Nghiệp vụ coi thi

8 6.5K 66
Nghiệp vụ coi thi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM PHÒNG KHẢO THÍ & KĐCLGD HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ COI THI DÀNH CHO CÁC GIÁM THỊ Công việc coi thi là nhiệm vụ trọng tâm trong các hội đồng coi thi và giám thị là người trực tiếp thực hiện các công việc này ở mỗi phòng thi. Những phần việc của giám thị khi làm công việc coi thi được chi phối bởi Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn của ngành. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan, một số phần việc của giám thị đã không thể hướng dẫn một cách cụ thể trong Quy chế thi, hay trong các văn bản chỉ đạo của kỳ thi, mà hoàn toàn tùy thuộc vào sự hướng dẫn của Chủ tịch hội đồng coi thi, hoặc tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của giáo viên. Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhiều giám thị, trước khi bước vào làm công việc coi thi, chưa được hướng dẫn nghiệp vụ một cách đầy đủ. Với mục đích giúp giám thị khi làm nhiệm vụ nắm vững hơn phần việc của mình, chủ động trong công việc, đồng thời tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam ban hành tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ coi thi dành cho các giám thị. Để việc sử dụng tài liệu đạt hiệu quả, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục cần quán triệt trong hội đồng sư phạm, đặc biệt là trong ngày làm việc đầu tiên của hội đồng coi thi, Chủ tịch hội đồng coi thi phải tổ chức phổ biến cho toàn thể giám thị trong hội đồng học tập tài liệu này một cách nghiêm túc. I. CÔNG VIỆC CỦA GIÁM THỊ 2 1. Ghi số báo danh trên bàn theo sơ đồ qui định từng buổi thi của Chủ tịch hội đồng coi thi. 2. Tổ chức cho thí sinh tập trung 2 hàng trước cửa phòng thi. 3. Nhắc nhở thí sinh nộp các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi (Căn cứ vào Điều 20 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT). 4. Gọi tên từng thí sinh theo thứ tự ghi trong danh sách. (Gọi số báo danh trước khi gọi họ tên thí sinh). 5. Kiểm soát thẻ dự thi, chứng minh nhân dân của thí sinh. (Chỉ cho phép vào phòng thi từng thí sinh một). 6. Trong phòng thi, nhắc nhở thí sinh để chứng minh nhân dân, thẻ dự thi trước mặt. Kiểm tra ảnh trong thẻ với thí sinh. 7. Nhắc lại nội quy, khuyến khích, động viên thí sinh bình tĩnh khi làm bài thi. 8. Đối với trường hợp thi môn tự luận, ký tên vào giấy thi, giấy nháp rồi phát cho thí sinh; hướng dẫn thí sinh ghi phách, dặn dò những quy định phải tuân theo khi viết bài thi (theo hướng dẫn ghi trong tờ phách của tờ giấy làm bài thi tự luận) 9. Đối với trường hợp thi môn trắc nghiệm, ký tên vào phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp rồi phát cho thí sinh; hướng dẫn thí sinh ghi vào phiếu trả lời trắc nghiệm từ mục 1 đến mục 9, cách thức tô trên phiếu làm bài các câu được chọn; đồng thời thực hiện các yêu cầu khác của việc coi thi môn trắc nghiệm (xem tài liệu gởi kèm). 10. Khi phát giấy thi, giấy nháp, phiếu trả lời trắc nghiệm, cho thí sinh ký tên vào ô tương ứng của buổi thi trong bảng ghi tên dự thi. Chú ý đối chiếu chữ ký thí sinh trong các buổi thi trước đó và trên các hồ sơ (nếu có). 11. Vị trí ngồi của Giám thị 2 trong phòng thi: Ngồi cuối phòng thi, giữa lối đi của phòng thi; quán xuyến, bao quát phòng thi và nhanh chóng giúp đỡ thí sinh khi được yêu cầu. 12. Thực hiện một số công việc khác do Chủ tịch hội đồng coi thi, căn cứ vào tình hình thực tế, phân công thêm. II. CÔNG VIỆC CỦA GIÁM THỊ 1 1. Nhận túi đề thi từ Chủ tịch hội đồng coi thi. Khi về đến phòng thi, tiến hành cho thí sinh chứng kiến niêm phong túi bài thi, lập biên bản có hai chữ ký của thí sinh. 2. Đúng giờ quy định, mở túi đề thi và phát đề thi theo số báo danh đã ghi trên bàn (kể cả số báo danh vắng) theo quy định của Chủ tịch hội đồng coi thi. 3. Nhắc thí sinh kiểm tra lại số trang, những bất thường về đề thi và báo ngay cho giám thị, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề. (Nếu thí sinh không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm). 4. Đối với trường hợp thi môn trắc nghiệm, sau khi phát đề thi xong, hướng dẫn thí sinh ghi mã đề thi vào mục 10 của phiếu trả lời trắc nghiệm; cho thí sinh ghi mã đề thi vào 02 tờ phiếu thu bài thi (lưu ý thí sinh không ký vào phiếu thu bài lúc này); đồng thời thực hiện các yêu cầu khác của việc coi thi môn trắc nghiệm (xem tài liệu gởi kèm). 5. Thông báo cho thí sinh thời gian bắt đầu tính giờ làm bài và thời gian làm bài. 6. Ký tên vào giấy thi (phiếu trả lời trắc nghiệm), giấy nháp mà Giám thị 2 đã phát cho thí sinh. 7. Báo cáo cho Chủ tịch hội đồng coi thi (qua giám thị ngoài phòng thi) về tình trạng đề thi, đặc biệt là khi phát hiện những trường hợp bất thường về đề thi. 8. 15 phút sau khi tính giờ làm bài, bàn giao tại phòng thi cho Thư ký hội đồng coi thi số đề thừa, phiếu trả lời trắc nghiệm thừa và cùng Thư ký niêm phong túi đựng các tài liệu này. 9. Thông báo cho thí sinh khi thời gian còn 15 phút làm bài và nhắc thí sinh kiểm tra lại các thông tin ghi trong tờ giấy làm bài, phiếu trả lời trắc nghiệm. 10. Vị trí ngồi của Giám thị 1 trong phòng thi: Ngồi phía bảng đen, trước mặt thí sinh; quán xuyến, bao quát phòng thi và nhanh chóng giúp đỡ thí sinh khi được yêu cầu. 11. Thực hiện một số việc cụ thể khác do Chủ tịch hội đồng coi thi phân công. III. QUY TRÌNH THU - NỘP BÀI THI CỦA GIÁM THI 2 VÀ GIÁM THỊ 1 Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, một giám thị nhắc tất cả thí sinh bỏ viết xuống và ngồi yên tại chỗ để thực hiện quy trình thu bài thi. Cách thức thu bài tiến hành như sau: 1. Công việc của Giám thị 2 trong lúc thu bài 1.1. Đọc số báo danh lần lượt (từ nhỏ đến lớn và đọc đủ 06 chữ số) của từng thí sinh lên nộp bài cho Giám thị 1. Thu xong một thí sinh, mới đọc tiếp số báo danh của thí sinh tiếp theo. 1.2. Trong khi thu bài, nhắc nhở thí sinh trong phòng giữ trật tự. Tuyệt đối không cho thí sinh ra ngoài phòng thi để tránh lộn xộn, làm mất bài thi. 2. Công việc của Giám thị 1 trong lúc thu bài 2.1. Lần lượt thu bài thi của từng thí sinh đem nộp. Thu đủ số tờ giấy thi đã phát cho thí sinh, và không để lẫn giấy nháp. 2.2. Trường hợp thí sinh không làm bài, để giấy trắng, vẫn phải thu nhưng phải soát xét lại họ, tên, số báo danh ghi trên phách. 2.3. Đối với bài thi môn tự luận, phải kiểm tra việc ghi số tờ giấy thi của thí sinh (trong ô qui định của giấy làm bài) có đúng không. Nếu sai, phải yêu cầu thí sinh sửa lại. Kiểm tra xong, yêu cầu thí sinh điền vào các phiếu thu bài thi số tờ giấy thi của mình và ký tên (thông thường thí sinh phải ký vào 02 phiếu thu bài thi). 2.4. Khi thu bài, bài thi của mỗi phòng thi xếp thành một tập, theo số báo danh từ nhỏ đến lớn; trong một bài thi tự luận, các tờ giấy thi được lồng vào nhau, theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. (Không thu đề thi, giấy nháp nếu không có quy định đặc biệt của Chủ tịch hội đồng coi thi). Những lưu ý chung * Đối với môn thi trắc nghiệm - Không thu phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài. - Trong quá trình thu phiếu trả lời trắc nghiệm, giám thị phải kiểm tra kỹ việc ghi và tô mã đề thi vào phiếu trả lời trắc nghiệm, việc ghi mã đề thi vào phiếu thu bài thi của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh; việc tô chì trong mục 10 tại các ô có tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột hay không). - Thu phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh nào thì yêu cầu thí sinh đó ký tên vào 02 phiếu thu bài thi. - Xếp phiếu trả lời trắc nghiệm theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, không xếp theo mã đề thi. - Thực hiện một số yêu cầu khác của việc thu bài thi trắc nghiệm (xem tài liệu gởi kèm). * Đối với trường hợp thí sinh nộp bài thi tự luận khi chưa hết giờ làm bài thi Chỉ thu bài thi khi thí sinh làm được từ 2/3 thời gian làm bài trở lên. Khi thu bài thi, thu luôn đề thi, giấy nháp. Khi cho phép thí sinh ra khỏi phòng thi, cần báo cáo ngay cho lãnh đạo hội đồng coi thi biết để theo dõi . 3. Công việc của hai giám thị sau khi thu bài 3.1. Thu bài xong, hai giám thị đếm lại số bài thi, số tờ giấy thi, số phiếu trả lời trắc nghiệm. Nhắc nhở thí sinh giữ trật tự phòng thi, lúc giám thị kiểm bài. 3.2. Nếu phát hiện thấy phách bài thi tự luận còn để trắng thì chỉ cần cho thí sinh ghi số báo danh, họ và tên, không phải ghi đầy đủ. 3.3. Nếu phát hiện trên phiếu trả lời trắc nghiệm các mục từ 1 đến 10 ghi sai, sót hoặc chưa tô, tô sai thì cho thí sinh ghi lại đầy đủ. 3.4. Soát xét lại lần cuối bảng ghi tên dự thi có đủ chữ ký thí sinh chưa, có bài thi nào thiếu chữ ký của giám thị không. 3.5. Sau khi kiểm đủ số bài, số tờ giấy thi mới cho thí sinh ra khỏi phòng thi. Nhắc thí sinh lịch thi môn tiếp theo (nếu còn thi môn tiếp theo). Không nói với thí sinh điều gì về bài đã thi. 3.6. Khi đã kiểm tra đủ bài thi và cho thí sinh rời phòng thi, giám thị bỏ toàn bộ bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) và 01 phiếu thu bài thi vào túi bài thi có sẵn; đồng thời ghi đầy đủ các thông tin về tập bài thi trên túi bài thi. Nếu là môn thi trắc nghiệm, thì để riêng 01 phiếu thu bài thi bên ngoài đem nộp cùng với hồ sơ thi. 3.7. Không được niêm phong túi bài thi tại phòng thi. 4. Công việc của 2 giám thị khi nộp bài thi 4.1. Mang túi bài thi và các hồ sơ khác của phòng thi (bảng ghi tên dự thi, phiếu thu bài thi, biên bản, giấy thi, giấy nháp còn thừa,…) đem nộp cho lãnh đạo hoặc Thư ký hội đồng coi thi, rồi cùng niêm phong túi bài thi và ký tên trước mặt người thu bài thi. 4.2. Trong quá trình người thu bài kiểm đếm bài thi, cả hai giám thị không được rời khỏi vị trí quy định để giải quyết kịp thời những sai sót (nếu có) trong bài thi, hồ sơ thi đem nộp; không nói chuyện riêng làm ồn ào, mất trật tự khu vực thu bài thi của hội đồng. IV. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG KHI COI THI CỦA GIÁM THỊ 1 VÀ 2 1. Thái độ phải dịu dàng, bình tĩnh, tránh gây căng thẳng, quát nạt làm mất tinh thần thí sinh. Cần lấy việc nhắc nhở, ngăn ngừa để hạn chế việc xảy ra hiện tượng vi phạm nội quy của thí sinh; tránh để xảy ra rồi mới xử lý. 2. Phải nghiêm khắc với các hiện tượng gian lận, không bỏ qua, dung túng cho thí sinh vi phạm nội quy thi. 3. Cần ngồi đúng nơi quy định. Trường hợp thật sự cần thiết có thể đi lại trong phòng thi nhưng phải hạn chế đến mức ít nhất. 4. Phải bao quát phòng thi, không được làm bất cứ việc gì khác; tuyệt đối không làm thử bài thi, trao đổi với nhau về nội dung đề thi, nói chuyện… 5. Không đứng lâu bên cạnh một thí sinh nào; không cầm bài thí sinh lên xem; không gợi ý hoặc có cử chỉ nào tỏ ý nhắc thí sinh làm bài như gật đầu, lắc đầu…, không nói nhỏ với bất kỳ thí sinh nào; khi cần thiết phải nói, thì nói to cho cả phòng đều nghe. 6. Khi coi thi không đeo kính râm (trừ trường hợp đặc biệt bị tật, bệnh ở mắt), không sử dụng điện thoại di động . 7. Cả hai giám thị phải có mặt ở phòng thi trong suốt buổi thi; trường hợp đặc biệt có giám thị phải ra ngoài, thì một người phải ở lại bao quát phòng thi. Người ra ngoài không ra quá 5 phút; nếu cần thiết phải ra quá 5 phút thì báo cáo với Chủ tịch hội đồng để tìm người khác thay thế . 8. Trong trường hợp đặc biệt, phải cho thí sinh ra ngoài phòng thi, tuyệt đối không cho thí sinh mang ra bất cứ tài liệu gì; đồng thời, phải báo cho giám thị ngoài phòng thi biết để theo dõi. Chỉ cho phép ra từng thí sinh để tránh việc thí sinh trao đổi lẫn nhau. V. XỬ LÝ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG KHI COI THI CỦA GIÁM THỊ 1 VÀ 2 1. Trường hợp thí sinh bị ngất hoặc ốm cấp tính, cần nhanh chóng đưa thí sinh đó ra ngoài phòng thi, giao cho giám thị ngoài phòng thi đưa đến phòng y tế. Trong khi đó hai giám thị phòng thi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. 2. Nếu cần thay đổi lại chỗ ngồi của thí sinh (do mưa dột, nắng to, gió lớn…) cần cho thí sinh dừng thi, gấp bài thi lại và di chuyển; giải quyết xong mới cho thí sinh tiếp tục làm bài đồng loạt. Sau đó giám thị báo cáo với Chủ tịch hội đồng coi thi để xin thêm giờ. 3. Trường hợp phát hiện thí sinh quay cóp, giám thị dùng số báo danh để nhắc nhở. Nhắc đến lần thứ 3 mà thí sinh vẫn tiếp tục vi phạm thì cảnh cáo trước phòng thi. Trong trường hợp này cần cảnh cáo cả thí sinh để bài mình cho người khác quay cóp. 4. Khi bắt quả tang thí sinh vi phạm quy chế thi cần tiến hành thu giữ ngay tang vật (ghi họ tên, số báo danh của thí sinh vào tang vật), lập biên bản, báo cáo ngay cho Chủ tịch hội đồng coi thi biết. Sau khi thu bài xong mới thông báo cho thí sinh bị đình chỉ thi vì những sai phạm sau: - Mang tài liệu và các vật dụng bị cấm vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (dù sử dụng hay chưa sử dụng). - Mang theo các phương tiện liên lạc thông tin. - Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng). - Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác. - Cố tình không nộp bài thi hoặc dùng bài thi, giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình. 5. Trường hợp thí sinh vi phạm kỷ luật mà tỏ ra ngoan cố, có những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến phòng thi, thì giám thị phải kịp thời báo cáo ngay với lãnh đạo hội đồng coi thi, lập biên bản và đình chỉ không cho tiếp tục thi. VI. CÔNG VIỆC CỦA GIÁM THỊ BÊN NGOÀI 1. Theo dõi, giám sát thí sinh và giám thị trong phòng thi thực hiện Quy chế thi tại khu vực được Chủ tịch hội đồng phân công. Nếu phát hiện hiện tượng gian lận của thí sinh cần kịp thời báo ngay cho giám thị trong phòng thi biết. 2. Không để xảy ra hiện tượng ném bài từ bên ngoài vào phòng thi. 3. Giúp Giám thị 2 ổn định thí sinh, giữ trật tự trước phòng thi, lúc thí sinh chuẩn bị bước vào phòng thi. 4. Thông tin, liên lạc giữa hai giám thị phòng thi với lãnh đạo Hội đồng coi thi, trong các trường hợp đặc biệt. 5. Hướng dẫn, theo dõi học sinh khi thí sinh được phép giám thị phòng thi cho ra ngoài. Không cho phép thí sinh được ra ngoài tiếp xúc với các thí sinh khác. Trong trường hợp thí sinh ra ngoài quá thời gian quy định, cần báo ngay cho lãnh đạo Hội đồng coi thi để có cách xử lý. 6. Trong quá trình coi thi, không được phép vào phòng thi; không được tự ý coi thi thay trong khoảng thời gian nào đó cho giám thị phòng, nếu không có lệnh của Chủ tịch hội đồng coi thi. 7. Khi không có lệnh của Chủ tịch hội đồng coi thi, chỉ rời khỏi vị trí của mình sau khi hai giám thị rời khỏi phòng thi. 8. Vị trí ngồi của Giám thị ngoài phòng thi: Theo khu vực qui định của Chủ tịch hội đồng coi thi; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ vòng trong và vòng ngoài để quán xuyến và xử lý kịp thời các trường hợp bất thường xảy ra trong khu vực được phân công. 9. Thực hiện một số công việc khác do Chủ tịch, căn cứ và tình hình thực tế, phân công thêm. Trên đây là một số công việc cơ bản của giám thị trong khi làm công tác coi thi. Tuỳ tình hình thực tế ở mỗi hội đồng coi thi, Chủ tịch hội đồng coi thi có thể phân thêm một số công việc cho giám thị trên cơ sở các công việc đã nêu trong tập tài liệu này. Tài liệu tham khảo: 1. Quy chế thi TN THPT, ban hành theo Thông tư 04/TT-BGDĐT, ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2. Thông tư số 05/2010/TT-BGDĐT, ngày 24/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế thi TN THPT; 3. Công văn số 1924/BGDĐT-KT&KĐCLGD, ngày 15/4/2010 về việc hướng dẫn tổ chức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức thi TN THPT, THCS. Vụ THPT - Bộ GD&ĐT ban hành, NXB Giáo dục, 2003. . KĐCLGD HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ COI THI DÀNH CHO CÁC GIÁM THỊ Công việc coi thi là nhiệm vụ trọng tâm trong các hội đồng coi thi và giám thị là người trực tiếp thực hiện các công việc này ở mỗi phòng thi. Những. với hồ sơ thi. 3.7. Không được niêm phong túi bài thi tại phòng thi. 4. Công việc của 2 giám thị khi nộp bài thi 4.1. Mang túi bài thi và các hồ sơ khác của phòng thi (bảng ghi tên dự thi, phiếu. định, cần báo ngay cho lãnh đạo Hội đồng coi thi để có cách xử lý. 6. Trong quá trình coi thi, không được phép vào phòng thi; không được tự ý coi thi thay trong khoảng thời gian nào đó cho

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan