan Một số lí luận về: "Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt". II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Muốn hiểu tác phẩm văn chương ta phải xác định được thể loại và PTBĐ của tác phẩm. Bởi vì tác phẩm chỉ tồn tại trong thể loại cùng với đặc trưng về PTBĐ của nó. Đây là một trong những tri thức dạy - học văn học. Tri thức đó biểu hiện ở sự nắm vững các khái niệm chung về thể loại: tự sự, trữ tình, kịch cùng với những PTBĐ cơ bản của tác phẩm. Trước đây để giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về tiềm năng nghề nghiệp cũng như phương pháp dạy học riêng với từng thể loại văn học đã có cuốn "Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại". Tuy nhiên về mặt hình thức các văn bản trong SGK Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc - hiểu chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc - hiểu chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt. I.1.2. Cơ sở lí luận - Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - Thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ: + ở cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc địa hạt sân khấu lại vừa thuộc địa hạt văn học. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ). nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói + ở cấp độ loại thể: là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch cũng được gọi là chính kịch. - Văn bản kịch: kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản (bảng phân vai, hướng dẫn nội dung và cách thức diễn vở kịch hay còn gọi là kịch bản văn học). - Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác. - Phương thức biểu đạt là cách thức như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết minh, cách thức làm văn - bản hành chính công vụ cho phù hợp với mục đích giao tiếp. Kết luận chương 1: Phần giới thiệu một số trích đoạn kịch bản văn học tiêu biểu có thể xem là một trong những nét mới khá nổi bật của chương trình Ngữ văn THCS. Đọc - hiểu loại văn bản này, trước hết cần dựa trên những căn cứ về đặc trưng của thể loại kịch, phương thức tự sự của kịch, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính kịch và văn bản văn học. II.2. chương 2 : nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài Sau khi nghiên cứu phần lí luận chung và điều tra thực trạng, tôi đã tiến hành nội dung cụ thể trong đề tài theo các bước sau: - Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các văn bản kịch có trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS ở các lớp 7, 8, 9. - Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của từng bài dạy (kiến thức, kĩ năng, thái độ). - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các biện pháp tổ chức cho học sinh trong các tiết dạy học văn bản kịch theo đặc trương phương thức biểu đạt: + Xác định đúng phương thức biểu đạt và thể loại văn học của kịch. + Hiểu đúng khái niệm phương thức biểu đạt tự sự và thể loại văn học tự sự. + Đưa ra các hình thức, biện pháp, phương pháp tổ chức hoạt động trước tiết học, trong tiết học và sau tiết học một cách hiệu quả nhất góp phần nâng coa chất lượng giờ học. Kết luận chương 2: Nhiệm vụ dạy học của phân môn Văn trong thay sách Ngữ văn là dạy học đọc - hiểu văn bản. Sự xuất hiện phong phú đa dạng của hệ thống các kiểu loại văn bản trong SGK Ngữ văn đòi hỏi sự đa dạng, phong phú của các hình thức dạy học. Trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, phân môn Văn chịu sự quy định của nhiều cấp độ phương pháp bao gồm: những quy định của nhiệm vụ lí luận dạy học hiện đại, nhiệm vụ về thực tiễn, những quy định của phương pháp dạy học bộ môn, những quy định của phương pháp dạy học phân môn, và cuối cùng là những yêu cầu về phương pháp dạy học các kiểu bài (trong đó có các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt). II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn II.3.2.1. Vài nét về địa bàn : ……………………………………………………………………… - Về phía học sinh: - Về đội ngũ giáo viên: - Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: + Về cơ sở vật chất hiện nay còn thiếu thốn. , chưa có phòng y tế cũng như hệ thống nhà chức năng. + Đối với trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường đã được Sở GD và ĐT, phòng GD và ĐT huyện trang bị tương đối đầy đủ nhưng chất lượng chưa thật cao, chưa có phòng học chức năng, . II.3.2.2. Thực trạng - Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay do nhiều tác động khách quan, phương pháp, chất lượng giảng dạy của giáo viên đã có sự phân hoá. - Việc dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt là phương pháp dạy học các văn bản kịch của phân môn Văn trong nhà trường đối với một số giáo viên còn lúng túng, chưa áp dụng đúng đặc trưng phương pháp của bộ môn, việc dạy các văn bản kịch còn chung chung giống như các văn bản tự sự khác. - Trình độ nhận thức của học sinh đối với môn Ngữ văn là trung bình và yếu bộ môn. Đa số các em diễn đạt bằng vốn Tiếng Việt còn hạn chế, chưa có kĩ năng phân tích một văn bản kịch với những đặc trưng riêng về phương thức biểu đạt. Các em học sinh ít hoặc chưa từng trực tiếp được xem biểu diễn kịch trên sân khấu II.3.2.3. Đánh giá thực trạng Theo tôi nguyên nhân của thực trạng trên là do: - Một số giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình sách giáo khoa, chưa xác định đúng phương pháp bộ môn (chưa nắm được các đặc trưng cơ bản của kịch cũng như việc đề ra phương pháp dạy học văn bản kịch cho phù hợp với phương thức biểu đạt). - Chất lượng tuyến sinh đầu vào còn thấp (có những HS điểm thi đầu vào cả hai môn Văn và Toán cộng lại chưa được 5 điểm). - Tất cả các em đều có gia đình ở xa, ăn ở nội trú, một số gia đình nghèo, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện quan tâm tới tình hình học tập của con em mình. Việc trang bị sách tham khảo, sách nâng cao là không có, càng không được tích luỹ vốn sống thực tế. - Vì thuộc huyện miền núi nên các em học sinh (đặc biệt là các em học sinh dân tộc) ít hoặc không có điều kiện được trực tiếp xem một vở kịch hay gặp gỡ, giao lưu với các nghệ sĩ. Các em chỉ được xem các vở chèo, vở kịch trong chương trình sân khấu tối thứ bẩy trên VTV1 qua ti vi của nhà trường. Chính điều này mà việc tiếp nhận các văn bản kịch của các em còn bị hạn chế. - Tuy nhiên các em học tập ở trường Nội trú nên có nhiều thời gian để tự học. Các em sống tập chung nên có điều kiện trao đổi bài vở, học hỏi kinh nghiệm học tập lẫn nhau. II.3.2.4. Đề xuất biện pháp: Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế, thực trạng trình độ nhận thức của học sinh tôi xin đề xuất một số biện pháp chung như sau : - Cần phát triển tư duy, kĩ năng nghe, nói, đọc viết và cảm thụ văn học qua các hình thức tổ chức dạy học, các dạng câu hỏi đọc hiểu và cảm thụ căn bản từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ tái tạo đến sáng tạo để gây hứng thú, tự tin đối với đối tượng là các em học sinh dân tộc. - Phối hợp giữa vai trò chủ động, tích cực của học sinh và vai trò hướng dẫn của giáo viên. - Cá thể hoá trong học tập, đặc biệt là phát huy những kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh đã có, nhu cầu trong cuộc sống của mỗi học sinh để các em đều được phát triển. - Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập theo kiểu học sinh được trao đổi, thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân và được tôn trọng ý kiến cá nhân. - Sự yêu thích môn học và ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt qua các hoạt động giao tiếp. - Động viên, khuyến khích các em tìm hiểu về kịch qua sách, đài, báo, xem chương trình sân khấu trên ti vi nhà trường vào mỗi tối thứ bẩy. Biện pháp cụ thể đối việc dạy học văn bản kịch theo đặc trưng phương thức biểu đạt: II.3.2.4.1. Những điều giáo viên cần nắm vững khi dạy văn bản kịch: *) Những văn bản kịch có trong chương trình Ngữ văn THCS - Lớp 7: Chèo "Quan Âm Thị Kính" (trích đoạn - 2 tiết). - Lớp 8: Kịch cổ điển Pháp "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" (trích đoạn - 2 tiết). - Lớp 9: Kịch Việt Nam "Bắc Sơn" và "Tôi và chúng ta" (trích đoạn - 4 tiết). *) Xác định phương thức biểu đạt và thể loại văn học của văn bản kịch - Nếu hiểu PTBĐ là cách thức tạo lập và tồn tại của kiểu văn bản thì hoạt động giao tiếp bằng văn bản (nói hoặc viết) của con người được khái quát trong 6 kiểu văn bản tương ứng với 6 PTBĐ là Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, Miêu tả, Thuyết minh, Điều hành. - Những văn bản được viết theo phương thức tự sự gồm: + Văn bản tự sự dân gian + Văn bản tự sự trung đại + Văn bản tự sự hiện đại + Văn bản kịch - Như chúng ta đã biết thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Phân chia một cách bao quát nhất ta có ba loại (hay loại hình): Tự sự, trữ tình và kịch. - Như vậy văn bản kịch thuộc loại hình kịch và phương thức biểu đạt là tự sự *) Phương thức biểu đạt tự sự và thể loại văn học tự sự Phương thức biểu đạt và thể loại văn học là hai khái niệm không đồng nhất. Khái niệm thể loại văn học xác nhận đặc điểm loại hình nội dung tương ứng với hình thức thể hiện của tác phẩm văn học, trong khi khái niệm phương thức biểu đạt xác nhận cách thức biểu đạt tương ứng với mục đích giao tiếp để tạo ra các kiểu văn bản. Như vậy, ở góc độ thể loại văn học, các văn bản được nhìn nhận như đặc điểm sáng tạo tác phẩm của nhà văn, còn PTBĐ quan niệm văn bản như phương tiện thực hiện các hoạt động giao tiếp có mục đích của con người. Hiểu như thế để thấy khái niệm phương thức tự sự rộng hơn khái niệm thể loại tự sự. Khái niệm văn bản tự sự ở đây "không bó hẹp trong khái niệm thể loại tự sự của văn học, chỉ gồm tác phẩm tự sự nghệ thuật mà còn bao gồm cả hình thức tự sự khác như tường trình, kể chuyện lịch sử, tự sự báo chí ". Nhưng thể loại tự sự và PTBĐ tự sự không phải là hai vấn đề hoàn toàn tách biệt. Loại hình tự sự tạo ra các văn bản nghệ thuật cũng có thể gọi là các tác phẩm văn học. Cả hai đều dùng phương thức kể chuyện theo chuỗi sự việc (cũng gọi là cốt truyện) đem đến cho người đọc những hiểu biết về cuộc sống và số phận con người theo cách nhìn của người kể (tác giả). Cả hai đều quan tâm đến sự việc, nhân vật, lời kể trong văn bản (tác phẩm) được tạo ra. Sự giao thoa của loại hình tự sự với phương thức tự sự trong kể chuyện nghệ thuật cho thấy hướng tiếp cận văn bản Ngữ văn theo PTBĐ về cơ bản chẳng những không mâu thuẫn với hướng tiếp cận văn học theo loại thể mà còn mở rộng tiếp cận trên các dấu hiệu hình thức cụ thể, đồng thời đáp ứng nguyên tắc tích hợp dạy học văn bản tự sự của phân môn Văn với các tri thức về văn tự sự của phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn II.3.2.4.2. Phương pháp dạy học văn bản kịch theo đặc trưng phương thức biểu đạt: tổ chức hoạt động trước tiết học: Việc dặn dò cuối mỗi tiết học chính là chuẩn bị cho hoạt động của học sinh trước tiết học sau. Hoạt động trước tiết học chủ yếu diễn ra ở nhà. Thông thường là học sinh soạn bài, đọc các văn bản, thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao. Nếu giáo viên muốn cụ thể hoá những bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa và giao cho học sinh thì cần chuẩn bị trước. Đối với các văn bản kịch có trong chương trình Ngữ văn THCS hầu hết là phải đọc phân vai chính vì vậy mà giáo viên cần phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị và có thể luyện tập. Việc đi tham quan, đi thực tế, đi xem phim, kịch, những tư liệu, hình ảnh về tác giả, tác phẩm để phục vụ cho tiết học cũng chính là hoạt động trước tiết học. Giáo viên càng chuẩn bị kĩ, giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết thì hoạt động trước tiết học của học sinh càng đạt kết quả, việc chuẩn bị cho tiết học càng chu đáo Tổ chức hoạt động trong tiết học Hoạt động trong tiết học của học sinh bao gồm các hoạt động đọc, phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của giáo viên hay nhận xét, tranh luận với bạn bè trong lớp ; thực hiện các hoạt động mà giáo viên yêu cầu ; nghe các ý kiến của thầy và bạn, ghi chép vào vở những thông tin cần thiết Hoạt động của học sinh xen kẽ với hoạt động của giáo viên, làm thành nhịp độ cơ bản của tiết học. Tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp là hoạt động khó và luôn luôn là một thách thức đối với bất kì người dạy nào, dù mới ra trường hay đã dạn dày kinh nghiệm. Đối với tiết Văn, đọc diễn cảm, phân tích cái hay của nội dung và nghệ thuật, chỉe ra giá trị của tác phẩm thông qua một loạt các hoạt động trả lời, thảo luận, bình giá là những hoạt động chính. Đối với các văn bản kịch khi tổ chức các hoạt động trong tiết học người giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học văn bản kịch. Các yêu cầu đó là: a) Phù hợp với đặc trưng của kịch (dựa vào dấu hiệu hình thức của văn bản kịch) Khi xác nhận rằng văn bản kịch (kịch bản văn học) là một dạng tồn tại đặc biệt của PTBĐ tự sự, thì điều đó có nghĩa văn bản kịch cũng sẽ mang các yếu tố của văn bản tự sự như cốt truyện, nhân vật, chủ đề, lời văn. Nhưng tính chất của các yếu tố này không hoàn toàn giống nhau trong văn bản tự sự và văn bản kịch. Và điều đó sẽ đặt ra những yêu cầu dạy học một mặt đáp ứng đặc trưng chung của văn bản tự sự, mặt khác cũng thoả mãn những tính chất riêng của tự sự ở dạng thức văn bản kịch. Vì vậy khi dạy học văn bản kịch các giáo viên cần chú ý đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc trưng riêng của kịch. *) Sự việc trong mỗi lớp kịch Trong kịch, các sự việc và nhân vật được tổ chức xoay quanh một biến cố bất thường. Ví dụ: Một người vợ dấu cán bộ cách mạng tại nhà mình trong khi người chồng là tay sai của giặc, đang lùng bắt những cán bộ này (Bắc Sơn). Kế hoạch tổ chức lại sản xuất của giám đốc mới làm đảo lộn nền nếp làm ăn cũ tại một xí nghiệp (Tôi và chúng ta). Một kẻ dốt nát định khoác bộ cánh học đòi sang trọng, bị cánh thợ may lừa lấy tiền (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, trích Trưởng giả học làm sang). Một người con dâu hiền thục bị mẹ chồng vu là kẻ giết chồng (Nỗi oan hại chồng - trích chèo Quan Âm Thị Kính). Biến cố ấy chứa đựng mâu thuẫn xã hội, làm nổi bật tính cách nhân vật. *) Nhân vật trong biến cố mâu thuẫn Đọc kịch chủ yếu sẽ là đọc - hiểu nhân vật trong biến cố (bao gồm phát hiện nhân vật, phân tích, bình luận, đánh giá nhân vật), từ đó nhận ra ý nghĩa xã hội bộc lộ trong biến cố mà có tình cảm và thái độ tương ứng. Kịch cần khắc hoạ tính cách trong biến cố, nhưng điều được quan tâm hơn là vấn đề xã hội nào nổi lên sau các biến cố và tính cách ấy. Ví dụ: - Dạy học văn bản Bắc Sơn để thấy hành động cứu người cách mạng của nhân vật Thơm trước sự săn lùng của bọn phản cách mạng. Nhưng điều quan trọng hơn là từ đó thấy được thiện cảm của quần chúngcách mạng : họ sẵn sàng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết. [...]... tấu, văn mạch trong tính sinh động của một chỉnh thể nghệ thuật để hình thành cảm xúc thẩm mĩ Tiếp nhận văn bản kịch bản văn học hết sức ưu tiên tính kịch Ngôn ngữ vẫn là yếu tố số một của văn bản kịch bản văn học Ngoài ra, đọc - hiểu kịch bản cần quan tâm thích đáng đến các yếu tố tự sự, biểu cảm xuyên thấm trong mối quan hệ thống nhất của một văn bản văn học Tóm lại yêu cầu của phương pháp dạy học văn. .. thức lí luận thể loại văn học kịch Những điểm dị biệt của lời văn trong kịch cho thấy dạy học kịch còn gắn kết với các tri thức lí luận thể loại văn học kịch Chẳng hạn phát hiện, phân tích và bình luận ngôn ngữ trong văn bản kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục": Trong lớp kịch này xuất hiện hai kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật thể hiện qua đối thoại và độc thoại ; ngôn ngữ trần thuật của tác... bài văn, bài thơ Tuy nhiên, kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản (có bảng phân vai, hướng dẫn nội dung và cách thức diễn vở kịch, hay còn gọi là kịch bản văn học) Kịch bản nói chung được xây dựng là để diễn, do đó nguyên tắc cấu tạo hình tượng, loại hình ngôn ngữ, kết cấu trong vở kịch có phần khác với văn viết để đọc Đọc - hiểu kịch bản văn học không đơn thuần là phân tích văn học, giảng văn, ... dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ vào trong lời nói Thị Kính cam chịu, chỉ biết than trách cho số phận hẩm hưu của mình *) Điểm phân biệt bi kịch, hài kịch và chính kịch -văn bản kịch bản sân khấu chèo với văn bản kịch bản sân khấu kịch nói ở phần trên chúng ta cũng đã phân biệt: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ); trong đó văn học là loại... một lời văn hoặc biện pháp tu từ; cũng không phải để mo phỏng diễn theo cử chỉ, điệu bộ của nhân vật kịch Kịch bản văn học vừa thể hiện đặc trưng của một văn bản văn học, nhưng cũng thể hiện đặc trưng của thể loại kịch Sự kết hợp giữa hai phương diện này vừa tạo nên sức hấp dẫn riêng của một loại văn bản, lại vừa là thử thách không dễ vượt qua cho người tiếp nhận Chính vì vậy mà khi dạy các văn bản... vào câu chuyện bằng giọng điệu kể hoặc bằng các lời biểu cảm hay nghị luận trực tiếp như trong văn bản tự sự Lời văn miêu tả vắng bóng trong kịch bản sẽ được bù đắp bằng bài trí sân khấu của vở diễn khi kịch sống trong đời sống sân khấu của nó *) Ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ chủ yếu trong kịch là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật, nó tham dự vào biến cố đồng thời bộc lộ tính cách của nhân vật nên thường... của tác giả 1 theo em, kiểu ngôn ngữ tiếp của nhân vật xuất hiện khi nào ? Tìm một ví dụ 2 Khi nào tác giả dùng ngôn ngữ trần thuật ? Tìm một ví dụ 3 Từ đó, hãy nêu vai trò (chính, phụ) của các kiểu ngôn ngữ này trong văn bản kịch *) Gắn với bản chất thẩm mĩ của cái bi, cái hài, cái cao cả Tính chất của xung đột kịch và tác động thẩm mĩ của chúng cho thấy gắn kết dạy học văn bản kịch với bản chất thẩm... lời văn chèo cách điệu trong hình thức văn vần dân gian ; với Mĩ học về bản chất của bi kịch và sự tác động của bi kịch ; với nghệ thuật biểu diễn sân khấu chèo (xem qua băng ghi hình vở chèo "Qua Âm Thị Kính") ; với truyện cổ tích được khai thác làm tích chèo Nhìn lại một cách khái quát, lí thuyết dạy văn bản kịch đáp ứng yêu cầu tích hợp sẽ là : Gắn kết đọc-hiểu văn bản kịch với các tri thức về văn. .. lòng ham mê văn học nghệ thuật của các em Các buổi thyuết trình về tác phẩm, các buổi xem biểu diễn kịch, gặp gỡ và nghe nghệ sĩ nói chuyện sẽ làm cho các em tự tin, thấy cuộc sống văn chương thật gần gũi Ngoại khoá bổ trợ cho nội khoá, khắc sâu kiến thức nội khoá II.3.2.5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra Qua nhiều năm dạy môn Ngữ văn tôi đã áp dụng "Phương pháp dạy học văn bản kịch... nhận Chính vì vậy mà khi dạy các văn bản kịch người giáo viên cần nắm được những dấu hiệu đặc trưng của văn bản bi kịch, văn bản hài kịch và văn bản chính kịch (+) Bi kịch Văn bản Nỗi oan hại chồng là sự kiện mở đầu cho cả số phận bi kịch mang tên Thị Kính Đó là bi kịch số phận con người Khi dạy văn bản này câu hỏi trong bài học cần tập trung khám phá nội dung của xung đột Thị Kính Ví dụ: Tính cách . hiểu văn bản theo đặc trưng PTBĐ sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) văn bản ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản ngữ văn phù. văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. + Việc đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản Ngữ văn. để tạo lập các kiểu văn bản. Tư duy phân lập các văn bản Ngữ văn theo kiểu văn bản để từ đó xác lập nguyên tắc đọc - hiểu theo đặc trưng PTBĐ đã được vận dụng dạy học Ngữ văn trong trường phổ